1.Ổn định:
- Yêu cầu HS ngồi ngay ngắn, chuẩn bị sách vở để học bài.
2.Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS chữa bài tập 5, SGK/70
- Muốn tìm số HS trường đó có tất cả em làm sao ?
- Chấm điểm 5 bài.
- GV nhận xét chung.
3.Bài mới :
a) Giới thiệu bài
- Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách thực hiện nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
b) Phép nhân 27 x 11 (Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10)
- GV viết lên bảng phép tính 27 x 11.
- Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính trên.
- HS nhận xét kết quả 297 với thừa số 27 ?
- GV kết luận: Để có 297 ta đã viết 9 là tổng của 2 và 7 xen giữa hai chữa số của 27, được 297.
TUẦN 13 §61 GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11 I.MỤC TIÊU : Giúp HS: - Biết cách thực hiện nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 - Áp dụng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 để giải các bài toán có liên quan II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - SGK toán 4, bảng con, phiếu học tập. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: - Yêu cầu HS ngồi ngay ngắn, chuẩn bị sách vở để học bài. 2.Kiểm tra bài cũ: - GV gọi HS chữa bài tập 5, SGK/70 - Muốn tìm số HS trường đó có tất cả em làm sao ? - Chấm điểm 5 bài. - GV nhận xét chung. 3.Bài mới : a) Giới thiệu bài - Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách thực hiện nhân nhẩm số có hai chữ số với 11. b) Phép nhân 27 x 11 (Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10) - GV viết lên bảng phép tính 27 x 11. - Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính trên. - HS nhận xét kết quả 297 với thừa số 27 ? - GV kết luận: Để có 297 ta đã viết 9 là tổng của 2 và 7 xen giữa hai chữa số của 27, được 297. - Làm bảng con tính nhẩm: 35 x 11 ; 42 x 11 ; 34 x 11 - GV nhận xét chung. c) Phép nhân 48 x11 (Trường hợp hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10) - GV viết lên bảng phép tính 48 x 11. - Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính trên. - Hướng dẫn: + Yêu cầu HS cộng 4 và 8 của thừa số thứ nhất lại. + Viết 2 xen giữa 2 chữ số 48 được 428 + Thêm 1 vào 4 của 428, được 528 - GV nêu chú ý như SGV/231 -Yêu cầu HS thực hiện nhân nnhẩm 75 x 11. d) Luyện tập, thực hành * Bài 1: SGK/71 : Hoạt động cả lớp - Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS nhân nhẩm và ghi kết quả vào bảng con. - Hỏi: Muốn nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 (bé hơn 10, lớn hơn 10 hoặc bằng 10) em làm sao? * Bài 2: (Bài tập phát triển) SGK/71 : Hoạt động cá nhân. - Gọi HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu suy nghĩ để tìm thành phần chưa biết trong phép chia. - Muốn tìm số bị chia em làm sao ? * Bài 3: SGK/71 : Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS đọc đề bài - Yêu cầu HS thảo luận và giải nhanh vào vở. - Muốn tính số HS cả hai khối em làm sao ? - GV nhận xét và chốt lại bài giải đúng. Bài giải Số hàng cả hai khối lớp xếp được là 17 + 15 = 32 ( hàng ) Số học sinh của cả hai khối lớp 11 x 32 = 352 ( học sinh ) Đáp số : 352 học sinh * Bài 4: (Bài tập phát triển) SGK/71 : Hoạt động cá nhân - Cho HS đọc đề bài sau đó hướng dẫn: Để biết được câu nào đúng, câu nào sai, trước hết chúng ta phải tính số người có trong mỗi phòng họp, sau đó so sánh và rút ra kết quả - GV chốt ý đúng. 4.Củng cố: - Muốn nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11 em làm sao ? 5. Dặn dò : - Nhạân xét tiết học. - Về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài: Nhân với số có 3 chữ số - Cả lớp thực hiện. - 1HS lên sửa bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn - HS nêu. - 5 HS đem vở lên chấm. - HS nghe. -1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng con, 1HS đọc kết quả. - HS nhận xét. - HS nêu. - HS làm bảng con. - Cả lớp làm bảng con. - Nêu kết quả bài toán - Cả lớp cùng làm theo hướng dẫn. - HS nêu : 4 + 8 = 12 - Cả lớp lắng nghe. - HS cả lớp thực hiện và nêu cách làm - 1 HS nêu. - Cả lớp làm vào bảng con. - HS nêu - 1 HS nêu. - HS nhân nhẩm và nêu cách nhân nhẩm của mình - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. - HS nêu. - 1 HS đọc. - Nhóm đôi làm việc và giải vào vở, 1 HS làm vào phiếu. - Dán phiếu và trình bày - Bạn nhận xét. - HS nêu. - 1 HS đọc đề. - Cả lớp làm vào vở nháp sau đó chọn câu trả lời đúng. - 2 HS lần lượt nêu. - HS cả lớp lắng nghe về nhà thực hiện. §62 NHÂN VỚI SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ I.MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết thực hiện nhân với số có 3 chữ số. - Nhận biết tích riêng thứ nhất và tích riêng thứ hai, tích riêng thứ ba trong phép nhân với số có 3 chữ số. - Tính được giá trị của biểu thức - Áp dụng phép nhân với số có 3 chữ số để giải các bài toán có liên quan. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - SGK toán lớp 4, bảng con, phiếu khổ lớn. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: - Yêu cầu HS ngồi ngay ngắn, chuẩn bị sách vở để học bài. 2.Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra cả lớp: Nhân nhẩm với 11 28 x 11 ; 45 x 11 ; 59 x 11 - Nêu cách làm 28 x 11 ; 45 x 11 - GV nhận xét. 3.Bài mới : a) Giới thiệu bài - Giờ học toán hôm nay các em sẽ biết cách thực hiện phép nhân với số có 3 chữ số b) Tìm cách tính 164 x 123 - GV ghi lên bảng phép tính 164 x 123 - Yêu cầu HS phân tích số 123 thành tổng số tròn trăm, tròn chục và 3 - Gọi HS nêu miệng bài: 164 x 123 = 164 x (100 + 20 + 3 ) - GV chốt ý đúng. c) Giới thiệu cách đặt tính và tính - GV ghi phép nhân: 164 x123 - Giúp HS rút ra nhận xét: + Để thực hiện phép nhân này ta phải thực hiện mấy phép nhân và phép cộng ? - Hướng dẫn HS đặt tính một lần rồi nhân. - Yêu cầu HS nhân ở bảng 164 x 123 492 328 164 20172 - GV nêu phần lưu ý như SGV/133 -Yêu cầu HS nêu lại từng bước nhân. d) Luyện tập, thực hành * Bài 1: SGK/73 : Hoạt động cá nhân - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu cả lớp làm vào vở. - GV chữa bài, yêu cầu HS lần lượt nêu cách tính của phép nhân 248 x 321 - GV nhận xét * Bài 2: (Bài tập phát triển) SGK/73 : Hoạt động cá nhân - Gọi HS nêu yêu cầu. - Treo bảng số như đề bài trong SGK, nhắc HS thực hiện phép tính ra nháp và viết kết quả tính đúng vào bảng - GV nhận xét * Bài 3: SGK/73 : Hoạt động nhóm bàn - Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bàn tìm ra cách giải và giải vào phiếu. - GV theo dõi hướng dẫn những nhóm còn yếu. - Muốn tính diện tích mảnh vườn hình vuông em làm sao ? - GV nhận xét 4.Củng cố: Trong phép nhân với số có 3 chữ số có mấy tích riêng? cách viết của mỗi tích riêng như thế nào ? 5. Dặn dò: - Nhận xét tiết học - Về nhà hoàn thành các bài tập và chuẩn bị bài: Nhân với số có ba chữ số (tiếp theo) - Cả lớp thực hiện. - Cả lớp làm vào bảng con, 2 HS lên bảng làm. - 2 HS nêu. - HS nghe. - HS nêu miệng. 123 = 100 + 20 + 3 - HS suy nghĩ tính và nêu kết quả. - 1 HS lên bảng thực hiện. - Cả lớp theo dõi - HS nêu 3 phép nhân và một phép cộng. - HS quan sát. - Cả lớp làm vào bảng con - HS nêu 3 tích riêng của phép nhân + 492 là tích riêng thứ nhất. + 328 là tích riêng thứ hai + 164 là tích riêng thứ ba - Cả lớp lắng nghe. - 1 HS nêu. - HS làm bài vào phiếu, cả lớp làm vào vở. - Dán kết quả và trình bày. - Đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau. - 1 HS nêu cách nhân - 1 HS nêu. - Cả lớp làm bài vào vở nháp. - 2 HS lên điền kết quả vào bảng - 1 HS đọc đề bài. - Các nhóm làm việc ghi bài giải vào phiếu. - Dán phiếu lên bảng và trình bày. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS nêu. - 1 HS đọc lại bài giải đúng. - 2 HS nêu. - HS cả lớp lắng nghe về nhà thực hiện. §63 NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (tiếp theo) I.MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết cách thực hiện phép nhân với số có 3 chữ số (trường hợp có chữ số hàng chục là 0). - Áp dụng phép nhân với số có 3 chữ số để giải các bài toán có liên quan. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SGK toán lớp 4, bảng con, một số tờ giấy khổ to. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: - Yêu cầu HS ngồi ngay ngắn, chuẩn bị sách vở để học bài. 2.Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra cả lớp phép nhân: 518 x 214 ; 715 x 425. - GV chữa bài nhận xét 3.Bài mới: a) Giới thiệu bài - Giờ học toán các em sẽ tiếp tục học cách thực hiện nhân với số có ba chữ số. b) Tìm hiểu bài. * Giới thiệu cách đặt tính và tính - GV viết lên bảng phép nhân 258 x 203 - Yêu cầu HS thực hiện đặt tính để tính. - Đặt tính : 258 x 203 774 000 516 52374 - Yêu cầu HS nhận xét 3 tích riêng của phép nhân. Lưu ý tích riêng thứ 2 - GV hướng dẫn HS cách viết gọn lại 258 x 203 774 1516 152374 - Các em cần lưu ý khi viết tích riêng thứ ba 1516 phải lùi sang trái hai cột so với tích riêng thứ nhất. - Cho HS thực hiện đặt tính và tính lại phép nhân 258 x 203 theo cách viết gọn. - Ở tích riêng thứ 3 được viết như thế nào so với tích riêng thứ nhất? c) Luyện tập, thực hành * Bài 1: SGK/73 : Hoạt động cá nhân - Gọi HS nêu yêu cầu đề bài - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở Hỏi: Giải thích cách làm nhân với số có 3 chữ số với chữ số hàng chục là 0 - GV nhận xét chung. * Bài 2 : SGK/73 : Hoạt động cá nhân - Gọi HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu tính, ghi đúng sai vào ô trống và giải thích. - Theo các em vì sao cách thực hiện đó sai. - GV nhận xét chung. * Bài 3: (Bài tập phát triển) SGK/73 : Hoạt động nhóm đôi: - Gọi HS đọc đề - Yêu cầu HS thảo luận cách giải và giải nhanh vào vở. Hỏi : Muốn tính khối lượng thức ăn của 375 con gà ăn trong 10 ngày em làm sao ? - GV nhận xét chung. Tóm tắt : 1 ngày 1 con gà ăn : 104 g 10 ngày 375 con gà ăn : g? Bài giải Số kg thức ăn trại đó cần cho 1 ngày là 104 x 375 = 39 000 ( g ) 39 000 g = 39 kg Số kg thức ăn trại đó cần trong 10 ngày là 39 x 10 = 390 ( kg ) Đáp số: 39 kg 4.Củng cố: - Nêu cách nhân với số 3 chữ số trường hợp có chữ số 0 ở hàng chục (ở thừa số thứ hai) 5. Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài : Luyện tập - Cả lớp thực hiện. - Cả lớp làm vào bảng con, 2 HS lên bảng làm. - HS nghe. - 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng con. - Tích riêng thứ hai gồm 3 chữ số 0. - 1 HS nêu miệng phép nhân : 258 x 203 - Cả lớp thực hiện ở bảng con - HS trả lời : Ở tích riêng thứ 3 lùi sang trái 2 cột so với tích riêng thứ nhất. - 1 HS nêu. - HS làm bài vào vở, 3 HS làm vào phiếu. - Dán kết quả, bạn nhận xét - Đổi vở kiểm tra bài cho nhau. - 1 HS nêu. - Cả lớp tính nháp rồi ghi kết quả đúng, sai và giải thích cách chọn. + Hai cách thực hiện đều là sai, cách thực hiện thứ ba là đúng. + Hai cách thực hiện đầu tiên sai vì 912 là tích riêng thứ ba, phải viết lùi về bên trái 2 cột so với tích riêng thứ nhất nhưng cách 1 lại viết thẳng cột với tích riêng thứ nhất , cách 2 chỉ viết lùi 1 cột. - Cách thực hiện thứ ba là đúng vì đã nhân đúng, viết đúng vị trí của các tích riêng. - 1 HS đọc đề toán. - Nhóm đôi thảo luận cách giải và ghi cách giải vào vở. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. - HS nêu. - 1 HS đọc lại bài giải đúng. - HS nêu. - HS cả lớp lắng nghe về nhà thực hiện. §64 LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố về: - Nhân với số có hai, ba chữ số - Aùp dụng tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân, tính chất nhân 1 số với tổng (hoặc một hiệu) để tính giá trị của biểu thức theo cách thuận tiện - Tính giá trị của biểu thức số, giải bài toán có lới văn II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng con, SGK toán 4, một số tờ giấy khổ to. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: - Yêu cầu HS ngồi ngay ngắn, chuẩn bị sách vở để học bài. 2.Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra cả lớp phép nhân: 615 x 405 ; 110 x 206 - GV chữa bài nhận xét 3.Bài mới: a) Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng b) Hướng dẫn luyện tập * Bài 1: SGK/74 : Hoạt động cá nhân - Gọi HS nêu yêu cầu đề bài - Yêu cầu các em hãy tự đặt tính và tính, thi làm bài nhanh. - Nhận xét HS nào làm bài nhanh nhất. -Lưu ý: 345 x 200. Y/c HS nêu cách nhẩm Hỏi : Nêu cách nhân với số có 3 chữ số ? * Bài 2: (Bài tập phát triển) SGK/74 : Hoạt động cá nhân - Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS làm bài vào vở - Chữa bài. - Nhận xét các số ở mỗi dãy tính - Phép tính ở các dãy tính như thế nào ? - GV nhận xét chung. * Bài 3: SGK/74 : Hoạt động cá nhân - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV yêu cầu HS làm bài. - GV chữa bài và hỏi: + Em đã áp dụng tính chất gì để biến đổi 142 x 12 + 142 x 18 = 142 x (12 + 18) hãy phát biểu tính chất này. - GV hỏi tương tự với các trường hợp còn lại. -GV có thể hỏi thêm về cách nhân nhẩm. 142 x 30 -Nhận xét và cho điểm HS. Bài 4: (Bài tập phát triển) SGK/74: Hoạt động nhóm -Gọi HS đọc đề bài trước lớp. -Yêu cầu HS thảo luận và giải bài, có thể bằng nhiều cách. - GV nhận xét về bài làm của HS và hỏi: + Muốn tìm sốù tiền nhà trường mua bóng đèn cho tất cả các phòng học em làm như thế nào? Cách 1: Bài giải Số bóng điện cần để lắp đủ 32 phòng là 8 x 32 = 256 ( bóng ) Số tiền cần để mua bóng điện lắp đủ cho 32 phòng là 3 500 x 256 = 896 000 ( đồng ) Đáp số : 896 000 đồng * Bài 5: SGK/74: Hoạt động nhóm - Gọi HS nêu đề bài - Hình chữ nhật có chiều dài là a, chiều rộng là b thì diện tích của hình được tính như thế nào ? -Yêu cầu HS làm phần a. - Phần b thảo luận theo yêu cầu SGK/74. - GV nhận xét chốt ý. 4.Củng cố: - Nêu các tính chất: + Một số nhân một tổng, một số nhân một hiệu. + Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật. 5. Dặn dò : - Về nhà hoàn thành các bài tập và chuẩn bị bài: Luyện tập chung -Nhận xét tiết học - Cả lớp thực hiện. - Cả lớp làm vào bảng con, 2 HS lên bảng làm. - HS nghe. - 1 HS nêu. - HS làm bài vào vở, 3 HS làm bài vào phiếu - 5HS làm bài nhanh đưa tập lên chấm. - HS chữa bài. -HS nhẩm: 345 x 2 = 690 Vậy 345 x 200 = 69 000 - HS nêu. - 1HS nêu. -1HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở. + 3HS lần lượt nêu trước lớp -Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất. -3 HS lên bảng làm bài, mỗi em làm 1 cột , cảø lớp làm bài vào vở. +Áp dụng tính chất một số nhân với một tổng: Muốn nhân một số với một tổng ta có htể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại với nhau. + Áp dụng tính chất một số nhân với một hiệu + Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân. -HS nêu. - 1HS đọc đề toán. -Thảo luận nhóm và ghi bài giải vào bảng nhóm. - Treo bảng nhóm và trình bày. - Nhóm bạn nhận xét. - HS lần lượt nêu. -2HS đọc lại bài giải theo hai cách. Cách 2: Bài giải Số tiền mua bóng điện để lắp đủ cho mỗi phòng học là 3 500 x 8 = 28 000 ( đồng ) Số tiền cần để mua bóng điện lắp đủ cho 32 phòng là 28 000 x 32 = 896 000 ( đồng ) Đáp số : 896 000 đồng -1 HS đọc - HS nêu. S = a x a -Nếu a = 12cm, b = 5cm thì: S = 12 x 5 = 60 (cm2) -Nếu a = 15cm, b = 10cm thì: S = 15 x 10 = 150 (cm2) - Nhóm thảo luận phần b. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. - Cả lớp chữa bài. - HS lần lượt nêu. - HS cả lớp lắng nghe về nhà thực hiện. §65 LUYỆN TẬP CHUNG I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh - Củng cố về chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng, diện tích đã học. - Kĩ năng thực hiện tính nhân với số có hai, ba chữ số - Các tính chất của phép nhân đã học. - Lập công thức tính diện tích hình vuông. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Đề bài tập 1 viết sẵn lên bảng phụ III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: - Yêu cầu HS ngồi ngay ngắn, chuẩn bị sách vở để học bài. 2.Kiểm tra bài cũ: - Muốn tính diện tích hình chữ nhật em làm sao? - Cả lớp tính vào bảng diện tích hình chữ nhật, với a = 15m, b = 80m - GV chữa bài nhận xét 3.Bài mới: a) Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng b ) Hướng dẫn luyện tập * Bài 1: SGK/75 : Hoạt động cá nhân. - Gọi HS đọc đề. - GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở. - Nêu cách đổi đơn vị đo khối lượng từ yến ra kg và tạ ra kg ? từ tấn ra kg và tấn ra tạ ? - Nêu cách đổi đơn vị diện tích từ dm2, cm2 và mm2 ra dm2 * Bài 2: SGK/75 : Hoạt động cá nhân. - Gọi HS nêu yêu cầu. - GV yêu cầu HS làm bài a,b. - Phát phiếu cho 2 HS làm - Gọi HS nêu cách thực hiện phép nhân: 475 x 205 - GV chữa bài và nhận xét. * Bài 3: SGK/75 : Hoạt động cá nhân. - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV gợi ý: Áp dụng các tính chất đã học của phép nhân chúng ta có thểå tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện - Hỏi: Ở bài tập a, b, c em áp dụng tính chất gì để giải - GV nhận xét * Bài 4: SGK/75 : Hoạt động nhóm - GV gọi HS đọc đề bài - Yêu cầu HS tóm tắt bài toán - Yêu cầu HS thảo luận nhóm với 2 cách giải rồi giải vào phiếu. Hỏi: Muốn tính số lít nước cả 2 vòi cùng chảy sau 1 giờ 15 phút em làm sao ? - GV nhận xét chung. Cách 1: Bài giải 1 giờ 15 phút = 75 phút Số lít nước vòi 1 chảy được là: 25 x75 = 1 875 ( lít ) Số lít nước vòi 2 chảy được là: 15 x75 = 1 125 ( lít ) Trong 1 giờ 15 phút cả 2 vòi chảy được vào bể số lít nước là: 1875 + 1125 = 3000 ( lít ) Đáp số : 3000 lít - GV hỏi trong 2 cách làm trên cách nào thuận tiện hơn ? * Bài 5: SGK/75 : Hoạt động cá nhân. - Các em hãy nêu cách tính diện tích hình vuông ? - Gọi cạnh của hình vuông là a thì diện tích của hình vuông tính như thế nào ? * Vậy ta có công thức tính diện tích hình vuông là: S = a x a - Yêu cầøu HS tự làm phần b. - Nhận xét bài làm của một số HS 4.Củng cố: - Hai đơn vị đo khối lượng liền nhau hơn hoặc kém nhau bao nhiêu lần ? 5.Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về HS làm bài tập và chuẩn bị bài: Một tổng chia cho một số. - Cả lớp thực hiện. - 1 HS nêu quy tắc và công thức. - Cả lớp làm vào bảng con, 1 HS lên bảng làm. - HS nghe. - 1 HS đọc. - 3 HS làm bài vào phiếu, HS dưới lớp làm bài vào vở. - Dán phiếu lên bảng, bạn nhận xét. - HS nêu. - 1 HS nêu. - HS làm bài vào vở, 2 HS làm bài vào phiếu - Dán kết quả và trình bày. - 1 HS nêu, bạn nhận xét. - HS nêu. - 3 HS làm bài vào phiếu, HS cả lớp làm bài vào vở. - Dán kết quả trình bày. - 3 HS lần lượt nêu : + Bài a vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp. + Bài b vận dụng tính chất một số nhân với một tổng + Bài c vận dụng một số nhân với một hiệu. - HS đọc đề toán. - Nhóm thảo luận cách giải, ghi vào phiếu - Dán kết quả trình bày - HS nêu - 2 HS đọc cách giải 1 và 2 Cách 2 : Bài giải Số lít nước cả 2 vòi chảy được vào bể trong 1 phút 25 + 15 = 40 ( lít) Trong 1 giờ 15 phút cả 2 vòi chảy được vào bể số lít nước là 43 x 75 = 3000 ( lít ) Đáp số : 3000 llít - Cách 2 thuận tiện hơn, chúng ta chỉ cần thực hiện 1 phép tính cộng và 1 phép tính nhân. - Muốn tính diện tích hình vuông chúng ta lấy cạnh nhân cạnh. - Là a x a - HS ghi nhớ công thức. - HS làm bài vào vở. Nếu a = 25 thì S = 25 x 25 = 625 (m2) - HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. - HS nêu. - HS cả lớp lắng nghe về nhà thực hiện.
Tài liệu đính kèm: