Giáo án Toán 4 tuần 11 tiết 52: Tính chất kết hợp của phép nhân

Giáo án Toán 4 tuần 11 tiết 52: Tính chất kết hợp của phép nhân

TOÁN:

Tiết 52 : TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN

I. MỤC TIÊU : Giúp HS :

- Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân.

- Bước đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính.

- Bài tập cần làm: Bài 1a; bài 2a.

* HS khá, giỏi làm thêm bài 3.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi nội dung như bài học SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

A. BÀI CŨ:

HS1: Nhân nhẩm: HS2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm

356 x 10 = . 130 tạ = tấn

472 x 100 = . 3000 g = kg

109300 : 100 =

 

doc 3 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 668Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 4 tuần 11 tiết 52: Tính chất kết hợp của phép nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN:
Tiết 52 : TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân.
- Bước đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính.
- Bài tập cần làm: Bài 1a; bài 2a.
* HS khá, giỏi làm thêm bài 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi nội dung như bài học SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. BÀI CŨ:
HS1: Nhân nhẩm: HS2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
356 x 10 = .. 130 tạ = tấn
472 x 100 =. 3000 g = kg
109300 : 100 = 
B. BÀI MỚI: Giới thiệu bài và ghi đề lên bảng
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 Giới thiệu tính chất kết hợp của phép nhân.
a) So sánh giá trị của các biểu thức.
- GV viết (2 x 3) x 4 và 2 x (3 x 4). Yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức, rồi so sánh chúng với nhau.
- HS tính và so sánh.
 (2 x 3) x 4 = 6 x 4 = 24
và 2 x (3 x 4) = 2 x 12 = 24
Vậy (2 x 3) x 4 = 2 x (3 x 4)
b) Giới thiệu tính chất kết hợp của phép nhân.
- GV treo bảng số như SGK
- HS đọc.
- Yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức (a x b) x c và a x (b x c) để điền vào bảng số.
- 3 HS lên bảng thực hiện.
- Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a x b) x c với giá trị của biểu thức a x (b x c) khi a = 3, b = 4, c = 5 ?
- Giá trị của biểu thức (a x b) x c và giá trị của biểu thức a x (b x c) đều bằng 60.
- Làm tương tự với các phần còn lại.
- Vậy giá trị của biểu thức (a x b) x c luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức a x (b x c) ?
- Giá trị của biểu thức (a x b) x c luôn bằng giá trị của biểu thức 
a x (b x c).
- Viết : (a x b) x c = a x (b x c)
- HS đọc : (a x b) x c = a x (b x c)
- Vậy khi thực hiện nhân một tích hai số với số thứ ba ta có thể làm như thế nào?
 Luyện tập thực hành
Vậy khi thực hiện nhân một tích hai số với số thứ ba ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba.
 Bài 1 a: Mẫu: GV viết : 2 x 5 x 4.
- HS đọc biểu thức.
- Hỏi : Biểu thức có dạng tích của mấy số ?
... tích của ba số.
- Có những cách nào để tính giá trị của biểu thức ?
- Có 2 cách.
+ Lấy tích của số thứ nhất và số thứ hai nhân với số thứ ba.
+ Lấy số thứ nhất nhân với tích của số thứ hai và số thứ ba.
- Yêu cầu HS làm bài.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở BT
2 x 5 x 4 = (2 x 5) x 4
 = 10 x 4 = 40
2 x 5 x 4 = 2 x (5 x 4)
 = 2 x 20 = 40
- Nhận xét, nêu cách làm đúng. Yêu cầu HS làm bài a
- HS làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở kiểm tra bài của nhau.
 Bài 2 a: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
Hướng dẫn HS đưa về tích của hai số tròn chục rồi nhân với số còn lại.
- Tính giá trị biểu thức bằng cách thuận tiện nhất.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở BT
13 x 5 x 2 = (13 x 5) x 2 = 65 x 2 = 130
5 x 2 x 34 = (5 x 2) x 34 
 = 10 x 34 = 340
* Bài 3: Hướng dẫn HS khá, giỏi 
- 1 em đọc.
- Bài toán cho biết những gì ?
- Có 8 lớp, mỗi lớp có 15 bộ bàn ghế, mỗi bộ bàn ghế có 2 học sinh.
- Bài toán hỏi gì ?
- Số học sinh của trường.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài. 
- 2 HS lên bảng làm theo 2 cách. Lớp làm bài vào vở BT.
Bài giải
Số bộ bàn ghế có tất cả là :
15 x 8 = 120 (bộ)
Số học sinh có tất cả là :
2 x 120 = 240 (học sinh)
ĐS : 240 học sinh.
Bài giải
Số học sinh của mỗi lớp là :
2 x 15 = 30 (học sinh)
Số học sinh trường đó có là :
30 x 8 = 240 (học sinh)
ĐS : 240 học sinh.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: Nhắc lại tính chất kết hợp của phép nhân.
Bài sau: Tính chất kết hợp của phép nhân.
********************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctoan52.doc