Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 1-6 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Văn Tuấn

Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 1-6 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Văn Tuấn

1.Ổn định:

2.KTBC:

 - GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 1, đồng thời kiểm tra Vở về nhà của một số HS .

 - GV chữa bài, nhận xét và ghi điểm cho HS.

3.Bài mới:

 a.Giới thiệu bài:

 Giờ học Toán hôm nay các em sẽ tiếp tục cùng nhau ôn tập các kiến thức đã học về các số trong phạm vi 100 000.

 b.Hướng dẫn ôn tập:

 Bài 1:

 - GV cho HS nêu yêu cầu của bài toán.

 - GV yêu cầu HS nối tiếp nhau thực hiện tính nhẩm trước lớp, mỗi HS nhẩm một phép tính trong bài.

 - GV nhận xét , sau đó yêu cầu HS làm vào vở.

 Bài 2:

 - GV yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.

 - Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn , nhận xét cả cách đặt tính và thực hiện tính.

 - GV có thể yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính và cách thực hiện tínhcủa các phép tính vừa thực hiện.

 Bài 3:

 - GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?

 - GV yêu cầu HS làm bài.

 - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn. Sau đó yêu cầu HS nêu cách so sánh của một cặp số trong bài.

 - GV nhận xét và ghi điểm.

 

doc 68 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1040Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 1-6 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Văn Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 16 tháng 08 năm 2010.
Thứ sáu, ngày 20 tháng 08 năm 2010.
Tuần 1
Tiết : 1 ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 1OO OOO
I – Mục đích – Yêu cầu :
 - Đọc, viết được các số đến 100 000. 
- Biết phân tích cấu tạo số .
- Bài tập cần làm : Bài 1, Bài 2, Bài 3 : a) Viết được 2 số; b) dòng 1.
II - Đồ dùng dạy học 
SGK -Đồ dùng học tập.
-GV vẽ sẵn bảng số trong bài tập 2 lên bảng.
III.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC: 
 GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
- GV hỏi :Trong chương trình Toán lớp 3, các em đã được học đến số nào ?
- Trong tiết học này chúng ta cùng ôn tập về các số đến 100 000.
- GV ghi tựa lên bảng.
 b.Dạy –học bài mới;
 Bài 1:
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài tập, sau đó yêu cầu HS tự làm bài. 
- GV chữa bài và yêu cầu HS nêu quy luật của các số trên tia số a và các số trong dãy số b .GV đặt câu hỏi gợi ý HS :
 Phần a :
+ Các số trên tia số được gọi là những số gì ?
+ Hai số đứng liền nhau trên tia số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
 Phần b :
+ Các số trong dãy số này được gọi là những số tròn gì ?
+ Hai số đứng liền nhau trong dãy số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
 Như vậy, bắt đầu từ số thứ hai trong dãy số này thì mỗi số bằng số đứng ngay trước nó thêm 1000 đơn vị.
 Bài 2:
- GV yêu cầu HS tự làm bài .
- Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài với nhau.
- Gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu HS 1 đọc các số trong bài, HS 2 viết số, HS 3 phân tích số.
- GV yêu cầu HS cả lớp theo dõi và nhận xét, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3:
- GV yêu cầu HS đọc bài mẫu và hỏi :Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm.
 Bài 4:Dành cho hs khá giỏi
- GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Muốn tính chu vi của một hình ta làm thế nào?
- Nêu cách tính chu vi của hình MNPQ ,và giải thích vì sao em lại tính như vậy ?
- Nêu cách tính chu vi của hình GHIK và giải thích vì sao em lại tính như vậy ?
- Yêu cầu HS làm bài .
4.Củng cố- Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài cho tiết sau.
Hát vui.
- Số 100 000.
- HS lặp lại.
- HS nêu yêu cầu .
- 2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm vào vở.
- Các số tròn chục nghìn .
- Hơn kém nhau 10 000 đơn vị.
- Là các số tròn nghìn.
- Hơn kém nhau 1000 đơn vị.
- 2 HS lên bảmg làm bài, HS cả lớp làm vào Vở.
- HS kiểm tra bài lẫn nhau.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu bài tập .
- 2 HS lên bảng làm bài, các HS khác làm bài vào Vở .Sau đó , HS cả lớp nhận xét bài làm trên bảng của bạn. 
- Tính chu vi của các hình.
- Ta tính tổng độ dài các cạnh của hình đó.
- Ta lấy chiều dài cộng chiều rộng rồi nhân tổng đó với 2.
- Ta lấy độ dài cạnh của hình vuông nhân với 4.
- HS làm bài vào Vở, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài với nhau.
- HS cả lớp.
Tiết :2 ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 ( tiếp theo) 
I – Mục đích – Yêu cầu :
 - Thực hiện được phép tính cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số. 
 - Biết so sánh, sắp xếp thứ tự (đến 4 số ) các số đến 100 000.
 - Bài tập cần làm : Bài 1 (cột 1), Bài 2(a), Bài 3 (dòng 1, 2), Bài 4(b).
II- Đồ dùng dạy học : 
- SGK - Đồ dùng học tập
III- Các hoạt động dạy học : 
 GV kẻ sẵn bảng số trong bài tập 5 lên bảng phụ.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC: 
 - GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướùng dẫn luyện tập thêm của tiết 1, đồng thời kiểm tra Vở về nhà của một số HS .
 - GV chữa bài, nhận xét và ghi điểm cho HS.
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 Giờ học Toán hôm nay các em sẽ tiếp tục cùng nhau ôn tập các kiến thức đã học về các số trong phạm vi 100 000.
 b.Hướng dẫn ôn tập: 
 Bài 1:
 - GV cho HS nêu yêu cầu của bài toán.
 - GV yêu cầu HS nối tiếp nhau thực hiện tính nhẩm trước lớp, mỗi HS nhẩm một phép tính trong bài.
 - GV nhận xét , sau đó yêu cầu HS làm vào vở.
 Bài 2:
 - GV yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. 
 - Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn , nhận xét cả cách đặt tính và thực hiện tính.
 - GV có thể yêu cầu HS nêu lại cách đặt tính và cách thực hiện tínhcủa các phép tính vừa thực hiện.
 Bài 3:
 - GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 - GV yêu cầu HS làm bài.
 - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn. Sau đó yêu cầu HS nêu cách so sánh của một cặp số trong bài.
 - GV nhận xét và ghi điểm.
 Bài 4:
 - GV yêu cầu HS tự làm bài.
 - GV hỏi : Vì sao em sắp xếp được như vậy ?
 Bài 5: dành cho hs khá giỏi
 - GV treo bảng số liệu như bài tập 5/ SGK và hướng dẫn HS vẽ thêm vào bảng số liệu .
 - GV hỏi :Bác Lan mua mấy loại hàng , đó là những hàng gì ? Giá tiền và số lượng của mỗi loại hàng là bao nhiêu ?
 - Bác Lan mua hết bao nhiêu tiền bát ? Em làm thế nào để tính được số tiền ấy ?
 - GV điền số 12 500 đồng vào bảng thống kê rồi yêu cầu HS làm tiếp.
- Gv chấm bài
4.Củng cố- Dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học .
 - Về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện thêm 
 - Chuẩn bị bài tiết sau.
- Hát vui.
- 3 HS lên bảng làm bài .
- 5 HS đem Vở lên GV kiểm tra.
7000 + 300 + 50 + 1 = 7 351
6000 + 200 + 3 = 6 203
6000 + 200 + 30 = 6 230
5000 + 2 = 5 002
- HS nghe GV giới thiệu bài.
- Tính nhẩm.
- Vài HS nối tiếp nhau thực hiện nhẩm.
- HS đặt tính rồi thực hiện các phép tính.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 4 HS lần lượt nêu phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
- So sánh các số và điền dấu >, <, = .
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
- HS nêu cách so sánh.
- HS so sánh và xếp theo thứ tự:
 a) 56 731; 65 371; 67 351; 75 631.
 b) 92 678; 82 697; 79 862; 62 978.
- HS nêu cách sắp xếp.
- HS quan sát và đọc bảng thống kê số liệu .
- 3 loại hàng , đó là 5 cái bát, 2 kg đường và 2 kg thịt.
- Số tiền mua bát là :
 2500 x 5 = 12 500 (đồng)
- HS tính :
 Số tiền mua đường là:
 6 400 x 2 = 12 800 (đồng )
 Số tiền mua thịt là :
 35 000 x 2 = 70 000 ( đồng)
- HS cả lớp.
Tiết : 3 ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tiếp theo)
I /. Mục đích – Yêu cầu :
- Tính nhẩm, thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số.
- Tính giá trị của biểu thức .
- Bài tập cần làm : Bài 1, Bài 2(a), Bài 3 (a, b).
II.Đồ dùng dạy học: 
III.Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC: 
 - GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 2.
 - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 - GV: Giờ học toán hôm nay các em tiếp tục cùng nhau ôn tập các kiến thức đã học về các số trong phạm vi 100 000.
 b.Hướng dẫn ôn tập: 
 Bài 1
 - GV yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả vào Vở.
 Bài 2
 - GV cho HS tự thực hiện phép tính.
 - Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3
 - GV cho HS nêu thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức rồi làm bài.
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4: Dành cho hs khá giỏi
 - GV gọi HS nêu yêu cầu bài toán, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
 - GV chữa bài, có thể yêu cầu HS nêu cách tìm số hạng chưa biết của phép cộng, số bị trừ chưa biết của phép trừ, thừa số chưa biết của phép nhân, số bị chia chưa biết của phép chia.
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 5 Dành cho hs khá giỏi
 - GV gọi 1 HS đọc đề bài.
 - GV: Bài toán thuộc dạng toán gì?
 - GV chữa bài và cho điểm HS.
4.Củng cố- Dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- Hát vui.
- 3 HS lên bảng làm bài. HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
 5916 6 471 4 162 18 418 4
 2358 518 x 4 24 4604 
 8276 5953 16648 018 
 2
- HS nghe GV giới thiệu bài.
- HS làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 2 phép tính.
- HS nêu cách đặt tính, thực hiện tính cộng, tính trừ, tính nhân, tính chia trong bài.
- 4 HS lần lượt nêu:
 + Với các biểu thức chỉ có các dấu tính cộng và trừ, hoặc nhân và chia, chúng ta thực hiện từ trái sang phải.
 + Với các biểu thức có các dấu tính cộng, trừ, nhân, chia chúng ta thực hiện nhân, chia trước, cộng, trừ sau.
 + Với các biểu thức có chứa dấu ngoặc, chúng ta thực hiện trong dấu ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
- 4 HS lên bảng thực hiện tính giá trị của bốn biểu thức, HS cả lớp làm bài vào Vở.
- HS nêu: Tìm x (x là thành phần chưa biết trong phép tính).
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào Vở.
- HS trả lời yêu cầu của GV.
- HS đọc đề bài.
- Toán rút về đơn vị.
- HS cả lớp.
Tiết : 4 BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ
I /. Mục đích – Yêu cầu :
- Bước đầu nhận biết được biểu thức chứa một chữ .
- Biết tính giá trị của biểu thức chứa một chữ khi thay chữ bằng số.
- Bài tập cần làm : Bài 1, Bài 2(a), Bài 3(b).
II.Đồ dùng dạy học: 
 -Đề bài toán ví dụ chép sẵn trên bảng phụ hoặc bảng giấy.
 -GV vẽ sẵn bảng ở ph ...  học sinh giỏi toán nhất ? Lớp nào có ít học sinh giỏi toán nhất ?
 +Trung bình mỗi lớp Ba có bao nhiêu học sinh giỏi toán ?
 Bài 4
 -GV yêu cầu HS tự làm bài vào Vở.
 -GV gọi HS nêu ý kiến của mình, sau đó nhận xét và cho điểm HS,
 4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài 5 và chuẩn bị bài sau.
- Hát vui.
-3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
 Bài 2
-Biểu diễn số ngày có mưa trong ba tháng của năm 2004.
-Tháng 7, 8, 9.
-HS nghe giới thiệu bài.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào Vở.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào Vở.
-4 HS trả lời về cách điền số của mình.
-Biểu đồ biểu diễn Số học sinh giỏi toán khối lớp Ba Trường tiểu học Lê Quý Đôn năm học 2004 – 2005.
-HS làm bài.
+Có 3 lớp đó là các lớp 3A, 3B, 3C.
+Lớp 3A có 18 học sinh, lớp 3B có 27 học sinh, lớp 3C có 21 học sinh.
+Lớp 3B có nhiều học sinh giỏi toán nhất, lớp 3A có ít học sinh giỏi toán nhất.
+Trung bình mỗi lớp có số học sinh giỏi toán là:
(18 + 27 + 21) : 3 = 22 (học sinh)
-HS làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
a) Thế kỉ XX.
b) Thế kỉ XXI.
c) Từ năm 2001 đến năm 2100.
-HS cả lớp.
Tiết 28 LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục đích – Yêu cầu: 
 - Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số.
 - Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng, thời gian.
 - Đọc được thông tin trên biểu đồ cột .
 - Tìm được số trung bình cộng .
 - Bài tập cần làm : Bài 1, Bài 2.
II.Đồ dùng dạy học: 
III.Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC: 
 -GV gọi 1 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 5 của tiết 27.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài:
 -Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được luyện tập về các nội dung đã học từ đầu năm chuẩn bị cho bài kiểm tra đầu học kì I. 
 b.Hướng dẫn luyện tập: 
 -GV yêu cầu HS tự làm các bài tập trong thời gian 34 phút, sau đó chữa bài và hướng dẫn HS cách chấm điểm.
Đáp án
1. 5 điểm (mỗi ý khoanh đúng được 1 điểm)
a)Số gồm năm mươi triệu, năm mươi nghìn và năm mươi viết là:
A. 505 050 B. 5 050 050 C. 5 005 050 
D. 50 050 050
b) Giá trị của chữ số 8 trong số 548 762 là:
A. 80 000 B. 8 000 C. 800 D. 8 
c)Số lớn nhất trong các số 684 257, 684 275, 684 752, 684 725 là:
A. 684 257 B. 684 275 C. 684 752 D. 684 725
d) 4 tấn 85 kg =  kg
Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là:
A. 485 B. 4850 C. 4085 D. 4058
đ) 2 phút 10 giây =  giây
Số thích hợp viết vào chỗ chấm là:
A. 30 B. 210 C. 130 D. 70
3. 2,5 điểm
 Bài giải
Số mét vải ngày thứ hai cửa hàng bàn là:
 120 : 2 = 60 (m) (0.5 đ)
Số mét vải ngày thứ ba cửa hàng bán là:
 120 x 2 = 240 (m) (1 đ)
Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được là:
 (120 + 60 + 240) : 3 = 140 (m) (1 đ)
 Đáp số: 140 m
4.Củng cố- Dặn dò: 1phút
 -GV nhận xét bài làm của HS, các em về nhà ôn tập các kiến thức đã học trong chương một.
- Hát vui.
-1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
 Bài 5
HS kể các số: 500, 600, 700, 800.
-Đó là các số 600, 700, 800.
x = 600, 700, 800.
-HS nghe GV giới thiệu bài.
-HS làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra và chấm điểm cho nhau. (5 phút)
2. 2,5 điểm (sai 1 câu trừ 0.5 đ)
 a) Hiền đã đọc được 33 quyển sách.
 b) Hòa đã đọc được 40 quyển sách.
 c) Số quyển sách Hòa đọc nhiều hơn Thục là:
 40 – 25 = 15 (quyển sách)
 d) Trung đọc ít hơn Thục 3 quyển sách vì:
 25 – 22 = 3 (quyển số)
 e) Bạn Hòa đọc được nhiều sách nhất.
 g) Bạn Trung đọc được ít sách nhất.
 h) Trung bình mỗi bạn đọc được số quyển sách là:
 (33 + 40 + 22 + 25) : 4 = 30 (quyển sách)
-HS cả lớp.
Tiết 29 PHÉP CỘNG
I.Mục đích – Yêu cầu: 
 - Biết đặt tính và biết thực hiện phép cộng các số có đên sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp.
 - Bài tập cần làm : Bài 1, Bài 2 (dòng 1, 3), Bài 3 .
II.Đồ dùng dạy học: 
Sơ đồ vẽ sẵn trên bảng phụ.
III.Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC: Kiểm tra bảng con của Hs
3.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài:
 -Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được củng cố về kĩ năng thực hiện phép cộng có nhớ và không nhớ trong phạm vi số tự nhiên đã học. 
 b.Dạy – học bài mới: 
 * Củng cố kĩ năng làm tính cộng
 -GV viết lên bảng hai phép tính cộng 48352 + 21026 và 367859 + 541728, yêu cầu HS đặt tính rồi tính.
 -GV yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của cả hai bạn trên bảng cả về cách đặt tính và kết quả tính.
 -GV hỏi HS vừa lên bảng: Em hãy nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình ?
 -GV nhận xét sau đó yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vậy khi thực hiện phép cộng các số tự nhiên ta đặt tính như thế nào ? Thực hiện phép tính theo thứ tự nào ? 
 c Hướng dẫn luyện tập
 Bài 1
 -GV yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện phép tính, sau đó chữa bài, GV yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính của một số phép tính trong bài.
-Gv chia lớp làm 2 dãy, mỗi dãy thực hiện 1 câu ở cột a và 1 câu ở cột b. 
-GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 2 (Bỏ dòng 2 của cả câu a và b)
 -GV yêu cầu HS tự làm bài 2a vào vở, sau đó gọi 1 HS đọc kết quả bài làm trước lớp.
 -GV theo dõi, giúp đỡ những HS kém trong lớp.
 Bài 3
 -GV gọi 1 HS đọc đề bài.
 -GV yêu cầu HS tự làm bài.
Tóm tắt
Cây lấy gỗ: 325 164 cây
Cây ăn quả: 60 830 cây
Tất cả:  cây ?
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập 2b,4 và chuẩn bị bài sau.
-HS nghe giới thiệu bài.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
-HS kiểm tra bài bạn và nêu nhận xét.
-HS 1 nêu về phép tính: 48352 + 21026. (như SGK)
-Ta thực hiện đặt tính sao cho các hàng đơn vị thẳng cột với nhau. Thực hiện phép tính theo thứ tự từ phải sang trái.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào bảng con. HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 5247 + 2741 (cộng không nhớ) và phép tính 2968 + 6524 (cộng có nhớ)
 4682 2968 5247 3917
-Hs đổi vở kiểm tra kết quả cho nhau
 4685 57696
-HS đọc.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
 Bài giải
Số cây huyện đó trồng được tất cả là:
325 164 + 60 830 = 385 994 (cây)
Đáp số: 385 994 cây
-HS cả lớp.
Tiết 30 PHÉP TRỪ
I.Mục đích – Yêu cầu: 
 -- Biết đặt tính và biết thực hiện phép trừ các số có đên sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp.
 - Bài tập cần làm : Bài 1, Bài 2 (dòng 1), Bài 3 .
 II.Đồ dùng dạy học: 
 - Vẽ sẵn sơ đồ bài 3 trên bảng phụ.
III.Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC: 
 -GV gọi 4 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 2b,4 của tiết 29, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài:
 -Ghi tựa: Phép trừ. 
 b.Củng cố kĩ năng làm tính trừ: 
 -GV viết lên bảng hai phép tính trừ 865279 – 450237 và 647253 – 285749, sau đó yêu cầu HS đặt tính rồi tính.
 -GV yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của hai bạn trên bảng cả về cách đặt tính và kết quả tính.
 -GV hỏi HS vừa lên bảng: Em hãy nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình ?
 -GV nhận xét sau đó yêu cầu HS khác trả lời câu hỏi: Vậy khi thực hiện phép trừ các số tự nhiên ta đặt tính như thế nào ? Thực hiện phép tính theo thứ tự nào ?
 c.Hướng dẫn luyện tập :
Bài 1
 -GV yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện phép tính, sau đó chữa bài. Khi chữa bài; GV yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính của một số phép tính trong bài.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 2a
 -GV yêu cầu HS tự làm bài vào bảng con, sau đó gọi 1 HS đọc kết quả làm bài trước lớp.
 -GV theo dõi, giúp đỡ những HS kém trong lớp
Bài 3
 -GV gọi 1 HS đọc đề bài.
 -GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK và nêu cách tìm quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến Thành phố Hồ Chí Minh.
 -GV yêu cầu HS làm bài.
4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập 2b và chuẩn bị bài sau.
- Hát vui.
-2 em thực hiện bài 2b.
-2 HS lên bảng thực hiện bài 4.
a) x – 363 = 975 b) 207 + x = 815
 x = 975 + 363 x = 815 – 207
 x = 1338 x = 608
-HS lắng nghe.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp.
-HS kiểm tra bài bạn và nêu nhận xét.
-HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính: 
647 253 – 285 749 (như SGK).
-Ta thực hiện đặt tính sao cho các hàng đơn vị thẳng cột với nhau. Thực hiện phép tính theo thứ tự từ phải sang trái.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính: 
 987 864 839 084 
 783 251 246 937 
 204 613 592 147
-Làm bài và kiểm tra bài của bạn.
 -2 em lên bảng thực hiện
 48 600 65 102
 9 455 13 859
 39 145 51 243
-HS đọc.
-HS nêu: Quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến Thành phố Hồ Chí Minh là hiệu quãng đường xe lửa từ Hà Nội đến Thành Phố Hồ Chí Minh và quãng đường xe lửa từ Hà Nội đến Nha Trang.
Bài giải
Quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến TP. Hồ Chí Minh dài: 
 1 730 – 1 315 = 415 (km)
 Đáp số: 415 km
-HS cả lớp.
GIÁO VIÊN SOẠN
DUYỆT CỦA KHỐI TRƯỞNG
NGUYỄN VĂN TUẤN
NGUYỄN VĂN CHIẾN

Tài liệu đính kèm:

  • docTOAN 1-6.doc