I. Mục tiêu: 1. Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc lưu loát các tên riêng nước ngoài ( Xê – vi – la, Tây Ban Nha, Ma – gien – lăng, Ma – tan,); đọc rành mạch các chữ số chỉ ngày, tháng năm.
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi Ma – gien – lăng và đoàn thám hiểm.
1. Hiểu: Ca ngợi Ma – gien – lăng và đoàn thám hiểm đã vượt qua bao khó khăn, hi sinh mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
II. Đồ dùng dạy học: Ảnh chân dung Ma – gien – lăng.
Tập đọc Tiết 59: hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất I. Mục tiêu: 1. Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc lưu loát các tên riêng nước ngoài ( Xê – vi – la, Tây Ban Nha, Ma – gien – lăng, Ma – tan,); đọc rành mạch các chữ số chỉ ngày, tháng năm. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi Ma – gien – lăng và đoàn thám hiểm. 1. Hiểu: Ca ngợi Ma – gien – lăng và đoàn thám hiểm đã vượt qua bao khó khăn, hi sinh mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới. II. Đồ dùng dạy học: ảnh chân dung Ma – gien – lăng. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV và HS Nội dung A. Kiểm tra bài cũ: 2 HS ĐTL bài Trăng ơi từ đâu đến ? + TLCH B. Dạy bài mới: 1) Giới thiệu bài. 2) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a, Luyện đọc: - GV viết các tên riêng nước ngoài, các chữ số chỉ ngày, tháng, năm. - HS luyện đọc. - HS tiếp nối nhau đọc 6 đoạn của bài ( 3 lượt ) + Kết hợp đọc chú giải - HS luyện đọc theo cặp. - 2 HS đọc cả bài. – GV đọc diễn cảm toàn bài. b, Tìm hiểu bài: + HS đọc và trả lời câu hỏi SGK. + Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? " ý nghĩa câu truyện. c, Hướng dẫn đọc diễn cảm - 3 HS tiếp nối nhau đọc 6 đoạn của bài - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm . Cả lớp luyện đọc diễn cảm- 3 em thi đọc diễn cảm 1 đoạn. Nhận xét tuyên dương những em đọc tốt. C – Củng cố – Dặn dò: / Muốn tìm hiểu khám phá thế giới, ngay từ bây giờ em cần rèn luyện đức tính gì? - Nhận xét tiết học, về nhà luyện đọc bài. I. Luyện đọc: - Xê – vi – la, Tây Ban Nha, Ma – gien – lăng, Ma – tan. - Ngày 20 tháng 9 năm 1519 ngày 8 tháng 9 năm 1522; 1083 ngày. II. Tìm hiểu bài: - Hành trình của đoàn thám hiểm : Châu Âu ( Tây Ban Nha) - Đại Tây Dương – Châu Mĩ ( Nam Mĩ) – Thái Bình Dương – Châu á (Ma – Tan) – ấn Độ Dương – Châu Âu ( Tây Ban Nha ) Đọc diễn cảm đoạn : Vượt Đại Tây Dương, đoàn thám hiểm ổn định được tinh thần. Tập đọc Tiết 60: dòng sông mặc áo I. Mục tiêu: Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, dịu dàng, dí dỏm thể hiện niềm vui, sự bất ngờ của tác giả khi phat hiện ra sự đổi sắc muôn màu của dòng sông quê hương. 2. Hiểu các từ ngữ trong bài; ND bài: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương. 3. HTL bài thơ. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ SGK. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV và HS Nội dung A. Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc bài cũ và trả lời câu hỏi SGK. B . Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài: a) Luyện đọc: HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn của bài thơ ( 2 – 3 lượt ) GV kết hợp cho HS quan sát tranh minh hoạ - HS luyện đọc theo cặp. - 2 em đọc cả bài - GV đọc diễn cảm bài thơ. b) Tìm hiểu bài: Gợi ý HS trả lời câu hỏi: ? Vì sao tác giả nói dòng sông điệu? ? Màu sắc dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày? ? Cách nói dòng sông mặc áo có gì hay? ? Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao? c) Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL bài thơ - 2 HS tiếp nói nhau đọc 2đoạn thơ. GV hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc - GV hướng dẫn HS luyện dọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn của bài. - HS nhẩm HTL bài thơ 3) Củng cố – Dặn dò: Nêu ND bài đọc. Nhận xét tiết học – Về nhà HTL I. Luyện đọc: - Điệu, hây hây, ráng. Luyện đọc đoạn: Khuya rồi sông mặc áo đen .. Ngàn hoa bưởi đã nở nhoà áo ai II. Tìm hiẻu bài: + Dòng sông thay đổi màu sắc giống như con người. + Đây là hình ảnh nhân hoá làm cho con sông giống như con người. + Giọng nhẹ nhàng, ngạc nhiên. Chính tả Nhớ – viết : Đường đi sa pa I. Mục tiêu: 1. Nhớ viết lại chính xác, trình bày đúng đoạn văn đã HTL trong bài đường đi Sa Pa. 2. Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn r/ d/ gi ( v/d/gi) II. Đồ dùng dạy học: Một số phiếu khổ to viết ND BT2, 3 III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV và HS Nội dung A- Kiểm tra bài cũ: HS lên bảng viết những tiếng có âm đầu tr/ ch vần êt / êch B- Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS nhớ – viết: - GV nêu yêu cầu của bài - 1 HS đọc thuộc lòng đoạn văn cần viết – Cả lớp theo dõi trong SGK. - HS đọc thầm lài đoạn văn để ghi nhớ - GV nhắc HS chú ý cách trình bày -HS gấp SGK nhớ lại và viết. - GV thu bài chấm 3. Hướng dẫn HS làm các bài tập chính tả: Bài tập 2a: - GV nêu Y/C bài tập, HS suy nghĩ trao đổi nhóm. - GV dán 3 tờ phiếu lên bảng, mời các nhóm thi tiếp sức. Đại diện nhóm đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, Bổ sung khen ngợi nhóm làm tốt. - HS làm bài vào VBT Bài tập 3a: - Cho HS thi tiếp sức 4. Củng cố – Dặn dò: Nhận xét tiết học – chuẩn bị bài sau. I. Luyện viết: - thoắt, khoảnh khắc, hây hẩy, nồng nàn II. Thực hành: Bài 2a: a ong ông ưa r ra, ra lệnh, ra vào rong chơi, ròng ròng, nhà rông, rồng rỗng rửa rữa, rựa, . d da, da thịt, cây dong, dòng nước cơn dông dưa, dừa, dứa .. gi gia, già, giá giong gióng, giọng giống, nòi giống ở giữa, giữa chừng Bài 3a: thế giới- rộng – biên giới – dài Kể chuyện Tiết 30: kể chuyện đã nghe, đã đọc I. Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng nói: - Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu truyện, đoạn truyện đã nghe, đã đọc về du lịch, thám hiểm có nhân vật, ý nghĩa. - Hiểu cốt truyện, trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu truyện. 2. Rèn kĩ năng nghe: Lắng nghe lời bạn kể; nhận xét đúng lời kể của bạn. II. Đồ dùng dạy học: Bảng lớp viết đề bài. Một tờ phiếu viết dàn ý câu truyện. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV và HS Nội dung A – Kiiểm tra bài cũ: HS kể câu truyện Đôi cánh của Ngựa Trắng B- Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn HS kể chuyện a) Hướng dẫn HS hiểu Y/C bài. - 1 HS đọc Y/C đề bài, gạch chân những từ quan trọng. - 2 HS nối tiếp nhau đọc 2 gợi ý. lớp hìn theo dõi SGK. - GV gợi ý và cộng điểm cho những em kể chuyện ngoài sách - HS nối tiếp nhau giới thiệu tên câu truyện mình sẽ kể. - GV dán tờ phiếu ghi vắn tắt dàn bài của bài kể chuyện. b) HS thực hành kể chuyện - Kể theo cặp. - Thi kể chuyện trước lớp - GV dán tiêu chuẩn đánh giá - HS nhận xét lời bạn kể - Nêu ý nghĩa câu chuyện - Cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất 3. Củng cố- Dặn dò: Về nhà tập kể và kể câu chuyện cho người thân. - Câu truyện kể tự nhiên với giọng kể, không phải giọng đọc, nhìn vào các bạn là những người đang nghe mình kể. - Với những câu chuyện dài các em có thể kể 1 – 2 đoạn. - Các câu hỏi gợi ý phỏng vấn bạn: ? Bạn hãy nói ý ngiax câu truyện bạn kể/ Bạn có thích nhân vật chính trong câu truyện không? Vì sao? Luyện từ và câu Tiết 59: mở rộng vốn từ – du lịch thám hiểm I. Mục tiêu: 1. Tiếp tục mở rộng vốn từ về du lịch, thám hiểm. 2. Biết viết đoạn văn về hoạt động du lịch, thám hiểm có sử dụng từ ngữ tìm được. II. Đồ dùng dạy - học: Một số tờ phiếu viết nội dung bài tập 1,2 . III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV và HS Nội dung A – Kiểm tra bài cũ: Nêu ND ghi nhớ tiết học trước – Làm lại BT 4. B – Dạy bài mới: 1) Giới thiệu bài: 2) Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: - HS đọc Y/C của bài tập. - GV phát phiếu cho các nhóm trao đổi, thi tìm từ. Đại diện nhóm trình bày kết quả. GV khen các nhóm tìm được nhiều từ/ đúng . Bài 2: Cách thực hiện như bài 1: Bài 3: HS đọc Y/C của bài . Mỗi em tự chọn 1 ND về du lịc hay thám hiểm. HS đọc đoạn viết trước lớp. Cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm. GV chấm điểm một số đoạn viết tốt. 3) Củng cố – Dặn dò: GV nhận xét giờ học. Y/C về nhà hoàn chỉnh và viết lại BT3 Bài 1: a) Đồ dùng cần cho chuyến du lịch: - Va li, cần câu, lều trại, . b) Phương tiện giao thông: - Tàu thuỷ, ô tô, máu bay, tàu hoả, c) Tổ chức nhân viên: Khách sạn, hướng dẫn viên, tuyến du lịch, d) Địa điểm tham quan du lịch: - phố cổ, công viên, bãi biển, hồ núi, ... Bài 2: a) Đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm: - la bàn, lều trại, thiết bị an toàn,. b) Những khó khăn, nguy hiểm cần vượt qua: - bão, thú giữ, núi cao, vực sâu, rừng rậm, sa mạc,. c) Những đức tính cần thiết của người tham gia: - Kiên trì, dũng cảm, táo bạo, can đảm, bền chí, thông minh, Luyện từ và câu Tiết 60: câu cảm I. Mục tiêu: 1.Nắm được tác dụng của câu cảm, nhận diện được câu cảm. 2. Biết đặt và sử dụng câu cảm. II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng lớp viết sẵn các câu cảm ở BT1( phần nhận xét) - Một vài tờ giấy khổ to để các nhóm thi làm BT2 (phần luyện tập). III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV và HS Nội dung A- Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc doạn văn kể về hoạt động du lịch thám hiểm. B – Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Phần nhận xét: - 3 HS nối tiếp nhau đọc các BT 1,2,3 - HS suy nghĩ phát biểu ý kiến, trả lời lần lượt từng câu hỏi. GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng. - HS rút ra KL ( SGK) 3. Ghi nhớ: 3 HS đọc ghi nhớ SGK - Y/C HS đọc thuộc ghi nhớ SGK 4. Phần luyện tập: Bài 1: - HS đọc ND bài tập 1, làm bài vào VBT. GV phát phiếu cho một số HS. - HS phát biểu ý kiến – HS nhận xét, GV chốt lại lời giải. Bài tập 3: 1 HS đọc Y/C của bài. - GV nhắc HS Cần bộc lộ cảm xúc. - HS suy nghĩ phát biểu ý kiến . GV nhận xét. 4. Củng cố – Dặn dò: GV nhận xét tiết học, HS về học thuộc ghi nhớ. I. Nhận xét: Bài 1: - Câu 1 dùng để biểu hiện cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng trước vẻ đẹp của bộ lông con mèo. - Câu 2: Cảm xúc thán phục sự khôn ngoan của con mèo. Bài 2: Cuối các câu trên có dấu chấm than. II. Luyện tập: Bài 1: a) Con mèo này bắt chuột giỏi. " Chà ( Ôi ), con mèo này bắt chuột giỏi quá ! b) . Bài 3: Ôi, bạn Nam đến kìa! ( Bộc lộ cảm xúc mừng rỡ) b) ồ, bạn Nam thông mih quá! ( Bộc lộ cảm xúc thán phục). c) Bộc lộ cảm xúc ghê sợ. Tập làm văn Tiết 59: luyện tập quan sát con vật I. Mục tiêu: 1. Biết quan sát con vật, chọn lọc các chi tiết để miêu tả. 2. Biết tìm các từ ngữ miêu tả phù hợp làm nổi bật ngoại hình, hành động của con vật. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc SGK, Giấy viết bài đàn ngan mới nở, tranh ảnh một số con vật. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV và HS Nội dung A – Kiểm tra bài cũ: Nêu dàn bài của bài văn miêu tả con vật. B – Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn quan sát: Bài tập 1,2: HS đọc bài tập 1,2, trả lời các câu hỏi: - GV dùng bảng để HS quan sát đàn ngan tờng bộ phận được miêu tả. - HS phát biểu, nói những câu miêu tả mà các em cho là hay. Ghi lại vào vở những câu đó. Bài tập 3: - HS đọc Y/C của bài. - GV kiểm tra kết quả quan sát ngoại hình, hành động của con chó, con mèo đã dặn ở tiết trước. GV treo tranh HS quan sát thực hiện BT. - HS làm, phát biểu nhận xét Bài tập 4: - HS đọc Y/C của bài. - HS làm bài cá nhân, tiếp nối nhau phát biểu. GV nhận xét biểu dương. 3. Củng cố – Dặn dò: - Nhận xét tiết học, Về nhà hoàn chỉnh , viết lại đoạn văn. Bài 1,2: các bộ phận Từ ngữ miêu tả hình dáng bộ lông Đôi mắt Cái mỏ Cái đầu Hai cái chân Bài 3: Quan sát các đặc điểm ngoại hình, hành động của con vật ( Đầu, tai, mắt,. ) Bài 4: Quan sát về các hoạt động thường xuyên, Tập làm văn Tiết 60: điền vào giấy tờ in sẵn I. Mục tiêu: 1. Biết điền đúng ND vào giấy tờ in sẵn – Phiếu khai báo tạm trú,tạm vắng. 2. Biết được tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng. II. Đồ dùng dạy học: VBT, 1 bản phô tô phiếu to để GV treo bảng. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV và HS Nội dung A – Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài văn tiết trước. B – Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS làm BT. Bài 1: 1 HS đọc Y/C của bài và ND phiếu - GV treo phiếu to lên bảng giả nghĩa từ viết tắt: CMND. Hướng dẫn HS điền đúng ND vào ô trống ở từng cột mục. Nhắc các em chú ý: Bài tập này nêu tình huống giả định. - Mục cán bộ đăng kí là mục dành cho cán bộ ( công an) khu vực kí và viết họ tên. cạnh đó là mục dành cho chủ hộ ( người họ hàng của em) kí và viết họ tên. - GV phát phiếu cho từng HS. HS làm việc cá nhân, điền ND vào phiếu. - HS nối tiếp nhau đọc tờ khai - Đọc rõ ràng rành mạch để thầy cô và các bạn nhận xét. Bài tập 2: HS đọc Y/C của bài. Cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Rút ra KL. 3. Củng cố – Dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS nhớ cách viết vào phiếu tạm vắng, tạm trú. Chuẩn bị bài sau. + ở mục địa chỉ, em phải ghi địa chỉ của người họ hàng. + ở mục họ và tên chủ hộ, em phải ghi tên chủ nhà nơi mẹ con em đến chơi. + ở mục 1. Họ và tên, em phải ghi họ và tên của mẹ em. + ở mục 6. ở đâu đến hoạc đi đâu, em khai nơi mẹ con em ở đâu đến. + ở mục 9. Trẻ em dưới 15 tuổi đi theo, em phải ghi tên của chính em. + ở mục 10. Em điền ngày, tháng, năm. + Kết luận: phải khai báo tạm trú tạm vắng để chính quyền địa phương biết được những người đang có mặt hoặc vắng mặt tại nơi ở những người tại nơi khác đến. Khi có việc xảy ra, các cơ quan nhà nước có căn cứ để điều tra, xem xét.
Tài liệu đính kèm: