Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 12-18 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Văn Tuấn

Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 12-18 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Văn Tuấn

1.Ổn định:

2.KTBC:

 -Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 2 của tiết 55 , kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác .

 -GV chữa bài , nhận xét và cho điểm HS .

3.Bài mới:

 a.Giới thiệu bài:

 -GV : Giờ học toán hôm nay các em sẽ biết cách thực hiện nhân một số với một tổng theo nhiều cách khác nhau .

 b. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức:

 -GV viết lên bảng 2 biểu thức :

4 x ( 3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5

 -Yêu cầu HS tính giá trị của 2 biểu thức trên .

 -Vậy giá trị của 2 biểu thức trên như thế nào so với nhau ?

 -Vậy ta có :

4 x ( 3+ 5) = 4 x 3 + 4 x 5

 c. Quy tắc nhân một số với một tổng

 -GV chỉ vào biểu thức và nêu: 4 là một số,

(3 + 5) là một tổng . Vậy biểu thức có dạng tích của một số nhân với một tổng .

 -Yêu cầu HS đọc biểu thức phía bên phải dấu bằng.

4 x 3 + 4 x 5

 

doc 72 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 964Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 12-18 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Văn Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 01 tháng 11 năm 2010.
Thứ sáu, ngày 05 tháng 11 năm 2010.
Tuần 12
Tiết 56 NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG
I – Mục đích – Yêu cầu :
 -Biết cách thực hiện nhân một số với một tổng , nhân một tổng với một số .
 -Bài tập cần làm Bài 1, Bài 2 a) 1 ý ; b) 1 ý ; Bài 3.
II.Đồ dùng dạy học: 
 -Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1.
III.Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC: 
 -Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 2 của tiết 55 , kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác .
 -GV chữa bài , nhận xét và cho điểm HS .
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 -GV : Giờ học toán hôm nay các em sẽ biết cách thực hiện nhân một số với một tổng theo nhiều cách khác nhau .
 b. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức:
 -GV viết lên bảng 2 biểu thức :
4 x ( 3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5
 -Yêu cầu HS tính giá trị của 2 biểu thức trên .
 -Vậy giá trị của 2 biểu thức trên như thế nào so với nhau ?
 -Vậy ta có :
4 x ( 3+ 5) = 4 x 3 + 4 x 5
 c. Quy tắc nhân một số với một tổng 
 -GV chỉ vào biểu thức và nêu: 4 là một số, 
(3 + 5) là một tổng . Vậy biểu thức có dạng tích của một số nhân với một tổng .
 -Yêu cầu HS đọc biểu thức phía bên phải dấu bằng.
4 x 3 + 4 x 5 
 -GV nêu : Tích 4 x 3 là tích của số thứ nhất trong biểu thức nhân với một số hạng của tổng . Tích thứ hai 4 x 5 là tích của số thứ nhất trong biểu thức nhân với số hạng còn lại của tổng . 
 -Như vậy biểu thức chính là tổng của các tích giữa số thứ nhất trong biểu thức với các số hạng của tổng.
 -GV hỏi : Vậy khi thực hiện nhân một số với một tổng , chúng ta có thể làm thế nào ?
 -Gọi số đó là a , tổng là ( b + c ) , hãy viết biểu thức a nhân với tổng đó .
 -Biểu thức có dạng làmột số nhân với một tổng , khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này ta còn có cách nào khác ?
Hãy viết biểu thức thể hiện điều đó ?
 -Vậy ta có :
a x ( b + c) = a x b + a x c
-Yêu cầu HS nêu lại quy tắc một số nhân với một tổng .
 d. Luyện tập , thực hành
 Bài 1 (Làm vào PBT)
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -GV treo bảng phụ có viết sẵn nội dung của bài tập và yêu cầu HS đọc các cột trong bảng .
 -Chúng ta phải tính giá trị của các biểu thức 
nào ?
 -Yêu cầu HS tự làm bài .
 -GV chữa bài 
 -GV hỏi để củng cố lại quy tắc một số nhân với một tổng :
 + Nếu a = 4 , b = 5 , c = 2 thì giá trị của 2 biểu thức như thế nào với nhau ?
 -GV hỏi tương tự với 2 trường hợp còn lại .
 -Như vậy giá trị của 2 biểu thức luôn thế nào với nhau khi thay các chữ a , b , c bằng cùng một bộ số ?
 Bài 2a (Làm vào vở)
 -Bài tập a yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -GV hướng dẫn : Để tính giá trị của biểu thức theo 2 cách ta phải áp dụng quy tắc một số nhân với một tổng .
 -GV yêu cầu HS tự làm bài .
 -GV hỏi : Trong 2 cách tính trên , em thấy cách nào thuận tiện hơn ?
 -GV viết lên bảng biểu thức :
38 x 6 + 38 x 4 
 -Yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức theo 2 cách .
 -GV giảng cho HS hiểu cách làm thứ 2 : Biểu thức có dạng là tổng của 2 tích . Hai tích này có chung thừa số là 38 vì thế ta đưa được biểu thức về dạng một số ( là thừa số chung của 2 tích ) nhân với tổng của các thừa số khác nhau của hai tích .
 -Yêu cầu HS tiếp tục làm các phần còn lại của bài.
-Trong 2 cách làm trên , cách nào thuận tiện hơn, vì sao ?
 -Nhận xét và cho điểm HS
 Bài 3:
 -Yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trong bài .
 -Giá trị của 2 biểu thức như thế nào so với nhau?
 -Biểu thức thứ nhất có dạng như thế nào?
 -Biểu thức thứ hai có dạng như thế nào?
 -Có nhận xét gì về các thừa số của các tích trong biểu thức thứ 2 so với các số trong biểu thức thứ nhất .
 -Vậy khi thực hiện nhân một tổng với một số , ta có thể làm thế nào ?
 -Yêu cầu HS ghi nhớ quy tắc nhân một tổng với một số .
4.Củng cố- Dặn dò:
 -Yêu cầu HS nêu lại tính chất một số nhân với một tổng , một tổng nhân với một số .
 -GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập 2b và chuẩn bị bài cho tiết sau.
- Hát vui.
- 2 HS lên bảng làm bài và giải thích, HS dưới lớp theo dõi nhận xét bài làm của bạn . 
 1m2 = 10 000cm2 15m2 = 150 000cm2
 10 000cm2 = 1m2 10dm2 2cm2 = 1002cm2
-HS nghe .
-1 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào nháp .
-Bằng nhau . 
-Hs chú ý lắng nghe, theo dõi.
-Lấy số đó nhân với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại với nhau .
- a x ( b + c)
- a x b + a x c
-HS viết và đọc lại công thức .
-HS nêu như phần bài học trong SGK.
-Tính giá trị của biểu thức rồi viết vào ô trống theo mẫu .
-HS đọc thầm .
- a x ( b+ c) và a x b + a x c
-1 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào vở.
* 3 x (4 + 5) = 27 ; 3 x 4 + 3 x 5 = 27
* 6 x (2 + 3) = 30 ; 6 x 2 + 6 x 3 = 30
+ Bằng nhau và cùng bằng 28
-HS trả lời .
-Luôn bằng nhau .
-Tính giá trị của biểu thức theo 2 cách .
-HS nghe 
-1 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào vở .
* 36 x (7 + 3) = 360 ; 36 x 7 + 36 x 3 = 360
* 207 x (2 + 6) = 1656; 207 x 2 + 207 x 6
 = 1656
-Cách 1 thuận tiện hơn vì tính tổng đơn giản , sau đó khi thực hiện phép nhân có thể nhẩm được .
-1 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào nháp 
-2 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào vở .
-Cách 2 thuận tiện hơn vì khi đưa biểu thức về dạng một số nhân với một tổng , ta tính tổng dễ dàng hơn , ở bước thực hiện phép nhân có thể nhân nhẩm .
-1 HS lên bảng , HS cả lớp làm bài vào vở .
-Bằng nhau .
-Có dạng một tổng nhân với một số .
-Là tổng của 2 tích .
-Các tích trong biểu thức thứ hai là tích của từng số hạng trong tổng của biểu thức thứ nhất với số thứ ba của biểu thức này .
-Có thể lấy từng số hạng của tổng nhân với số đó rồi cộng các kết quả lại với nhau .
-2 HS nêu trước lớp , HS cả lớp theo dõi và nhận xét .
-HS cả lớp.
Tiết 57 MỘT SỐ NHÂN VỚI MỘT HIỆU
I – Mục đích – Yêu cầu :
 - Biết thực hiện phép nhân một số với một hiệu , nhân một hiệu với một số .
 - Bài tập cần làm Bài 1, Bài 3, Bài 2
II. Đồ dùng dạy học:
 -Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1 , trang 67 , SGK .
III.Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
2. KTBC:
 -Gọi 2 HS lên bảng và yêu cầu làm các bài tập 2b của tiết 56 , kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác .
 -Chữa bài , nhận xét và cho điểm HS 
3.Bài mới:
 a) Giới thiệu bài 
 -Giờ học toán hôm nay sẽ biết cách thực hiện nhân một số với một hiệu , nhân một hiệu với một số và áp dụng tính chất này để tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện . 
 b. Tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức 
 -Viết lên bảng 2 biểu thức :
3 x ( 7 – 5) và 3 x 7 – 3 x 5 
 -Yêu cầu HS tính giá trị của 2 biểu thức trên .
 -Giá trị của 2 biểu thức trên như thế nào so với nhau . 
 -Vậy ta có :
3 x ( 7 – 5) = 3 x 7 – 3 x 5 
 c. Quy tắc nhân một số với một hiệu 
 -GV chỉ vào biểu thức 3 x ( 7 – 5 ) và nêu : 3 là một số , ( 7 – 5) là một hiệu . Vậy biểu thức có dạng tích của một số nhân với một hiệu .
 -Yêu cầu HS đọc biểu thức phía bên phải dấu bằng:
 -GV nêu : Tích 3 x 7 chính là tích của số thứ nhất trong biểu thức nhân với số bị trừ của hiệu . Tích thứ hai 3 x 5 cũng là tích của số thứ nhất trong biểu thức nhân với số trừ của hiệu . 
 -Như vậy biểu thức chính là hiệu của tích giữa số thứ nhất trong biểu thức với số bị trừ của hiệu trừ đi tích của số này với số trừ của hiệu . 
 -Vậy khi thực hiện nhân một số với một hiệu , ta có thể làm thế nào ?
 -Gọi số đó là a , hiệu là ( b – c) . Hãy viết biểu thức a nhân với hiệu ( b- c) 
 -Biểu thức a x ( b – c) có dạng là một số nhân với một hiệu , khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này ta còn có cách nào khác ? Hãy viết biểu thức thể hiện điều đó ?
 -Vậy ta có a x ( b – c) = ax b – a x c 
 -Yêu cầu HS nêu lại quy tắc một số nhân với một hiệu . 
 d. Luyện tập , thực hành 
 Bài 1 
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -GV treo bảng phụ , có viết sẵn nội dung của bài tập và yêu cầu HS đọc các cột trong bảng . 
 -Chúng ta phải tính giá trị của các biểu thức 
nào ? 
 -Yêu cầu HS tự làm bài .
 -GV hỏi để củng cố lại quy tắc một số nhân với một hiệu :
 +Nếu a = 3 , b = 7 , c = 3 , thì giá trị của 2 biểu thức a x ( b – c) và a x b – a x c như thế nào với nhau ?
 -Hỏi tương tự với 2 trường hợp còn lại .
 -Như vậy giá trị của 2 biểu thức như thế nào với nhau khi thay các chữ a , b , c bằng cùng một bộ số ? 
 Bài 3
 -Gọi 1 HS đọc đề bài .
 -Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
 -Muốn biết cửa hàng còn lại bao nhiêu quả trứng, chúng ta phải biết điều gì ?
 -GV khảêng định cả 2 cách đều đúng , giải thích thêm cách 2: Vì số quả trứng ở mỗi giá để trứng là như nhau , vì thế ta có thể tính số để trứng còn lại sau khi bán sau đó nhân với số quả trứng có trong mỗi giá 
 -Cho HS làm bài vào vở .
Bài giải
Số quả trứng có lúc đầu là
175 x 40 = 7 000 ( quả )
SoÁ quả trứng đã bán là
175 x 10 = 1750
Số quả trứng còn lại là
7 000 - 1 750 = 5 250 ( quả )
Đáp số : 5 250 quả
 -Cho HS nhận xét và rút ra cách làm thuận tiện 
Bài 4 :
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 - Gọi 2 hs lên bảng tính
- Vậy giá trị hai biểu t ...  900; 2355.
- 2 em lên bảng viết, 4 em nêu miệng và giải thích cách làm.
Hs làm vào PBT. Gọi 2 HS nêu kết quả. Hs khác nhận xét .
a. Số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5 là: 480; 2000; 9010.
b. Số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 là: 296; 324.
c. Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 là: 480; 2000; 9010.
-Hs nêu yêu cầu bài.
-Hs nêu miệng 
-HS lắng nghe 
GIÁO VIÊN SOẠN
KHỐI TRƯỞNG DUYỆT
NGUYỄN VĂN TUẤN
NGUYỄN VĂN CHIẾN
Thứ hai, ngày 13 tháng 12 năm 2010.
Thứ sáu, ngày 17 tháng 12 năm 2010.
Tuần 18
Tiết 86 DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9.
I – Mục đích – Yêu cầu :
- Biết dấu hiệu chia hết cho 9.
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản.
- Bài tập cần làm Bài 1, Bài 2. 
II.Đồ dùng dạy học :
-SGK, Bảng phụ
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định
2. KT bài cũ.
-Hỏi HS trả lời về dấu hiệu chia hết cho 2; 5.
-Yêu cầu HS làm lại bài tập 3/96.
-GV nhận xét –ghi điểm.
3.Bài mới
a. Giới thiệu bài: “Dấu hiệu chia hết cho 9”
b.Giảng Bài
-GV cho HS nêu vài ví dụ về các số chia hết cho 9, các số không chia hết cho 9, viết thành 2 cột 
-Cho HS thảo luận bàn để rút ra dấu hiệu chia hết cho 9.(Nếu HS lúng túng, GV có thể gợi ý để HS xét tổng của các chữ số.)
-Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong bài học. 
- GV nêu tiếp: Bây giờ ta xét xem các số không chia hết cho 9 có đặc điểm gì?
-Cuối cùng GV cho HS nêu căn cứ để nhận biết các số chia hết cho 2,5,9.
c.Thực hành
Bài 1:
-GV yêu cầu HS nêu cách làm và cùng HS làm mẫu một số .
VD: Số 99 có tổng các chữ số là: 9+9=18. Số 18 chia cho 9 được 2,Ta chọn số 99.
-Cho HS làm bài.
Bài 2:
-Cho HS tiến hành làm như bài 1 (chọn số mà tổng các chữ số không chia hết cho 9)
-GV cùng HS sửa bài.
Bài 4: Dành cho hs khá giỏi
- GV cho HS nhắc lại đề bài .
31 ; 35; 2 5
-Gv nhận xét tuyên dương.
4.Củng cố-dặn dò
-Hai HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 9.
-Dặn HS về làm bài 3/97 và xem trước bài “Dấu hiệu chia hết cho 3”
-Nhận xét tiết học.
-Hát 
- 1 Hs lên bảng làm, HS khác nhận xét.
-Nhắc tựa bài
-Thảo luận nhóm đôi và nêu ví dụ.
9:9=1 13: 9= 1 dư 4
72:9=8 182: 9= 20 dư 2
657:9=73 457: 9= 50 dư 7
..
-HS thảo luận và phát biểu ý kiến.Cả lớp cùng bàn luận và đi đến kết luận “Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9”
- 5 HS đọc.
-HS nhẩm tổng các chữ số ở cột bên phải và nêu nhận xét “Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9”
-Vài HS nêu: Muốn biết một số có chia hết cho 2 hoặc 5 hay không ta căn cứ vào chữ số tận cùng bên phải. Muốn biết một số có chia hết cho 9 hay không ta căn cứ vào tổng các chữ số của số đó.
-Hai HS nêu cách làm.
-HS tự làm bài vào vở nháp dựa vào số đã làm mẫu.
-HS trình bày kết quả.
99; 108; 5643; 29385.
-HS làm bài vào vở –2 HS làm bảng lớp.
96; 7853; 5554; 1097.
-Hs tự làm bài- thảo luận nhóm 3- thi đua viết nhanh, viết đúng.
-Một HS đọc lại các số đã hoàn chỉnh.
-HS lớp làm vào vở.
-HS nhận xét bài làm –sửa sai.
-Thực hiện yêu cầu.
Tiết 87 DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3
I – Mục đích – Yêu cầu :
- Biết dấu hiệu chia hết cho 3.
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.
- Bài tập cần làm Bài 1, Bài 2. 
II.Đồ dùng dạy học :
-SGK, Bảng phụ
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định
2. KT bài cũ.
-Hỏi HS trả lời về dấu hiệu chia hết cho 9.
-Yêu cầu HS làm lại bài tập 3/97.
-GV nhận xét –ghi điểm.
3.Bài mới
a. Giới thiệu bài: “Dấu hiệu chia hết cho 3”
b.Giảng Bài
- GV cho HS nêu vài ví dụ về các số chia hết cho 3 , các số không chia hết cho 3,viết thành 2 cột .
-Cho HS thảo luận bàn để rút ra dấu hiệu chia hết cho 3.(Nếu HS lúng túng, GV có thể gợi ý để HS xét tổng của các chữ số.)
-Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK. 
- GV nêu tiếp:Bây giờ ta xét xem các số không chia hết cho 3 có đặc điểm gì?
Thực hành
Bài 1:
-GV yêu cầu HS nêu cách làm và cùng HS làm mẫu một số .
VD: Số 231 có tổng các chữ số là: 2+3+1=6. Số 6 chia cho 3 được 2, ta chọn số 231
-Cho HS làm bài.
Bài 2:
-Cho HS tiến hành làm như bài 1 (chọn số mà tổng các chữ số không chia hết cho 3)
-GV cùng HS sửa bài.
Bài 4 : Dành cho hs khá giỏi
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu bài
-GV cho HS nhắc lại đề bài .
56 ; 79 ; 2 35.
-Gv nhận xét tuyên dương
4.Củng cố-dặn dò
-Hai HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 3.
-Dặn HS về làm bài 3/98 và xem trước bài “Luyện tập”.
-Nhận xét tiết học.
-Hát 
- 3 Hs lên bảng làm, HS khác nhận xét.
-Nhắc tựa bài
12:3=4 25:3=8dư 1
333:3=111 347:3=11dư 2
459:3=153 517:3=171dư 3
..
- HS thảo luận và phát biểu ý kiến.Cả lớp cùng bàn luận và đi đến kết luận “Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3”
- 5 HS đọc.
-HS nhẩm tổng các chữ số ở cột bên phải và nêu nhận xét “Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 3 thì không chia hết cho 3”
- Hai HS nêu cách làm.
-HS tự làm bài vào vở dựa vào số đã làm mẫu.
-HS trình bày kết quả.
231; 1872; 92 313
-HS làm bài vào vở –2 HS làm bảng lớp ghi kết quả và nêu cách làm.
502; 6823; 55 553; 641 311.
- 1 em nêu yêu cầu bài.
-HS tự tìm số thích hợp để điền vào ô trống .(Hs thảo luận nhóm 3, thi đua điền nhanh, điền đúng)
-Cả lớp sưả bài.
-Thực hiện yêu cầu.
Tiết 88 LUYỆN TẬP.
I – Mục đích – Yêu cầu :
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9, dấu hiệu chia hết cho 3, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.
- Bài tập cần làm Bài 1, Bài 2, Bài 3.
II.Đồ dùng dạy học :
- SGK, Bảng phụ
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Oån định
2.kiểm tra bài cũ
-Yêu cầu 1 số HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9.
-Gọi HS lên viết 3 số mỗi số có 3 chữ số chia hết cho 3
-GV nhận xét –ghi điểm.
3.Bài Mới 
a. Giới thiệu bài: Hôm nay cô hướng dẫn các em luyện tập lại các bài toán có dấu hiệu chia hết cho 2; 5; 9; 3. bài “Luyện tập”.
b.Thực hành
Bài 1:-Gọi HS đọc đề bài
-Yêu cầu HS nêu cách làm, sau đó cho HS tự làm bài vào vở nháp.
-GV cùng cả lớp nhận xét và rút ra kết quả đúng
Bài 2
-Gọi HS đọc đề bài.
-Cho 3 hs lên làm, HS khác làm vở.
a) 94 chia hết cho 9;
b) 2 5 chia hết cho 3;
c) 76 chia hết cho 3 và chia hết cho 2.
Bài 3.
-GV cho hS tự làm bài rồi cho HS kiểm tra chéo lẫn nhau.
4.Củng cố –dặn dò
-HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2; 5; 3; 9.
-Dặn HS về nhà làm bài 4/98 và xem trước bài “Luyện tập chung”.
- Nhận xét tiết học.
-Hát
- 4 HS nêu-HS khác nhận xét
-3 HS lên viết, HS khác nhận xét.
-Một em đọc đề
-3HS làm bảng lớp,HS khác làm vào vở.
-Cả lớp nhận xét-sửa bài.
+ Các số chia hết cho 3 là: 4563; 2229; 66816.
+ Các số chia hết cho 9 là:4563 ; 66816.
+ Số 2229 chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.
-1HS đọc đề.
-HS tự làm bài, 3HS làm bảng lớp.
-HS nhận xét-sửa sai.
-HS làm bài vào vở.
a.Đ b.S c.S d.Đ
-Lần lượt 4 hs nhắc lại
-HS thực hiện yêu cầu.
 Tiết 89 LUYỆN TẬP CHUNG
I – Mục đích – Yêu cầu :
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9 trong một số tình huống đơn giản.
- Bài tập cần làm Bài 1, Bài 2, Bài 3.
II.Đồ dùng dạy học :
SGK, Bảngphụ
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
-Gọi 1số HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho: 2; 3; 5; 9. -Yêu cầu cho ví dụ về số chia hết 2; 3; 5; 9 
-GV nhận xét –ghi điểm.
3.Bài Mới 
a. Giới thiệu bài: Luyện tập chung.
b. Thực hành
Bài 1:-Gọi HS đọc đề bài
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 nêu cách làm, sau đó đại diện nhóm lên trình bày.
-GV cùng cả lớp nhận xét và rút kết quả đúng
Bài 2
-Gọi HS đọc đề bài và nêu cách làm.
-Cho 3 hs lên làm, HS khác làm vở.
 -GV cùng HS nhận xét rút kết quả đúng:
a. Số chia hết cho cả 2 và 5 là: 64620; 5270.
b. Số chia hết cho cả 3 và 2 là: 57234; 64620.
c. Số chia hết cho cả 2; 3; 5; 9 là: 64620.
Bài 3.
-GV cho hS tự làm bài rồi cho HS kiểm tra chéo lẫn nhau.
Bài 5: Dành cho hs khá giỏi.
Yêu cầu Hs đọc đề bài.
- Gv nhận xét tuyên dương nhóm trình bày hay ngắn gọn.
4.Củng cố –dặn dò
-HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2; 5; 3; 9.
-Dặn HS về nhà ôn bài chuẩn bị kiểm tra cuối học kì I.
- Nhận xét tiết học.
-Hát vui.
-4HS nêu-HS khác nhận xét
-2HS lên bảng sửa bài 4/98
a) 216; 621; 612.
b) 210.
-Một em đọc đề
- 4HS làm bảng lớp làm.
-Cả lớp nhận xét-sửa bài: 
a) Các số chia hết cho 2 là: 4568; 2050 ; 35766.
b) Các số chia hết cho 3 là: 2229; 35766.
c) Các số chia hết cho 5 là:7435 ; 2050.
d) Các số chia hết cho 9 là: 35766.
-Một HS đọc đề, nêu cách làm.
-HS tự làm bài, 3HS làm bảng lớp.
-HS nhận xét-sửa sai.
-HS thực hiện yêu cầu.
-Kết quả là:
a. 528 ; 558 ; 588.
b. 603 ; 693. 
c. 240. 
d. 354.
- 1 em đọc yêu cầu bài 
- Cả lớp thảo luận nhóm tìm cách giải. Báo cáo kết quả thảo luận.
-Hs lớp đó có 30 em. Vì khi ếp thành 3 hàng hoặc thành 5 hàng thì mỗi hàng sẽ có 10 em hoặc 6 em.
4HS nêu các dấu hiệu
-Thực hiện yêu cầu.
Tiết 90 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (Cuối học kì I)
GIÁO VIÊN SOẠN
KHỐI TRƯỞNG DUYỆT
NGUYỄN VĂN TUẤN
NGUYỄN VĂN CHIẾN
BAN GIÁM HIỆU DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • docTOAN 12 - 18.doc