Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 29 - Đinh Hữu Thìn

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 29 - Đinh Hữu Thìn

AI ĐÃ NGHĨ RA CÁC CHỮ SỐ 1,2,3,4?

I/ MỤC TIÊU:

- Nghe- viết chính xác, đẹp bài Ai đã nghĩ ra các chữ số 1,2,3,4?

- Viết đúng tên nước ngoài

- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tr/ch

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bài 2a viết vào bảng phụ

- Bảng phụ viết sẵn bài tập 3

- Giâý viết sẵn các từ ngữ kiểm tra bài cũ

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 16 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 191Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 29 - Đinh Hữu Thìn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 
Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Tập đọc
Tiết: 57
đường đi sa pa
I/Mục tiêu:
1. Đọc: - Đọc đúng các từ khó: rực lên, ngọn lửa, lim dim, lướt thướt, Phù Lá, sặc sỡ, long lanh, nồng nàn
- Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm, gợi tả cảnh đẹp của Sa Pavà sự ngưỡng mộ háo hức của du khách trước vẻ đẹp của Sa Pa
2. Hiểu: - Từ ngữ: rừng cây âm u, hoàng hôn, áp phiên, thoắt cái
- Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mén thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ sgk ( phóng to nếu có điều kiện). 
- Tranh (ảnh) về cảnh đẹp hoặc sinh hoạt của người dân Sa Pa
- Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc
III/ các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ KT bài cũ: Gọi 3 h/s đọc bài Con sẻ và trả lời câu hỏi:
- Hình ảnh sẻ mẹ lao xuống cứu co được miêu tả như thế nào?
- Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục với con sẻ bé nhỏ?
- Nêu nội dung chính của bài.
- GV nhận xét, cho điểm
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- Tên chủ điểm tuần là gì? Tên chủ điểm gợi cho em nghĩ điều gì?
- G/v cho h/s quan sát tranh và giới thiệu bài.
2/ Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài:
a/ Luyện đọc:
- Gọi 3 h/s nối nhau đọc từng đoạn của bài 
( 3 lượt h/s đọc). Gv chú ý sửa lỗi phát âm cho h/s.
- Yêu cầu h/s đọc mục giải nghĩa từ
- Luyện đọc theo nhóm đôi
- GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu.
b/ Tìm hiểu bài:
- Mỗi đoạn trong bài là một bức tranh đẹp về cảnh, về người. Hãy miêu tả những điều em hình dung được về mỗi bức tranh.
- Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả
- Mỗi đoạn văn gợi cho chúng ta điều gì về Sa pa?
- Những bức tranh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát rất tinh tế của tác giả. Hãy nêu những chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế đó?
- Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “ món quà tặng diệu kì của thiên nhiên”?
- Qua bài văn tác giả thể hiện tình cảm của mình với Sa Pa như thế nào?
- Yêu cầu h/s thảo luận nhóm 2 nêu nội dung của bài văn
c/ Đọc diễn cảm và học thuộc lòng:
- Gọi 3 h/s đọc nối tiếp toàn bài. Cả lớp theo dõi tìm các đọc hay.
- G/v tổ chức cho h/s đọc diễn cảm đoạn 1 theo trình tự sau:
+ Treo bảng phụ có đoạn văn cần đọc
+ GV đọc mẫu
+ Yêu cầu h/s đọc theo cặp
+ Gọi h/s thi đọc
+ Nhận xét cho điểm từng h/s
- Tổ chức cho h/s đọc thuộc lòng đoạn 3
+ H/s nhẩm đọc thuộc lòng
+ Nhận xét cho điểm từng h/s
C/ Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà học thuộc lòng đoạn 3 và chuẩn bị bài sau
3 h/s nối nhau đọc bài và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn
H/s nêu tên chủ điểm và nêu những suy nghĩ về chủ điểm
Quan sát tranh và ghi đầu bài
H/s nối nhau đọc đoạn theo yêu cầu
Sửa lỗi phát âm theo yêu cầu của giáo viên
H/s đọc phần chú giải
Nhóm đôi luyện đọc
Lắng nghe, ghi nhớ
H/s thảo luận theo nhóm 2
( + Đoạn 1: Cảm giác của du khách khi lên Sa Pa
+Đoạn 2: Cảnh phố huyện ở Sa Pa rất vui mắt, rực rỡ
+ Đoạn 3: ở Sa Pa, khí hậu thay đổi liên tục)
3 nhóm nối nhau báo cáo
H/s nối nhau trả lời
4-5 h/s nối nhau phát biểu ý kiến theo ý hiểu
( Vì phong cảnh ở Sa Pa rất đẹp; sự thay đổi mùa trong một ngày rất lạ)
H/s trả lời
: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mén thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.
Ghi vở
Đọc nối tiếp đoạn của bài
Tham gia luyện đọc diễn cảm theo hướng dẫn của giáo viên
3-4 h/s thi đọc
2 h/s cùng bàn nhẩm đọc
Lắng nghe
	Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Chính tả
Tiết: 29
ai đã nghĩ ra các chữ số 1,2,3,4?
I/ Mục tiêu:
- Nghe- viết chính xác, đẹp bài Ai đã nghĩ ra các chữ số 1,2,3,4?
- Viết đúng tên nước ngoài
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tr/ch
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bài 2a viết vào bảng phụ
- Bảng phụ viết sẵn bài tập 3
- Giâý viết sẵn các từ ngữ kiểm tra bài cũ
III/ các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ KT bài cũ:
- Kiểm tra h/s viết các từ cần chú ý của bài chính tả trước.
- Nhận xét và cho điểm từng h/s
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- Gv nêu yêu cầu của giờ học
- Ghi bảng
2/ Hướng dẫn chính tả:
a/ Trao đổi về nội dung đoạn văn:
- G/v đọc đoạn văn sau đó yêu cầu h/s đọc lại
- Đầu tiên người ta cho rằng ai đã nghĩ ra các chữ số?
- Vậy ai đã nghĩ ra các chữ số?
- Mẩu truyện có nội dung là gì?
b/ Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu h/s tìm các từ khó dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu h/s đọc và viết các từ khó vừa tìm được.
c/ Viết chính tả:
- Gv đọc bài cho h/s viết
d/ Soát lỗi, thu và chấm bài
- G/v đọc lại cho h/s soát lỗi
- Thu vở chấm bài của một nửa h/s cả lớp.
3/ Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2:
a/ Yêu cầu h/s đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu h/s tự làm bài
- Gợi ý: Nối các âm có thể ghép được với các vần ở bên phải, sau đó thêm dấu thanh sẽ được những tiếng có nghĩa.
- Gọi h/s nhận xét bài của bạn
- Gọi h/s nối nhau đọc những tiếng có nghĩa
- GV kết luận bài làm đúng và ghi nhanh kết quả lên bảng
- Yêu cầu h/s đặt câu với một trong các từ trên
Bài 3: 
- Gọi h/s đọc yêu cầu và nội dung bài
- Yêu cầu h/s làm việc trong nhóm
- Gọi một nhóm đọc câu chuyện đã hoàn chỉnh, yêu cầu các nhóm khác bổ sung, nhận xét
- GV kết luận lời giải đúng
- Yêu cầu h/s đọc thầm truyện và trả lời câu hỏi:
+ Truyện đáng cười ở điểm nào?
C/ Củng cố- Dặn dò:
- Gv nhận xét giờ học
- Về nhà đặt câu với mỗi từ tìm được ở bài 2
- Nhớ câu truyện và kể lại truyện cho người thân nghe
3 h/s lên bảng viết các từ: suyễn, suông, sóng, sọt, sửu, sai, xoan, xoay, xốp.
Nhận xét, bổ sung
Lắng nghe, ghi vở
Đọc lại toàn bộ bài viết
( người Ai cập)
( một nhà thiên văn học người ấn Độ)
( nhằm giải thích các chữ số 1,2,3 không phải do người Ai Cập nghĩ ra mà là do một nhà thiên văn học người ấn Độ khi sang Bát - đa đã ngẫu nhiên truyền bà một bảng thiên văn có các chữ số ấn Độ 1,2,3,4)
H/s tìm và luyện viết các từ: ả- Rập, Bát- đa, ấn Độ, dâng tặng, truyền bá rộng rãi.
Luyện viết từ theo yêu cầu của giáo viên
Lắng nghe, viết bài
Đổi nhóm đôi chữa
Đọc yêu cầu
1 h/s làm bảng, cả lớp làm vở
Lắng nghe
Nhận xét bài của bạn
Nối nhau đọc
3-5 h/s nối nhau đặt câu
2 h/s đọc yêu cầu và nội dung
Hoạt động nhóm 4 hoàn thành yêu cầu của bài
1 h/s đọc
Lắng nghe
H/s trả lời theo ý hiểu
Lắng nghe, ghi nhớ để thực hiện
Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Luyện từ và câu
Tiết: 57
Mở rộng vốn từ: Du lịch- thám hiểm
I/ Mục tiêu:
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm: Du lịch- Thám hiểm
- Biết một số từ ngữ chỉ địa danh; Phản ứng trả lời trong trò chơi “ Du lịch trên sông”
II/ đồ dùng dạy học:
- Bài tập 1,2 viết sẵn trên bảng phụ
- Các câu đố ở bài tập 4 viết từng câu vào các mảnh giấy nhỏ
III/ các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động dạy của thầy
Hoạt động học của trò
A/ KT bài cũ:
- Yêu cầu 3 h/s lên bảng. Mỗi h/s đặt 3 câu kể Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì?
- Gọi h/s nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét, đánh giá
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- GV nêu yêu cầu của bài học
- Ghi bảng
2/ Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi h/s đọc yêu cầu và nội dung bài
- Yêu cầu h/s trao đổi tìm câu trả lời đúng
- Gọi h/s làm bài bằng cách khoanh tròn trước chữ cái chỉ ý đúng
- Nhận xét và kết luận lời giải đúng
- Yêu cầu h/s đặt câu với từ du lịch. GV sửa lỗi dùng từ, đặt câu cho h/s
Bài 2: 
- Gọi h/s đọc yêu cầu và nội dung bài
- Yêu cầu h/s trao đổi tìm câu trả lời
- Yêu cầu h/s làm bài bằng cách khoanh vào chữ cái trước câu đúng
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng
- Yêu cầu h/s đặt câu với từ thám hiểm.
Bài 3:
- Gọi h/s đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu h/s trao đổi tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Yêu cầu h/s nêu tình huống sử dụng câu Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Bài 4:
- Gọi h/s đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Tổ chức cho h/s chơi trò chơi Du lịch trên sông bằng hình thức Hái hoa dân chủ theo trình tự:
+ Gv công bố luật chơi
+ Cho h/s chơi
+ Nhận xét tổng kết nhóm thắng cuộc.
+ Yêu cầu h/s đọc thành tiếng câu đố và câu trả lời
+ Yêu cầu h/s kể những hiểu biết về các dòng sông trên hoặc các dòng sông khác.
C/ Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Học thuộc lòng bài thơ ở bài tập 4
3 h/s lên làm bảng lớp, cả lớp làm vào vở
Nhận xét bài làm của h/s
Lắng nghe, ghi vở
1 h/s đọc thành tiếng
2 h/s cùng bàn trao đổi tìm câu trả lời
1 h/s làm trên bảng lớp, h/s dưới lớp làm bút chì vào sgk
Lắng nghe, sửa bài
3 h/s nối nhau đọc câu đặt của mình
1 h/s đọc yêu cầu
2 h/s ngồi cùng bàn trao đổi, làm bài
1 h/slàm bảng lớp, cả lớp làm bút chì vào sgk
Lắng nghe, sửa bài
3-5 h/s nối nhau đọc câu của mình trước lớp
1 h/s đọc thành tiếng
2 h/s ngồi cùng bàn trao đổi, sau đó trả lời câu hỏi
Lắng nghe
2 h/s khá- giỏi nêu tình huống trước lớp
1 h/s đọc thành tiếng
8 h/s thi hái hoa dân chủ 
1 dãy đọc câu đố, 1 dãy h/s đọc câu trả lời tiếp nối
3-5 h/s nêu
Lắng nghe
	Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Kể chuyện
Tiết: 29
đôi cánh của ngựa trắng
I/ Mục tiêu:
- Dựa vào tranh minh hoạ và lời kể của GV kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Đôi cánh của ngựa trắng.
- Thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp với lời kể, điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể với từng đoạn truyện
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Phải mạnh dạn đi đây đó mới mở rộng được hiểu biết, mau lớn không và vững vàng.
- Biết theo dõi, nhận xét, đánh già lời kể của bạn.
II/ đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ câu chuyện trong sgk phóng to
- Các câu hỏi tìm hiểu truyện viết sẵn vào phiếu
III/ các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy của thầy
Hoạt động dạy của trò
A/ KT bài cũ:
- Gọi 1 h/s kể lại câu chuyện em đã được chứng kiến hoặc tham gia nói về lòng dũng cảm.
- Gọi h/s nhận xét bạn kể
- Nhận xét, cho điểm h/s
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- GV nêu yêu cầu của giờ học
- Ghi bảng
2/ GV kể chuyện:
- Yêu cầu h/s quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm các yêu cầu của bài học.
- GV kể lần 1, giọng kể chậm rãi, rõ ràng, nhẹ nhàn ở đoạn đầu, nhấn giọng ở các từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp của Ngựa Trắng, sự chiều chuộng của Ngựa Mẹ với ngựa con, sức mạnh của Đại Bàng Núi
- GV kể làn 2 vừa kể vừa chỉ vài tranh minh hoạ.
3/ Hướng dẫn kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện:
a/ Tái hiện chi tiết chính của truyện:
- GV treo tranh minh hoạ và nêu yêu cầu: Mỗi tranh minh hoạ cho một chi tiết chính của truyện, các em hãy cùng trao đổi và ... ạn truyện
+ Kể lại cả câu chuyện
2 nhóm thi kể tiếp nối, mỗi nhóm có 3 h/s, mỗi h/s kể 2 tranh sau đó nêu ý nghĩa câu chuyện
2 h/s thi kể toàn bộ câu chuyện
Trao đổi với nhau trước lớp về nội dung truyện
Lắng nghe
	Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Tập đọc
Tiết: 58
Trăng ơi.từ đâu đến?
I/ Mục tiêu:
1/ Đọc: - Từ ngữ: lơ lửng, trăng tròn, lên lời, lời mẹ ru, nơi nào
- Đọc toàn bài với giọng thiết tha, thân ái, dịu dàng, thể hiện sự ngưỡng mộ của tác giả với vẻ đẹp của trăng
2/ Hiểu: - Từ khó: diệu kì; 
- Nội dung bài: Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, sự gần gũi của nhà thơ đối với trăng
II/ đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc sgk phóng to
- Bảng phụ ghi đoạn thơ cần đọc diễn cảm
- Tập thơ Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa
III/ các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ KT bài cũ:
- Gọi 2 h/s đọc thuộc lòng đoạn cuối bài, 1 h/s đọc toàn bài bài Đường đi Sa Pa và trả lời câu hỏi về nội dung 
- GV nhận xét, đánh giá.
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
GV giới thiệu bài qua tập thơ Góc sân và khoảng trời
2/ HD luyện đọc và tìm hiểu bài:
a/ Luyện đọc:
- Gọi 6 h/s đọc tiếp nối từng khổ thơ 
( 3 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng h/s
- Yêu cầu h/s tìm hiểu nghĩa các từ mới
- Cho h/s luyện đọc theo cặp
- GV nêu cách đọc và đọc mẫu toàn bài.
b/ Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu h/s đọc to 2 khổ thơ đầu:
+ Trong 2 khổ thơ đầu trăng được so sánh với những gì?
+ Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa, từ biển xanh?
+ GV chốt và chuyển ý
- Yêu cầu h/s đọc thầm 4 khổ thơ còn lại:
+ Trong 4 khổ thơ tiếp theo, vầng trăng gắn với một đối tượng cụ thể. Đó là những gì, những ai?
+ Những đối tượng mà tác giả đưa ra có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống trẻ thơ?
- Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước như thế nào?
- Câu thơ nào cho thấy rõ nhất tình yêu, lòng tự hào về quê hương của tác giả?
- Kết luận: Bài thơ không những cho chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo, gần gũi của trăng mà còn cho ta thấy tình yêu quê hương đất nước thiết tha của tác giả.
Nội dung của bài núi gỡ?
c/ Luyện đọc diễn cảm:
- Yêu cầu 6 h/s đọc nối tiếp từng khổ thơ, cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho h/s đọc diễn cảm 3 khổ thơ đầu theo trình tự:
+ Treo bảng phụ có đoạn thơ cần đọc
+ GV đọc mẫu
+ Yêu cầu h/s luyện đọc theo cặp
+ Tổ chức cho h/s thi đọc
+ Nhận xét, cho điểm từng h/s
- Tổ chức cho h/s nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ.
- Yêu cầu h/s luyện học theo cặp
- Gọi h/s đọc thuộc toàn bài.
- GV nhận xét, cho điểm những h/s 
C/ Củng cố- Dặn dò:
- Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao?
- Về nhà học thuộc toàn bài.
3 h/s thực hiện yêu cầu
Nhận xét bổ sung câu trả lời của bạn
Lắng nghe, ghi vở
H/s đọc tiếp nối theo trình tự
1 h/s đọc phần chú giải để tìm hiểu nghĩa của từ.
2 h/s cùng bàn luyện đọc
Lắng nghe, ghi nhớ để thực hiện
1 h/s đọc to
( quả chín và mắt cá)
H/s nối nhau trả lời đến ý đúng
Lắng nghe
Cả lớp đọc
( trăng gắn với quả bóng, sân chơi, lời mẹ ru, chú cuội, chú bộ đội hành quân)
( rất gần gũi, thân thương với trẻ em)
H/s đọc thầm toàn bài và trả lời
( Trăng ơi có nơi nào
 Đẹp hơn đất nước em)
Lắng nghe, ghi nhớ
H/s nối nhau đọc bài
H/s thực hiện luyện đọc diễn cảm theo sự hướng dẫn của giáo viên
2 h/s cùng bàn luyện đọc
3 h/s thi đọc
H/s tự luyện học thuộc bài
2 h/s cùng bàn luyện đọc
6 h/s tiếp nối đọc thuộc lòng từng khổ thơ ( 2 lượt). Yêu cầu 3 h/s đọc thuộc toàn bài
2-3 h/s nối tiếp nhau phát biểu
Lắng nghe để thực hiện 
	Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Tập làm văn
Tiết: 57
luyện tập tóm tắt ti n tức
I/ mục tiêu:
- Ôn luyện cách tóm tắt tin tức đã học.
- Thực hành tóm tắt các tin tức đã biết đã nghe, đã đọc.
II/ đồ dùng dạy học:
- Mỗi h/s chuẩn bị một tin trên báo
- Bảng phụ
III/ các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ KT bài cũ:
- Thế nào là tóm tắt tin tức?
- Khi tóm tắt tin tức cần thực hiện các bước nào?
- GV nhận xét đánh giá.
B/ Bài mới:
1/Giới thiệu bài:
- GV nêu yêu cầu của giờ học
- Ghi bảng
2/ Luyện tập:
Bài 1,2:
- Gọi h/s đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu h/s tự làm bài.
- Gợi ý: Cần đọc kĩ tin, quan sát tranh minh hoạ để hiểu nội dung thông tin. Chọn 1 trong 2 tin để tóm tắt, sau đó đặt tên cho bản tin.
- Yêu cầu h/s chữa bài, cả lớp nhận xét, bổ sung,
- Gọi h/s dưới lớp đọc bài làm của mình.
- GV nhận xét và cho điểm những h/s viết tốt.
Bài 3: 
- Gọi h/s đọc yêu cầu bài tập.
- KT việc chuẩn bị tin trên báo của h/s.
- Yêu cầu h/s tự làm bài.
- Gọi h/s trình bày.
- Nhận xét, cho điểm h/s làm tốt
C/ Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà hoàn thành tin đã tóm tắt; Quan sát một con vật nuôi trong nhà và sưu tầm tranh ảnh về các loại con vật
( Là tạo ra tin ngắn hơn nhưng vẫn thể hiện được nội dung chính của tin được tóm tắt)
2 H/s trả lời
Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn
Lắng nghe, ghi vở
2 h/s nối nhau đọc thành tiếng 
3 h/s làm vào bảng phụ, h/s cả lớp viết vào vở
Lắng nghe
Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn
3- 5 h/s đọc bài của mình
1 h/s đọc to
Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị bài của các bạn
Làm bài vào vở
2 h/s ngồi cùng bàn trình bày: 1 h/s đọc tin, 1 h/s tóm tắt tin
( lần lượt 3 nhóm h/s trình bày)
 	Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Luyện từ- Câu
Tiết: 58
giữ phép lịch sự 
khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị
I/ mục tiêu:
- Hiểu thế nào là lời nhờ cậy, yêu cầu đề nghị lịch sự.
- Biết dùng đúng các từ ngữ phù hợp với các tình huống khác nhau để đảm bảo tính lịch sự của lời yêu cầu đề nghị.
- Hiểu tại sao phải giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu đề nghị.
II/ đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi bài tập 3
- Bảng hoạt động nhóm
III/ các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ KT bài cũ:
- GV kiểm tra Bài tập 4 tiết luyện từ và câu trước.
- Nhận xét, cho điểm
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- GV yêu cầu một số h/s đặt câu khiến trước lớp.
- Có những cách nào để tạo ra câu khiến.
- GV giới thiệu bài.
2/ Nhận xét:
Bài 1,2:
- Gọi h/s đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu h/s đọc thầm và tìm các câu nêu yêu cầu đề nghị.
- Gọi h/s phát biểu ý kiến.
Bài 3: 
- Em có nhận xét gì về cách nêu yêu cầu đề nghị của hai bạn Hùng và Hoa.
- Gv chốt ý trả lời đúng.
Bài 4: 
- Như thế nào là lịch sự khi nêu yêu cầu đề nghị?
- Tại sao cần phải giữ lịch sự khi yêu cầu đề nghị?
3/ Ghi nhớ:
- Yêu cầu h/s đọc phần ghi nhớ.
- Yêu cầu h/s nói câu yêu cầu, đề nghị để minh hoạ cho ghi nhớ
4/ Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi h/s đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Yêu cầu h/s hoạt động theo cặp
- Gợi ý: Hãy đọc đúng ngữ điệu của câu khiến sẽ biết mình chọn cách nói nào.
- Gọi h/s phát biểu. H/s khác nhận xét. GV kết luận bài đúng
Bài 2:
- GV tổ chức cho h/s làm bài 2 tương tự làm bài 1
Bài 3:
- Gọi h/s đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Yêu cầu h/s hoạt động theo cặp.
- Gọi h/s phát biểu, GV ghi nhanh vào cột tương ứng trên bảng
Bài 4: 
- Gọi h/s đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Yêu cầu h/s làm việc theo nhóm
- Gợi ý: Mỗi mỗi tình huống có nhiều cách đặt câu khiến khác nhau để bày tỏ thái độ lịch sự
- Gọi đại diện hai nhóm treo bảng và cử đại diện đọc, yêu cầu cần đọc đúng ngữ điệu.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV kết luận các câu đúng
C/ Củng cố- Dặn dò:
-Nhận xét tiết học
- Học thuộc ghi nhớ
4 h/s thực hiện yêu cầu. Cả lớp theo dõi, nhận xét
9 h/s tiếp nối nhau đặt câu
H/s trả lời theo ý hiểu
Lắng nghe, ghi vở
1 h/s đọc
Cả lớp dùng bút chì gạch chân vào sgk
H/s trả lời
2 h/s nêu nhận xét
Lắng nghe
H/s trao đổi trong nhóm 2 để trả lời câu hỏi
( để người nghe hài lòng, vui vẻ, sẵn sàng làm việc cho mình)
3 h/s đọc thành tiếng
3-5 h/s nối nhau đặt câu
1 h/s đọc yêu cầu
2 h/s ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận
Tiếp nối nhau phát biểu và nhận xét.
Lắng nghe
Làm bài theo hướng dẫn của giáo viên
1 h/s đọc thành tiếng
2 h/s ngồi cùng bàn thực hiện yêu cầu
1 h/s đọc thành tiếng
Nhóm 4 trao đổi viết ý kiến vào bảng nhóm
Treo bảng, đọc bài
Bổ sung những câu mà các bạn chưa có
Lắng nghe
 	Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Tập làm văn
Tiết: 58
cấu tạo của bài văn miêu tả con vật
I/ mục tiêu:
- Hiểu được cấu tạo của bài văn miêu tả con vật gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Lập dàn ý một bài văn miêu tả con vật
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ về các con vật
- Bảng nhóm
III/ các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ KT bài cũ:
- Gọi 3 h/s đọc tin và tóm tắt tin các em đã đọc trên Báo Nhi đồng hoặc Báo Thiếu niên tiền phong.
- Gọi h/s nhận xét bài của bạn
- GV nhận xét, đánh giá
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- Các em đã học những loại bài văn miêu tả nào?
- Bài văn miêu tả thường có những phần nào?
- GV giới thiệu bài
2/ Hướng dẫn làm bài tập:
- Gọi 2 h/s đọc tiếp nối bài văn con mèo hung và các yêu cầu.
- Yêu cầu h/s hoạt động trong nhóm.
- Gọi h/s tiếp nối trả lời câu hỏi:
+ Bài văn có mấy đoạn?
+ Nội dung chính của mỗi đoạn văn trên là gì?
+ Bài văn miêu tả con vật gồm có mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?
- GV chốt ý
3/Ghi nhớ:
- Gọi h/s đọc phần ghi nhớ
4/ Luyện tập:
- Gọi h/s đọc yêu cầu bài tập.
- Gọi h/s dùng tranh minh hoạ giới thiệu con vật mà minh định tả.
- Yêu cầu h/s lập dàn ý.
- Gợi ý:
+ Chọn dàn ý tả một con vật nuôi gây cho em ấn rượng đặc biệt. Những con vật này có thể do gia đình em nuôi hoặc của người thân, hàng xóm mà em có dịp quan sát.
+ Dàn ý cần cụ thể, chi tiết viết về hình dáng, hoạt động của con vật.
+ Có thể tham khảo bài văn Con mèo hung của Hoàng Đức Hải.
- Chữa bài:
+ Gọi h/s trình bày bài làm trên bảng nhóm, cả lớp theo dõi, bổ sung.
+ Chữa dàn ý cho một số h/s dưới lớp
+ Cho điểm những h/s viết tốt.
C/ Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Nề nhà hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả con vật và quan sát hoạt động của một con chó hoặc con mèo
3 h/s lên bảng thực hiện yêu cầu
Nhận xét, bổ sung cho bạn
1 h/s trả lời
1 h/s trả lời
Lắng nghe, ghi vở
2 h/s đọc thành tiếng
2 h/s cùng bàn trao đổi thảo luận để tìm câu trả lời
3 h/s tiếp nối nhau trả lời câu hỏi
Lắng nghe
3 h/s đọc thành tiếng
Cả lớp đọc thầm
1 h/s đọc to
3-5 h/s dùng tranh giới thiệu
2 h/s làm vào bảng nhóm, cả lớp viết vào vở
Lắng nghe để thực hiện
Quan sát, nhận xét và bổ sung
3-5 h/s được chữa bài
Lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_4_tuan_29_dinh_huu_thin.doc