Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 11 - Tính chất kết hợp của phép nhân - Năm học 2009-2010

Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 11 - Tính chất kết hợp của phép nhân - Năm học 2009-2010

I.MỤC TIÊU:

 Giúp HS:

- Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân.

- Bước đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- GV: bảng phụ

 

doc 2 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1604Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 11 - Tính chất kết hợp của phép nhân - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 3 tháng 11 năm 2009
Toán
Tính chất kết hợp của phép nhân
I.Mục tiêu:
 Giúp HS:
- Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân.
- Bước đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính.
II. đồ dùng dạy học :
- GV: bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ: HS nêu lại phần nhận xét chung của bài học trước.
B. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài : GV nêu mục đích , yêu cầu tiết học
HĐ1. So sánh giá trị của hai biểu thức :
- GV viết lên bảng hai biểu thức :
 ( 2 x 3 ) x 4 và 2 x ( 3 x 4 )
- 2 HS lên bảng tính giá trị của hai biểu thức trên, lớp làm vào vở nháp.
- 1 HS so sánh kết quả của hai biểu thức đẻ rút ra hai biểu thức có giá trị bằng nhau.
 ( 2 x 3 ) x 4 = 6 x 4 = 24
 2 x ( 3 x 4 ) = 2 x 12 = 24
 Vậy : 2 x ( 3 x 4 ) = ( 2 x 3 ) x 4
HĐ2. Viết các giá trị của biểu thức vào ô trống .
- GV treo bảng phụ đã chuẩn bị lên bảng ( như SGK ) , giới thiệu cấu tạo bảng và cách làm
- HS lần lượt tính giá trị của biểu thức ( a x b ) x c và a x ( b x c ) vào vở nháp rồi lên viết vào bảng.
- HS nhận xét , GV kết luận. 
- HS nhìn vào bảng , so sánh kết quả trong mỗi trường hợp trên để rút ra kết luận :
 ( a x b ) x c = a x ( b x c )
 ( a x b ) x c gọi là một tích nhân với một số
 a x ( b x c ) gọi là một số nhân với một tích
- GV giúp HS rút ra kết luận khái quát bằng lời : Khi nhân một tích hai số với số thứ ba , ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba.
- HS ( TB, yếu ) nhắc lại.
HĐ3. Thực hành :
Bài1 : Tính bằng hai cách ( theo mẫu )( HS khá giỏi làm cả bài)
- HS quan sát mẫu trong SGK, làm câu a của BT vào vở .
- 2 HS lên bảng chữa bài
- HS nhận xét , GV chốt kết quả đúng :
 a. Cách1 : 4 x 5 x 3 = ( 4 x 5 ) x 3 = 20 x 3 = 60
 Cách 2 : 4 x 5 x 3 = 4 x ( 5 x 3 ) = 4 x 15 = 60
 Cách1 : 3 x 5 x 6 = ( 3 x 5 ) x 6 = 15 x 6 = 90
 Cách2 : 3 x 5 x 6 = 3 x ( 5 x 6 ) = 3 x 30 = 90
Bài2 : Tính bằng cách thuận tiện nhất :
- HS đọc yêu cầu của đề bài, áp dụng tính chất kết hợp để tính
- HS làm bài vào vở câu a .
- 2 HS lên bảng chữa bài 
- HS nhận xét , GV kết luận.
 a, 13 x 5 x 2 = 13x ( 5 x 2) = 13 x 10 = 130
 5 x 2 x 34 = ( 5 x 2 ) x 34 = 10 x 34 = 340
Bài3 : Giải toán:( HS khá, giỏi)
- HS đọc đề toán, GV giúp HS nắm vững yêu cầu của đề bài
- HS làm bài vào vở 
- 1 HS lên bảng chữa bài.
 Bài giải:
 Số học sinh của 1 lớp là:
 2 x 15 = 30 ( học sinh )
 Số học sinh của 8 lớp là : 
 30 x 8 = 240 ( học sinh )
 Đáp số: 240 học sinh
IV. Củng cố – dặn dò : 
-GV nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau

Tài liệu đính kèm:

  • doctoan 2.doc