Giáo án Toán 4 - Tuần học 3

Giáo án Toán 4 - Tuần học 3

TOÁN

TIẾT11: TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU ( TIẾP THEO )

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Kiến thức: Biết đọc viết các số đến lớp triệu. Củng cố thêm về hàng và lớp.

- Củng cố cách dùng bảng thống kê số liệu.

2. Kỹ năng: đọc, viết đúng các số đến lớp triệu

3. Thái độ: tích cực hợp tác học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- bảng phụ kẻ sẵn các hàng các lớp.

 

doc 10 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 847Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 4 - Tuần học 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Toán
Tiết11: triệu và lớp triệu ( tiếp theo )
I. Mục đích, yêu cầu
Kiến thức: Biết đọc viết các số đến lớp triệu. Củng cố thêm về hàng và lớp.
- Củng cố cách dùng bảng thống kê số liệu.
2. Kỹ năng: đọc, viết đúng các số đến lớp triệu
3. Thái độ: tích cực hợp tác học tập
II. Đồ dùng dạy học
- bảng phụ kẻ sẵn các hàng các lớp.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ: HS làm lại bài 3 trang13
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: trực tiếp
2.GV hướng dẫn HS đọc và viết số
- GV đưa ra bảng phụ yêu cầu HS viết lại số đã cho trong bảng phụ
Lớp triệu
Lớp nghìn
Lớp đơn vị
Hàng trăm triệu
Hàng chục triệu
Hàng triệu
Hàng trăm nghìn
Hàng chục nghìn
Hàng nghìn
Hàng trăm
Hàng chục
Hàng đơn vị
3
4
2
1
5
7
4
1
3
- HS đọc số vừa viết
- HS nêu cách đọc số.
- Cả lớp nhận xét. GV nhận xét kết luận:
+ Tách thành từng lớp.
+ Tại mỗi lớp, dựa vào cách đọc số có ba chữ số để đọc và thêm tên lớp đó.
3.Thực hành:
Bài tập 1: hoạt động cá nhân. HS nêu yêu cầu của bài
- HS tự viết các số vào vở theo mẫu đã hướng dẫn
- Đại diện 3 HS lên viết trên bảng mỗi em viết 2 số.
- Cả lớp nhận xét. Gv nhận xét đánh giá chốt kết quả đúng.
Bài tập 2: làm miệng
- Cả lớp đọc thầm.
- Một số HS đọc to trước lớp
- Gv nhận xét đánh giá hướng dẫn lại cách đọc số.
Bài tập 3: thảo luận theo cặp
- HS nêu yêu cầu của bài. Thảo luận theo cặp và tự viết số vào vở.
- HS đổi vở kiểm tra chéo nhau.
- Hai HS lên chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét chốt kết quả đúng.
Bài tập 4: Làm việc theo nhóm
- GV chia nhóm giao nhiệm vụ
- Các nhóm hoàn thành yêu cầu bài 4 và cử đại diện lên trả lời.
- GV nhận xét kết luận
4. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại các hàng các lớp , cách đọc số có sáu chữ số.
- GV nhận xét tiết học. Dăn về xem lại bài tập 2,3 trang 15
Toán
Tiết 12:luyện tập
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức:Củng cố cách đọc, số viết số đến lớp triệu.
2. Kỹ năng: nhận biết được giá trị của từng chữ số trong một số
3. Thái độ: ham học hỏi, sáng tạo trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ: HS làm lại bài 3 trang 15. Nêu cách đọc số.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: trực tiếp
2.GV cho HS nêu lại các hàng, các lớp từ nhỏ đến lớn.
- GV hỏi: Các số đến lớp triệu có thể có mấy chữ số 
- HS tự nghĩ ra số có đến hàng chục triệu, hàng trăm triệu. Viết số đó ra bảng con
3.Thực hành
Bài tập 1: Hoạt động nhóm
- Các nhóm làm vào phiếu học tập 
- Đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chốt kết quả đúng.
Bài tập 2: làm việc cả lớp
- GV viết từng số lên bảng HS lần lượt đọc từng số
Bài tập 3: Làm việc cá nhân 
- HS nêu yêu cầu của bài
- HS tự viết vào vở
- 2 HS lên chữa bài
Bài tập 4:
- HS nêu yêu cầu bài tập
- GV gợi ý cách làm
- HS trả lời miệng 
4. Củng cố, dặn dò
- HS nhác lại cách viết số có nhiều chữ số.
- GV nhận xét tiết học. Dăn về xem lại bài tập 4 trang 16
Toán
Tiết 13: luyện tập
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức: Củng cố về đọc số viết số đến lớp triệu. Thứ tự các số
2. Kỹ năng: Nhận biết giá trị của từng chữ số theo hàng và lớp
3. Thái độ: yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy – học
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ: HS làm lại bài 2 trang 16. nêu các hàng các lớp từ bé đến lớn.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2.Thực hành
Bài tập 1: làm việc cá nhân
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS tự làm vào vở
- GV chữa bài 
bài tậi 2: làm việc theo cặp
- HS thảo luận phân tích và viết số vào vở.
- Đại diện 4 HS lên chữa bài.
- GV nhận xét đánh giá, chốt kết quả đúng.
Bài tập 3: làm việc cả lớp 
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Đọc các số liệu trong bảng. Lần lượt trả lời câu hỏi SGK.
Bài tập 4: làm việc cả lớp
- GV yêu cầu HS đếm thêm 100 triệu từ 100 triệu đến 900 triệu
- GV hỏi nếu đếm như trên thì số tiếp theo 900 triệu là số nào?
- HS trả lời.
- GV giới thiệu: Số 1000 triệu còn gọi là 1 tỉ
+ 1 tỉ viết là 1 000 000 000
- GV hỏi: nếu nói 1 tỉ đồng tức là nói bao nhiêu triệu đồng?
- HS làm bài tập 4: HS nêu cách viết vào chỗ chấm
Bài tập 5: HS quan sát lược đồ và nêu số dân của một số tỉnh, thành phố.
4. Củng cố, dặn dò
- GVnhận xét tiết học, dặn về nhà xem lại bài 4 trang 17
Toán
Tiết 14: dãy số tự nhiên
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức: HS nhận biết số tự nhiên và dãy số tự nhiên.
2. Kỹ năng: Tự nêu được một số đặc điểm của dãy số tự nhiên.
3. Thái độ: Tự giác học tập
II. Đồ dùng dạy – học
-Vẽ sẵn tia số vào bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ: HS làm lại bài 2 trang 17
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
2.Giới thiệu số tự nhiên và dãy số tự nhiên.
- GV gợi ý HS nêu một vài số đã học.
- GV ghi các số đó lên bảng và chỉ vào các số và nêu các số Ví dụ : 12,241,1996,0 .. là các số tự nhiên 
- HS nhắc lại và nêu thêm ví dụ về số tự nhiên
- GV hướng dãn HS viết lên bảng các số tự nhiên theo thứ tự từ bé đến lớn, bắt đầu từ số 0.
- HS nêu lại đặc điẻm dãy số vừa viết
- GV giới thiệu: Tất cả các số tự nhiên sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn tạo thành dãy số tự nhiên 
GV nêu lần lượt từng dãy số rồi cho HS nhận xét xem dãy số nào là dãy số tự nhiên hoặc không phải là dãy số tự nhiên:
+ 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10... là dãy số tự nhiên, ba dấu chấm để chỉ các số tự nhiên lớn hơn 10.
+ 1, 2, 3, 4, 5, 6, , 8, 9, 10, không là dãy số tự nhiênvì thiếu số 0, đây chỉ là bộ phận của dãy số tự nhiên.
+ 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,10, không là dãy số tự nhiênvì thiếu ba dấu chấm biểu thị các số tự nhiên lớn hơn 10, đây chỉ là bộ phận của dãy số tự nhiên.
- GV cho HS quan sát hình vẽ tia số trên bảng
- HS nêu nhận xét: số 0 ứng với điểm gốc tia số; mỗi số của dãy số tự nhiên ứng với một điểmcủa tia số
- GV kết luận : ta đã biểu diễn dãy số tự nhiên trên tia số
2.Giới thiệu một số đặc điểm của dãy số tự nhiên
-GV hướng dẫn HS tập nhận xét đặc điểm của dãy số tự nhiên:0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10..
- GV nêu câu hỏi thêm 1 vào số 36 ta được số nào?
+ Thêm 1 vào số 2005 ta được số nào?
- HS tự phát hiện thêm 1 vào bất cứ số nào cũng được số tự nhiên liền sau số đó, như thế dãy số tự nhiên có thể kéo dài mãi điều đó chứng tỏ không có số tự nhiên lớn nhất.
- HS nêu thêm một số ví dụ khác
- Tương tự GV cho HS bớt 1 ở bất kì số nào cũng đwocj số tự nhiên liền trước số đó.
-GV kết luận không thể bớt 1 ở số 0 để được số tự nhiên nên không có số tự nhiên nào liền trước số 0 và số 0 là số tự nhiên bé nhất
- GV gợi ý HS nhận xét về hai số tự nhiên liền nhau từ đó có nhận xét chung: Trong dãy số tự nhiên, hai số liên tiếp thì hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị
3.Thực hành
Bài tập 1, 2: Làm việc cá nhân
- HS tự viết vào vở 
- 2 HS lên chữa bài 
- Cả lớp nhận xét.
- GV hỏi củng cố về số liền trước, số liền sau của một dãy số tự nhiên.
Bài tập 3: Thảo luận theo cặp
- HS nêu yêu cầu của bài , thảo luận theo cặp.
- Đại diện 3 cặp lên điền số thióch hợp vào chỗ chấm
- các HS khác nhận xét 
- GV nhân xét chốt kết quả đúng.
Bài tập 4: Làm việc cá nhân
- HS tự làm bài vào vở.
- Đại diện 3 em lên chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét đánh giá 
4. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại các đặc điểm của dãy số tự nhiên.
- GV nhận xét tiết học. Dặn về xem lại bài tập 3,4 trang 19
Toán
Tiết15: viết số tự nhiên trong hệ thập phân
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức: Giúp HS hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về: đặc điểm của hệ thập phân; sử dụng mười kí hiệu ( chữ số) để viết số trong hệ thập phân; giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể
2. Kỹ năng: viết được số trong hệ thập phân
3. Thái độ: Có tinh thần hợp tác trong học tập
II. Đồ dùng dạy học
- Phiểu học tập
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ: HS làm lại bài 4 trang 19; một số em nêu lại đặc điểm của dãy số tự nhiên
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
2.Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của hệ thập phân.
-Gv hỏi: trong bài học về các hàng các lớp các em thấy mỗi hàng viết được mấy chữ số?
 10 đơn vị = ? chục
10chục = ? trăm 
10 trăm = ? nghìn 
- GV kết luận: ở mỗi hàng chỉ có thể viết được 1 chữ số. Cứ mười đơn vị ở một hàng hợp thành một đợn vị ở hàng trên tiếp liền nó.
- Với mười chữ số : 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 có thể viết được mọi số tự nhiên.
- HS tự viết số tự nhiên bất kì và nêu giá trị của mỗi chữ số trong số vừa viết.
- GV nhận xét: Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
- GV nêu: Viết số tự nhiên với đặc điểm như trên được gọi là viết số tự nhiên trong hệ thập phân
3. Thực hành
Bài tập 1 : làm việc cá nhân
- Gv đọc số ; HS viết số vào bảng con.
- HS nêu số vừa viết gồm mấy mấy triệu?, mấy nghìn? mấy trăm? mấy chục? mấy đơn vị?
- GV nhận xét chốt kết quả đúng.
Bài tập 2: Thảo luận theo cặp.
- HS đọc yêu cầu của bài
- các cặp thảo luận tự viết vào phiếu học tập.
- Đại diện 2 cặp lên chữa bài 
- các HS khác nhận xét.
- GV nhận xét đánh giá
bài tập 3: hoạt động cả lớp
- HS nêu yêu cầu của bài
- Một số em trả lời trước lớp 
- Cả lớp và GV nhận xét kết luận.
4. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại cách viết số trong hệ thập phân
- GVnhận xét tiết học. Dặn về làm lại bài 2

Tài liệu đính kèm:

  • doc0302 Toan.doc