Giáo án Toán 1 - Tiết 46: Phép cộng trong phạm vi 6

Giáo án Toán 1 - Tiết 46: Phép cộng trong phạm vi 6

A. Mục tiêu bài dạy:

 Kiến thức:

 Giúp học sinh tiếp tục củng cố khái niệm phép cộng.

 Thành lập, ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 6.

 Kĩ năng:

 Giúp học sinh biết làm tính cộng trong phạm vi 6 và áp dụng bảng để tính giá trị biểu thức, viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ bài tập 4.

 Thái độ:

 Giáo dục học sinh tính linh hoạt, chủ động, thói quen tự kiểm tra.

B. Đồ dùng dạy _ học:

Giáo viên (GV) :

 Sách giáo khoa (SGK) , sách giáo viên (SGV)

 Bộ đồ dùng dạy toán 1.

 Phiếu học tập.

 Các mô hình, tranh, bảng phụ ghi nội dung sách giáo khoa (SGK) trang 65.

Học sinh (HS)

 Bộ que tính, SGK Toán 1, vở nháp (vở bài tập), bảng con, bút.

 

doc 8 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 1230Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 1 - Tiết 46: Phép cộng trong phạm vi 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Người dạy: 
Môn: Toán 1 
Ngày dạy: 20 / 10 / 2012
Tuần : 12 _ Tiết 46 
Thời gian: 40 phút
TOÁN
PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 6
A. Mục tiêu bài dạy:
 Kiến thức: 
Giúp học sinh tiếp tục củng cố khái niệm phép cộng.
Thành lập, ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 6.
 Kĩ năng: 
Giúp học sinh biết làm tính cộng trong phạm vi 6 và áp dụng bảng để tính giá trị biểu thức, viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ bài tập 4.
 Thái độ: 
Giáo dục học sinh tính linh hoạt, chủ động, thói quen tự kiểm tra.
B. Đồ dùng dạy _ học:
Giáo viên (GV) : 
Sách giáo khoa (SGK) , sách giáo viên (SGV)
Bộ đồ dùng dạy toán 1.
Phiếu học tập.
Các mô hình, tranh, bảng phụ ghi nội dung sách giáo khoa (SGK) trang 65.
Học sinh (HS)
Bộ que tính, SGK Toán 1, vở nháp (vở bài tập), bảng con, bút.
C. Phương pháp dạy học
Phương pháp hỏi đáp.
Phương pháp thảo luận.
Phương pháp quan sát.
Phương pháp trò chơi.
IV. Tổ chức các hoạt động dạy _ học:
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
1. Ổn định tổ chức
Cả lớp ổn định trật tự
Lớp trưởng thông báo tình hình chuẩn bị bài của lớp.
3’
2 Kiểm tra bài cũ.
Gọi 1 HS đọc lại các bảng cộng trừ từ 2 à 5.
2 HS sửa bài tập 4/ tr48 vở bài tập toán trên bảng lớp.
GV chấm vở của 2 _ 3 HS
GV lắng nghe, sửa bài và nhận xét bổ sung.
1 HS lên bảng đọc.
2 HS lên bảng làm.
Cả lớp chú ý theo dõi.
32’
2’
3. Bài mới
a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Đặt vấn đề vào bài: “Em có 5 que tính, lấy thêm một que tính.Hỏi em có tất cả bao nhiêu que tính?”. 
Em làm phép tính nào? 
Ghi bảng: 5 + 1 = ?
Vào bài : “Phép cộng trong phạm vi 6”
5 que tính thêm một que tính có tất cả là 6 que tính.
Làm phép cộng.
5 + 1= 6 (que tính)(*)
Nhắc lại tên bài mới.
3’
b. Hoạt động 2: Lập bảng cộng trong phạm vi 6
Minh họa (bảng phụ): Gắn 5 hình tam giác lên bảng, sau đó gắn thêm 1 hình tam giác nữa.Hỏi có tất cả bao nhiêu hình tam giác? (thử lại *)
Gọi 1- 2 HS trình bày và các HS khác nhận xét, bổ sung.Cho HS đọc lại. Nhận xét đánh giá
Viết phép tính :
5 + 1= 6 lên bảng và yêu cầu đọc cá nhân, cả lớp.
Hỏi: “Nhóm bên phải có 1 hình tam giác, nhóm bên trái có 5 hình tam giác.Hỏi có tất cả mấy hình tam giác?”
Gọi HS nêu phép tính và nhận xét.
Viết phép tính 1 + 5 = 6 lên bảng và gọi HS đọc.
 ->Nêu vấn đề: “5 hình tam giác thêm 1 hình tam giác” cũng như 	“1 hình tam giác thêm 5 hình tam giác”.
 =>Do đó :
5 + 1 = 6 ; 1 + 5 = 6
Cho đọc cá nhân và cả lớp.
Hướng dẫn HS thành lập các phép tính :
4 + 2 = ?
2 + 4 = ?
3 + 3 = ?
GV minh họa (bảng) / kiểm tra kết quả của các nhóm.
Sau khi thành lập xong bảng cộng trong phạm vi 6, GV gọi đại diện 2 à 4 nhóm HS đọc lại bảng cộng.
Cho HS đọc theo thứ tự ngược lại.
 Hỏi : 
“ 4 cộng 2 bằng mấy ?”
“ 3 cộng 3 bằng mấy ?”
“ 5 cộng mấy bằng 6 ?”
“ 6 bằng 2 cộng mấy ?”
“ 6 bằng mấy cộng mấy
HS nêu phép tính đếm số hình tam giác.
5 + 1= 6 
 (hình tam giác)
2 à 4 HS đọc “ năm cộng một bằng sáu”.
1 + 5 = 6.
HS khác nhận xét, bổ sung.
2 à 3 HS đọc, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
Thực hành theo nhóm đôi.
HS sử dụng que tính, tự lập các phép tính và tính :
4 + 2 = 6
2 + 4 = 6
3 + 3 = 6
2 à 4 HS đọc lại bảng cộng.
Cả lớp đọc đồng thanh.
HS trả lời và quan sát GV minh họa trên bảng phụ.
HS dùng 6 que tính tách làm 2 nhóm khi phân tích số 6.
3’
5’
c. Hoạt động 3 ( củng cố): Học thuộc bảng
Xóa hoặc che số trong bảng, gọi HS đọc.
Cho lớp đọc thầm và ghi nhớ bảng.
Gọi 2-3 HS đọc thuộc lòng bảng cộng trong phạm vi 6.
Nhận xét, đánh giá.
Nghỉ giữa tiết
17’
d. Hoạt động 4: Luyện tập – thực hành.
Bài 1: Tính - Phát phiếu cá nhân.
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 1.
Hướng dẫn HS viết kết quả phải thẳng cột.
Gọi 3 HS lên bảng làm (Mỗi HS làm 2 bài ).
Gọi HS nhận xét và sửa sai ( nếu có ).
Nhận xét, đánh giá.
Bài 2 : Tính 
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 2 ( Cột 1,2,3 ).
Ghi/ treo bảng phụ và yêu cầu HS nhẩm kết quả các phép tính theo nhóm đôi.
Cho HS nêu kết quả bằng cách chơi trò chơi “Xẹt điện”.
HS 1 nêu : 4 + 2 = ?, gọi HS 2.
HS 2 trả lời : 4 + 2 = 6, cả lớp nhận xét đ/s.
HS 2 nêu 2 + 4 = ?, gọi HS 3
GV nhận xét kết hợp đáp án trên bảng phụ.
Bài 3 : Tính (giá trị biểu thức ) - cột 1,2.
Yêu cầu HS làm bảng con theo 4 tổ.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp ( treo tranh ).
Yêu cầu HS quan sát tranh trong hình a và nêu bài toán.Tương tự đối với hình b.
Nhận xét và đánh giá.
Yêu cầu HS viết phép tính thích hợp vào bảng con theo 2 dãy bàn.
Nhận xét đánh giá.
Hỏi : “ Em nào nêu được bài toán khác và viết được phép tính thích hợp với bài toán đó?”.
1 HS đọc yêu cầu của bài 1.
Ghi kết quả vào các phép tính trong phiếu.
3 HS lên bảng.
HS dùng bút chì chấm đ/s vào bài của mình.
1 HS đọc yêu cầu của bài 2.
Tính nhẩm theo nhóm đôi.
Cả lớp chơi trò chơi xẹt điện.
HS kiểm tra chéo theo tổ.
1 HS đọc yêu cầu của bài 4.
2 HS nêu bài toán.
Cả lớp viết phép tính vào bảng con, 2 HS lên bảng viết.
Nêu bài toán khác và phép tính.
4’
Củng cố, dặn dò:
Chúng ta vừa học xong bài gì?
Gọi HS đọc lại bảng cộng trong phạm vi 6.
Cho bài tập mở rộng, nâng cao về nhà.
Dặn HS chuẩn bị bài tiếp theo: 
 “Phép trừ trong phạm vi 6”
Nhận xét tiết học.
2 à 3 HS đọc lại bảng cộng trong phạm vi 6.
V. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP :
Bài 2/SGK tr 65:
 	4 + 2 = 6	5 + 1 = 6 	5 + 0 = 5	2 + 2 = 4
 	2 + 4 = 6	1 + 5 = 6	0 + 5 = 5	3 + 3 = 6
Bài 3/SGK tr 65:
 	4 + 1 + 1 = 6	5 + 1 + 0 = 6	2 + 2 + 2 = 6
 	3 + 2 + 1 = 6	4 + 0 + 2 = 6	3 + 3 + 0 = 6
Bài 4/SGK tr 65 :
b) 
4
+
2
=
6
3
+
3
=
6
Hoặc 
2
+
4
=
6
VI. BÀI TẬP CỦNG CỐ, MỞ RỘNG KIẾN THỨC :
Bài 1: Điền dấu thích hợp vào chỗ trống:
>
<
=
2 + 3  6	3 + 3  6	1 + 5  6
2 + 4  6	3 + 2  6	1 + 6  6
Bài 2 : Điền số thích hợp vào ô trống :
6
0
1
3
5
6
6
4
2

Tài liệu đính kèm:

  • docKE HOACH BAI GIANG.doc