Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 11 - Phạm Minh Trí

Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 11 - Phạm Minh Trí

- Gv treo bảng phụ đã chuẩn bị sẵn, giới thiệu bảng và nêu yêu cầu của bài tập.

- Hs Tổ 1, Tổ 2 tính giá trị của biểu thức thứ nhất . Tổ 3, Tổ 4 tính giá trị của biểu thức hai

- Yêu cầu Hs nhận xét bài của bạn trên bảng.

- Gv: Hãy so sánh giá trị của hai biểu thức khi a= 3, b = 4, c = 5.

Tương tự cho các trường hợp còn lại

-Em có nhận xét gì về giá trị của hai biểu thức trong ba trường hợp trên ?

- Gv : Ta nhận thấy, giá trị của hai biểu thức này luôn luôn bằng nhau

- Nếu và viết (a x b) x c = a x (b x c)

- (a x b) x c là một tích nhân với một số ;

 a x (b x c) là một số nhân với một tích.

- Yêu cầu Hs phát biểu thành lời

 

doc 10 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1848Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 11 - Phạm Minh Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
NHÂN VỚI 10, 100, 1000,
CHIA CHO 10, 100, 1000,
I Mục tiêu :
- Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000,...và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000,...
II Các hoạt động dạy -học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
Gọi hs nêu tính chất giao hoán của phép nhân 
và viết công thức .
B. Bài mới:
1 Giới thiệu bài :
Hôm nay các em sẽ được biết cách nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, ... và chia các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,cho 10, 100, 1000,
2. Hướng dẫn hs nhân một số với 10 hoặc chia một số cho 10
a) Nhân một số cho 10
- Ghi bảng : 35 x 10 = ?, gọi học sinh đọc
+Dựa vào tính chất giao hoán cho biết biểu thức 35 x 10 bằng biểu thức nào ?
- Gv ghi bảng 35x 10 = 10 x 35
 = 1 chục x 35= 35 chục = 350
Vậy 35 x 10 = 350 
- Cho hs nhận xét thừa số 35 với tích 350 và rút ra kết luận 
- Gv nêu vấn đề: Khi nhân một số với 10 ta có thể viết ngay kết quả của phép tính như thế nào ?
b) Chia số tròn chục cho 10:
-Cho hoc sinh trao đổi ý kiến về mối quan hệ giữa 35 x 10 = 350 và 350 : 10 = ? 
-Cho hs nhận xét về số bị chia và thương trong phép chia 350 : 10 = 35 
- Vậy khi chia một số tròn chục cho 10 ta có thể viết ngay kết quả của phép chia như thế nào ?
- Cho Hs thực hành một số ví dụ.
3. Hướng dẫn Hs nhân một số với 100, 1000, ... hoặc chia số tròn trăm cho 100, 1000,..
(Hướng dẫn Hs tương tự như trên)
Gv giúp HS rút ra kết luận chung:
- Khi nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, ta có thể viết ngay kết quả của phép nhân như thế nào ?
- Khi chia một số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,.. cho 10, 100, 1000,.. ta có thể viết ngay kết quả của phép chia như thế nào ?
 4. Thực hành 
Bài 1:
- Gọi Hs lần lượt trả lời các phép tính ở phần a, phần b, cho hs nhận xét các câu trả lời 
Bài 2 :
Gọi Hs trả lời các câu hỏi sau :
- 1 yến (1 tạ, 1 tấn) bằng bao nhiêu kg ?
- Bao nhiêu kg thì bằng một tấn (1 tạ, 1 yến) ?
- H.dẫn mẫu:
 300 kg = ..tạ 
Ta có 100 kg = 1 tạ 
Nhẩm 300 : 100 = 3 tạ
Vậy 300 kg = 3 tạ 
- Cho Hs làm các phần còn lại vào vở 
5. Củng cố, dặn dò
-Gọi Hs nhắc lại các kiến thức vừa học.
-Nhận xét giờ học
-Dặn Hs chuẩn bị bài: Tính chất kết hợp của phép nhân
-Học sinh thực hiện
- Hs nghe. 
- Biểu thức 35 x10 = 10 x 35
- Hs rút ra nhận xét: Khi nhân 35 với 10 ta chỉ việc viết vào bên phải số 35 một chữ số 0
- Hs : ta chỉ việc viết một chữ số 0 vào bên phải số đó
- Hs trao đổi và nhận ra 350 : 10 = 35.
-Thương chính là số bị chia bỏ đi một chữ số 0 ở bên phải số đó 
-Ta chỉ việc bỏ bớt đi một chữ số 0 ở bên phải số đó.
- Ta chỉ việc viết thêm vào bên phải số đó một, hai, ba , ..chữ số 0 
- Ta chỉ việc bỏ bớt đi ở bên phải số đó một, hai, ba,.. chữ số 0
- Hs nhận xét các câu trả lời của bạn
-Hs trả lời 
- Hs theo dõi
70 kg = 7 yến
800 kg = 8 tạ
300 tạ = 30 tấn 
- Hs làm bài vào vở, 1 Hs làm bảng, sau đó đổi vở KT chấm chéo 
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN
I. Mục tiêu :
-Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân 
-Bước đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính 
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ có kẻ sẵn bảng số có nội dung :
a
b
c
(a x b ) x c
a x ( b x c )
3
4
5
5
2
3
4
6
2
III Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ : Gọi hai Hs trả lời 
- Phát biểu tính chất giao hoán của phép nhân và viết công thức của nó.
- Khi nhân một số với 10, 100, 1000 ta có thể làm thế nào ?
-Khi chia một số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, .. cho 10, 100,1000,  ta có thể làm thế nào ?
- Nhận xét.
B Bài mới :
1. Giới thiệu bài:
 -Nêu mục tiêu của bài 
2. Giới thiệu tính chất kết hợp
Để tìm hiểu nội dung bài học, chúng ta thực hiện các bài tập sau :
1) Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức 
 (2 x 3) x 4 và 2 x (3 x 4)
-Yêu cầu Hs tính giá trị hai biểu thức
+Em hãy nhận xét bài làm của bạn ?
+Hãy so sánh giá trị của hai biểu thức này ?
- Gv ghi (2 x 3) x 4 = 2 x (3 x 4)
-Gv: Nếu xem 2 là a, 3 là b, 4 là c, hai biểu thức (2 x 3) x 4 và 2 x (3 x 4) có dạng là những biểu thức chứa chữ nào ?
- Gv nêu: Khi a = 2, b = 3 , c = 4, hai biểu thức 
(a x b) x c ; a x (b x c) có giá trị bằng nhau và bằng 24. Còn các trường hợp khác của a, b, c, thì giá trị của chúng như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu bài tập 2:
- Gv treo bảng phụ đã chuẩn bị sẵn, giới thiệu bảng và nêu yêu cầu của bài tập.
- Hs Tổ 1, Tổ 2 tính giá trị của biểu thức thứ nhất . Tổ 3, Tổ 4 tính giá trị của biểu thức hai
- Yêu cầu Hs nhận xét bài của bạn trên bảng.
- Gv: Hãy so sánh giá trị của hai biểu thức khi a= 3, b = 4, c = 5.
Tương tự cho các trường hợp còn lại
-Em có nhận xét gì về giá trị của hai biểu thức trong ba trường hợp trên ? 
- Gv : Ta nhận thấy, giá trị của hai biểu thức này luôn luôn bằng nhau 
- Nếu và viết (a x b) x c = a x (b x c)
- (a x b) x c là một tích nhân với một số ; 
 a x (b x c) là một số nhân với một tích.
- Yêu cầu Hs phát biểu thành lời
- Gv treo bảng ghi nội dung và công thức và nêu: Đây là tính chất kết hợp của phép nhân.
- Gv: Dựa vào tính chất này có thể tính giá trị của biểu thức a x b x c bằng hai cách như sau: Gv ghi bảng: 
 a x b x c = (a x b) x c = a x (b x c)
3.Luyện tập:
Bài 1 : Gọi Hs đọc yêu cầu:
- Đề yêu cầu ta điều gì? 
-Ghi bảng 2 x 5 x 4 = ? nêu “Dựa vào tính chất kết hợp ta có thể tính giá tri biểu thức này bằng hai cách”, và ghi :
Cách 1: 2 x 5 x 4 = (2 x 5) x 4 = 10 x 4 = 40 
Cách 2 : = 2 x (5 x 4)= 2 x 20 = 40
- Yêu cầu Hs làm bài 1a và chữa bài 
 Gv chuyển ý sang bài tập 2
Bài 2. -Gọi Hs đọc y/c bài
-Gv lưu ý Hs vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân để tính sao cho thuận tiện nhất 
- Cho HS làm bài và nhận xét
- Gv nhận xét, ghi điểm
Bài 3: Dành cho HS khá - giỏi: 
- Gọi HS nêu Y/c
- Nêu cách làm nhanh nhất? (Tính 1 phòng có bao nhiêu HS => 8 phòng có bao nhiêu HS)
- Cho HS làm bài và chữa bài
4. Củng cố - dặn dò : Hs nêu lại tính chất kết hợp của phép nhân.
Trò chơi : Tính nhanh 
Tính nhanh giá trị của các biểu thức bằng cách vận dụng tính chất của phép nhân.
- 3Hs lên bảng thực hiện
- Hs nghe.
- Hai Hs làm bảng, cả lớp làm vở nháp 
- Hs nhận xét 
- Giá trị của hai biểu thức này bằng nhau
- Có dạng là (a x b) x c và a x (b x c)
- Hs theo dõi
- Trong các trường hợp, hai biểu thức đều có giá trị bằng nhau.
- Hs thực hiện yêu cầu vào nháp, hai Hs làm bảng
- Hs nhận xét.
- Giá trị của hai biểu thức bằng nhau
- Giá trị của 2 biểu thức luôn bằng nhau
(a x b) x c = a x (b x c)
Khi nhân một tích hai số với số thứ ba ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba 
- Hs xung phong trả lời.
 a x b x c = (a x b) x c = a x ( b x c)
- 1 em đọc yêu cầu đề.
- Tính bằng hai cách
a. 4 x 5 x 3 = (4 x 5) x 3= 20 x 3 = 60
 4 x 5 x 3 = 4 x (5 x 3) = 4 x 15 = 60
- Hai Hs làm bảng, cả lớp làm vở
-Tính bằng cách thuận tiện nhất
a. 13 x 5 x 2 = 13 x (5 x 2)= 13 x 10 = 130
 3 x 5 x 6 = 3 x (5 x 6) = 3 x 30 = 90
-HS nêu Y/c
-HS nêu cách làm 
HS làm bài và nhận xét 
NHÂN VỚI SỐ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ O
I. Mục tiêu
-Biết cách nhân với số có tận cùng là chữ số o ; vận dụng để tính nhanh tính nhẩm 
II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra kiến thức về các tính chất của phép nhân.
B. Bài mới : 
1.Giới thiệu:
- Nêu mục tiêu bài học – Ghi đề bài lên bảng
2.Hướng dẫn nhân với số có tận cùng là chữ số 0
Ghi bảng 1324 x 20 = ?
- Dẫn dắt Hs dựa vào tính chất kết hợp của phép nhân để có :
 1324 x 20 = 1324 x (2 x 10) 
 = (1324 x 2) x 10 
 = 2648 x 10 
 = 26480
- Yêu cầu Hs nhận xét 2648 là tích của 1324 và số nào ? 
- Vậy khi nhân 1324 với 20 ta chỉ việc thực hiện 1324 x 2 rồi viết thêm một chữ số 0 bên phải tích 1324 x 2
- Yêu cầu Hs đặt tính và tính 
 1324 .Viết chữ số 0 vào hàng đơn vị của tích 
 x 20 .2 nhân 4 bằng 8, viết 8 vào bên trái 0
 26480 .2 nhân 2 bằng 4, viết 4 vào bên trái 8.
 .2 nhân 3 bằng 6, viết 6 vào bên trái 4
 .2 nhân 1 bằng 2, viết 2 vào bên trái 6
- Cho Hs nhắc lại cách nhân 1324 với 20
3. Nhân các số có tận cùng là chữ số 0
- Ghi bảng 230 x 70
- Nêu câu hỏi : Có thể nhân 230 với 70 như thế nào ?
- Hướng dẫn Hs tương tự như trên .
230 x 70 = 23 x 10 x 7 x 10 = (23 x 7) x (10x10)
 = (23 x 7) x 100 
 = 161 x 100
 Vậy khi nhân 230 với 70 ta viết thêm 2 chữ số 0 vào tích 23 x 7. Ta có 230 x 70 = 16100
Từ đó có cách đặt tính và tính :
 230 .Viết 2 chữ số 0 vào hàng đơn vị và hàng 
 x 70 chục của tích 
16100 .7 nhân 3 bằng 21, viết 1 vào bên trái 0, nhớ 2
 .7 nhân 2 bằng 14, thêm 2 bằng 16, viết 16 vào bên trái 1 
- Gọi Hs nhắc lại cách nhân 230 với 70 
- Cho Hs thực hiện một vài phép tính 
3. Thực hành
Bài 1:
-Gọi Hs phát biểu cách nhân một số với số có tận cùng là chữ số o .
- Yêu cầu Hs làm bài tập vào vở, gọi Hs cách làm và kết quả 
Bài 2 : Gọi Hs phát biểu cách nhân các số có tận cùng là chữ số 0.
-Yêu cầu Hs làm bài 
-Gọi Hs nêu cách làm và kết quả 
Bài 3: Dành cho HS khá - giỏi: 
- Giải bài toán có lời văn vận dụng dạng nhân một số với số có tận cùng là chữ số 0.
Bài 4: Dành cho HS khá - giỏi: 
- Củng cố quy tắc tính diện tích HCN, vận dụng nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
- Chốt: Nêu cách tính diện tích HCN?
3. Củng cố - Dặn dò
 -Tổng kết giờ học, tuyên dương Hs học tốt 
 -Dặn Hs CBB: Đề-xi mét vuông 
- Hai Hs thực hiện yêu cầu.
- Hs theo dõi 
- Tích của 1324 x 2
- Hs theo dõi .
- Hs nhắc lại 
- Hs làm bài vào vở 
- Hs làm bài 
- 1 Hs làm bảng, cả lớp làm vở
x
1342 13546 5642
 40 x 30 x 200
 53680 406380 1128400
2.
1326 x 200 = 397 800
3450 x 20 = 69 000
1450 x 800 = 1 160 000
-HS đọc bài toán 
-1HS làm bảng phụ, lớp làm bài vào vở
-Nhận xét và chữa bài 
-HS đọc bài toán 
-HS nêu lại quy tắc tính diện tích HCN
-1HS làm bảng phụ, lớp làm bài vào vở
-Nhận xét và chữa bài 
ĐỀ - XI - MÉT VUÔNG
I. Mục tiêu :
-Biết đề-xi-mét vuông là đơn vị đo diện tích
-Đọc viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đề-xi-mét vuông 
-Biết được 1dm2 =100cm2. Bước đầu biết chuyển đổi từ dm2 sang cm2 và ngược lại
II. Đồ dùng dạy học
Gv và Hs chuẩn bị hình vuông cạnh 1dm có đã chia thành 100 ô vuông
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò 
A. Bài cũ 
Yêu cầu Hs nhắc lại cách nhân các số có tận cùng là chữ số 0
B. Bài mới :
1 Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu bài học
2. Giới thiệu Đề-xi-mét vuông
Gv: Để đo diện tích người ta còn dùng đơn vị Đề - xi - mét vuông.
- Hs lấy hình vuông có cạnh cạnh 1dm đã chuẩn bị sẵn, quan sát và đo cạnh có đúng 1dm
- Gv nói và chỉ vào bề mặt hình vuông : Đề - xi- mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1dm, đây là Đề - xi - mét vuông
- Giới thiệu cách đọc và viết : Đề - xi - mét vuông viết tắt là : dm2
3. Luyện tập:
Bài 1: Gv viết các số đo diện tích trong bài và một số các số đo khác, yêu cầu Hs đọc trước lớp 
Bài 2:
-Gv đọc các số đo diện tích trong bài và một số các số đo khác, yêu cầu Hs viết theo đúng thứ tự mà cô giáo đã đọc 
- Gv chữa bài 
Bài 3 : 
- Nhắc lại mối quan hệ giữa dm2 và cm2
- Lưu ý Hs dựa vào cách nhân và chia nhẩm cho 10, 100,. ..
-Yêu cầu Hs quan sát và suy nghĩ để viết số thích hợp vào chỗ chấm 
- H.dẫn chấm chữa. 
Bài 4: Dành cho HS khá - giỏi: 
- So sánh các số đo diện tích theo đơn vị cm2
 - Chốt: vì sao 2 001cm2 < 20dm2 10cm2?
Bài 5: Dành cho HS khá - giỏi: 
- Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
- Tính diện tích mỗi hình rồi so sánh. (Cắt ghép hình)
3. Củng cố dặn dò:
Gọi Hs nhắc lại các kiến thức vừa học.
-Dặn Hs chuẩn bị bài: Mét vuông
-2 Hs trả lời
- Hs lắng nghe .
- Lấy đồ dùng học tâp ra.
- Theo dõi và quan sát.
- Hs quan sát để nhận biết : hình vuông 1dm2 được xếp đầy bởi 100 hình vuông 1cm2, từ đó nhận biết mối quan hệ 
 1dm2= 100 cm2
- Hs đọc theo chỉ định của GV
- 2Hs viết bảng, cả lớp viết vở 
ĐỌC
VIẾT
Tám trăm mười hai đề-xi-mét vuông
812dm2
Một nghìn chín trăm sáu mươi chín đề-xi-mét vuông
1969dm2
Hai nghìn tám trăm mười hai đề-xi-mét vuông
2812dm2
- 1Hs làm bảng, cả lớp làm vở
sau đó đổi chéo vở để chấm 
1dm2 = 100cm2
100cm2 = 1dm2
48dm2 = 4800cm2
2000cm2 = 20dm2
1997dm2 = 199700cm2
9900cm2 = 99dm2
-HS nêu cách làm bài 
-HS làm bài và nhận xét 
-HS nêu cách làm bài 
-HS làm bài và nhận xét 
MÉT VUÔNG
I. Mục tiêu :
-Biết mét vuông là đơn vị đo diện tích ; đọc, viết đựơc mét vuông “m2”
-Biết được 1m2 = 100dm2. Bước đầu biết chuyển đổi từ m2 sang dm2, cm2
II. Đồ dùng dạy học:
Chuẩn bị hình vuông cạnh 1m đã chia thành 100 ô vuông, mỗi ô có diện tích 1dm2
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Bài cũ:
-Kiểm tra các kiến thức cũ về dm2 và mối quan hệ giữa dm2 và cm2
B. Bài mới:
1. Giới thiệu mét vuông
Gv giới thiệu: Cùng với đơn vị cm2, dm2, để đo diện tích người ta còn dùng đơn vị đo mét vuông 
- Gv chỉ hình vuông đã chuẩn bị và nói: Mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1m
- Giới thiệu cách đọc, và viết mét vuông: mét vuông viết tắt là m2
 - Yêu cầu Hs quan sát hình vuông đã chuẩn bị, đếm số ô vuông 1dm2 có có trong hình vuông 
- Chỉ định Hs đọc lại nhiều lần: 
 1m2 = 100dm2 
và ngược lại : 100dm2 = 1m2
2. Thực hành
Bài 1:
- Nêu yêu cầu bài tập, sau đó yêu cầu Hs tự làm bài
- Yêu cầu Hs đọc kết quả từng bài, cả lớp nhận xét, giáo viên chữa bài chung.
Bài 2 : 
-Lưu ý Hs cần lưu ý đến mối quan hệ giữa các đơn vị m2, dm2, cm2 
- Yêu cầu Hs tự làm bài 
- Yêu cầu Hs nhận xét bài của bạn và chấm chữa chung.
Bài 3 :
- Yêu cầu Hs đọc đề 
- Giúp Hs tìm hiểu đề :
+ Người ta dùng bao nhiêu viện gạch để lót nền?
+ Như vậy diện tích căn phòng chính là diện tích của bao nhiêu viên gạch? 
+ Diện tích mỗi viên gạch là bao nhiêu ?
- Yêu cầu Hs làm bài .
- Yêu cầu Hs nhận xét bài của bạn, Gv chấm chữa chung.
Bài 4: Dành cho HS khá - giỏi: 
- Củng cố cách tính S hình chữ nhật bằng cách cắt ghép hình.
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học.
 -Dặn Hs chuẩn bị bài: Nhân một số với một tổng
- Hai Hs lên bảng trình bày
- Hs lắng nghe
- Hs quan sát số ô vuông 1dm2 có trong hình vuông và phát hiện ra mối quan hệ: 1m2 = 100dm2 và ngược lại
ĐỌC
VIẾT
Hai nghìn không trăm linh năm mét vuông
2005m2
Một nghìn chín trăm tám mươi mét nuông
1980m2
Tám nghìn sáu trăm đề-xi-mét vuông
8600dm2
Hai mươi tám nghìn chín trăm mười một xăng-ti-mét vuông
28911cm2
- Hs tự làm bài 
Viết số thích hợp vào chỗ chấm 
1m2 = 100dm2
100dm2 = 1m2
1m2 = 10000cm2
10000cm2 = 1m2
 Hs nhận xét bài của bạn 
 Hai Hs làm bảng, cả lớp làm vở 
- Hs đổi vở KT chấm chéo 
 Giải
 Diện tích của hình 1 là:
 4 x3 = 12(cm2)
 Diện tích của hình 2 là:
 6 x 3=18 (cm2)
 Diện tích của hình 3 là:
 15 x (5-3)=30 (cm2)
 Diện tích của hình đã cho là:
 12+18 +30 = 60 (cm2)
-HS nêu cách làm 
-HS làm vào vở và chữa bài 

Tài liệu đính kèm:

  • doctoan 4_t11.doc