I.MỤC TIÊU:
- Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Thắng biển
- tiếp tục luyện viết đúng các tiếng có âm đầu và vần dễ viết sai ( l/n, in/inh)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- 3-4 tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT2a hay 2b
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1/ Kiểm tra bài cũ: GV đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết giấy nháp những từ ngữ đã được luyện viết ở BT2.
2/ Bài mới:
Tuần 26 Ngày dạy:. Tập đọc: THẮNG BIỂN I.MỤC TIÊU: Yêu cầu học sinh : 1. Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng gấp gáp, căng thẳng, cảm hứng ngợi ca. Nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, các từ tượng thânh làm nổi bật sự dữ dội của cơn bão, sự bền bỉ, dẻo dai và tinh thần quyết thắng của thânh niên xung kích 2. Hiểu nội dung,ý nghĩa của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống yên bình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh họa bài đọc trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1/ Khởi động : Ổn định tổ chức 2/ Kiểm tra bài cũ: 2- HS đọc TL bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, trả lời các câu hỏi trong SGK 3/ Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: GV giới thiệu bài “Thắng biển” Học sinh nhắc lại đề bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc: + GV cho HS đọc tiếp nối 3 đoạn của bài( xem mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn) Đoạn 1: Cơn bão biển đe dọa Đoạn 2:Cơn bão biển tấn công. Đoạn 3: Con người quyết chiến, quyết thắng cơn bão biển GV kết hợp hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa mô tả cuộc chiến đấu với biển cả của TNXK; giúp HS hiểu các từ khó trong bài( mập, cây vẹt, xung kích, chão) + GV đọc diễn cảm toàn bài Đoạn 1:đọc chậm rãi- sau nhanh dàn nhấn giọng từ nuốt tươi. Đoạn 2:giọnggấp gáp, căng thẳng Đoạn 3: Giọng hối hả , gấp gáp hơn.. b) Tìm hiểu bài GV gợi ý HS trả lời các câu hỏi: + Cuộc chiến đấu giữa con người và cơn bão biển được miêu tả theo trình tự tả như thế nào? + Tìm từ ngữ, hình ảnh nói lên sự đe dọa của cơn bão biển. + Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào ở đoạn 2? + Trong đoạn 1, đoạn 2 tác giả đã sử dụng biện pháp gì để miêu tả hình ảnh của biển cả? + Các biện pháp nghệ thuật này có tác dụng gì? + Cho HS nêu ý chính của bài + GV chốt ý chính: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống yên bình. - Học sinh đọc tiếp nối 2-3 lượt - Học sinh luyện đọc theo cặp - 1-2HS đọc cả bài - HS lắng nghe. - Biển đe dọa( đoạn 1)à Biển tấn công( đoạn 2) à Người thắng biển ( đoạn 3) - Gió bắt đầu mạnh- nước biển dàng dữ - Rất rõ nét, sinh động. - Biện pháp so sánh, biện pháp nhân hóa. - Tạo nên những hình ảnh rõ nét, sinh động,gây ấn tượng mạnh mẽ. - HS nêu Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm Gọi 3 HS đọc tiếp nối nhau 3 đoạn của bài. GV hướng dẫn để các em đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung từng đoạn GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm - 3 HS đọc tiếp nối -HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò GV yêu cầu HS nêu ý nghĩa của bài? GV nhận xét tiết học HS trả lời RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY . . Ngày dạy:. Chính tả (Nghe- viết): THẮNG BIỂN I.MỤC TIÊU: - Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Thắng biển - tiếp tục luyện viết đúng các tiếng có âm đầu và vần dễ viết sai ( l/n, in/inh) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 3-4 tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT2a hay 2b III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1/ Kiểm tra bài cũ: GV đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết giấy nháp những từ ngữ đã được luyện viết ở BT2. 2/ Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1:Giới thiệu bài viết chính tả “ Thắng biển” - Học sinh nhắc lại đề bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe- viết - 1 HS đọc 2 đoạn văn cần viết chính tả trong bài Thắng biển - HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết chính tả - HS gấp sách GK. GV đọc từng câu HS viết - GV chấm sửa sai từ 7 đến 10 bài Nhận xét chung - HS theo dõi SGK - Cả lớp đọc thầm - Học sinh viết bài - Đổi vở soát lỗi cho nhau tự sửa những chữ viết sai Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả(trg .77,78- SGK) - GV nêu yêu cầu của bài - HS làm bài vào vở hoặc VBT - Cho HS các nhóm thi điền tiếp sức - GV nhận xét- chốt lại lời giải đúng: - HS lắng nghe - HS làm - Các nhóm thi Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà tìm v à viết vào vở 5 từ bắt đầu bằng n, 5 từ bắt đầu từ l . HS đọc RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY . . Ngày dạy:. Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀ GÌ? I. MỤC TIÊU: - Tiếp tục luyện tập về câu kể Ai là gì?: Tìm được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn, nắm được tác dụng của mỗi câu, xác định được bộ phận CN vàVN trong các câu đó . - Viết được đoạn văn có dùng câu kể Ai là gì? II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Một số tờ phiếu viết lời giải . III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Kiểm tra bài cũ: 1 HS nói nghĩa của 3-4 từ cùng nghĩa với từ dũng cảm 1 HS làm lại bài tập 4 . Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Giới thiệu bài “ Luyện tập về câu kể Ai là gì?” Hoạt động 2: Hướng dẫn luỵên tập ( trang 78-SGK) Bài tập1: - 1 HS đọc nội dung bài tập - HS làm bài - HS trình bày - GV nhận xét và kết luận Bài tập 2: tiến hành như BT1 Bài tập 3: - HS nêu yêu cầu của bài - GV gợi ý - 1 HS khá, giỏi làm mẫu - HS làm vào vở - HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn, chỉ ra các câu kể Ai là gì? - GV nhận xét, chấm bài và khen những HS có đoạn văn hay. - Cả lớp theo dõi SGK - Cả lớp suy nghĩ làm bài - HS phát biểu- lớp nhận xét - HS theo dõi - HS viết đoạn giới thiệu vào VBT - HS đọc - cả lớp nhận xét Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò - GV nhâïn xét tiết học - Yêu cần những HS viết đoạn văn giới thiệu chưa đạt về nhà hoàn chỉnh, viết lại vào vở RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY . . Ngày dạy:. Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU: - Rèn kỹ năng nói: HS biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện(đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, ý nghĩa, nói về lòng dũng cảm của con người - Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về ý nghĩa câu chuyện. - Rèn kỹ năng nghe: HS chăm chú nghe lời bạn kể nhận xét đúng lời kể của bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Một số truyện viết về lòng dũng cảm của con người. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: 1 hs kể 1-2 đoạn của câu chuyện Những chú bé không chết, nêu ý nghĩa câu chuyện 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Giới thiệu bài” Kể chuyện đã nghe, đã đọc” Hoạt động 2: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của BT - 1 HS đọc đề bài ( GV gạch dưới những chữ cần chú ý trong đề bài) - 2 HS đọc tiếp nối gợi ý 1,2,3,4 - GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa các truyện : Ở lại với chiến khu, Nỗi dằn vặt của An-đrây- ca - Một số HS giới thiệu tên câu chuyện của mình, nhân vật trong truyện - 1 HS đọc - Cả lớp theo dõi trong SGK - HS giới thiệu Hoạt động 3: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - KC trong nhóm - Thi kể chuyện trước lớp - GV nhận xét và ghi điểm - HS kể theo cặp, trao đổi về ý nghĩa cấu chuyện - Một vài HS kể - Cả lớp nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất, bạn kể tự nhiên, hấp dẫn nhất Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện kể ở lớp cho người thân. Nhắc nhở những HS chưa kể đạt về nhà tiếp tục luyện tập - Dặn HS đọc trước nội dung của bài KC tiết tớiSHSHS RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY . . Ngày dạy:. Tập đọc: GA-VRỐT NGOÀI CHIẾN LŨY I.MỤC TIÊU: 1. Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng, lưu loát các tên riêng người nước ngoài ( Ga-vrốt, Ăng –giôn-ra, Cuốc-phây-rắc), lời đối đáp giữa các nhân vật. Giọng đọc phù hợp với từng lời nói của từng nhân vật, với lời dẫn truyện; thể hiện được tình cảm hồn nhiên và tinh thần dúng cảm của Ga-vrốt ngoài chiến lũy. 2. Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh họa bài đọc trong SGK Truyện những người khốn khổ (nếu có) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1/ Khởi động : Ổn định tổ chức 2/ Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS tiếp nối đọc bài “Thắng biển”, trả lời các câu hỏi SGK ? 3/ Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: * GV giới thiệu bài“Ga-vrốt ngoài chiến lũy” - Học sinh nhắc lại đề bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc: - GV cho HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. GV kết hợp viết bảng, hướng dẫn phát âm đúng các tên riêng nước ngoài, lưu ý các em đọc đúng các câu hỏi, câu cảm, câu khiến trong bài; Giúp các em hiểu thêm các từ khó trong bài ( Chiến lũy, nghĩa quân, thiên thần, ú tim) Đoạn 1: 6 dòng đầu Đoạn 2: Tiếp đến Ga-vrốt nói. Đoạn 3: Còn lại - GV đọc diễn cảm toàn bài b) Tìm hiểu bài: GV cho HS đọc và gợi ý các em trả lời các câu hỏi: Ga- vrốt ra ngoài chiến lũy để làm giø? Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga- vrốt ? Vì sao tác giả lại nói Ga- vrốt là một thiên thần? Nêu cảm nghỉ của em về nhân vtj Ga-vrốt. GV hỏi về nội dung ý nghĩa của bài: GV chốt ý chính: Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt. - Học sinh đọc tiếp nối 2-3 lượt - HS luyện đọc theo cặp - HS đọc -1-2 HS đọc cả bài - HS lắng nghe - Ga- vrốt nghe Ăng- giôn-ra thông báo nghĩa quân sắp hết đạn nên ra ngoài chiến lũy để nhặt đạn, giúp nghĩa quân có đạn tiếp tục. - Ga- vrốt không sợ nguy hiểm, ra ngoài chiến lũy để nhặt đạn cho nghĩa quân dưới làn mưa đạn của địch - Vì thân hình bé nhỏ của chú ẩn, hiện trong làn khói đạn như thiên thần - Ga- vrốt là một cậu bé anh hùng . /Em rất khâm phục lòng dũng cảm của Ga- vrốt . - HS trả lời Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm Gọi một tốp 4 HS đọc tiếp nối nhau đọc truyện theo cách phân vai GV hướng dẫn HS đọc đúng, đọc diễn cảm lời các nhân vật GV hướng dẫn HS cả lời luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn truyện. HS đọc tiếp nối HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò GV hỏi HS về ý nghĩa của bài là gì? Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc truyện theo cách phân vai GV nhận xét tiết học. HS trả lời RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY . . Ngày dạy:. Tập làm văn: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI I. MỤC TIÊU: - HS nắm được hai kiểu kết bài ( Mở rộng, không mở rộng) trong bài văn miêu tả cây cối - Luyện tập viết đoạn kết bài trong bài văn miêu tả cây cối. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Tranh, ảnh một vài cây: na, ổi, mít, si, tre, tràm đa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Bài cũ: 2 HS đọc mở bài giới thiệu chung về cái cây em định tả. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Giới thiệu bài “Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối” Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập (trang 75-SGK) Bài tập 1: - 1 HS đọc yêu cầu của BT. - Hs làm bài, trao đổi cùng bạn, tả lời câu hỏi. - HS trình bày - GV nhận xét, chốt lại lời giải Bài tập 2: - GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS - GV treo tranh?( một cái cây) - HS đọc yêu cầu của bài - HS làm bài,suy nghĩ và trả lời câu hỏi trong SGK - HS trình bày - GV nhận xét, góp ý. Bài tập 3: - GV nêu yêu cầu của bài- nhắc nhở HS chú ý cách làm - HS viết đoạn văn - HS tiếp nối nhau đọc kết bài của mình trước lớp. - GV nhận xét,khen ngợi những HS viết két bài hay Bài tập 4: - HS nêu yêu cầu của bài - GV gợi ý - HS Viết đoạn văn - HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn - GV nhận xét, khen ngợi và chấm điểm cho những đoạn kết hay - 1 HS đọc- Cả lớp theo dõi trong SGK - HS tự làm - Phát biểu ý kiến - HS quan sát. - HS đọc - HS làm bài - HS tiếp nối nhau phát biểu.Cả lớp nhận xét - HS theo dõi - HS làm - HS trình bày - HS lắng nghe - HS trao đổi góp ý cho nhau làm - HS trình bày Hoạt động 3: Củng cố,dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục hoàn chỉnh, viết lại đoạn kết bài theo yêu cầu BT4 - Dăn HS chuẩn bị trước nội dung tiết TLV luyện tập miêu tả cây cối. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY . . Ngày dạy:. Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: DŨNG CẢM I.MỤC TIÊU: - Tiếp tục mở rộng, hệ thống hóa vốn từ thuộc chủ điểm Dũng cảm. Biết một số thành ngữ gắn với chủ điểm - Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Bảng lớp viết các từ ngữ BT3 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS thực hành đóng vai- giới thiệu với bố mẹ bạn Hà về từng người trong nhóm đến thăm bà bị ốm. 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Giới thiệu bài “Mở rộng vốn từ : Dũng cảm” Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập( trg.83) Bài tập1: - HS đọc nội dung yêu cầu bài tập - GV gợi ý - GV phát phiếu cho HS làm theo nhóm, giao việc - Đại diện nhóm trình bày kết quả - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng Bài tập 2: - GV nêu yêu cầu của bài tập - GV gợi ývà giao việc - Mỗi HS đăït ít nhấùt một câu với một từ vừa tìm được ở BT1 - HS tiếp nối nhau đọc câu vừa đặt - Giáo viên nhận xét Bài tập 3: - HS đọc yêu cầu của bài tập - GV gợi ý và hướng dẫn cho HS làm - HS suy nghĩ, làm bài, phát biểu ý kiến. - Giáo viên nhận xét và chốt ý đúng Bài tập 4: - HS đọc yêu cầu của bài. - HS trao đổi,làm bài - HS trình bày - GV nhận xét - chốt lời giải đúng - HS nhẩm HTL , thi đọc thuộc các thành ngữ Bài tập 5: - HS đọc yêu cầu của bài. - HS đăït câu với 1 trong các thành ngữ vừa tìm được ở BT4 - GV gợi ý - HS suy nghĩ, đặt câu - HS tiếp nối nhau đọc nhanh câu mình vừa đặt - GV nhận xét - chốt lời giải đúng - HS theo dõi - Các nhóm làm bài . - Các nhóm lên bảng dán kết quả - Cả lớp nhận xét - HS làm bài HS trình bày - Lớp nhận xét - HS làm và phát biểu ý kiến - HS sửa bài vào vở - HS làm - HS nêu kết quả - HS thực hiện - HS làm - HS trình bày nối tiếp Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà đặt thêm 2 câu văn với 2 thành ngữ ở BT4, tiếp tục HTL các thành ngữ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY . . Ngày dạy:. Tập làm văn: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÂY CỐI I. MỤC TIÊU: - HS luỵên tập tổng hợp viết hoàn chỉnh một bài văn tả cây cối tuần tự theo các bước: lập dàn ý, viết từng đoạn ( Mở bài, thân bài, kết bài) - Tiếp tục củng cố kỹ năng viết đoạn mở bài ( kiểu trực tiếp, gián tiếp); đọan thân bài; đoạn kết bài ( kiểu mở rộng và không mở rộng). II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Tranh, ảnh một vài cây III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Bài cũ: GV kiểm tra 2 HS đọc lại đoạn kết bài mở rộng về nhà các em đã viết lại hoàn chỉnh – BT4. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Giới thiệu bài “Luyện tập miêu tả cây cối” Hoạt động 2: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài tập (trang 83-SGK) - 1 HS đọc yêu cầu của BT, - GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng để HS chú ý. - 4-5 HS phát biểu về cây em sẽ chọn tả - 4 HS tiếp nối nhau đọc gợi ý 1,2,3,4 - GV nhận xét, kết luận - 1 HS đọc- Cả lớp theo dõi trong SGK - HS phát biểu - HS tiếp nối nhau trình bày Hoạt động 3: HS viết bài - HS lập dàn ý, tạo lập từng đoạn, hoàn chỉnh cả bài. - HS tiếp nối nhau đọc bài viết - GV nhận xét,khen ngợi những bài viết tốt, chấm điểm - HS làm, cùng bạn trao đổi góp ý cho nhau - HS trình bày Hoạt động 4: Củng cố,dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS viết bài chưa đạt về nhà hoàn chỉnh, viết lại vào vở - Dặn HS chuẩn bị làm bài kiểm tra viết RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY . . .
Tài liệu đính kèm: