I.MỤC TIÊU:
- Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong truyện Khuất phục tên cướp biển
- Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu và vần dễ viết sai ( r/d/gi, ên/ênh)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- 3-4 tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT2a hay 2b
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1/ Kiểm tra bài cũ: 1 HS đọc nội dung BT2a (tiết CT trước) cho 2 bạn viết trên bản lớp, cả lớp viết giấy nháp.
2/ Bài mới:
Tuần 25 Ngày dạy:. Tập đọc: KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN I.MỤC TIÊU: Yêu cầu học sinh : 1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn - giọng kể khoan thai nhưng dõng dạc, phù hợp với diễn biến câu chuyện. Đọc phân biệt lời của các nhân vật 2. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sỹ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác, bạo ngược. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh họa bài đọc trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1/ Khởi động : Ổn định tổ chức 2/ Kiểm tra bài cũ: 2-3 HS đọc TL bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”, trả lời các câu hỏi trong SGK 3/ Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: GV giới thiệu chủ điểm Những người quả cảm , tranh minh họa chủ điểm. Gợi cho HS nhận ra các nhân vật anh hùng trong tranh: có thể là anh Nguyễn Văn Trỗi, chị Võ thị Sáu, anh Kim Đồng, anh Nguyễn Bá Ngọc. GV giới thiệu bài “Khuất phục tên cướp biển” HS quan sát tranh và lắng nghe Học sinh nhắc lại đề bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc: + GV cho HS đọc tiếp nối 3 đoạn của bài Đoạn 1: 3 dòng đầu ( Hình ảnh dữ tợn của tên cướp biển) Đoạn 2:Tiếp theophiên toàn sắp tới ( Cuộc dối đầu của bác sỹ Ly và tên cướp biển Đoạn 3: Còn lại (Tên cướp biển bị khuất phục) GV kết hợp giúp các em hiểu nghĩa những từ khó được chú giải sau bài; hướng dẫn HS đọc đúng các câu hỏi. + GV đọc diễn cảm toàn bài giọng giọng rõ ràng, dứt khoát, gấp gáp dần theo diễn biến câu chuyện; nhấn giọng những từ ngữ miêu tả vẻ hung dữ của tên cướp biển. Đọc phân biệt lời các nhân vật. b) Tìm hiểu bài GV gợi ý HS trả lời các câu hỏi: + Tính hung hãn của tên chúa tàu( tên cướp biển) được thể hiện qua chi tiết nào? + Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào? + Cặp câu nào khắc họa hai hình ảnh đối nghịch nhau của Bác sĩ Ly và tên cướp biển? + Vì sai bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn? + Truyện đọc trên giúp em hiểu ra điều gì? + Cho HS nêu ý chính của bài + GV chốt ý chính: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sỹ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác, bạo ngược. - Học sinh đọc tiếp nối 2-3 lượt - Học sinh luyện đọc theo cặp - 1-2HS đọc cả bài - HS lắng nghe. - Tên chúa tàu đập tay xuống bàn quát mọi ngừơi im ; có câm mồm không. - Ông là người rất nhân hậu, điềm đạm nhưng cũng rất cứng rắn, dũng cảm dám đối đàu chống cái xấu, cái ác, bất chấp nguy hiểm - Một đằng thì đức độ. nhốt chuồng - Vì bác sĩ bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải - Phải đấu tranh một cách không khoan nhượng với cái xấu, cái ác - HS nêu Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm Gọi một tốp 3 HS đọc truyện theo cách phân vai ( người dẫn chuyện, tên cướp, bác sỹ Ly) GV hướng dẫn các em đọc diển cảm đúng lời các nhân vật GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đối thoại giữa bác sĩ Ly và tên cướp biển theo cách phân vai - 3 HS đọc phân vai -HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò GV yêu cầu HS nêu ý nghĩa của bài? Vềø nhà kể lại câu chuyện trên cho người thân GV nhận xét tiết học HS trả lời RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY . . Ngày dạy:. Chính tả (Nghe- viết): KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN I.MỤC TIÊU: - Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong truyện Khuất phục tên cướp biển - Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu và vần dễ viết sai ( r/d/gi, ên/ênh) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 3-4 tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT2a hay 2b III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1/ Kiểm tra bài cũ: 1 HS đọc nội dung BT2a (tiết CT trước) cho 2 bạn viết trên bản lớp, cả lớp viết giấy nháp. 2/ Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1:Giới thiệu bài viết chính tả “ Khuất phục tên cướp biển” - Học sinh nhắc lại đề bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe- viết - 1 HS đọc đoạn văn cần viết chính tả - HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết chính tả - HS gấp sách GK. GV đọc từng câu HS viết - GV chấm sửa sai từ 7 đến 10 bài Nhận xét chung - HS theo dõi SGK - Cả lớp đọc thầm - Học sinh viết bài - Đổi vở soát lỗi cho nhau tự sửa những chữ viết sai Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả - GV nêu yêu cầu của bài + Với BT2a: tiếng điền vào phải thích hợp với nghĩa của câu, phải viết dúng chính tả. Muốn tìm được tiếng thích hợp, em dựa vào nội dung của câu, dựa vào nghĩa các từ đứng trước hoặc sau ô trống + Với BT 2b: Ở từng chỗ trống, em lần lượt thử điền từng vần có sẵn sao cho tạo ra từ, câu có nội dung thích hợp - HS đọc thầm nội dung đọan văn - GV mời các nhóm lên bảng thi tiếp sức- điền tiếng hoặc vần thích hợp vào chỗ trống. - GV nhận xét- chốt lại lời giải đúng: - HS lắng nghe - HS đọc thầm và trao đổi nhóm - Đại diện nhóm đọc lại đoạn văn, đoạn thơ, giải đố, sau khi đã điền tiếng, vàn hoàn chỉnh- Lớp nhận xét- bình chọn Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS ghi nhớ cách viết những từ ngữ vừa ôn luyện trong bài . HS đọc RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY . . Ngày dạy:. Luyện từ và câu: CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀ GÌ? I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh : * Nắm đượcý nghĩa và cấu tạo của CN trong câu kể Ai là gì? * Biết xác định CN trong câu kể Ai là gì?; tạo được câu kể Ai là gì? Từ những chủ ngữ đã cho. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bốn băng giấy- mỗi băng viết 1 câu kể Ai là gì? 3-4 tờ phiếu viết nội dung 4 câu văn ở BT1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: GV viết lên bảng một vài câu văn hoặc đoạn thơ, mời 2 HS lên bảng tìm câu kể Ai là gì?,xác định vị ngữ trong câu 2. Bài mới : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Giới thiệu bài “ Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì?” Hoạt động 2: Hướng dẫn HS hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ Ai là gì? 1/ Phần nhận xét: - 1 HS đọc nội dung bài tập - Lớp đọc thầm các câu văn, thơ, làm bài vào vở lần lượt thực hiện từng yêu cầu trong SGK, phát biểu ý kiến - GV dán 4 băng giấy viết 4 câu kể Ai là gì? 2/ Phần ghi nhớ: - GV cho HS đọc phần ghi nhớ - HS đọc - HS thực hiện. -4 HS lên bảng gạch dưới bộ phận chủ ngữ trong mỗi câu -3-4 HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK. Hoạt động 3: Phần Luyện tập Bài tập 1: - Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1 - GV giao việc - Cho HS làm bài - Cho HS trình bày kết quả lên bảng * GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của bài - GV hướng dẫn và giao việc - HS làm bài - HS suy nghĩ phát biểu ý kiến * GV nhận xét và chốt lại ý đúng ( mời 2 HS đọc lại kết quả làm bài) Bài tập 3: - HS đọc yêu cầu của bài tập - GV gợi ý và giao việc - HS suy nghĩ tiếp nối đặt câu * GV nhận xét - 1 HS đọc to, lớp lắng nghe - HS làm vào vở - 2 HS lên trình bày- Lớp nhận xét - 1 HS đọc to, cả lớp - HS phát biểu-Lớp nhận xét - HS đọc to, lớp lắng nghe - Cả lớp suy nghĩ, làm việc cá nhân - HS tiếp nối đặt câu- Lớp nhận xét Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò - HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ - Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở các câu văn vừa đặt ở BT3û RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY . . Ngày dạy:. Kể chuyện: NHỮNG CHÚ BÉ KHÔNG CHẾT I. MỤC TIÊU: Rèn kỹ năng nói - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại câu chuyện đã nghe, có thể kết hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên. - Hiểu nội dung câu chuyện, trao đổi với các bạn về ý nghĩa truyện ( Ca ngợi tinh thần dũng cảm, sự hi sinh cao cả của các chiến sỹ nhỏ tuổi trong cuộc chiến chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc); biết đặt tên khác cho truyện. 2. Rèn kỹ năng nghe: - Chăm chú nghe kể chuyện , nhớ chuyện. - Nghe bạn kể chuyện; nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ truyện trong SGK phóng to. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: GV mời 1-2 HS kể lại việc em đã làm để góp phần giữ xóm làng xanh, sạch, đẹp. 2. Bài mới : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Giới thiệu bài “Những chú bé không chết” Hoạt động 2:GV kể chuyện - GV kể lần 1( kết hợp giải nghĩa từ khó trong truyện) - GV kể lần 2 ( có tranh minh hoạ) - HS lắng nghe - HS lắng nghe + quan sát tranh Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu của bài tập Trước khi thực hành KC, GV yêu cầu 1 HS đọc nhiệm vụ của bài KC trong SGK Kể từng đoạn, kể toàn bộ câu chuyện. a) KC trong nhóm - HS kể từng đoạn - Cá nhân kể toàn chuyện b) Thi KC trước lớp. - 1 vài nhóm HS thi kể từng đoạn câu chuyện theo tranh - Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện - Mỗi nhóm hoặc cá nhân kể xong đều phải trả lời các câu hỏi trong yêu cầu 3 - Cả lớp và GV nhận xét tính điểm. - HS kể từng đoạn của câu chuyện theo nhóm 2 hoặc 4 em - Từng HS kể. Cả nhóm cùng trao đổi về nội dung câu chuyện, trả lời câu hỏi trong yêu cầu 3 - HS kể theo nhóm - HS kể cá nhân - HS kể + Trả lời câu hỏi( như SHD125) - Cả lớp bình chọn bạn KC hay nhấtå Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò - GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà luyện kể lại câu chuyện cho người thân - Dặn HS đọc trước yêu cầu và gợi ý bài KC tiếp theo RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY . . Ngày dạy:. Tập đọc: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH I.MỤC TIÊU: 1. Đọc lưu loát toàn bài thơ. Đọc đúng nhịp thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng đọc vui, hóm hỉnh , thể hiện tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe. 2. Hiểu ý nghĩa bài thơ: Qua hình ảnh độc đáo của những chiếc xe không kính vì bom giật bom rung, tác giả ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước. 3. HTL bài thơ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Ảnh minh họa bài đọc trong SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1/ Khởi động : Ổn định tổ chức 2/ Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS lên đọc bài “Khuất phục tên cướp biển”, theo cách phân vai và trả lời câu hỏi: truyện này giúp em hiểu điều gì? 3/ Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: HS quan sát ảnh minh họa bài đọc: Tấm ẩh chụp bộ đội ta đang băng băng trên đướng Trường Sơn đầy khói lửa đạn bom.( nếu có) * GV giới thiệu bài“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” - HS tranh - Học sinh nhắc lại đề bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc: - GV cho HS tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ. GV kết hợp sửa lỗi đọc cho HS lưu ý việc ngắt nghỉ hơi - GV đọc diễn cảm toàn bài- Nhập vai đọc của các chiến sỹ lái xe nói về bản thân mình, về những chiếc xe không có kính, về ấn tượng cảm giác của họ trên chiếc xe đó. b) Tìm hiểu bài: GV cho HS đọc và gợi ý các em trả lời các câu hỏi: HS đọc thầm 3 khổ đầu của bài thơ, trả lời câu hỏi: Những hình ảnh nào trong bài nói len tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe? HS đọc thầm khổ thơ 4 , trả lời: tình đồng chí , đồng đội của các chiến sĩ được thể hiện trong những câu thơ nào? HS đọc thầm cả bài và trả lời: Hình ảnh những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù gợi cho em cảm nghỉ gì? GV hỏi về nội dung bài thơ: GV chốt ý chính: Qua hình ảnh độc đáo của những chiếc xe không kính vì bom giật bom rung, tác giả ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chống mỹ cứu nước - Học sinh đọc tiếp nối 2-3 lượt - HS luyện đọc theo cặp - HS đọc -1-2 HS đọc cả bài - HS lắng nghe - Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi . - Gặp bạn bè suốt đọc đường đi tới, Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi. - Các chú bộ đội lái xe rất vất vả, rất dũng cảm - HS trả lời Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và HTL bài thơ Gọi 4 HS đọc tiếp nối 4 khổ thơ- GV có thể chọn hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm khổ thơ 1 và 3 HS nhẩm HTL bài thơ HS đọc tiếp nối HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm Thi đọc TL từng khổ, cả bài thơ Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò GV hỏi HS về ý nghĩa của bài thơ là gì? Dặn HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ GV nhận xét tiết học. HS trả lời RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY . . Ngày dạy:. Tập làm văn: LUYỆN TẬP TÓM TẮT TIN TỨC I. MỤC TIÊU: - Tiếp tục rèn cho HS kỹ năng tóm tắt tin tức. - Bước đầu làm quen với việc tự viết tin, tóm tắt tin về các hoạt động học tập, sinh hoạt diễn ra xung quanh. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Một tờ phiếu viết đoạn 1 chưa hoàn chỉnh của bài văn miêu tả cây cối chuối tiêu BT2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Bài cũ: GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong bài tập làm tiết trước. 2 Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Giới thiệu bài “Luyện tập tóm tắt tin tức” Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập (trang 72-SGK) Bài tập 1,2: - 2 HS đọc tiếp nối nhau nội dung BT1,2 - GV gợi ý- Giao việc - HS đọc thầm 2 đoạn thơ - HS làm VBT - HS tiếp nối đọc 2 bản tin tóm tắt - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng Bài tập 3: - GV nêu yêu cầu của bài - GV nhắc nhở+ giao việc - Một vài HS nói tin em sẽ viết - HS tiếp nối nhau đọc bản tin và tóm tắt trước lớp - GV nhận xét và cho điểm - HS đọc- Cả lớp theo dõi trong SGK - HS làm bài - HS đọc - HS theo dõi - HS thực hiện - HS viết tin và tóm tắt tin vào vở - HS tiếp nối nhau đọc – Cả lớp bình chọn bạn viết tin hay nhất Hoạt động 3: Củng cố,dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục hoàn chỉnh BT 3 (đối với những em chưa đạt) - Dặn HS quan sát trước một cây mà em thích, sưu tầm ảnh cây đó mang đến lớp để học tốt tiết TLV sau RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY . . Ngày dạy:. Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: DŨNG CẢM I.MỤC TIÊU: - Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ thuộc chủ điểm Dũng cảm - Biết sử dụng các từ đã học để tạo thành những cụm từ có nghĩa, hoàn chỉnh câu văn hoặc đoạn văn. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Ba, bốn tờ phiếu viết nội dung bài tập 4 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: 1 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ ở tiết LTVC trước. Nêu 1 ví dụ về câu kể Ai là gì? 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Giới thiệu bài “Mở rộng vốn từ : Dũng cảm” Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập( trg.73,74) Bài tập1: - HS đọc nội dung yêu cầu bài tập - HS suy nghĩ, làm bài - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của bài tập - GV gợi ý - HS cả lớp suy nghĩ, làm bài, tiếp nối nhau đọc kết quả. - Giáo viên nhận xét và chốt ý đúng Bài tập 3: - HS đọc yêu cầu của bài tập - GV gợi ý và hướng dẫn cho HS làm - HS suy nghĩ, làm bài, phát biểu ý kiến. - Giáo viên nhận xét và chốt ý đúng Bài tập 4: - GV nêu yêu cầu của bài- GV gợi ý - HS làm bài - HS trình bày - GV nhận xét - chốt lời giải đúng - HS thực hiện - HS phát biểu ý kiến - HS theo dõi - Làm và tiếp nối nhau đọc kết quả - Lớp nhận xét - HS làm và phát biểu ý kiến - HS ghi vào vở - HS làm - HS sinh lên bảng điền từ đúng/nhanh. Từng em đọc kết quả Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS ghi nhớ những từ ngữ vừa được cung cấp trong tiết học RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY . . Ngày dạy:. Tập làm văn: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI I. MỤC TIÊU: - HS nắm được hai cách mở bài trực tiếp, gián tiếp trong bài văn miêu tả cây cối - Vận dụng viết được hai kiểu mở bài trên khi làm bài văn miêu tả cây cối. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Tranh, ảnh một vài cây, hoa để HS quan sát, làm BT 3 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Bài cũ: GV kiểm tả 2 HS làm BT3, tiết TLV trước. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Giới thiệu bài “Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối” Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập (trang 75-SGK) Bài tập 1: - 1 HS đọc yêu cầu của BT, - HS tìm sự khác nhau trong 2 cách mở bài văn tả. - HS phát biểu - GV nhận xét, kết luận Bài tập 2: - GV nêu yêu cầu của bài - GV nhắc nhở- giao việc - HS viết đoạn văn - HS tiếp nối nhau đọc đoạn viết của mình - GV nhận xét, khen đoạn hay nhất + chấm điểm Bài tập 3: - HS đọc yêu cầu của bài - GV nhắc nhở- giao việc - HS làm bài - HS trình bày - GV nhận xét, góp ý Bài tập 4: - GV nêu yêu cầu của bài - GV gợi ý - HS làm bài - HS trình bày - GV nhận xét, khen ngợi và chấm điểm cho những đoạn văn viết tốt - 1 HS đọc- Cả lớp theo dõi trong SGK - HS tự làm - HS theo dõi - HS thực hiện - HS làm bài - HS tiếp nối nhau trình bày.Cả lớp nhận xét - HS theo dõi - HS suy nghĩ trả lời lần lượt từng câu - HS tiếp nối nhau phát biểu - HS lắng nghe - HS viết đoạn văn. Từng cặp đổi bài, góp ý cho nhau - HS tiếp nối nhau đọc đoạn mở bài của mình trước lớp Hoạt động 3: Củng cố,dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục hoàn chỉnh, viết lại đoạn mở bài giới thiệu chung một các cây, biết lợi ích của cây đó, chuẩn bị học tốt tiết TLV tới. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY . . Tổ trưởng kiểm tra Ban giám hiệu ( Duyệt)
Tài liệu đính kèm: