I. MỤC TIÊU :
-Giúp học sinh: Rèn luyện kĩ năng tính chia (bước dầu là quen với cách viết gọn) và giải bài toán có hai phép tính.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-Bảng phụ vẽ sẵn nội dung bài tập 5.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
A.KIỂM TRA BÀI CŨ :
-Gọi học sinh lên bảng thực hành sử dụng bảng chia.
- Nhận xét cho điểm HS.
Tiết 75 Thứ sáu ngày 17 tháng 12 năm 2004 Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU : -Giúp học sinh: Rèn luyện kĩ năng tính chia (bước dầu là quen với cách viết gọn) và giải bài toán có hai phép tính. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -Bảng phụ vẽ sẵn nội dung bài tập 5. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: A.KIỂM TRA BÀI CŨ : -Gọi học sinh lên bảng thực hành sử dụng bảng chia. - Nhận xét cho điểm HS. B.GIỚI THIỆU BÀI CŨ: Luyện tập HĐ GIÁO VIÊN HỌC SINH 1 Hướng dẫn HS luyện tập. Bài 1: - Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số. - Yêu cầu HS làm bài. - Yêu cầu HS nêu rõ từng bước tính của mình. - Chữa bài và cho điểm HS. - Yêu cầu HS rút ra nhận xét sau khi thực hiện 3 phép tính trên. Bài 2: - Hướng dẫn HS đặt tính, sau đó nêu yêu cầu: Chia nhẩm, mỗi lần chia chỉ viết số dư, không viết tích của thương và số chia. - Yêu cầu HS làm bài. - Yêu cầu HS nêu rõ từng bước tính của mình. - Chữa bài và cho điểm HS. Bài 3: - Gọi HS đọc đề bài. - Vẽ sơ đồ bài toán lên bảng. - Bài toán yêu cầu tìm gì? - Quãng đường AC có mối quan hệ như thế nào với quãng đường AB và BC? - Quãng đường AB dài bao nhiêu mét? - Quãng đường BC dài bao nhiêu mét? - Tính quãng đường BC như thế nào? - Yêu cầu HS làm bài. - Sau khi cho HS xác định quãng dường AB, BC, AC trên sơ đồ, GV yêu cầu HS so sánh độ dài quãng đường AC với độ dài quãng đường AB để thấy độ dài quãng đường AC gấp 5 lần AB. Bài 5 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Muốn tính độ dài của một đường gấp khúc ta làm thế nào? - Yêu cầu HS tự làm bài. - Chữa bài và cho điểm HS. - Đặt tính sao cho các hành đơn vị thẳng cột với nhau. Thực hiện tính từ phải sang trái. - 3 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng con. 213 374 208 3 2 4 639 748 832 - HS nêu cách tính của mình. a) là phép nhân không nhớ. b) Phép nhân có nhớ một lần. c) Phép nhân có nhớ một lần và phép nhân có 0. - HS cả lớp thực hành chia theo hướng dẫn. - 4 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng con. - 1 em đọc đề bài, cả lớp đọc thầm. - Quan sát sơ đồ và xác định quãng đường AB, BC, AC. - Bài toán yêu cầu tìm quãng đường AC. - Quãng đường AC chính là tổng của quãng đường AB và BC. - Quãng đường AB dài 172 mét. - Quãng đường BC chưa biết, phải đi tính. - Lấy độ dài quãng đường AB nhân 4. - 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. Bài giải Quãng đường BC dài là: 172 x 4 = 688 (m) Quãng đường AC dài là: 172 + 688 = 860 (m) Đáp số: 860m Bài giải Quãng đường AC dài gấp quãng đường AB số lần là: 1 + 4 = 5 (lần) Quãng đường AC dài là: 72 x 5 = 860 (m) Đáp số: 860 (m) - Bài toán yêu cầu chúng ta tính độ dài đường gấp khúc ABCDE và KMNPQ. - Ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó. - 2 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. Bài giải Độ dài đường gấp khúc ABCDE là: 3 + 4 + 3 + 4 = 14 (cm) Độ dài đường gấp khúc KMNPQ là: 3 + 3 + 3 + 3 = 12 (cm) Hoặc 3 x 4 = 12 (cm) IV CỦNG CỐ-DẶN DÒ - Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số. - Muốn tính độ dài của một đường gấp khúc ta làm thế nào? - Về nhà làm bài tập 4 trang 76. - Nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: