I/ Mục tiêu:
- Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân.
- Biết đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính.
- KNS: Tư duy sng tạo; quản lý thời gian; hợp tc; lắng nghe tích cực.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Bảng phụ kẻ bảng phần (b) SGK, bỏ trống các dòng 2,3,4 ở cột 4,5
III/ Các hoạt động dạy-học:
KẾ HOẠCH BÀI HỌC THAO GIẢNG GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG Người thực hiện: Võ Hà Thanh Ngày thực hiện: 07/11/2012 Môn: Toán Lớp dạy: 4A Bài dạy: TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN I/ Mục tiêu: Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân. Biết đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính. KNS: Tư duy sáng tạo; quản lý thời gian; hợp tác; lắng nghe tích cực. II/ Đồ dùng dạy-học: - Bảng phụ kẻ bảng phần (b) SGK, bỏ trống các dòng 2,3,4 ở cột 4,5 III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Nhân với 10, 100, 1000, ... Chia cho 10, 100, 1000,... Gọi hs lên bảng trả lời và thực hiện tính - Khi nhân một STN với 10, 100, 1000,... ta làm sao? Tính nhẩm: 18 x 10 = ?; 18 x 100 = ?; 18 x 1000 = ? + Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,... cho 10, 100, 1000,... ta làm thế nào? 420 : 10 = ?; 6800 : 100 = ?; 2000 : 1000 = ? Nhận xét, ghi điểm B/ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, các em sẽ làm quen với tính chất kết hợp của phép nhân, áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân để thực hiện tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện. 2) So sánh giá trị của hai biểu thức: a) So sánh giá trị của các biểu thức - Viết lên bảng 2 biểu thức (2 x 3) x 4 2 x (3 x 4) - Gọi hs lên bảng tính, các em còn lại làm vào vở nháp - Em có nhận xét gì về kết quả của hai biểu thức trên? - Vậy 2 x (3 x 4) = 2 x (3 x4) * Thực hiện tương tự với một cặp biểu thức khác (5 x 2) x 4 và 5 x (2 x 4) b) Giới thiệu tính chất kết hợp của phép nhân - Treo bảng phụ đã chuẩn bị - Giới thiệu cách làm: Cô lần lượt cho các giá trị của a, b, c, các em hãy lần lượt tính giá trị của các biểu thức (a x b) xc, a x (bxc) và viết vào bảng - Với a = 3, b = 4, c = 5 - Với a = 5, b = 2, c = 3 - Với a = 4, b = 6, c = 2 - Nhìn vào bảng, các em hãy so sánh giá trị của biểu thức (a x b) x c và a x (b x c) khi a = 3, b = 4, c = 5 - Hỏi tương tự với 2 trường hợp còn lại - Vậy giá trị của biểu thức (a x b) x c như thế nào so với giá trị của biểu thức a x (b x c) - Ta có thể viết (a x b) x c = a x (b x c) - Đây là phép nhân có mấy thừa số? - Chỉ vào VT và nói: (a x b) x c gọi là một tích nhân với một số , chỉ VP : a x (b x c) gọi là một số nhân với một tích - Khi nhân một tích hai số với số thứ ba ta làm sao? Kết luận: Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba - Gọi hs nêu lại kết luận trên - Từ nhận xét trên, ta có thể tính giá trị của biểu thức a x b x c = (a x b) x c = a x (b x c) - Nghĩa là có thể tính a x b x c bằng 2 cách: a x b x c = (a x b) x c hoặc a x b x c = a x (b x c) Tính chất này giúp ta chọn được cách làm thuận tiện nhất khi tính giá trị của biểu thức dạng a x b x c 3) Luyện tập, thực hành: Bài 1: Thực hiện mẫu 2 x 5 x 4 sau đó ghi lần lượt từng bài lên bảng, gọi hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp HS chỉ thực hiện Bài 1a. Bài 2: Gọi hs đọc y/c - Viết lên bảng 13 x 5 x 2 - Gọi hs lên bảng tính theo 2 cách - Theo em trong 2 cách trên, cách nào thuận tiện hơn? Vì sao? - Gọi hs lên bảng thực hiện bài còn lại, cả lớp làm vào vở nháp Bài 3: Gọi HS đọc bài toán - GV hướng dẫn HS phân tích đề. - Hướng dẫn HS cách làm. - Y/c HS tự làm bài, gọi HS lên bảng làm. C. Củng cố, dặn dò: - Khi nhân một tích hai số với số thứ ba ta làm sao? - Bài sau: Nhân với số có tận cùng là chữ số 0 - Nhận xét tiết học 2 hs lần lượt lên bảng thực hiện - Ta chỉ việc viết thêm một, hai, ba,... chữ số 0 vào bên phải số đó. 18 x 10 = 180 18 x 100 = 1800 18 x 1000 = 18000 + Ta chỉ việc bỏ bớt đi một, hai, ba,... chữ số 0 ở bên phải số đó 420 : 10 = 42 6800 : 100 = 68 2000 : 1000 = 2 - Lắng nghe 2 hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào nháp (2 x 3) x 4 = 24 2 x (3 x 4) = 24 - Có giá trị bằng nhau 1 hs lên bảng thực hiện tính, cả lớp so sánh kết quả của hai biểu thức và rút ra kết luận (5 x 2) x 4 = 5 x (2 x 4) - lắng nghe * (a x b) x c = (3 x 4) x 5 = 60 a x (b x c) = 3 x (4 x 5) = 60 * (a x b) x c = (5 x 2) x 3 = 30 a x (b x c) = 5 x (2 x 3) = 30 * (a x b) x c = (4 x 6) x 2 = 48 a x (b x c) = 4 x (6 x 2) = 48 - Đều bằng 60 - Hs so sánh sau mỗi trường hợp Gv nêu - Bằng nhau 2 hs đọc 3 thừa số - Lắng nghe - Ta nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba - Lắng nghe 2 hs nêu lại - Lắng nghe - Lần lượt từng hs lên bảng thực hiện 4 x 5 x 3 = (4 x 5) x 3 = 20 x 3 = 60 4 x 5 x 3 = 4 x (5 x 3) = 4 x 15 = 60 3 x 5 x 6 = (3 x 5) x 6 = 15 x 6 = 90 3 x 5 x 6 = 3 x (5 x 6) = 3 x 30 = 90 1 hs đọc y/c 2 hs lên bảng tính theo 2 cách 13 x 5 x 2 = (13 x 5) x 2 = 65 x 2 = 130 13 x 5 x 2 = 13 x (5 x 2) = 13 x 10 = 130 - Cách thứ 2 thuận tiện hơn vì ở bước nhân thứ hai ta thực hiện nhân với 10, cho nên ta viết ngay được kết quả 5 x 2 x 34 = (5 x 2) x 34 = 10 x 34 = 340 1 HS đọc. - ssHS phân tích đề. - HS nêu cách làm. - HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm. - Ta nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba ____________________________________________
Tài liệu đính kèm: