I – MỤC TIÊU
- Giúp HS ôn tập về cách đọc, viết các số đến 100 000
- Phân tích cấu tạo số
II - ĐỒ DÙNG
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1 – Hoạt động 1: Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng
a, GV viết số 83 251, yêu cầu HS đọc số này, nêu rõ chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng chục, chưc số hàng trăm, chữ số hàng nghìn, là chữ số nào
b, Tương tự như trên với số 83 001, 80 201, 80 001
c, Cho HS nêu quan hệ giữa 2 hàng liền kề
VD: 1 chục bằng 10 đơn vị, 1 trăm bằng 10 chục .
d, Cho 1 vài HS nêu
- Các số tròn chục
- Các số tròn trăm
- Các số tròn nghìn
- Các số tròn chục nghìn
2 – Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1:
Học kì i Tuần 1 Ngày soạn: Thứ ngày tháng 8 năm 2008 Toán Bài 1 : ôn tập các số đến 100 000 I – Mục tiêu - Giúp HS ôn tập về cách đọc, viết các số đến 100 000 - Phân tích cấu tạo số II - Đồ dùng III. Các hoạt động dạy – học 1 – Hoạt động 1: Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng a, GV viết số 83 251, yêu cầu HS đọc số này, nêu rõ chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng chục, chưc số hàng trăm, chữ số hàng nghìn, là chữ số nào b, Tương tự như trên với số 83 001, 80 201, 80 001 c, Cho HS nêu quan hệ giữa 2 hàng liền kề VD: 1 chục bằng 10 đơn vị, 1 trăm bằng 10 chục ... d, Cho 1 vài HS nêu - Các số tròn chục - Các số tròn trăm - Các số tròn nghìn - Các số tròn chục nghìn 2 – Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: a, Cho HS nhận xét, tìm ra quy luật viết các số trong dãy số này; ? Cho biết số cần viết tiếp theo 10 000 là số nào ? ? Cho biết số cần viết tiếp theo 20 000 là số nào ? Cả lớp tự làm các phần còn lại b, Cho HS tự tìm ra quy luật viết các số và viết tiếp - GV theo dõi và giúp đỡ 1 số HS nếu cần thiết - Cho HS nêu quy luật viết và thống nhất kết quả Bài 2: Cho HS phân tích mẫu. Sau đó tự làm bài Chú ý: 70 008 đọc là “bảy mươi nghìn không trăm linh tám” không đọc là “bảy mươi nghìn linh tám” Bài 3: Cho HS tự phân tích cách làm và tự nói a, Cho HS làm mẫu ý 1 8 723 = 80 000 + 700 + 20 + 3 HS tự làm các ý còn lại b, GV hướng dẫn làm mẫu ý 1. HS tự làm các ý còn lại Bài 4: HS tự làm rồi chữa bài 3 – Hoạt động 3: Củng cố dặn dò Về nhà xem và làm lại các bài làm sai .................................................................................................................................... Thứ ngày tháng 8 năm 2008 Toán Bài 2 : ôn tập các số đến 100 000 (Tiếp theo) I – Mục tiêu - Giúp HS ôn tập về tính nhẩm - Tính cộng trừ các số đến 5 chữ số, nhân chia số có đến 5 chữ số với số có 1 chữ số - So sánh các số đến 100 000 - Đọc bảng thống kê và tính toán, rút ra 1 số nhận xét từ bảng thống kê II - Đồ dùng III. Các hoạt động dạy – học 1 – Hoạt động 1: Luyện tính nhẩm Cho HS tính nhẩm các phép tính đơn giản. Hình thức tính nhẩm có thể nhiều, chẳng hạn 2 hình thức sau + Hình thức 1: Tổ chức “Chính tả toán” - GV đọc phép tính thứ nhất. VD : Bảy nghìn cộng hai nghìn - HS tính nhẩm trong đầu, ghi kết quả (9000) vào vở hoặc giấy (chỉ ghi kết quả) rồi chuyển bút xuống dòng, chờ tính nhẩm tiếp - GV đọc phép tính thứ 2 . VD : “Tám nghìn chia hai” - HS tính nhẩm trong đầu, ghi kết quả (4 000) vào dòng thứ 2 rồi xuống dòng, chờ GV đọc tiếp. Cứ như vậy khoảng 4 đến 5 phép tính nhẩm. GV vừa đọc, vừa đi dọc các bàn giám sát kết quả từng HS - Cả lớp thống nhất kết quả từng phép tính. HS tự đánh giá - GV nhận xét chung + Hình thức 2: Tổ chức trò chơi “Tính nhẩm truyền” - GV đọc phép tính (VD: 7000 – 3000 ) - GV gọi 1 HS đọc kết quả - GV đọc tiếp các phép tính 2 – Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: HS tính nhẩm và viết kết quả vào vở Bài 2: HS tự làm từng bài - Gọi HS lên bảng làm bài - Cả lớp thống nhất kết quả Bài 3: Một HS nêu cách so sánh 2 số 5.870 và 5.890 - Hai số này có bốn chữ số - Các chữ số hàng nghìn, hàng trăm giống nhau - ở hàng chục có 7 < 9 nên 5.870 , 5.890 Vậy viết: 5.870 < 5.890 - HS tự làm các bài tập còn lại Bài 4: HS tự làm bài Bài 5: HS đọc, GV hướng dẫn cách làm, yêu cầu HS tính rồi viết các câu trả lời Thứ ngày tháng 8 năm 2008 Toán Bài 3 : ôn tập các số đến 100. 000 (Tiếp theo) I – Mục tiêu - Giúp HS luyện tính, tính giá trị của biểu thức - Luyện tìm thành phần chưa biết của phép tính - Luyện giải toán có lời văn II - Đồ dùng III. Các hoạt động dạy – học 1 – Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Một HS chữa bài tập 3 tiết 2 - GV kiểm tra bài tập về nhà của HS 2 – Hoạt động 2: Luyện tập Bài 1: - Cho HS tính nhẩm và viết kết quả vào vở - Hai HS đổi vở và chữa bài Bài 2: - Cho HS tự làm từng bài - Gọi HS lên bảng làm bài - Cả lớp thống nhất kết quả Bài 3: - GV cho 1 số HS lên bảng làm bài, lớp tự tính giá trị của biểu thức - GV thống nhất kết quả, lưu ý đến thứ tự thực hiện phép tính Bài 4: - Cho HS nêu cách tìm x. HS tự tính và nêu kết quả - GV thống nhất kết quả Bài 5: Cho HS tự làm – 1 HS lên bảng trình bày bài giải – lớp nhận xét – GV thống nhất kết quả 3 – Hoạt động 3: Củng cố dặn dò - Thu vở chấm - Về nhà xem lại bài . Thứ ngày tháng 8 năm 2008 Toán Bài 4 : Biểu thức có chứa một chữ I – Mục tiêu - Giúp HS bước đầu nhận biết biểu thức có chứa 1 chữ - Biết cách tính giá trị của biểu thức khi thay chữ bằng số cụ thể II - Đồ dùng - Bảng cài, tranh phóng to bảng ở phần VD của SGK - Các tấm có ghi chữ số dấu + , - để gắn lên bảng III. Các hoạt động dạy – học 1 – Hoạt động 1: Giới thiệu biểu thức có chứa 1 chữ a, Biểu thức có chứa một chữ - GV nêu VD, đi dần từ các trường hợp cụ thể đến biểu thức 3 + a VD: Có 3 3 ...... 3 Thêm Có tất cả - HS tự cho các số khác nhau ở cột thêm rồi ghi biểu thức tính tương ứng ở cột có tất cả - GV nêu vấn đề: Nếu thêm a quyển vở, Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở ? - GV giới thiệu: 3 + a là biểu thức có chứa một chữ số, chữ ở đây là a b, Giá trị của biểu thức có chứa một chữ - GV yêu cầu Hs tính Nếu a = 1 thì 3 + a = ........ + ....... = .......... - HS trả lời Nếu a = 1 thì 3 + a = 3 + 1 = 4 - GV nêu: 4 là 1 giá trị của biểu thức 3 + a (HS nhắc lại) - Tương tự: GV cho HS làm việc với các trường hợp a = 2, a = 3 . Sau đó nhận xét: Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được 1 giá trị của biểu thức 3 + a 2 – Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Cho HS làm chung phần a, thống nhất cách làm và kết quả, sau đó HS tự làm các phần còn lại. Cuối cùng cả lớp thống nhất kết quả Bài 2: - Cho HS thống nhất cách làm - Từng HS làm – GV theo dõi và giúp HS – Cả lớp thống nhất kết quả Bài 3: a, HS tự làm, sau đó thống nhất kết quả Chú ý: Khi đọc kết quả theo bảng thì đọc như sau: Giá trị của biểu thức 250 + m với m = 10 là 250 + 10 = 260 b, HS tự làm, GV giúp HS 3 – Hoạt động 3: Củng cố dặn dò - Thu 1 số bài chấm - Về nhà xem lại bài chữa bài sai Thứ ngày tháng 8 năm 2008 Toán Bài 5 : luyện tập I – Mục tiêu - Giúp HS luyện tính giá trị của của biểu thức có chứa một chữ - Làm quen công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a II - Đồ dùng III. Các hoạt động dạy – học Bài 1: - GV cho HS đọc và nêu cách làm phần a a 5 7 10 6 x a 6 x 5 = 30 7 x 5 = 35 10 x 5 = 50 - HS nêu giá trị của biểu thức 6 x a với a = 5 là 6 x 5 = 30 Sau đó nêu tiếp: Giá trị của biểu thức 6 x a với a = 10 là 6 x 10 = 60 - GV cho HS làm tiếp các bài tập phần b, c, d, một vài HS nêu kết quả Bài 2: - Cho HS tự làm bài tập, GV quan sát - Cả lớp thống nhất kết quả Bài 3: GV cho HS tự kẻ bảng và viết kết quả vào ô trống Bài 4: - Xây dựng công thức tính: Trước tiên GV vẽ hình vuông ( độ dài cạnh là a ) lên bảng, sau đó cho HS nêu cách tính chu vi P của hình vuông - HS nêu: Chu vi hình vuông bằng độ dài cạnh nhân 4 . Khi độ dài cạnh bằng a, chu vi hình vuông là P = a x 4 - Gv nhấn mạnh cách tính chu vi, sau đó cho HS tính chu vi hình vuông có cạnh dài là 3cm , HS thảo luận và nêu: ở đây a = 3 cm, P = a x 4 = 3 x 4 = 12 cm Luyện tập: Cho HS tự làm các phần còn lại trong bài 4 * Củng cố dặn dò - Thu bài chấm và nhận xét ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuần 2 Ngày soạn: Thứ ngày tháng 8 năm 2008 Toán Bài 6 : các số có sáu chữ số I – Mục tiêu - Giúp HS ôn lại mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề - Biết viết và đọc các số có tới sáu chữ số II - Đồ dùng - Phóng to bảng trang 8 SGK - Bảng cài, các thẻ có số ghi 100. 000; 10. 000; 1. 000; 100; 10; 1 - Các tấm ghi các chữ số 1, 2, 3, ... 9 có trong bộ đồ dùng III. Các hoạt động dạy – học 1 – Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - GV ghi bảng: 54. 321; gọi HS đọc số 2 – Hoạt động 2: Bài mới a, Ôn về các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn, - Cho HS nêu quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề 10 đơn vị = 1 chục 10 chục = 1 trăm 10 trăm = 1 nghìn 10 nghìn = 1 chục nghìn b, Hàng trăm nghìn - GV giới thiệu: 10 chục nghìn bằng 1 trăm nghìn. Một trăm nghìn viết là 100. 000 c, Viết và đọc số có sáu chữ số - Cho HS quan sát bảng có viết các hàng từ đơn vị đến trăm nghìn Trăm nghìn Chục nghìn Nghìn Trăm Chục Đơn vị Sau đó gắn các thẻ 100. 000; 10. 000 .... 10; 1 lên các cột tương ứng trên bảng, yêu cầu HS đếm xem có bao nhiêu trăm nghìn, bao nhiêu chục nghìn, ... bao nhiêu đơn vị - GV gắn kết quả đếm xuống các cột ở cuối bảng - Cho HS xác định lại số này gồm bao nhiêu hàng trăm nghìn, bao nhiêu chục nghìn, ..... bao nhiêu đơn vị, hướng dẫn HS viết số và đọc số - Tương tự như vậy, GV lập thêm vài số có sáu chữ số nữa lên bảng, cho HS lên bảng viết số và đọc số - GV viết số, sau đó yêu cầu HS lấy các thẻ số 100. 000; 10. 000; 1. 000; 100; 10; 1 và các tấm ghi 1, 2, 3, ..., 9 gắn vào các cột tương ứng trên bảng 3 – Hoạt động 3: Thực hành Bài 1: a, Cho HS phân tích mẫu b, GV đưa hình vẽ như SGK, HS nêu kết quả cần điền vào ô trống 523.453; cả lớp đọc số 523.453 Bài 2: HS tự làm, sau đó thống nhất kết quả Bài 3: GV cho HS đọc các số Bài 4: GV cho HS viết các số tương ứng vào vở 4 – Hoạt động 4: Củng cố dặn dò - Gọi HS nêu cách đọc số có 6 chữ số - Về tập đọc lại các số có 6 chữ số Thứ ngày tháng 8 năm 2008 Toán Bài 7 : Luyện tập I – Mục tiêu - Giúp HS luyện viết và đọc số có tới sáu chữ số (cả trường hợp có các chữ số 0) II - Đồ dùng III. Các hoạt động dạy – học 1 – Hoạt động 1: Ôn lại hàng - GV cho HS ôn lại các hàng đã học, quan hệ giữa đơn vị hai hàng liền kề - GV viết 82 ... HS làm theo 2 cách Bài 3: Gọi 2 HS lên bảng tính ( 3 + 5 ) x 4 và 3 x 4 + 5 x 4 HS nêu cách nhân 1 tổng với 1 số. GV giúp HS diễn đạt chính xác Bài 4: Hướng dẫn cách làm – HS làm bài vào vở 4 – Hoạt động 4: Củng cố dặn dò - HS nêu lại cách nhân 1 số với 1 tổng Thứ ngày tháng . năm 2008 Bài 57 Nhân một số với một hiệu I – Mục Tiêu - Giúp HS biết thực hiện phép nhân 1 số với 1 hiệu, nhân 1 hiệu với 1 số - Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm II - Đồ dùng dạy học - Kẻ bảng phụ bài tập 1 III – các hoạt động dạy học 1 – Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - HS nêu lại cách nhân 1 số với 1 tổng - Chữa bài tập 3 tiết 56 2 – Hoạt động 2: Bài mới a, Tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức - GV ghi bảng: 3 x ( 7 – 5 ) và 3 x 7 – 3 x 5 - HS tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức => 3 x ( 7 – 5 ) = 3 x 7 – 3 x 5 b, Nhân 1 số với 1 hiệu: tương tự => Khi nhân 1 số với 1 hiệu, ta có thể lần lượt nhân số đó với số bị trừ và số trừ rồi trừ 2 kết quả cho nhau 3 – Hoạt động 3: Thực hành Bài 1: GV treo bảng phụ, nói cấu tạo, hướng dẫn HS tính và viết vào bảng – HS tự làm bài vào vở Bài 2: GV ghi; 26 x 9 sau đó gọi 2 HS lên bảng tính theo 2 cách khác nhau – Lớp tự làm các các bài tập còn lại Bài 3: Gọi HS nêu cách làm bài và tự làm bài và nêu kết quả Bài 4: HS lên bảng làm ( 7 – 5 ) x 3 và 7 x 3 – Hoạt động 3: 5 x 3 HS nhận xét và so sánh kết quả 4 – Hoạt động 4: Củng cố dặn dò - HS nêu lại cách nhân 1 hiệu với 1 số Thứ ngày tháng . năm 2008 Bài 58 luyện tập I – Mục Tiêu - Giúp HS củng cố kiến thức đã học về tính chát giao hoán kết hợp của phép nhân và cách nhân 1 số với 1 tổng ( hoặc hiệu ) - Thực hành tính toán và tính nhanh II - Đồ dùng dạy học III – các hoạt động dạy học 1 – Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - HS nêu cách nhân 1 số với 1 hiệu và cho ví dụ - HS nhắc lại các tính chất của phép nhân: Tính chất giao hoán, kết hợp nhân 1 tổng với 1 số - Cho 3 HS viết biểu thức chữ và phát biểu bằng lời a x b = b x a; ( a x b ) x c = a x ( b x c ) 2 – Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Hướng dẫn HS cách làm rồi cho HS thực hành tính Bài 2: a, HS tự làm vào vở – Gọi HS nói kết quả và nhạn xét các kết quả b, GV ghi phép tính lên bảng – Gọi 2 HS lên tính theo 2 cách khác nhau – GV chữa theo cách làm mẫu Bài 3: Hướng dẫn HS áp dụng các tính chất đã học để tính – HS tự làm vào vở, nói cách làm và kết quả Bài 4: Gọi HS nêu cách tính diện tích, chu vi hình chữ nhật – Gọi HS đọc bài toán rồi tóm tắt bài toán – Hướng dẫn HS cách giải – HS làm bài vào vở 3 – Hoạt động 3: Củng cố dặn dò - Thu 1 số bài chấm và nhận xét Thứ ngày tháng . năm 2008 Bài 59 Nhân số có hai chữ số I – Mục Tiêu - Giúp HS biết cách nhân với số có hai chữ số - Nhận biết tích riêng thứ nhất và tích riêng thứ hai trong phép nhân với số có hai chữ số II - Đồ dùng dạy học III – các hoạt động dạy học 1 – Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - HS lên bảng chữa bài tập 4 tiết 58 - HS nêu lại cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật 2 – Hoạt động 2: Bài mới a, Tìm cách tính 36 x 23 36 x 23 = 36 x ( 20 + 3 ) = 36 x 20 + 36 x 3 = 720 + 108 = 828 b, Giới thiệu cách đặt tính và tính 36 23 108 <= 36 x 3 72 <= 36 x 2 828 <= 108 + 720 3 – Hoạt động 3: Thực hành Bài 1: Cho HS làm từng phép nhân Bài 2: HS tự làm bài rồi chữa bài - Nếu a= 13 thì 45 x a = 45 x 13 = 585 - Nếu a = 26 thì 45 x a = 45 x 26 = 1170 Bài 3: HS tự giải Số trang của 25 quyển vở là 48 x 25 = 1200 ( trang ) Đáp số: 1200 trang 4 – Hoạt động 4: Củng cố dặn dò - Thu 1 số bài chấm và nhận xét Thứ ngày tháng . năm 2008 Bài 60 luyện tập I – Mục Tiêu - Giúp HS rèn kĩ năng nhân với số có hai chữ số - Giải bài toán có phép nhan với số có hai chữ số II - Đồ dùng dạy học III – các hoạt động dạy học 1 – Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Chữa bài tập 1 và 4 tiết 59 2 – Hoạt động 2: Bài tập Bài 1: Cho HS tự đặt tính rồi tính và chữa bài Bài 2: Cho HS tính ở giấy nháp rồi nêu kết quả tính để viết vào ô trống HS nêu: Nếu m = 3 thì m x 78 = 3 x 78 = 324 Vậy viết 324 vào ô trống Bài 3: Cho HS tự giải bài toán Bài 4: HS tự làm bài và chữa bài Trong một giờ tim người đó đập số lần là 75 x 60 = 4500 ( lần ) Trong 24 giờ tim người đó đập số lần là 4500 x 24 = 108 000 ( lần ) Đáp số: 108000 lần Bài 5: HS tự làm bài và chữa bài Số học sinh của 12 lớp là 30 x 12 = 360 ( học sinh ) Số học sinh của 6 lớp là 35 x 6 = 210 ( học sinh ) Tổng số học sinh của trường là 360 + 210 = 570 ( học sinh ) Đáp số: 570 học sinh 3 – Hoạt động 3: Củng cố dặn dò - Thu bài chấm và nhận xét Tuần 13 Ngày soạn: Thứ ngày tháng năm 2008 Bài 61 Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 I – Mục Tiêu - Giúp HS biết cách và có kĩ năng nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11 II - Đồ dùng dạy học III – các hoạt động dạy học 1 – Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Chữa bài tập 4 tiết 60 2 – Hoạt động 2: Bài mới a, Trường hợp tổng 2 chữ số bé hơn 10 - Cho HS dặt tính và tính: 27 x 11 - Nhận xét kết quả: 297 với thừa số 27 nhằm rút ra kết luận Để có 297 ta viết thêm số 9 ( là tổng của 2 và 7 ) xen giữa 2 chữ số của 27 - HS làm thêm ví dụ: 35 x 11 = 385 b, Trường hợp tổng hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10 - HS thử nhân nhẩm: 48 x 11 - Yêu cầu HS đặt tính và tính 48 * 11 48 48 528 3 – Hoạt động 3: Thực hành Bài 1: HS tự làm a, 34 x 11 = 374 b, 11 x 95 = 10 45 c, 82 x 11 = 902 Bài 2: Khi tìm X cho Hs nhân nhẩm với 11 a, X : 11 = 25 X : 11 = 78 X = 25 x 11 X = 78 x 11 X = 275 X = 858 Bài 3: HS tự nêu bài toán, tự giải và chữa bài Bài 4: HS đọc đề bài – HS trao đổi theo nhóm để rút ra kết luận 4 – Hoạt động 4: Củng cố dặn dò - Thu vở chấm và nhận xét - HS nêu lại cách nhâm nhẩm số có 2 chữ số với 11 . Thứ ngày tháng . năm 2008 Bài 62 Nhân với số có ba chữ số I – Mục Tiêu - Giúp HS biết cách nhân với số có 3 chữ số - Nhận biết tích riêng thứ nhất, tích riêng thứ 2, tích riêng thứ 3 trong phép nhân với số có 3 chữ số II - Đồ dùng dạy học III – các hoạt động dạy học 1 – Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - HS nêu lại cách nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11 và cho ví dụ 2 – Hoạt động 2: Bài mới a, Tìm cách tính 164 x 123 164 x 123 = 164 x ( 100 + 20 + 3 ) = 164 x 100 + 164 x 20 + 164 x 3 = 16400 + 3280 + 492 = 20172 b, Giới thiệu cách đặt tính và tính 164 123 492 => Tích riêng thứ nhất 328 => Tích riêng thứ hai 164 => Tích riêng thứ ba 20172 3 – Hoạt động 3: Thực hành Bài 1: Cho HS đặt tính rồi tính và chữa bài Bài 2: Cho HS tính ra vở nháp – Gọi 1 số HS lên bảng viết giá trị của từng bài tập vào ô trống trong bảng kẻ sẵn như SGK Bài 3: HS tự làm bài rồi chữa bài Diện tích của mảnh vườn là 125 x 125 = 15 625 (m2) Đáp số: 15 625 m2 4 – Hoạt động 4: Củng cố dặn dò - Thu bài chấm và nhận xét Thứ ngày tháng . năm 2008 Bài 63 Nhân với số có ba chữ số I – Mục Tiêu - Giúp HS biết cách nhân với số có 3 chữ số mà chữ số hành chục bằng 0 II - Đồ dùng dạy học III – các hoạt động dạy học 1 – Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - HS chữa bài tập 1 tiết 62 2 – Hoạt động 2: Bài mới - Giới thiệu cách đặt tính và tính - HS đặt tính và tính 258 x 203 258 203 774 000 516 52374 3 – Hoạt động 3: Thực hành Bài 1: Cho HS tự đặt tính và tính Bài 2: HS tự phát hiện phép nhân nào đúng, phép nhân nào sai và giải thích vì sao Bài 3: Cho HS tự nêu toam tắt bài toán rồi làm bài và chữa bài Số thức ăn cần cho một ngày là 104 x 375 = 39 000 ( gam ) = 39 kg Số thức ăn cần trong 10 ngày là 39 x 10 = 390 ( kg ) Đáp số: 390 kg 4 – Hoạt động 4: Củng cố dặn dò - Thu bài chấm và nhận xét Thứ ngày tháng . năm 2008 Bài 64 luyện tập I – Mục Tiêu - Giúp HS ôn tập cách nhân với số có 2 chữ số, 3 chữ số - Ôn lại cách tính chất: Nhân 1 số với 1 tổng, nhân 1 số với 1 hiệu, tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân - Tính giá trị của biểu thức số và giải toán, trong đó có phép nhân với số có hai hoặc ba chữ số II - Đồ dùng dạy học III – các hoạt động dạy học 1 – Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Chữa bài tập 1 - HS nêu lại cách tính 2 – Hoạt động 2: Bài tập luyện Bài 1: Cả lớp đặt tính rồi tính Bài 2: HS tính rồi nhận xét - Ba số trong mỗi dãy tính phần a, b, c, là như nhau - Phép tính khác nhau và kết quả khác nhau - Khi tính có thể áp dụng nhân nhẩm với 11 Bài 3: Cách thuận tiện nhất được hiểu như nhau a, 142 x 10 + 142 x 18 = 142 x ( 12 + 18 ) = 142 x 30 = 4260 b, 49 x 365 – 39 x 365 = ( 49 – 39 ) x 365 = 10 x 365 = 3650 c, 4 x 18 x 25 = 4 x 25 x 18 = 4 x 25 x 18 = 100 x 18 = 1800 Bài 4: HS tự làm bài rồi chữa bài Bài 5: HS tự làm bài rồi chữa bài a, Với a = 12 cm, b = 5 cm, thì S = 12 x 5 =60 ( cm2) Với a = 15 m, b = 10 m thì S = 15 x 10 = 150 ( m2 ) b, Nếu chiều dài a gấp lên 2 lần thì chiều dài mới là a x 2 và diện tích hình chữ nhật mới là a x 2 x b = 2 x a x b = 2 x ( a x b ) = 2 x S Vậy khi chiều dài gấp lên 2 lần và giữ nguyên chiều rộng thì S hình chữ nhật gấp lên 2 lần 3 – Hoạt động 3: Củng cố dặn dò Thứ ngày tháng . năm 2008 Bài 65 luyện tập chung I – Mục Tiêu - Giúp HS ôn tập, củng cố về một số đơn vị đo khối lượng, diện tích, thời gian thường gặp và học ở lớp 4 - Phép nhân với số có 2 chữ số hoặc 3 chữ số và 1 chữ số, tính chất của phép nhân - Lập công thức tính diện tích hình vuông II - Đồ dùng dạy học III – các hoạt động dạy học 1 – Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Chữa bài tập 5 tiết 64 2 – Hoạt động 2: Bài tập luyện Bài 1: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài Bài 2: Gọi 1 số HS lên bảng làm bài 268 x 235, 324 x 250, 309 x 207 Bài 3: HS làm bài rồi lên chữa bài a, 2 x 39 x 5 = 2 x 5 x 39 = 10 x 39 = 390 b, 302 x 16 + 302 x 4 = 302 x ( 16 + 4 ) = 302 x 20 = 6040 Bài 4: HS tự làm và chữa bài 1 giờ 15 phút = 75 phút Mỗi phút hai vòi nước cùng chảy vào bể được là 25 + 15 = 40 ( l ) Sau 1 giờ15 phút cả 2 vòi nước chảy vào bể được là 40 x 75 = 3000 ( l ) Đáp số: 3000 lít Bài 5: HS tự làm bài rồi chữa bài a, S = a x a b, Với a = 25 m thì S = 25 x 25 = 625 ( m2) 3 – Hoạt động 3: Củng cố dặn dò Tuần 14 Ngày soạn: Thứ ngày tháng năm 2008 Bài 66 luyện tập I – Mục Tiêu
Tài liệu đính kèm: