Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2009-2010 - Đặng Thị Xuân Thu

Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2009-2010 - Đặng Thị Xuân Thu

I. MỤC TIÊU :

- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa tìm được lời thuyết minh phù hợp với nội dung mỗi bức tranh minh họa truyện Búp bê của ai ?

- Kể lại truyện bằng lời của búp bê.

- Kể lại đoạn kết câu chuyện theo tình huống tưởng tượng.

- Kể tự nhiên, sáng tạo, phối hợp lời kể với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.

- Biết lắng nghe, nhận xét, đánh giá lời bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh minh họa truyện SGK/138.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

A. BÀI CŨ :

 + Kể lại chuyện em đã chứng kiến hoặc tham gia thể hiện tinh thần kiên trì, vượt khó. - 2 HS kể trước lớp.

B. BÀI MỚI :

 1. Giới thiệu bài :

 2. Hướng dẫn kể chuyện :

 a) GV kể chuyện :

- GV kể chuyện lần 1 : Chú ý giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng.

- GV kể chuyện lần 2 : Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa.

 b) Hướng dẫn tìm lời thuyết minh :

- Yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận tìm lời thuyết minh cho từng tranh. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.

- Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm. Nhóm nào làm xong dán băng giấy dưới mỗi tranh. - Viết lời ngắn gọn, đúng nội dung, đủ ý.

T1: Búp bê bị bỏ quên trên nóc tủ cùng các đồ chơi khác.

T2 : Mùa đông, không có váy áo, búp bê bị lạnh cóng, tủi thân khóc.

T3 : Đêm tối, búp bê bỏ cô chủ, đi ra phố.

T4 : Một cô bé tốt bụng nhìn thấy búp bê nằm trong đống lá khô.

T5 : Cô bé may váy áo mới cho búp bê.

T6 : Búp bê sống hạnh phúc trong tình yêu thương của cô chủ mới.

- Y/C HS đọc lại 6 lời thuyết minh trên. - 1 HS đọc

- Gọi HS dựa vào đó kể lại toàn bộ câu chuyện. - 1 HS giỏi kể

 c) Kể chuyện bằng lời của búp bê :

 + Kể bằng lời của búp bê là ntn ?

 + Khi kể phải xưng hô thế nào ? - HSTL

- HSTL

- Gọi 1 HS giỏi kể mẫu đoạn đầu trước lớp. - Lắng nghe.

- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm. - Kể trong nhóm đôi

- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp. - 3 HS kể từng đoạn

- Nhận xét chung, bình chọn bạn nhập vai giỏi nhất, kể hay nhất.

 d) Kể phần kết truyện theo tình huống :

- Gọi HS đọc yêu cầu BT3. - 1 HS đọc.

- Các em hãy tưởng tượng xem một lần nào đó cô chủ cũ gặp lại búp bê của mình trên tay cô chủ mới. Khi đó chuyện gì sẽ xảy ra ? - Lắng nghe.

- Yêu cầu HS tự làm bài. Gọi HS trình bày - Viết phần kết truyện

C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ :

 + Câu chuyện muốn nói với các em điều gì ?

- Về nhà luôn biết yêu quí mọi vật quanh mình, kể lại truyện cho người thân nghe.

 

doc 24 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1092Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2009-2010 - Đặng Thị Xuân Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHÍNH TẢ (T14) : CHIẾC ÁO BÚP BÊ
I. MỤC TIÊU :
	- Nghe viết chính xác, đẹp đoạn văn Chiếc áo búp bê.
	- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt ât/âc.
	- Tìm đúng, nhiều tính từ có âm đầu s/x hoặc vần ât/ac 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- BT 2b viết sẵn trên bảng lớp.
	- Giấy khổ to và bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. BÀI CŨ :
-GV đọc : tiềm năng, phim truyện, hiểm nghèo, huyền ảo, chơi chuyền, cái liềm ...
- HS viết BC
B. BÀI MỚI :
 1. Giới thiệu bài : 
 2. Hướng dẫn viết chính tả :
 a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn :
- GV đọc bài viết
-Theo dõi SGK.
 + Bạn nhỏ đã khâu cho búp bê một chiếc áo đẹp ntn ?
 + Bạn nhỏ đối với búp bê ntn ?
- HSTL
- HSTL
 b) Hướng dẫn viết từ khó :
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- GV hướng dẫn cách viết từng từ.
- HS nêu
- Lớp viết nháp
- Theo dõi, ghi nhớ
 c) Viết chính tả :
- GV đọc 
- HS viết bài 
 d) Soát lỗi và chấm bài :
- GV thu chấm 5 -7 bài, nhận xét bài viết của HS.
- HD HS sửa lỗi
- Tự sửa lỗi, đổi vở rà soát lại lỗi.
 3. Hướng dẫn làm bài tập :
 Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài a
- 1 HS đọc 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để làm bài.
- Thảo luận nhóm đôi
 * Lời giải đúng : lất phất, Đất, nhấc, bật lên, rất nhiều, bậc tam cấp, lật, nhấc bổng, bậc thềm.
- Chữa bài.
 Bài 3
a) Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc.
- Yêu cầu HS làm việc trong nhóm. 
- Hoạt động nhóm 4
 * Lời giải đúng : + Sấu, siêng năng, sung sướng, sảng khoải, sáng láng, sáng ngời, sáng suốt, sáng ý, sành sỏi, sát sao ...
+ Xanh, xa, xấu, xanh biếc, xanh non, xanh mướt, xanh rờn, xa vời, xa xôi, xấu xí, xum xuê ...
b) Tiến hành tương tự câu a. 
 * Lời giải đúng : chân thật, thật thà, vất vả, tất tả, tất bật, chật chội, chất phác, chật vật, bất tài, bất nhã, bất nhân, lất phất, ngất ngưởng, thất vọng, phần phật, phất phơ ...
lấc cấc, xấc xược, lấc láo, xấc láo ...
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Về nhà viết lại 10 tính từ trong số các tính từ tìm được.
Bài sau : Cánh diều tuổi thơ.
KỂ CHUYỆN (T.14) : BÚP BÊ CỦA AI ?
I. MỤC TIÊU :
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa tìm được lời thuyết minh phù hợp với nội dung mỗi bức tranh minh họa truyện Búp bê của ai ?
- Kể lại truyện bằng lời của búp bê.
- Kể lại đoạn kết câu chuyện theo tình huống tưởng tượng.
- Kể tự nhiên, sáng tạo, phối hợp lời kể với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
- Biết lắng nghe, nhận xét, đánh giá lời bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa truyện SGK/138.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. BÀI CŨ :
 + Kể lại chuyện em đã chứng kiến hoặc tham gia thể hiện tinh thần kiên trì, vượt khó.
- 2 HS kể trước lớp.
B. BÀI MỚI :
 1. Giới thiệu bài :
 2. Hướng dẫn kể chuyện :
 a) GV kể chuyện :
- GV kể chuyện lần 1 : Chú ý giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng.
- GV kể chuyện lần 2 : Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa.
 b) Hướng dẫn tìm lời thuyết minh :
- Yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận tìm lời thuyết minh cho từng tranh.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
- Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm. Nhóm nào làm xong dán băng giấy dưới mỗi tranh.
- Viết lời ngắn gọn, đúng nội dung, đủ ý.
T1: Búp bê bị bỏ quên trên nóc tủ cùng các đồ chơi khác.
T2 : Mùa đông, không có váy áo, búp bê bị lạnh cóng, tủi thân khóc.
T3 : Đêm tối, búp bê bỏ cô chủ, đi ra phố.
T4 : Một cô bé tốt bụng nhìn thấy búp bê nằm trong đống lá khô.
T5 : Cô bé may váy áo mới cho búp bê.
T6 : Búp bê sống hạnh phúc trong tình yêu thương của cô chủ mới.
- Y/C HS đọc lại 6 lời thuyết minh trên.
- 1 HS đọc
- Gọi HS dựa vào đó kể lại toàn bộ câu chuyện.
- 1 HS giỏi kể
 c) Kể chuyện bằng lời của búp bê :
 + Kể bằng lời của búp bê là ntn ?
 + Khi kể phải xưng hô thế nào ?
- HSTL
- HSTL
- Gọi 1 HS giỏi kể mẫu đoạn đầu trước lớp.
- Lắng nghe.
- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm.
- Kể trong nhóm đôi
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.
- 3 HS kể từng đoạn 
- Nhận xét chung, bình chọn bạn nhập vai giỏi nhất, kể hay nhất.
 d) Kể phần kết truyện theo tình huống :
- Gọi HS đọc yêu cầu BT3.
- 1 HS đọc.
- Các em hãy tưởng tượng xem một lần nào đó cô chủ cũ gặp lại búp bê của mình trên tay cô chủ mới. Khi đó chuyện gì sẽ xảy ra ?
- Lắng nghe.
- Yêu cầu HS tự làm bài. Gọi HS trình bày
- Viết phần kết truyện 
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
 + Câu chuyện muốn nói với các em điều gì ?
- Về nhà luôn biết yêu quí mọi vật quanh mình, kể lại truyện cho người thân nghe.
Bài sau : Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
TẬP ĐỌC (t.27) : CHÚ ĐẤT NUNG
I. MỤC TIÊU :
	- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên, khoan thai; nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm, gợi tả; đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật.
- Hiểu từ ngữ trong truyện. Hiểu nội dung bài : Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa bài TĐ SGK/135.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. BÀI CŨ :
 + Đọc từng đoạn bài Văn hay chữ tốt và TLCH về nội dung bài.
- 3 HS 
B. BÀI MỚI :
 1. Giới thiệu bài :
 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài :
 a) Luyện đọc :
- Gọi HS đọc bài.
 Đ1 : Từ đầu  chăn trâu.
 Đ1 : Tiếp theo  thuỷ tinh.
 Đ3 Phần còn lại
- 1 HS đọc
- 3 HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự.
 b) Tìm hiểu bài :
 Đ1 : Giới thiệu đồ chơi của cu Chắt.
- HS đọc thầm
 + CH1 (SGK)
- HSTL
 Đ2 : Cuộc làm quen giữa cu Đất và người bột.
- HS đọc thầm
 + Cu Chắt để đồ chơi của mình vào đâu ?
- HSTL
 + Những đồ chơi của cu Chắt làm quen với nhau ntn ?
- HSTL
 Đ3 : Kể lại chuyện chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung.
- HS đọc thầm
 + Vì sao chú bé Đất lại ra đi ?
- HSTL
 + CH2 (SGK)
 + Ông Hòn Rấm nói thế nào khi thấy chú lùi lại ?
- HSTL
 + Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung ?
- HSTL
 + Theo em, hai ý kiến đó ý kiến nào đúng ? Vì sao ?
- HS phát biểu.
* Chúng ta thấy sự thay đổi thái độ của cu Đất. Lúc đầu chú sợ nóng rồi ngạc nhiên không tin rằng đất có thể nung trong lửa. Cuối cùng chú hết sợ, vui vẻ, tự nguyện xin được nung. Điều đó khẳng định rằng : Chú bé Đất muốn được xông pha, muốn trở thành người có ích.
- Lắng nghe.
 + CH4 (SGK)
- HSTL
* Ông cha ta thường nói “Lửa thử vàng, gian nan thử sức” con người được tôi luyện trong gian nan, thử thách sẽ càng can đảm, mạnh mẽ và cứng rắn hơn. Cu Đất cũng vậy, biết đâu sau này chúng ta cũng làm được những việc thật có ích cho cuộc sống.
- HS lắng nghe
 + Câu chuyện nói lên điều gì?
- HSTL
 c) Đọc diễn cảm :
- Gọi 4 HS đọc lại truyện theo vai (người dẫn chuyện, chú bé Đất, chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm).
- 4 HS đọc truyện theo vai.
- Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc : Ông Hòn Rấm hết. Yêu cầu HS luyện đọc.
- HS luyện đọc theo nhóm 3 HS.
- Tổ chức cho HS thi đọc theo vai đoạn trên. 
- 3 nhóm HS đọc 
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ : 
 + Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ?
- HS phát biểu
Bài sau : Chú đất nung (tt)
TẬP ĐỌC (T.28) : CHÚ ĐẤT NUNG (tt)
I. MỤC TIÊU :
	- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. biết đọc diễn cảm bài văn, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của truyện, đọc phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung, ý nghĩa bài : Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích, chịu được nắng mưa, cứu sống được hai người bột yếu đuối. Câu chuyện khuyên mọi người muốn làm một người có ích phải biết rèn luyện, không sợ gian khổ, khó khăn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa bài TĐ SGK/139.
	- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. BÀI CŨ :
 + Đọc bài và TLCH 3, 4 SGK
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
B. BÀI MỚI :
 1. Giới thiệu bài :
 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài :
 a) Luyện đọc :
- Gọi HS đọc bài. 
 Đoạn 1 : Hai người bột ... tìm công chúa.
 Đoạn 2 : Gặp công chúa ... chạy trốn.
 Đoạn 3 : Chiếc thuyền ... se bột lại.
 Đoạn 4 : Hai người bột ... đến hết.
- 1 HS đọc
- 4 HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự.
 b) Tìm hiểu bài :
 Đ1 : Từ đầu  chạy trốn : Tai nạn của hai người bột.
- 1 HS đọc thành tiếng. 
 + CH1 (SGK)
- HSTL
 Đ2 : Phần còn lại : Đất Nung cứu bạn.
- 1 HS đọc
 + CH2 (SGK)
- HSTL
 + Vì sao chú Đất Nung có thể nhảy xuống nước cứu hai người bột ?
- HSTL
 + CH3 (SGK)
- HSTL
 + CH4 (SGK)
- HSTL
 + Nội dung chính của bài là gì?
- HSTL
 c) Đọc diễn cảm :
- Gọi 4 HS đọc lại truyện theo vai (người dẫn chuyện, chàng kị sĩ, nàng công chúa, chú Đất Nung).
- GV giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc : Hai người bột tỉnh dầnhết.
- 4 HS đọc truyện theo vai.
- HS luyện đọc theo vai trong nhóm 4.
- Tổ chức cho HS thi đọc đoạn văn, toàn truyện.
- 3 nhóm HS thi đọc.
- Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ : 
 + Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ?
- HS phát biểu
Bài sau : Cánh diều tuổi thơ.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU (T.27) : LUYỆN TẬP VỀ CÂU HỎI
I. MỤC TIÊU : 
	- Biết một số từ nghi vấn và đặt câu với các từ nghi vấn ấy.
	- Biết đặt câu hỏi với các từ nghi vấn đúng, giàu hình ảnh, sáng tạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bài tập 3 viết sẵn trên bảng lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. BÀI CŨ :
 + Câu hỏi dùng để làm gì ? Cho ví dụ ?
 + Nhận biết câu hỏi nhờ những dấu hiệu nào? Cho ví dụ ?
 + Khi nào dùng câu hỏi để tự hỏi mình ? Cho ví dụ ?
- HS thực hiện yêu cầu.
B. BÀI MỚI :
 1. Giới thiệu bài :.
 2. Hướng dẫn luyện tập :
 Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- 1 HS đọc.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HS làm vào VBT
a) Ai hăng hái nhất và khỏe nhất ?
 Hăng hái nhất và khỏe nhất là ai ?
b) Trước giờ học, chúng em thường làm gì ?
 Chúng em thường làm gì trước giờ học?
c) Bến cảng như thế nào ?
d) Bọn trẻ xóm em hay thả diều ở đâu ?
 Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS làm bảng, lớp làm vở 
 Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- 1 HS đọc.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
 * Lời giải đúng :
 a) Có phải chú bé Đất trở thành chú Đất Nung không ?
b) Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung, phải không ?
c) Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung à?
- Chữa bài.
 Bài 4 :
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc.
- Yêu cầu HS đọc lại các từ nghi vấn ở BT3.
- 1 HS đọc
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 3 HS lên bảng làm. Lớp đặt câu vào vở.
- Gọi 1 vài HS dưới lớp đặt câu.
- Đọc câu mình đặt.
 Bài 5
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- 1 HS đọc.
- Yêu cầu HS trao đổi trong nhóm.
- Th ...  bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, Lớp làm vào vở 
 * Bài 3HS khá, giỏi
- Yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- 1 HS đọc.
- Yêu cầu HS nêu công thức tính trung bình cộng của các số ?
- HS nêu
 + Bài toán yêu cầu chúng ta tính trung bình cộng số ki-lô-gam hàng của bao nhiêu toa xe?
... của 3 + 6 = 9 toa xe.
 + Vậy chúng ta phải tính tổng số hàng của bao nhiêu toa xe ?
... của 9 toa xe.
 + Muốn tính tổng số ki-lô-gam hàng của 9 toa xe ta làm thế nào ?
- HSTL
- Yêu cầu HS làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở 
 Bài 4a
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi em làm 1 phần. Lớp làm nháp
- Yêu cầu HS nêu tính chất mình đã áp dụng để giải bài toán.
- HS nêu.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:3ph
Bài sau : Chia một số cho một tích.
 Thứ năm ngày 3 tháng 12 năm 2009
TOÁN (T.69) : CHIA MỘT SỐ CHO MỘT TÍCH
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
Thực hiện đượcphép chia một số cho một tích.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. BÀI CŨ :5ph
 + Đặt tính rồi tính : 375694 : 4
- HS làm BC
 670845 : 5
B. BÀI MỚI :
 1. Giới thiệu bài : 3ph
 2. Giới thiệu tính chất một số chia cho một tích :10ph
 a) So sánh giá trị các biểu thức.
- GV viết lên bảng ba biểu thức
24 : (3 x 2)
 24 : 3 : 2
 24 : 2 : 3
- HS đọc các biểu thức.
- Yêu cầu HS tính giá trị của các biểu thức.
- 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp.
- Yêu cầu HS so sánh giá trị của 3 biểu thức.
- HS nêu
- Vậy ta có : 24 : (3 x 2) = 24 : 3 :2 = 24 : 2 : 3
 b) Tính chất một số chia cho một tích.
 + Biểu thức 24 : (3 x 2) có dạng ntn ?
- HSTL
 + Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này em làm ntn ?
- HSTL
 + Em có cách tính nào khác ?
- HSTL
 + 3 và 2 là gì trong biểu thức 24 : (3 x 2) ?
- HSTL
 + Vậy khi thực hiện tính một số chia cho một tích ta có thể làm ntn?
- HS nêu
 4. Luyện tập thực hành : 20ph
 Bài 1
 + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Tính giá trị của biểu thức.
- Yêu cầu HS làm bài.
- 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở
 Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- GV viết 60 : 15, y/c HS đọc biểu thức
- 1 HS đọc.
- Yêu cầu HS suy nghĩ để chuyển phép chia 60 : 15 thành phép chia 1 số chia cho1 tích.
- HS nêu
- Gv nêu : vì 15 = 3 x 5 nên ta có 60 :15 = 60 : (3 x 5)
- Y/C HS tính giá trị của biểu thức 60 : (3 x 5)
- Y/C HS làm các phần còn lại
- HS tính
- HS làm nháp
 * Bài 3HS khá, giỏi
- Gọi HS đọc đề bài toán.
- 1 HS đọc.
- Gọi HS tóm tắt bài toán.
- í tóm tắt.
 + Hai bạn mua bao nhiêu quyển vở ?
- HS nêu
 + Vậy giá của mỗi quyển vở là bao nhiêu tiền?
- HS nêu
- Yêu cầu HS tự làm bài.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ : 2ph
Bài sau : Chia một tích cho một số.
 Thứ sáu ngày 4 tháng 12 năm 2009
TOÁN (T.70) : CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Biết cách thực hiện chia một tích cho một số.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. BÀI CŨ : 5ph
 + Tính : 112 : (7 x 4) 630 : (3 x 5)
- HS làm nháp
B. BÀI MỚI :
 1. Giới thiệu bài : 2ph
 2. Giới thiệu tính chất một tích chia cho một số :10ph
 a) So sánh giá trị các biểu thức.
- GV viết lên bảng ba biểu thức
 (9 x 15) : 3
 9 x (15 : 3)
 (9 : 3) x 15
- HS đọc các biểu thức.
- Yêu cầu HS tính giá trị của các biểu thức.
- 3 HS lên bảng làm bài
- Yêu cầu HS so sánh giá trị của 3 biểu thức.
- HS nêu
- Vậy ta có : (9 x 15) : 3 = 9 x (15 : 3) = (9 : 3) x 15
- Làm tương tự với các ví dụ còn lại.
 b) Tính chất một tích chia cho một số.
 + Biểu thức (9 x 15) : 3 có dạng ntn ?
- HS nêu
 + Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này em làm ntn ?
- HSTL
 + Em có cách tính nào khác ?
- HS nêu
 + 9 và 15 là gì trong biểu thức (9 x 15) : 3?
- HS nêu
 + Vậy khi thực hiện tính một tích chia cho một số ta có thể làm ntn?
- HSTL
 4. Luyện tập thực hành :20ph
 Bài 1
- Yêu cầu HS nêu đề bài.
- 1 HS nêu
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HS làm bài vào vở 
 Bài 2
 + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- HS nêu
- Yêu cầu HS suy nghĩ tìm cách tính thuận tiện, sau đó gọi HS lên bảng làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở 
 * Bài 3HS khá,giỏi
- Gọi HS đọc đề bài toán.
- 1 HS đọc.
- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- 1 HS tóm tắt.
 + Cửa hàng có bao nhiêu mét vải tẩt cả?
- HSTL
 + Cửa hàng đã bán được bao phần số vải đó ?
- HSTL
 + Vậy cửa hàng đã bán được bao nhiêu mét vải ?
- HSTL
- Yêu cầu HS làm bài.
Bài giải
Số mét vải cửa hàng có là :
30 x 5 = 150 (m)
Số mét vải cửa hàng đã bán là :
150 : 5 = 30 (m)
ĐS : 30m.
Bài giải
Số tấm vải cửa hàng bán được là :
5 : 5 = 1 (tấm)
Số mét vải cửa hàng bán được:
30 x 1 = 30 (m)
ĐS : 30m.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ :3ph
Bài sau : Chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
 Thứ ba ngày 2 tháng 12 năm 2009
KHOA HỌC (T.27) : MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Nêu được một số cách làm sạch nước lọc, khử trùng, đun sôi...
 - Biết đun sôi nước trước khi uống.
- Biết phải diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước
- Luôn có ý thức giữ sạch nguồn nước ở mỗi gia đình, địa phương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh trang 57 phóng to.
 - Dụng cụ lọc nước đơn giản theo nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. BÀI CŨ :5ph
 + Nguyên nhân nào làm ô nhiễm nước ?
 + Nguồn nước bị ô nhiễm có tác hại gì đối với cuộc sống của con người, thực vật và động vật ? 
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
B. BÀI MỚI :
 Giới thiệu bài : 2ph
 Hoạt động 1 : Các cách làm sạch nước thông thường. 10ph
* MT : Kể được 1 số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách.
* Cách tiến hành :
 + Ở gia đình hoặc địa phương em đã sử dụng những cách nào để làm sạch nước ?
- HS lần lượt kể
 + Những cách làm như vậy đem lại hiệu quả ntn ?
- HSTL
* KL : Thông thường người ta làm sạch nước bằng 3 cách sau :
- Lắng nghe.
- Lọc nước bằng giấy lọc, bông ... lót ở phễu hay dùng cát, sỏi, than củi cho vào bể lọc để tách các chất không bị hòa tan ra khỏi nước.
- Lọc nước bằng cách khử trùng nước : cho vào nước chất khử trùng gia-ven để diệt vi khuẩn. Tuy nhiên chất này làm cho nước có mùi hắc.
- Lọc nước bằng cách đun sôi nước để diệt vi khuẩn và khi nước bốc hơi mạnh thì mùi thuốc khử trùng cũng bay đi hết.
- GV chuyển : Làm sạch nước rất quan trọng. Sau đây chúng ta sẽ làm thí nghiệm làm sạch nước bằng phương pháp đơn giản.
 Hoạt động 2 : Tác dụng của lọc nước.10ph
* MT : Biết được nguyên tắc của việc lọc nước đối với cách làm sạch nước đơn giản. Biết tác dụng của từng giai đoạn trong sản xuất nước sạch.
* Cách tiến hành :
- GV tổ chức cho HS thực hành lọc nước đơn giản, HS quan sát, và trả lời câu hỏi.
- Thực hành theo nhóm
 + Em có nhận xét gì về nước trước và sau khi lọc ?
- HSTL
 + Nước sau khi lọc đã uống được chưa ? Vì sao ?
- HSTL
 + Khi tiến hành lọc nước đơn giản chúng ta cần có những gì ?
- HSTL
 + Than bột có tác dụng gì ?
- HSTL
 + Vậy cát hay sỏi có tác dụng gì ?
- HSTL
- Đó là cách lọc nước đơn giản. Nước tuy sạch nhưng chưa loại được các vi khuẩn, các chất sắt và các chất độc khác. Cô sẽ giới thiệu cho cả lớp mình dây chuyền sản xuất nước sạch của nhà máy. Nước này đảm bảo là đã diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước.
- Lắng nghe.
- GV treo tranh, chỉ vào tranh và giảng : Nước được lấy từ nguồn như nước giếng, nước sông ... đưa vào trạm bơm đợt một. Sau đó chảy qua dàn khử sắt, bể lắng để loại chất sắt và những chất không hòa tan trong nước. Tiếp tục qua bể lọc để loại các chất không tan trong nước. Rồi qua bể sát trùng để khử trùng và được dồn vào bể chứa. Sau đó nước chảy vào trạm bơm đợt hai để chảy về nơi cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt.
- Quan sát tranh và lắng nghe.
 Hoạt động 3 : Sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống.10ph
* MT : Hiểu được sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống.
* Cách tiến hành : 
 + Nước đã làm sạch bằng cách lọc đơn giản hay do nhà máy sản xuất đã uống ngay được chưa ? Tại sao? 
 + Muốncó nước uống được chúng ta phải làm gì? Tại sao?
- Thảo luận nhóm 4
* KL : Nước được sản xuất từ các nhà máy đảm bảo được 3 tiêu chuẩn : khử sắt, loại bỏ các chất không tan trong nước và khử trùng. Lọc nước bằng cách đơn giản chỉ mới loại được các chất không tan trong nước, chưa loại được các vi khuẩn, chất sắt và chất độc khác. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp đều phải đun sôi nước trước khi uống để diệt hết các vi khuản và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước.
- HS lắng nghe
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ :3ph
- Về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
Bài sau : Bảo vệ nguồn nước.
 Thứ năm ngày 4 tháng 12 năm 2009
KHOA HỌC (T.28) : BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
MỤC TIÊU : 
– Nêu được một số biện pháp bảo vệ nguồn nước 
+ phải vệ sinh xung quanh nguồn nước 
 +Làm nhà tiêu tự hại xa nguồn nước 
+Xứ lí nước thải bảo vệ hệ thống thoát nước thải ... 
 +Thực hiện bảo vệ nguồn nước
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phiếu khổ to, bút dạ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. BÀI CŨ : 5ph
 + Dùng sơ đồ mô tả dây chuyền sản xuất và cung cấp nước sạch của nhà máy.
 + Tại sao chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống ?
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
B. BÀI MỚI :
 Giới thiệu bài : 2ph
 Hoạt động 1 : Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước.10ph
* MT : HS nêu được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
* Cách tiến hành :
- Yêu cầu HS quan sát hình trang 58 và TLCH 
- Quan sát, thảo luận nhóm đôi
 + Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ ?
 + Theo em, việc làm đó nên hay không nên làm ? Vì sao ?
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết
- 1 HS đọc
 Hoạt động 2 : Liên hệ.15ph
- Giới thiệu : Xây dựng nhà tiêu hai ngăn, nhà tiêu đào cải tiến, cải tạo và bảo vệ hệ thống nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nước mưa ... là công việc làm lâu dài để bảo vệ nguồn nước. Vậy các em đã và sẽ làm gì để bảo vệ nguồn nước.
- Lắng nghe.
- Gọi HS phát biểu.
- HS phát biểu trước lớp.
- Nhận xét và khen ngợi HS có ý kiến tốt.
 Hoạt động 3 : Cuộc thi Đội tuyên truyền giỏi.5ph
* MT : Tuyên truyền cổ động người khác cùng bảo vệ nguồn nước.
* Cách tiến hành :
- Y/C HS đóng vai vận động mọi người trong gia đình bảo vệ nguồn nước.
- Tiến hành thảo luận, phân vai
- GV đi giúp đỡ, hướng dẫn từng nhóm, bảo đảm HS nào cũng tham gia.
- Gọi các nhóm lần lượt đóng vai.
- Chọn nhóm xuất sắc nhất.
- Các nhóm lần lượt đóng vai
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ :3ph
- Về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
- Dặn HS luôn có ý thức bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện.
Bài sau : Tiết kiệm nước.

Tài liệu đính kèm:

  • docH114TUAN 14.doc