Giáo án các môn lớp 4 - Tuần học 5 năm học 2011

Giáo án các môn lớp 4 - Tuần học 5 năm học 2011

TẬP ĐỌC

Những hạt thóc giống

 Truyện dân gian Khơ Me

I. MỤC TIÊU

 - Đọc trôi chảy toàn bài, giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi. Phân biệt lời nhân vật với lời dẫn truyện.

 - Đọc đúng các tiếng, từ khó dễ lẫn (l/n): nô nức, lo lắng, luộc kĩ, sững sờ, nảy mầm,.

 - Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh.

 - Hiểu nội dung: Ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.

 - HS học tập tính trung thực của cậu bé Chôm

 - Rèn kĩ năng : Xác định giá trị ( nhận biếtđược sự trung thực của cậu bé Chôm), tự nhận thức về bản thân, tư duy phê phán.

II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

 

doc 42 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 801Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Tuần học 5 năm học 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Thứ hai ngày 3 tháng10 năm 2011
Tiết:	 Tập đọc
Những hạt thóc giống
 Truyện dân gian Khơ Me
I. Mục tiêu
 - Đọc trôi chảy toàn bài, giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi. Phân biệt lời nhân vật với lời dẫn truyện.
 - Đọc đúng các tiếng, từ khó dễ lẫn (l/n): nô nức, lo lắng, luộc kĩ, sững sờ, nảy mầm,..
 - Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh.
 - Hiểu nội dung: Ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.
 - HS học tập tính trung thực của cậu bé Chôm
 - Rèn kĩ năng : Xác định giá trị ( nhận biếtđược sự trung thực của cậu bé Chôm), tự nhận thức về bản thân, tư duy phê phán.
II.Đồ dùng dạy- học 
 -Tranh minh hoạ SGK.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu
Nôị dung
Giáo viên
Học sinh
1- KTBC( 5 phút)
- Đọc thuộc lòng bài thơ “Tre Việt Nam ”
TLCH SGK: Qua hình tượng cây tre tác giả muốn nói điều gì?
- 2 HS đọc thuộc lòng
- Nhận xét
2- Dạy bài mới (33 phút)
a.Giới thiệu bài 
Dùng tranh minh hoạ- ghi đầu bài
Quan sát – nghe
b- Luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc
- GV chia đoạn:
 Đ1: Ngày xưaphạt.
 Đ2: Có chú béđược.
 Đ3: Mọi ngườicủa ta.
 Đ4: Còn lại 
- GV nêu cách đọc toàn bài 
-Theo dõi- chia đoạn trong SGK
- 4 học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1
- Sửa lỗi phát âm và ngắt nghỉ cho HS
- Cho HS phát âm từ khó: sững sờ, nô nức, lo lắng, luộc kỹ, dõng dạc...
- Cá nhân, cả lớp phát âm
- Luỵên đọc câu: Vua gieo trồng/và..nhất/sẽ được nộp/sẽ bị trừng phạt.
- Đọc mẫu, nêu cách đọc toàn bài.
-Luyện đọc câu khó
- Đọc chú giải 
-Luyện đọc trong nhóm 4
- 4HS đọc trước lớp lần 2
- Nghe
* Tìm hiểu bài
- Đọc thầm từng đoạn, cả bài TLCH:
+ Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?
- 1 người trung thực
*Đoạn 1:
+ Nhà vua làm cách nào để tìm người trung thực?
- Bắt dân trồng thóc đã luộc (Thứ thóc không thể nảy mầm được )
 *ý 1:Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi.
* Đoạn 2:
+ Theo lệnh vua, chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả như thế nào?
+ Đến kì nộp thóc cho vua, mọi người làm gì? Chôm đã làm gì?
- Hành động của chú bé có gì khác người?
* Đọc đoạn 3:
+ Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe lời nói thật của Chôm?
- Gọi 1HS đọc đoạn cuối và hỏi:
+Vua đã nói ntn?
+Cậu bé Chôm được hưởng những gì do tính thật thà, dũng cảm?
+ Vì sao người trung thực là đáng quý
- Chôm gieo trồng, dốc công chăm sóc
- Mọi người nô nức trở thóc về kinh đô, Chôm quỳ tâu 
- Dám nói lên sự thật dù bị trùng phạt.
- Sững sờ ,ngạc nhiên .
- Thóc giống đã luộc không thể nảy mầm
- Được vua truyền ngôi và trở thành ông 
vua hiền minh
-HS nối tiếp trả lời
* Đọc diễn cảm
3. Củng cố- dặn dò:
2’
*ý2,3, 4: Cậu bé Chôm là người trung thực dám nói lên sự thật.
-Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và nêu ý nghĩa câu chuyện?
*ý nghĩa: Ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm dám nói lên sự thực.
- Hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với từng đoạn, cả bài.
- Hướng dẫn luyện đọc đoạn: “Chôm lo lắngthóc giống của ta”
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- NX, cho điểm.
-HS đọc thầm bài -TLCH
- Ghi bài.
- 4 em đọc nối tiếp, tìm giọng đọc phù hợp.
- Luyện đọc cặp.
- 4- 5 em đọc trước lớp
- Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
- Quabài học, em học tập điều gì?
- NX tiết học. Bài sau:GàTrống và Cáo
- 1- 2 em nêu.
- Nghe.
*Bổsung:.
Tiết:	Toán 
Luyện tập
I. Mục tiêu
- Củng cố về nhận thức số ngày trong từng tháng của 1 năm.
- Năm nhuận có 366 ngày và năm không nhuận có 365 ngày.
- Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học, cách tính mốc thế kỉ.
II. Đồ dùng dạy- học 
 - Phấn màu, bảng phụ
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
Nội dung
Giáo viên
Học sinh
1- KTBC (3 phút)
- Kể tên các đơn vị đo (t) đã học. Mối quan hệ giữa giây – phút, thế kỉ – năm
- 1- 2 HS kể
- 1 HS nhận xét
2- Dạy bài mới (34 phút)
a.Giới thiệu bài 
- Giới thiệu bài- ghi bảng.
- Nêu mục tiêu bài học.
b- Luyện tập
* Bài 1(26 )
- Yêu cầu đọc đề và tự làm. a) Nhắc lại cho HS cách nhớ số ngày trong mỗi tháng như sau:
Tính từ trái - > phải
- Chỗ lồi của đốt xương các ngón chỉ tháng có 31 ngày
- Chỗ lõm giữa 2 đốt lồi chỉ tháng có 28 (29) hoặc 30 ngày
- Đọc đề 
- Làm bài
- Đổi chéo vở kiểm tra bài
- Đọc chữa
*Bài 2:
b) Giới thiệu: - Năm nhuận là năm mà tháng 2 có 29 ngày.
- Năm không nhuận là năm mà tháng 2 có 28 ngày.
c. HD HS dựa vào 1, tính số ngày trong năm (nhuận và không nhuận).
-> Tháng nào có 28 (29) ngày; 30 hoặc 31 ngày năm nhuận có bao nhiêu ngày?
*Củng cố về số ngày trong từng tháng của 1 năm 
- Gọi HS đọc đầu bài 
- 3 HS lên bảng
- Mỗi HS làm 1 dòng.
- Mối quan hệ giữa giờ, phút, giây?
- Hướng dẫn mẫu:
1/3 ngày = giờ
1 ngày = 24 giờ nên 1/3 ngày = 24 : 3 = 8 giờ
- Y/c HS làm bài, chữa bài
- NX, chốt kq
*Củng cố mối quan hệ giữa giờ, phút, giây 
- Gọi HS đọc y/c
- 1 thế kỉ có bao nhiêu năm?
- NX, KL:
a. 1789 thuộc Tk 18
b. 1980 – 600 = 1.380 thuộc TK14
*Củng cố mối quan hệ giữa năm và thế kỉ
- 1HS nêu 
- Theo dõi mẫu
- Làm bài, chữa bài
* Bài 3: 
- Đọc đầu bài
- Nối tiếp nhau nêu.
- Làm bài, chữa.
3. Củng cố, dặn dò ( 3 phút)
- Bài củng cố những kiến thức gì?
- Nhận xét giờ học. 
- Bài sau: Tìm số trung bình cộng.
-1- 2 em nêu.
- Nghe.
*Bổsung:.
Tiết: Khoa học
Sử dụng hợp lý các chất béo và muối ăn
I. Mục tiêu
 - Giải thích lý do cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật, thực vật
 - ích lợi của muối I-ốt
 - Tác hại của thói quen ăn mặn.
 - Rèn kĩ năng tự nhận thức vệ sự cần thiết sử dụng hợp lý các chất béo và muối ăn.
II. Đồ dùng dạy -học 
 - Các hình minh hoạ trang 20, 21 – SGK.
 -Tranh ảnh về thực phẩm có chứa I- ốt và vai trò của I- ốt với sức khoẻ.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu
Nồi dung
Giáo viên
Học sinh
1- KTBC( 4 phút)
- Kể tên một số thức ăn chứa đạm thực vật?
- Tạo sao phải phối hợp ăn thức ăn chứa đạm động vật – thực vật?
- 1 HSTL
- 1 HS TL– nhận xét
2- . Dạy bài mới( 33 phút )
a. Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu bài học- Ghi bài
b.Tìm hiểu bài:
 HĐ1: Trò chơi kể tên những món ăn chứa chất béo.
- Chia lớp làm 2 đội.
- Cách chơi – lụât chơi:
+ Viết tên tiếp sức các món ăn có chứa nhiều chất béo vào bảng sau:
+ Công bố kết quả
+ Quan sát H1 – 4 SGK (T20) và trả lời câu hỏi:
- Nghe và chơi trò chơi.
- Chơi tiếp sức điền bảng mỗi HS điền 1 món ăn.
- Món ăn chứa chất béo thực vật là những món ăn nào?
- Món ăn chứa chất béo ĐV là những món ăn nào?
-HSTL
- Thịt rán - Dầu thực vật
- Cá rán - Lạc rang
- Chân giò luộc - Vừng 
- Thịt lợn luộc - Dừa
- Canh sườn
- Nối tiếp nhau trả lời.
- NX, bổ sung
HĐ2: Thảo luận nhóm: ích lợi của việc ăn phối hợp chất béo ĐV– và chất béo TV
+ Tại sao cần ăn phối hợp chất béo ĐV và chất béo TV?
+ Kể tên các món ăn chứa chất béo ĐV và TV?
- Khi chế biến các món ăn sẵn hay xào, GĐ bạn sử dụng dầu thực vật hay mỡ ĐV.
- Ăn ít t/ ăn chứa chất béo ĐV đề phòng những bệnh gì?
*KL: Mục bạn cần biết
- Thảo luận nhóm 4
- Đưa ra ý kiến và trình bày kết quả: 
+ Để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và chống bệnh tim mạch.
- 1- 2 em đọc SGK.
Hoạt động 3: ích lợi của muối -Iốt và tác hại của ăn mặn.
+ Yêu cầu quan sát hình minh hoạ.
+ Thảo luận về ích lợi của muối
I- ốt và tác hại của việc ăn mặn.
+ GV ghi những ý kiến không trùng lập lên bảng.
- Giảng: Khi thiếu I- ốt, tuyến giáp phải tăng cường hoạt động gây u tuyến giáp. Do tuyến giáp nằm ở mặt trước cổ nên hình thành bướu cổ.....
- GV cho HS thảo luận:
+ QS H5 – 6 (SGK). Làm như thế nào để bổ sung I- ốt cho cơ thể?
+ Tại sao nên sử dụng muối I- ốt?
+Tại sao không nên ăn mặn?
*KL:Mục bạn cần biết
- Quan sát, thảo luận.
- Đại diện trình bày.
- Nghe.
- Quan sát, thảo luận.
- Đại diện trình bài
- 1 em đọc SGK.
3- Củng cố- dặn dò (3 phút )
- Tại sao cần ăn phối hợp TA chứa chất béo động vật – TV ?
- Nêu ích lợi của việc ăn muối
 I- ốt ?
- Nhận xét giờ học-Dặn dò bài sau
- Nối tiếp nhau trả lời.
- Nghe.
*Bổ.sung:.
	Thứ ba ngày 4 tháng 10 năm 2011
Tiết:...	 Chính tả: (Nghe - viết)
 Những hạt thóc giống
I. Mục tiêu
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn văn trong bài: “Những hạt thóc giống”
- Làm đúng các bài tập phân biệt l/ n.
- GD ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy -học 
- Bảng phụ chép nội dung BT2 (a)
III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Nội dung
Giáo viên
Học sinh
1- KTBC (4 phút )
- Đọc cho HS viết: gió thổi, gió nâng, cánh diều, nhà rông.
- 2 HS viết bảng phụ
- Cả lớp viết nháp
2- Dạy bài mới (33 p)
a. Giới thiệu bài :
- Giới thiệu bài- ghi bảng.
- Nêu mục đích, yêu cầu bài học.
- Ghi bài.
b- HD chính tả:
- Đọc toàn bài chính tả ở SGK
- Nhà vua chọn người ntn để nối ngôi?
- Vì sao người trung thực là người đáng quý?
- Đọc cho HS viết các từ: Luộc kĩ, dõng dạc, truyền ngôi
- Nêu cách trình bày bài?
- GV lưu ý:
+ Lời nói trực tiếp của nhân vật phải viết sau dấu : và xuống dòng gạch đầu dòng
- Đọc từng câu cho HS viết bài
- Đọc bài cho HS soát lỗi 
- Chấm 7 – 10 bài
- Nêu nhận xét chung
- Theo dõi-Nêu ND bài viết
- Nhà vua chọn người trung thực.
- Vì người trung thực dám nói đúng sự thật. 
- 2 HS viết bảng phụ
- Cả lớp viết nháp
-1HS nêu
- HS viết bài
- Soát lỗi
- Từng cặp HS đổi vở kiểm tra.
c- Luyện tập:
 Bài 2/a: Điền l/n 
- Gọi HS đọc y/c
- Hướng dẫn cách làm: ghi các từ tìm được vào vở.
-NX, KL: Lời giải, nộp bài, lần này, làm em, lâu nay, lòng thanh thản, làm bài
-1 HS đọc yêu cầu.
-Làm bài- chữa bài
- HS luyện phát âm các từ vừa tìm được.
Bài3/a
- Gọi HS đọc đầu bài
- HD giải đố :- Con nòng nọc
- 1HS đọc
- Suy nghĩ TL
3- Củng cố, dặn dò(2 phút )
- Nhắc lại bài học
- Nhận xét giờ học
-VN xem bài sau
- Nghe.
Tiết: Toán 
Tìm số trung bình cộng
I. Mục tiêu
 - Có hiểu biết ban đầu về số TBC của nhiều số.
 - Biết cách tìm số trung bình cộng của nhiều số
 - Giúp HS yêu thích học toán.
II. Đồ dùng dạy- học
 -Vẽ hình như SGK, bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Nội dung
Giáo viên
Học sinh
1- KTBC(5 phút)
- Chữa BT2 cột 3 SGK (26)
-1 giờ =phút
- 1 phút =giây
- 1 HS làm bài
- 1 HS TL
- Nhận xét
2- Dạy bài mới (33 phút)
a. Giới thiệu bài 
- Giới thiệu bài- ghi bảng.
- Nêu mục tiêubài học 
HS nghe-ghi vở
b. Giới thiệu v ề số TBC và cách tìm số TBC. 
*Bài toán 1
*Bài toán 2:
- Yêu cầu HS đọc đề
- Bài toán cho gì? hỏi gì?
- Vẽ sơ đồ tóm tắt
- HD cách giải bài toán:
+ Can thứ nhất có bao  ... 
 128 – 105 = 23 (HS)
- Quan sát biểu đồ
- Hoàn thiện biểu đồ
- Chữa bài, nhận xét
3.Củng cố, dặn dò(2phút)	
- Dấu hiệu nhận biết biểu đồ cột?
- Có hình cột.
- Cách đọc số liệu trên biểu đồ cột?
- Dựa vào độ cao của các cột.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau:Luyện tập.
- Nghe.
*Bổsung:.
 Thứ sáu ngày 7 tháng 10 năm 2011
Tiết: Tập làm văn 
Đoạn văn trong bài văn kể chuyện
i. Mục tiêu
 - HS có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện.
 - Vận dụng những hiểu biết đã có để tập tạo dựng 1 đoạn văn kể chuyện.
 - GD ý thức ham thích học tập tập làm văn.
II. Đồ dùng dạy- học
 -Phấn màu, bảng phụ
III. Các Hoạt động dạy- học chủ yếu
Nội dung
Giáo viên
Học sinh
1- KTBC(3phút)
- Cốt truyện là gì? 
- Cốt truyện thường gồm những phần nào?
- 2 học sinh trả lời 
- Nhận xét
2- Dạy bài mới(35’)
- Mở SGK (53)
a. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu bài- ghi bảng.
- Nêu mục đích, yêu cầu.
b- Phần nhận xét
* Yêu cầu 1:
- Yêu cầu HS đọc lại câu chuyện “Những hạt thóc giống”, hoàn thành yêu cầu 1.
- 1 học sinh đọc – HS khác đọc thầm
- Trao đổi theo cặp 
- NX,KL:
+ SV1: Vua muốn tìm người trung thực
+ SV2: Chú bé chăm sóc -> thóc không nảy mầm.
+ SV3: Chôm dám tâu với vua sự thật
+ SV4: Vua khen ngợi Chôm dũng cảm trụng thực -> truyền ngôi.
- Trình bày kết quả - NX.
- SV1: Được kể ở đoạn văn thứ mấy? (Dòng nào?)
- Đoạn 1: (3 dòng đầu)
- Đoạn 2 (10 dòng tiếp )
- Đ3: (4 dòng còn lại)
- SV2; 3; : Được kể trong đoạn thứ mấy?
- Câu chuyện “Những hạt thóc giống” có bao nhiêu sự việc?
- 3 sự việc
- Mỗi sự việc được kể như thế nào?
- SV nào xảy ra trướckể trước
*Yêu cầu 2: 
- 1 học sinh đọc – lớp đọc thầm
+ Tìm đoạn văn mở đầu “Những hạt thóc giống”
- Em có nhận xét gì về dấu hiệu này ở đoạn 2?
- Chỗ đầu dòng viết lùi vào 1 ô, chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng.
+ Tìm đoạn văn kết thúc. Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ kết thúc đoạn văn?
- Chỗ chấm xuống dòng.
*Yêu cầu 3:
+ Mỗi đoạn văn kết thúc trong bài văn KC kể mấy SV trong 1 chuỗi sự việc?
- Học sinh trả lời phần ghi nhớ
+ Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu hiệu nào?
* KL:( ghi nhớ SGK)
- Hết 1 đoạn cần chấm xuống dòng.
c- Luyện tập
Bài tập 1
- Yêu cầu HS tìm 1 đoạn văn bất kỳ trong bài tập đọc và nêu sự việc được nêu trong đoạn văn đó.
- Vài HS phát biểu
- Gọi đọc nội dung BT1
- 1 học sinh đọc yêu cầu
- Câu chuyện kể lại chuyện gì?
- Đoạn nào đã viết hoàn chỉnh, đoạn nào còn thiếu?
- Kể về một em bé vừa hiếu thảo vừa trung thực, thật thà.
- Đọan 1, 2 hoàn chỉnh, đoạn 3 còn thiếu.
- Đoạn 1 kể sự việc gì?
- Đoạn 2 kể sự vịêc gì?
- Đoạn 3 còn thiếu phần nào?
- Phần thân đoạn theo em kể chuyện gì?
- Kể về cuộc sống và tình cảm của hai mẹ con: Nhà nghèo phải làm lụng vất vả quanh năm.
- Mẹ cô bé ốm nặng, cô bé đi tìm thầy thuốc.
- Đoạn 3 thiếu phần thân đoạn
- Kể lại sự việc cô bé trả lại người đánh rơi túi tiền
3. Củng cố- dặn dò (2 phút) 
- yêu cầu HS làm bai cá nhân
-Yêu cầu HS đọc lại ghi nhớ
- Nhận xét, dặn dò 
- Cả lớp viết bài vào vở
- Đọc bài làm, nhận xét
-1-2HS đọc
*Bổsung:.
Tiết:.. Khoa học 
Ăn nhiều rau và quả chín
Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn
i. Mục tiêu HS có thể giải thích:
 - Vì sao cần phải ăn nhiều rau, quả chín hàng ngày.
 - Nêu tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn.
 - Kể những biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
 - Rèn kĩ năng tự nhận thức về ích lợi của các loại rau, quả chín. Kĩ năng nhận diện và lựa chọn thực phẩm sạch và an toàn.
ii. đồ dùng dạy học
 - Hình SGK (T22 - 23)
 - Tháp dinh dưỡng cân đối SGK – T17.
 - Chuẩn bị theo nhóm: 1 số rau, quả (tươi, úa), 1 số vỏ đồ hộp.
III. các hoạt động dạy - học chủ yếu
Nôị dung
Giáo viên
Học sinh
1-KTBC(3phút)
- ích lợi của muối i ốt và tác hại của ăn mặn?
- NX, cho điểm.
- 1HS 
- Nhận xét
2. Dạy bài mới (34’)
a. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu bài- ghi bảng.
- Nêu mục đích, yêu cầu
Mở SGK 22 – 23
b- HĐ1: Tìm hiểu lí do cần ăn nhiều rau, quả chín.
- Yêu cầu HS quán sát tháp DD cân đối SGK (T17):
+ Các loại rau, quản chín được khuyên dùng với liều lượng như thế nào trong 1 tháng/1 người lớn?
- Quan sát
- Ăn nhiều hơn nhóm TA có chứa chất đạm, chất béo
- QS H1 – 2 SGK: Kể tên 1 số loại rau, quả?
- Nêu ích lợi của việc ăn rau , quả chín? 
- Quan sát – kể
- Nối tiếp nêu
c- HĐ2: Xác định tiêu chuẩn TP sạch, an toàn
*KL: Nên ăn nhiều rau, quả chín để có đủ vi-ta-min, chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Các chất xơ trong rau, quả còn giúp chống táo bón. 
- QS H2 – 3 thảo luận các câu hỏi sau:
+H2 – chụp cảnh gì?
+ Trồng rau sạch tuân theo quy 
định nào?
+Theo em, thế nào là TP sạch và an toàn?
Thảo luận nhóm2
- Không bón, phun thuốc hoá học
- Trồng trong nhà lưới, nhà kính.
- Tưới bằng nước sạch
- Thu hoạch , chuyên chở bảo quản hợp vệ sinh.
- HS nêu ( Mục bạn cần biết)
* Kết luận: Mục bạn cần biết 1 (T23)
+ Lưu ý: Sp đóng gói và đồ hộp trên bao bì ghi rõ nơi sản xuất và hạn sử dụng. 
d- HĐ3: Biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm.
* Mục tiêu : Kể ra những biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Chia lớp 4 nhóm.
- Nhóm 1: Thảo luận về:
+ Cách chọn rau, quả chín tươi, sạch.
+Nhóm 2: Cách nhận ra rau quả ôi, héo.
- Nhóm 3: QS H4:
+ Cách chọn đồ hộp và sản phẩm đóng gói.
- Nhóm 4:
+ Khi rửa TP, dụng cụ, nấu ăn cần sử dụng như thế nào?
+ Kể ra những biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm?
- Đọc yêu cầu thảo luận.
- Các nhóm thảo luận
- Trình bày kết quả.
* Kết luận: Mục bạn cần biết 2 SGK – T23
- Đọc mục bạn cần biết 
3- Củng cố, dặn dò (3phút)
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết
- Nhận xét giờ học
- Dặn về nhà tìm hiểu xem gia đình mình làm cách nào để bảo quản thức ăn
- 1-2 HS đọc
*Bổsung:.
Tiết: Kỹ thuật
Khâu thường (T2)
i. Mục tiêu 
- HS thực hành khâu các mũi khâu thường theo đường vạch dấu.
- Rèn luyện tính kiên trì, sự khéo léo của đôi tay.
- Đánh giá kết quả khâu thường của học sinh
ii. đồ dùng dạy- học
-Vật liệu và dụng cụ để khâu, tranh quy trình.
iii. các hoạt động dạy- học chủ yếu 
Nội dung
Giáo viên
Học sinh
1. KTBC(1phút)
KT sự chuẩn bị của học sinh
2. Dạybài mới( 35’)
a. Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu bài học ghi bảng
b. Thực hành
HĐ3:Thực hành khâu thường
- Nhắc lại KT khâu thường?
- Thực hiện khâu vài mũi khâu thường?
+ Lưu ý: Khi thao tác: Cầm vải, cầm kim, vạch dấu và khâu các mũi khâu thường,
- NX thao tác của HS và sử dụng tranh quy trình nhắc lại KT các mũi khâu thường
+ Bước 1: Vạch dấu đường khâu.
+ Bước 2: Khâu các mũi khâu thường theo đường vạch dấu.
- HD thêm cách kết thúc đường khâu (khâu lại mũi) ở mặt phải đường khâu, mũi chỉ ở mặt trái đường khâu
- Yêu cầu HS vừa nói vừa thao tác
- Cho HS thực hành khâu trên vải
- 1 HS đọc ghi nhớ
- 2 Học sinh
HS nghe và quan sát
- 1 HS
- Cả lớp thực hành
HĐ 4: Đánh giá kết quả học tập của HS
- Yêu cầu HS trưng bày SP thực hành
- Nêu các tiêu chuẩn đánh giá SP
+ Đường vạch dấu thẳng và cách đều cạnh dài của mảnh vải.
+ Các mũi khâu tương đối đều bằng nhau, không bị dúm và thẳng theo đường vạch dấu.
+ Hoàn thành đúng thòi gian
- GV nhận xét đánh giá
- Trưng bày SP
- Tự đánh giá
3. Củng cố - dặn dò(3phút)
- NX sự chuẩn bị , tinh thần thái độ học tập & kq.
- Dặn dò HS chuẩn bị dụng cụ ,vật liệu cho bài sau.: “Khâu mép vải bằng mũi khâu thường”
*Bổsung:.
Tiết:... 	 Sinh hoạt lớp
 Sơ kết tuần 5
I- Mục tiêu:
- Tổng kết các mặt hoạt động trong tuần 
- Đề ra phương hướng nội dung của tuần 6.
II- Các hoạt động dạy- học:
1. Sơ kết, đánh giá hoạt động trong tuần 5:
*Các tổ trởng báo cáo tổng kết các mặt hoạt động:
 - Nề nếp 
 - Học tập
 - Vệ sinh
 - Thể dục
 - Các hoạt động khác
* Lớp trởng báo cáo tổng hợp chung.
 -> Giáo viên góp ý kiến, biểu dương, nhắc nhở HS
2. Phương hướng tuần sau :
- Duy trì nề nếp
- Thi đua học tập tốt giành nhiều điểm 9 , 10 ở các môn học 
- Tham gia các hoạt động của trường lớp
- Giữ khung cảnh sư phạm sạch đẹp
3.Văn nghệ: 
Còn thời gian cho lớp văn nghệ: cá nhân hát, tập thể hát. ..
4. Giáo viên nhắc nhở, dặn dò chung.
Mĩ thuật:
Xem tranh phong cảnh
I.Mục tiêu:
-HS thấy được sự phong phú của tranh phong cảnh
-Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh phong cảnh thông qua bố cục, các hình ảnh và màu sắc.
-HS yêu thích phong cảnh,có ý thức giữ gìn,bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II.Đồ dùng:
Sưu tầm tranh ảnh phong cảnh và 1 số tranh về đề tài khác.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Nội dung
Giáo viên
Học sinh
1.KTBC:
KT đồ dùng
2.Bài mới
a)Vào bài
b)G/bài
Hoạt động 1:
Xem tranh
1/Phong cảnh Sài Sơn
-Tranh khắc gỗ màu của họa sĩ Nguyễn Tiến Chung
-Xem tranh SGK
Trong bức tranh có những hình ảnh nào?
-Người, cây, nhà,
-Tranh vẽ đề tài gì?
-Nông thôn
-Màu sắc trong tranh như thế nào?
-Tươi sáng, nhẹ nhàng
-Hình ảnh chính trong bức tranh là gì?
-Phong cảnh làng quê
-Trong tranh còn có hình ảnh nào nữa?
-Các cô gái ở bên ao làng
GV nêu lại về nội dung bức tranh
2/ Phố cổ
Bức tranh vẽ những hình ảnh gì?
-Đường phố có những ngôi nhà
Dáng vẻ của ngôi nhà?
-Nhấp nhô cổ kính
Màu sắc của bức tranh ?
-Trầm ấm, giản dị.
-GV nêu lại nội dung bức tranh
3/ Cầu Thê Húc
( Tương tự )
Hoạt động 2:
Nhận xét,đánh giá
Nhận xét chung tiết học
Khen ngợi học sinh có nhiều ý kiến hay
3.Dặn dò
Về nhà quan sát qủa hình cầu
Tiết:	Hướng dẫn tự học
1.Giúp học sinh hoàn thiện môn toán trong ngày:
 -Bài tập 4 ;Số thực phẩm 5 ô tô đi đầu chở được là:
 36 x 5 = 180 (tạ)
 Số thực phẩm 4 ô tô sau chở được là:
 45 x 4 =180 (tạ)
 Trung bình mỗi ô tô chở được là:
 (180 + 180) : (5 +4) = 40 (tạ)
 Đáp số: 40 tạ 
-Bài tập 5 (BDHS giỏi )
 Tổng của 2 số là: 9 x 2 = 18 
 Số phải tìm là : 18 -12 = 6
 Đáp số:6
2.HS luyện đọc diễn cảm bài Gà Trống và Cáo
Tiết: Hướng dẫn tự học
1.Giúp học sinh hoàn thiện bài trong ngày
2.Bồi dưỡng học sinh giỏi
--Cho các em ôn về chính tả tuần 5 TV4 nâng cao
3.Phụ đạo học sinh yếu
-Phân biệt d/gi/r .
-Học sinh làm bài về tìm tiếng có chứa d/gi /r .
Tiết: 	Hướng dẫn tự học
1.Giúp học sinh hoàn thiện bài trong ngày
2.Bồi dưỡng học sinh giỏi
-Ôn LT & C tuần 5 TV4 nâng cao
3.Phụ đạo học sinh yếu
-Tìm danh từ trong bài ;Mẹ ốm
Tiết: 	Hướng dẫn tự học
1.Giúp học sinh hoàn thiện bài trong ngày
2.Bồi dưỡng học sinh giỏi
-Ôn TLV tuần 5 TV4 nâng cao
3.Phụ đạo học sinh yếu
- Viết đoạn văn trong bài ;Hai mẹ con và bà tiên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao án tuan 5.doc