Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 4 (Bản đẹp 2 cột)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 4 (Bản đẹp 2 cột)

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Đọc thành tiếng

 - Đọc đúng các tiếng, từ khó: Long Xưởng, tham tri chính sự , gián nghị đại phu, giúp đỡ

 - Đọc trôi chảy bài, ngắt, nghỉ hơi đúng ở dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ

 - Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm một đoạn trong bài.

2. Đọc - Hiểu

 - Hiểu các từ ngữ khó trong bài: chính trực, tham tri chính sự, giám nghị đại phu, tiến cử ,

 - Hiểu nội dung bài : Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - Vị quan nổi tiếng, cương trực thời xưa.

 - HS trả lời đúng các câu hỏi trong SGK.

 - GD: luôn có ý thức tôn trọng, yêu quý những người chính trực, thanh liêm.

II. Đồ dùng dạy -học:

GV - Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 36 , SGK

 - Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn cần luyện đọc.

HS – SGK, đọc trước bài tập đọc: Một người chính trực và trả lời câu hỏi SGK

 

doc 16 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 25/01/2022 Lượt xem 243Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 4 (Bản đẹp 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Tập đọc: Một người chính trực 
I. Mục đích, yêu cầu: 
1. Đọc thành tiếng 
 - Đọc đúng các tiếng, từ khó: Long Xưởng, tham tri chính sự , gián nghị đại phu, giúp đỡ 
 - Đọc trôi chảy bài, ngắt, nghỉ hơi đúng ở dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ
 - Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
2. Đọc - Hiểu 
 - Hiểu các từ ngữ khó trong bài: chính trực, tham tri chính sự, giám nghị đại phu, tiến cử , 
 - Hiểu nội dung bài : Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - Vị quan nổi tiếng, cương trực thời xưa.
 - HS trả lời đúng các câu hỏi trong SGK.
 - GD: luôn có ý thức tôn trọng, yêu quý những người chính trực, thanh liêm.
II. Đồ dùng dạy -học: 
GV - Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 36 , SGK 
 - Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn cần luyện đọc.
HS – SGK, đọc trước bài tập đọc: Một người chính trực và trả lời câu hỏi SGK.
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện Người ăn xin và nêu nội dung bài.
- Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới: 
 a . Giới thiệu bài 
+ Gọi HS nêu tên chủ điểm
+ Tên chủ điểm nói lên điều gì ?
- Đưa tranh minh họa và hỏi : Bức tranh vẽ cảnh gì ?
- GV giới thiệu, ghi tiêu đề lên bảng 
 a. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- GV phân đoạn đọc nối tiếp: 3 đoạn 
Đoạn 1 : Tô Hiến Thành  Lý Cao Tông .
Đoạn 2 : Phò tá  Tô Hiến Thành được .
Đoạn 3 : Một hôm  Trần Trung Tá .
- GV gọi HS đọc tiếp nối nhau ( 3 lượt)
Đọc lần 1: Luyện đọc đúng tiếng, từ, câu, ...
Đọc lần 2: Giải nghĩa từ khó
Đọc lần 3: Luyện đọc lại, chú ý sửa sai
- Luyện đọc cặp đôi 
- Gọi 1 HS đọc lại toàn bài 
-GV đọc diễn cảm.( GV nêu giọng đọc của bài)
 * Tìm hiểu bài 
- Gọi HS đọc thầm đoạn 1và trả lời câu hỏi : 
+ Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ?
+ Nêu ý đoạn 1 ?
- Ghi ý chính đoạn 1 .
- Gọi HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi :
+ Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông ?
+ Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá thì 
sao ?
+ Đoạn 2 ý nói đến ai ?
+ Gọi 1 HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi :
+ Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ?
+ Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ?
- GV nhận xét, kết luận 
+ Đoạn 3 nói lên điều gì ?
- Cả lớp đọc thầm và tìm nội dung chính của bài .
- Ghi nội dung chính của bài .
* Luyện đọc diễn cảm 
- Gọi HS đọc nối tiếp toàn bài .
- Gọi HS tìm giọng đọc 
- Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc: "Một hôm....Trần Trung Tá." .
- Yêu cầu HS tìm ra cách đọc rồi luyện đọc.
- Yêu cầu HS đọc phân vai, thi đọc .
- Nhận xét , cho điểm HS và tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi nêu nội dung
-Vì sao nhân dân ngợi ca những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ? 
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà bài trên, chuẩn bị bài: Tre Việt Nam (HTL) và trả lời câu hỏi trong SGK.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu .
- HS khác nhận xét, bổ sung
+ Măng mọc thẳng .
+ Tên chủ điểm nói lên sự ngay thẳng .
- Bức tranh vẽ cảnh hai người đàn ông đang đưa đi đưa lại một gói quà , trong nhà một người phụ nữ đang lén nhìn ra .
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm theo
- HS theo dõi
- HS tiếp nối nhau đọc
- HS luyện đọc đúng
- HS giải nghĩa từ khó trong SGK
- 2 HS ngồi cạnh nhau luyện đọc 
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi
- Cả lớp theo dõi
- Đọc thầm , tiếp nối nhau trả lời .
+ Tô Hiến Thành không chịu nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua. Ông cứ theo di chiếu mà lập thái tử Long Cán .
+ Đoạn 1: Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi vua .
- 2 HS nhắc lại .
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
+ Quan tham tri chính sự ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh .
+ Do bận quá nhiều việc nên không đến thăm ông được .
+ Tô Hiến Thành lâm bệnh có Vũ Tán Đường hầu hạ .
- 1 HS đọc thành tiếng .
+ Ông cử người tài ba giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình .
+ Vì ông quan tâm đến triều đình , tìm người tài giỏi để giúp nước giúp dân .
+ Vì ông không màng danh lợi , vì tình riêng mà giúp đỡ , tiến cử Trần Trung Tá .
- Tô Hiến Thành tiến cử người giỏi giúp nước 
-1 HS đọc thầm và nêu nội dung chính: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của vị quan Tô Hiến Thành .
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn, cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc .
- Luyện đọc và tìm ra cách đọc hay .
- 1 lượt 3 HS tham gia thi đọc .
- HS khác nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất
- 1 HS nêu nội dung
- HS trả lời .
- Cả lớp
Bổ sung 
Chính tả: ( Nhớ- viết ) 	 Truyện cổ nước mình 
I. Mục đích, yêu cầu: 
 - Nhớ – viết đúng 10 dòng thơ đầu và trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát của bài: Truyện cổ nước mình
 - HS khá, giỏi nhớ - viết được 14 dòng thơ đầu.
 - Làm đúng bài tập 2a.
 - HS trình bày sạch sẽ, rèn luyện chữ viết đẹp, đúng chính tả.	
II. Đồ dùng dạy- học: 
 GV: - Giấy khổ to + bút dạ, SGK.
 - Bài tập 2a viết sẵn.
 HS: SGK, vở, bảng con, ...
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS tìm các từ nói về tên các đồ đạc trong nhà có dấu hỏi, ngã. 
- Nhận xét, tuyên dương HS tìm nhiều từ đúng , nhanh .
 2. Bài mới 
 a. Giới thiệu bài : GV giới thiệu, ghi đề bài 
 b. Tìm hiểu bài:
-GV đọc bài thơ .
+ Vì sao tác giả lại yêu truyện cổ nước nhà ?
+ Qua những câu chuyện cổ, cha ông ta muốn khuyên con cháu điều gì ?
 * Hướng dẫn viết từ khó 
- Yêu cầu HS tìm các từ khó , dễ lẫn .
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được * Viết chính tả 
* Thu và chấm bài, nhận xét
 c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
 Bài 2 
a) - Gọi 1 HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS tự làm bài, chữa bài
- Gọi HS nhận xét , bổ sung .
- Chốt lại lời giải đúng .
- Gọi HS đọc lại câu văn .
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà viết lại BT 2a hoặc 2b và chuẩn bị bài sau: Những hạt thóc giống.
- 2 HS tìm từ:
+ chổi, chảo, cửa sổ, thước kẻ, khung ảnh, bể cá, chậu cảnh, mũ, đĩa, hộp sữa, 
-3 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ 
+Vì những câu chuyện cổ rất sâu sắc, nhân hậu .
+ Cha ông ta muốn khuyên con cháu hãy biết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, ở hiền sẽ gặp nhiều điều may mắn, hạnh phúc .
- Các từ : truyện cổ, sâu xa, nghiêng soi, vàng cơn nắng 
- HS viết bài vào vở.
- HS nộp vở 
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu .
- HS dùng bút chì viết vào vở .
- Nhận xét , bổ sung bài của bạn .
Lời giải : gió thổi – gió đưa – gió nâng cánh diều .
- Cả lớp
Bổ sung 
Luyện từ và câu: Từ ghép và từ láy 
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Nhận biết được hai cách chính cấu tạo từ phức tiếng Việt: ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau ( từ ghép); phối hợp những tiếng có âm hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau( từ láy). - Bước đầu phân biệt được từ ghép với từ láy đơn giản (BT1); tìm được từ ghép, từ láy chứa tiếng đã cho( BT2) , tìm được các từ ghép và từ láy dễ .
 - HS biết sử dụng từ ghép và từ láy để đặt câu đúng. Vận dụng viết văn tốt
II. Đồ dùng dạy- học: 
 GV:- Bảng lớp viết sẵn ví dụ của Phần nhận xét .
 - Giấy khổ to kẽ sẵn 2 cột và bút dạ .Từ điển hoặc phô tô vài trang ( đủ dùng theo nhóm ).
 HS: SGK, vở, bút, ... 
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc thuộc các câu thành ngữ , tục ngữ ở tiết trước; nêu ý nghĩa của 1 câu mà em thích .
 +Từ đơn và từ phức khác nhau ở điểm nào ? Lấy ví dụ .
- Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới 
 a. Giới thiệu bài 
- Đưa ra các từ : khéo léo , khéo tay .
+ Em có nhận xét gì về cấu tạo của những từ trên ?
- GV giới thiệu, ghi tên đầu 
 b. Tìm hiểu ví dụ 
- Gọi HS đọc ví dụ và gợi ý .
- Yêu cầu HS, thảo luận cặp đôi .
+ Từ phức nào do những tiếng có nghĩa tạo thành ?
+ Từ truyện , cổ có nghĩa là gì ?
+ Từ phức nào do những tiếng có vần , âm lặp lại nhau tạo thành ?
- Kết luận : 
+ Những từ do các tiếng có nghĩa ghép lại với nhau gọi là từ ghép .
+ Những từ có tiếng phối hợp với nhau có phần âm đầu hoặc phần vần giống nhau gọi là từ láy 
 c. Ghi nhớ 
- Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ .
+ Thế nào là từ ghép , từ láy ? Cho ví dụ .
 d. Luyện tập 
 Bài 1 
- Gọi HS đọc yêu cầu .
- Phát giấy và bút dạ,yêu cầu HS trao đổi, làm bài .
- Gọi các nhóm dán phiếu lên bảng, trình bày. GV nhận xét , bổ sung .
- Kết luận lời giải đúng
- 2 HS thực hiện yêu cầu .
+ Từ đơn là từ có 1 tiếng : xe , ăn , uống , áo.
+ Từ phức là từ có 2 hay nhiều tiếng trở lên : xe đạp , uống bia , hợp tác xã , 
- Đọc các từ trên bảng .
- Hai từ trên đều là từ phức .
+ Từ khéo tay có tiếng, âm, vần khác nhau 
+ Từ khéo léo có vần eo giống nhau .
- 2 HS đọc thành tiếng .
- HS trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi .
+ Từ phức: truyện cổ, ông cha, đời sau, lặng im do các tiếng: truyện + cổ, ông + cha đời + sau tạo thành. Các tiếng này đều có nghĩa 
+ Từ truyện: tác phẩm văn học miêu tả nhân vật hay diễn biến của sự kiện .
Cổ : có từ xa xưa , lâu đời .
Truyện cổ : sáng tác văn học có từ thời cổ .
+ Từ phức : thầm thì , chầm chậm , cheo leo , se sẽ .
-Thầm thì : lặp lại âm đầu th .
-Cheo leo : lặp lại vần eo .
-Chầm chậm : lặp lại cả âm đầu ch , vần âm
-Se sẽ : lặp lại âm đầu s và âm e .
- Lắng nghe .
- 2 đến 3 HS đọc thành tiếng .
Từ ghép : bạn bè, thầy giáo, cô giáo, học sinh, yêu quý, mến yêu, tình bạn, học giỏi
Từ láy : chăm chỉ, cần cù, thân thương , nhạt nhẽo , săn sóc , khéo léo , 
- 2 HS đọc yêu cầu và nội dung bài .
- Nhận đồ dùng học tập .
- Hoạt động trong nhóm .
- Dán phiếu, đại diện nhóm trình bày lại, nhận xét , bổ sung .
 Câu
Từ ghép
Từ láy
a
ghi nhớ , đền thờ , bờ bãi , tưởng nhớ
nô nức
b
dẻo dai , vững chắc , thanh cao ,..
mộc mạc , nhũn nhặn , cứng cáp , ..
-Tại sao em xếp từ bờ bãi vào trong từ ghép ?
GV giải thích thêm : trong từ ghép , nghĩa của từng tiếng phải phù hợp với nhau, bổ sung nghĩa cho nhau cứng là rắn, có khả năng chịu tác dụng, cáp có nghĩa là chỉ loại dây điện to nên chúng không hợp nghĩa với nhau, hai tiếng này lặp lại âm đầu c nên nó là từ láy,.. .
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS trao đổi , tìm từ và viết vào vở .
- Gọi các nhóm trình bày lại
- GV kết luận 
3. Củng cố, dặn dò:
+ Từ ghép là gì ? Lấy ví dụ .
+ Từ láy là gì ? Lấy ví dụ .
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS v ...  bọn Nhện ức hiếp và đòi ăn hiếp .
+ Sư việc 3 : Dế Mèn phẫn nộ cùng Nhà Trò đi đến chỗ mai phục của bọn nhện .
+ Sự việc 4 : Gặp bọn nhện , Dế Mèn ra oai , lên án sự nhẫn tâm của chúng , bắt chúng phá vòng vây hãm Nhà Trò .
+ Sự việc 5 : Bọn nhện sợ hãi phải nghe theo , Nhà Trò được tự do .
 Bài 2
- 1 HS trả lời câu hỏi .
- 1 HS đọc .
- 2 HS đọc .
- Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối , liên quan đến một hay một số nhân vật .
- Lắng nghe .
- 1 HS đọc thành tiếng .
- Sự việc chính là những sự việc quan trọng, quyết định diễn biến cac câu chuyện mà khi thiếu nó câu chuyện không còn đúng nội dung và hấp dẫn nữa.
- Hoạt động trong nhóm .
- Nhận xét , bổ sung .
- 2 HS đọc lại phiếu đúng .
- Chuỗi các sự việc như bài 1 được gọi là cốt truyện của truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu . Vậy cốt truyện là gì ?
 Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu .
- Hỏi : + Sự việc 1 cho em biết điều gì ?
+ Sự việc 2 , 3 , 4 kể lại những chuyện gì ?
+ Sự việc 5 nói lên điều gì ? 
- Kết luận :
+ Sự việc khơi nguồn cho những sự việc khác là phần mở đầu của truyện .
+ Các sự việc chính kế tiếp theo nhau nói lên tính cách nhân vật , ý nghĩa của truyện là phần diễn biến của truyện .
+ Kết quả của các sự việc ở phần mở đầu và phần chính là phần kết thúc của truyện 
- Hỏi : Cốt truyện thường có những phần nào ?
 c. Ghi nhớ 
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ .
- Yêu cầu HS mở SGK trang 30 . đọc câu chuyện Chiếc áo rách và tìm cốt truyện của câu chuyện .
- Nhận xét , khen những HS hiểu bài .
 d. Luyện tập 
 Bài 1 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung .
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và sắp xếp các sự việc bằng cách đánh dấu theo số thứ tự 1 , 2, 3, 4 , 5 , 6 .
- Gọi HS lên bảng xếp thứ tự các sự việc bằng băng giấy . Cả lớp nhận xét .
- Kết luận : 1b – 2d – 3a – 4c – 5e – 6g.
 Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS tập kể lại truyện trongnhóm
- Tổ chức cho HS thi kể .
+ Lần 1 :GV tổ chức cho HS thi kể bằng cách kể lại đúng các sự việc đã sắp xếp .
+ Lần 2 :GV tổ chức cho HS thi kể bằng cách thêm bớt một số câu văn , hình ảnh , lời nói để câu chuyện thêm hấp dẫn , sinh động .
- Nhận xét và cho điểm HS .
3.Củng cố – dặn dò:
- Hỏi : Câu chuyện Cây Khế khuyên
chúng ta điều gì ?
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau .
- Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm
nồng cốt cho diễn biến của truyện .
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu .
+ Sự việc 1 nêu nguyên nhân Dế Mèn bênh vực Nhà Trò .
+ Sự việc 2 , 3 , 4 kể lại Dế Mèn đã bênh vực Nhà Trò như thế nào ? 
+ Sự việc 5 nói lên kết quả bọn nhện phải nghe theo Dế Mèn .
- Có 3 phần : phần mở đầu , phần diễn biến , phần kết thúc .
- 2 đến 3 HS đọc phần Ghi nhớ .
- 1 HS đọc thành tiếng .
+ Suy nghĩ tìm cốt truyện .
Mở đầu : Lan mặc áo rách đến lớp . Các bạn cười , Lan tủi thân ngồi khóc .
Diễn biến : Hôm sau Lan không đi học . Các bạn hiểu hoàn cảnh của Lan . Cô giáo và các bạn tặng Lan chiếc áo mới .
Kết thúc : Lan rất xúc động và đi học lại 
- 1 HS đọc thành tiếng .
- Thảo luận và làm bài .
-2 HS lên bảng xếp, HS dưới lớp nhận xét. 
- Đánh dấu bằng bút chì vào vở .
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK
- Tập kể trong nhóm .
- HS trả lời 
Bổ sung
Luyện từ và câu: Luyện tập về từ ghép và từ láy 
I. Mục tiêu: 
Nhận diện được từ ghép và từ láy trong câu văn , đoạn văn .
Xác định được mô hình cấu tạo của từ ghép , từ ghép tổng hợp , từ ghép phân loại và từ láy : láy âm , lấy vần , lấy cả âm và vần .
II. Đồ dùng dạy học:
Giấy khổ to kẻ sẵn bảng BT 1 , BT 2 , bút dạ .
Từ điển Tiếng Việt ( Nếu có ) hoặc phô tô vài trang cho nhóm HS .
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi : 
1) Thế nào là từ ghép ? Cho ví dụ và phân 
tích ?
2) Thế nào là từ láy ? Cho ví dụ và phân tích ?
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài 
- Tiết luyện từ và câu hôm nay các em sẽ luyện tập về từ ghép và từ láy . Biết được mô hình cấu tạo của từ ghép và từ láy .
 b. Hướng dẫn làm bài tập 
 Bài 1 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung .
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi .
- Nhận xét câu trả lời của câu HS .
 Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung .
- Phát giấy kẻ sẵn + bút dạ cho từng nhóm Yêu cầu HS trao đổi và làm bài trong nhóm .
- Gọi nhóm xong trước dán bài lên bảng . Các nhóm khác nhận xét , bổ sung .
- Chốt lại lời giải đúng .
- Hỏi : 
+ Tại sao em lại xếp tàu hỏa vào từ ghép phân loại ? 
+ Tại sao em lại xếp núi non vào từ ghép tổng hợp ?
- Nhận xét, tuyên dương các em giải thích đúng, hiểu bài .
 Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung .
- Phát giấy + bút dạ . Yêu cầu HS làm việc trong nhóm .
- Gọi nhóm xong trước dán bài lên bảng . Các nhóm khác nhận xét , bổ sung .
- Chốt lại lời giải đúng .
- Hỏi : 
+ Muốn xếp các từ láy vào đúng ô cần xác định những bộ phận nào ?
- Yêu cầu HS phân tích mô hình cấu tạo của một vài từ láy .
- Nhận xét , tuyên dương những em hiểu bài .
3. Củng cố – dặn dò:
- Hỏi : 
+ Từ ghép có những loại nào ? Cho ví dụ ?
+ Từ láy có những loại nào ? Cho ví dụ ?
- Nhận xét tiết học .
- Dặn dò HS về nhà làm bài tập 2 , 3 và chuẩn bị bài sau .
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu .
- Đọc các từ mình tìm được .
- Lắng nghe .
- 2 HS đọc thành tiếng .
- Thảo luận cặp đôi và trả lời : 
+ Từ bánh trái có nghĩa tổng hợp .
+ Từ bánh rán có nghĩa phân loại .
- 2 HS đọc thành tiếng .
- Nhận đồ dùng học tập , làm việc trong nhóm .
- Dán bài , nhận xét , bổ sung .
- Chữa bài .
Từ ghép 
phân loại
Từ ghép 
tổng hợp
đường ray , xe đạp, tàu hỏa , xe điện , máy bay .
ruộng đồng , làng xóm , núi non , bờ bãi , hình dạng , màu sắc .
+ Vì tàu hỏa chỉ phương tiện giao thông đường sắt , có nhiều toa , chở được nhiều hàng , phân biệt với tàu thủy , ..
+ Vì núi non chỉ chung loại địa hình nổi lên cao hơn so với mặt đất .
- 2 HS đọc thành tiếng .
- Hoạt động trong nhóm .
- Nhận xét , bổ sung .
- Chữa bài .
Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở âm đầu
Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở vần
Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần
Nhút nhát 
Lao xao , lạt xạt .
Rào rào , he hé .
+ Cần xác định các bộ phận được lặp lại : âm đầu , vần , cả âm đầu và vần .
- Ví dụ :
nhút nhát : lặp lại âm đầu nh .
- 1 HS trả lời 
- 1 HS trả lời
Bổ sung
Tập làm văn: Luyện tập xây dựng cốt truyện 
I.Mục đích, yêu cầu: 
 - Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề, xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó.
 - HS có hứng thú kể chuyện và ý thức tốt trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học: 
 GV: Bảng lớp viết sẵn đề bài và câu hỏi gợi ý .
 Giấy khổ to + bút dạ
 HS: SGK, vở, bút,...
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là cốt truyện? Cốt truyện thường có những phần nào ?
- Gọi HS kể lại chuyện Cây khế? 
- Gọi HS đọc cốt truyện về tính ngay thẳng , thật thà mà em đã được đọc được nghe
- Nhận xét và cho điểm từng HS . 
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài GV ghi tựa đề 
 b .Hướng dẫn làm bài tập 
 * Tìm hiểu ví dụ 
- Gọi HS đọc đề bài 
- Phân tích đề bài .Gạch chân dưới những từ ngữ: ba nhân vật, bà mẹ ốm, người con, bà tiên. 
- Muốn xây dựng cốt truyện cần chú ý đến điều gì ?
- Khi xây dựng cốt truyện các em chỉ cần ghi vắn tắt các sự việc chính . Mỗi sự việc chỉ cần ghi lại một câu. 
 * Lựa chọn chủ đề và xây dựng cốt chuyện 
-HS chọn chủ đề.
- Gọi HS đọc gợi ý 1. 
 1 . Người mẹ ốm như thế nào ? 
 2 . Người con chăm sóc mẹ như thế nào ? 
 3 . Để chữa khỏi bệnh cho mẹ , người con gặp những khó khăn gì ? 
 4 . Người con đã quyết tâm như thế nào ? 
 5. Bà tiên đã giúp hai mẹ con như thế nào ? 
- Gọi HS đọc gợi ý 2 
- Câu hỏi 1,2 tương tự gợi ý 1 
 3. Để chữa khỏi bệnh cho mẹ ,người con gặp những khó khăn gì ? 
 4. Bà tiên làm như thế nào để thử thách lòng trung thực của người con ? 
 5.Cậu bé đã làm gì ? 
* Kể chuyện 
-HS kể trong nhóm theo tình huống 
- Kể trước lớp 
- HS thi kể 
- Gọi HS nhận xét , đánh giá lời kể của bạn 
- Nhận xét cho điểm HS . 
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học .
- Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau: Viết thư ( KT viết) .
- 1 HS trả lời câu hỏi .
- 1 HS kể lại 
- 2 đến 3 HS đọc .
- Lắng nghe, theo dõi.
- 2 HS đọc đề bài 
- Lắng nghe 
- ..lí do xảy ra câu chuyện , diễn biến câu chuyện , kết thúc câu chuyện 
- lắng nghe 
- HS tự do phát biểu chủ đề mình lựa chọn. 
- 2 HS đọc thành tiếng. 
 + Người mẹ ốm rất nặng / ốm bệt giường / ốm khó mà qua khỏi. 
 + Người con thương mẹ, chăm sóc tận tuỵ bên mẹ ngày đêm. Người con dỗ mẹ ăn từng thìa cháo ./ Người con đi xin thuốc lá về nấu cho mẹ uống /. 
 + Người con phải vào tận rừng sâu tìm một loại thuốc quý /người con phải tìm một bà tiên già sống trên ngọn núi cao./Người con phải trèo đèo, lội suối tìm loại thuốc quý ./ Người con phải cho thần Đêm Tối đôi mắt của mình ./ 
 + Người con gởi mẹ cho hàng xóm rồi lặn lội vào rừng. Trong rừng người con gặp nhiều thú dữ nhưng chúng đều thương tình không ăn thịt ./ Người con phải chịu gai cào , chân bị đá đâm chảy máu, bụng đói để trèo lên núi tìm bà tiên ./ Người con đành chấp nhận cho thần Đêm Tối đôi mắt của mình để lấy thuốc cứu mẹ 
 + Bà tiên cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của người con và hiện ra giúp cậu ./ Bà tiên hiền lành mở cửa đón cậu, cho thuốc quý rồi phẩy tay trong mắt cậu đã về đến nhà ./ Bà tiên cảm động cho cậu bé thuốc và bắt thần Đêm Tối trả lại đôi mắt cho cậu /
- 2 HS đọc thành tiếng 
 + Nhà rất nghèo không có tiền mua thuốc ./ Nhà cậu chẳng còn thứ gì đáng giá cả . Mà bà con hàng xóm cũng không thể giúp gì cậu ? 
 + Bà tiên biến thành cụ già đi đường, đánh rơi một túi tiền ./ Bà tiên biến thành người đưa cậu đi tìm loại thuốc quý một cái hang đầy tiền, vàng và xui cậu lấy tiền để sau này có cuộc sống sung sướng /.. 
 + Cậu thấy phía trước một bà cụ già khổ sở . Cậu đón đó là tiền của cụ cũng dùng để sống và chữa bệnh . Nếu bị đói cụ cũng ốm như mẹ cậu . Cậu chạy theo và trả lại cho bà ./ Cậu bé không lấy tiền mà chỉ xin cụ dẫn đường cho mình đến chỗ có loại thuốc quý. 
- Kể chuyện theo nhóm, 1 HS kể, các em khác lắng nghe, bổ sung, góp ý cho bạn 
- 4-6 HS thi kể 
- Nhận xét, tìm ra một bạn kể hay nhất, 1 bạn tưởng tượng ra cốt truyện hấp dẫn mới lạ.
-HS cả lớp
Bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_4_tuan_4_ban_dep_2_cot.doc