Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 4 đến 18 - Năm học 2010-2011

Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 4 đến 18 - Năm học 2010-2011

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. HS nhận biết số tự nhiên và dãy số tự nhiên.

2. HS tự nêu được một số đặc điểm của dãy số tự nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

– Vẽ sẵn tia số vào bảng

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

 

doc 80 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 27/01/2022 Lượt xem 261Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 4 đến 18 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 	MÔN : TOÁN	NGÀY : 
Tiết 11 : TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. HS biết đọc, viết các số đến lớp triệu.
2. HS củng cố thêm về hàng, lớp.
3. HS củng cố cách dùng bảng thống kê số liệu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
– Bảng kẻ sẵn hàng, lớp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TIME
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động mong đợi ở học sinh
5 phút
5 phút
20 phút
A. Bài cũ : Triệu và lớp triệu
– Lớp triệu có những hàng nào ? Sửa bài 3 trang 13
B. Bài mới :
* Hướng dẫn HS đọc, viết số : 342 157 413
– Gọi HS đọc số
– Nếu HS còn lúng túng, GV tách từng lớp, mỗi lớp 3 hàng sau đó cho HS xác định hàng rồi hướng dẫn cách đọc từ trái sang phải
– Nêu lại cách đọc số : tách ra từng lớp (3 hàng), tại mỗi lớp dựa vào cách đọc số có 3 chữ số để đọc và thêm tên lớp đó
– Đọc vài số để HS viết
* Bài tập : Hướng dẫn HS làm bài tập
– Bài 1 : 
– Bài 2 : Viết số hoặc chữ vào chỗ chấm thích hợp
– Bài 3 :
C. Củng cố : Nhắc lại hàng, lớp đã học, về nhà làm bài 4 trang 15
– Trả lời
– Ba trăm bốn mươi hai triệu một trăm năm mươi bảy nghìn bốn trăm mười ba
– Chú ý
– Viết vào bảng con
– Làm bài tập
– HS điền số thích hợp vào mỗi hàng theo lớp cho sẵn
– Sửa miệng
– Sửa bảng
Các ghi nhận, lưu ý :
TUẦN : 	MÔN : TOÁN	NGÀY : 
Tiết 12 : LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. HS củng cố cách đọc, viết số đến lớp triệu.
2. HS nhận biết được giá trị của từng số trong một số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
– Vở bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TIME
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động mong đợi ở học sinh
5 phút
5 phút
15 phút
5 phút
A. Bài cũ : Sửa bài 4 trang 15
B. Bài mới :
* Cho HS nêu lại các hàng, các lớp từ nhỏ đến lớn và nêu các chữ số thuộc ở mỗi hàng
* Bài tập : Hướng dẫn HS làm bài tập
– Bài 1 : Viết số thích hợp vào chỗ trống
– Bài 2 : Nối chữ với số (theo mẫu)
– Bài 3 : Viết số thích hợp vào chỗ trống và đọc các số ấy
– Bài 4 : Viết và đọc số cho sẵn
C. Củng cố, dặn dò :
– HS tự chọn vài số, đọc viết số và nêu giá trị của từng chữ số.
– Về nhà làm bài 3 trang 46
– Sửa bài
– Nêu đúng và nhanh
– Làm bài tập và sửa bài theo hướng dẫn của GV 
– Viết số vào bảng con và đọc số, nêu giá trị của từng chữ số.
Các ghi nhận, lưu ý :
TUẦN : 	MÔN : TOÁN	NGÀY : 
Tiết 13 : LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. HS củng cố cách đọc số, viết số đến lớp triệu.
2. HS biết thứ tự các số.
3. HS nhận biết giá trị của từng chữ số theo hàng, lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
– Vở học
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TIME
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động mong đợi ở học sinh
5 phút
5 phút
5 phút
5 phút
5 phút
2 phút
A. Bài cũ : Sửa bài 3/16
B. Bài mới : Hướng dẫn HS làm bài tập
– Bài 1 : 
– Bài 2 :
– Bài 3 : 
– Bài 4 :
C. Củng cố, dặn dò : Nhắc lại các hàng lớp đã học
– Một nghìn triệu còn gọi là bao nhiêu ?
– Về nhà làm bài 3/17
– Sửa bài
– Đọc yêu cầu bài, đọc, viết số theo mẫu. Sửa bảng
– Viết số theo thứ tự từ bé đến lớn. Sửa miệng
– Viết số thích hợp vào ô trống theo mẫu. Sửa bảng
– Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. Sửa miệng
– 1 tỉ
Các ghi nhận, lưu ý :
TUẦN : 4	MÔN : TOÁN	NGÀY : 6/9/2010
Tiết 14 : DÃY SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. HS nhận biết số tự nhiên và dãy số tự nhiên.
2. HS tự nêu được một số đặc điểm của dãy số tự nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
– Vẽ sẵn tia số vào bảng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TIME
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động mong đợi ở học sinh
5 phút
5 phút
10 phút
15 phút
5 phút
1 phút
A. Bài cũ : Luyện tập
– GV yêu cầu HS sửa bài làm ở nhà
– GV nhận xét
B. Bài mới : 
* Hoạt động 1 : Giới thiệu số tự nhiên và dãy số
a. Số tự nhiên
– Yêu cầu HS nêu vài số đã học, GV ghi bảng. GV chỉ vào các số tự nhiên trên bảng và giới thiệu : Đây là các số tự nhiên. Các số 1/6, 1/10 không là số tự nhiên.
b. Dãy số tự nhiên :
– Yêu cầu HS nêu các số theo thứ tự từ bé đến lớn, GV ghi bảng. GV nói : Tất cả các số tự nhiên được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn tạo thành dãy số tự nhiên.
– GV nêu lần lượt từng dãy số rồi cho HS nhận xét. GV đưa bảng phụ có vẽ tia số. Yêu cầu HS nêu nhận xét về hình vẽ này
– GV chốt
* Hoạt động 2 : Giới thiệu một số đặc điểm của dãy số tự nhiên
– Số liền sau, số liền trước
– Yêu cầu HS nêu thêm một số ví dụ
– Lưu ý HS đối với số 0 – số tự nhiên bé nhất
– Mối quan hệ giữa các số liền kề nhau ?
– GV giúp HS rút ra nhận xét chung 
* Hoạt động 3 : Thực hành
– Hướng dẫn HS làm bài tập
C. Củng cố :
– Thế nào là dãy số tự nhiên ? Nêu một vài đặc điểm của dãy số tự nhiên ?
D. Dặn dò : 
– Chuẩn bị bài : Viết số tự nhiên trong hệ thập phân
– Làm bài 3, 4 trang 19, 20 trong SGK
– HS sửa bài
– HS nhận xét
– HS nêu : 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10
– HS nêu
– Vài HS nhắc lại
– Đây là tia số. Trên tia số này mỗi số của dãy số tự nhiên ứng với một điểm của tia số. Số 0 ứng với điểm gốc của tia số. Chúng ta đã biểu diễn dãy số tự nhiên trên tia số.
– HS trả lời câu hỏi gợi ý của GV
– HS nêu thêm ví dụ
– Trả lời
– Vài HS nhắc lại nhận xét chung
– HS làm bài
– Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả
– Trả lời
Các ghi nhận, lưu ý :
TUẦN : 4	MÔN : TOÁN	NGÀY : 7/9/2010
Tiết 15 : VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. HS hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về :
a) Đặc điểm của hệ thập phân
b) Sử dụng 10 kí hiệu (chữ số) để viết số trong hệ thập phân.
c) Giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong một số cụ thể.
2. HS nêu được vài đặc điểm của hệ thập phân.
3. HS biết cách viết số trong hệ thập phân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TIME
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động mong đợi ở học sinh
5 phút
15 phút
15 phút
5 phút
1 phút
A. Bài cũ : Dãy số tự nhiên
– GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
B. Bài mới : 
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của hệ thập phân
– Viết số thích hợp vào chỗ trống : 
 10 đơn vị = . chục
 10 chục = .. trăm
 .. trăm = .. 1 nghìn
– Nêu nhận xét về mối quan hệ đơn vị, chục, trăm, nghìn trong hệ thập phân
– GV chốt.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của viết số trong hệ thập phân
– Để viết số trong hệ thập phân có tất cả mấy chữ số để ghi ?
– GV nêu : chỉ với 10 chữ số ta có thể viết được mọi số tự nhiên
– Yêu cầu HS nêu ví dụ, GV viết bảng
– GV đưa số 999, chỉ vào chữ số 9 ở hàng đơn vị và hỏi : Giá trị của chữ số 9 ? (hỏi tương tự với các số 9 còn lại)
– Phụ thuộc vào đâu để xác định được giá trị của mỗi chữ số ?
– GV kết luận 
* Hoạt động 3 : Thực hành
– Hướng dẫn HS làm bài tập
C. Củng cố – Dặn dò :
– Thế nào là hệ thập phân ?
– Để viết số tự nhiên trong hệ thập phân, ta sử dụng bao nhiêu chữ số để ghi ?
– Làm bài 2, 3 trong SGK
– Chuẩn bị bài : So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên
– HS sửa bài
– HS làm bài tập
– Trong hệ thập phân cứ mười đơn vị ở một hàng lại hợp thành một đơn vị ở hàng trên tiếp liền nó.
– 10 chữ số
– HS nêu ví dụ
– Chữ số 9 ở hàng đơn vị có giá trị là 9 ; chữ số 9 ở hàng chục có giá trị là 90 ; chữ số 9 ở hàng trăm có giá trị là 900. Vài HS nhắc lại.
– Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
– Làm bài và sửa bài
– HS trả lời
Các ghi nhận, lưu ý :
TUẦN : 4	MÔN : TOÁN	NGÀY : 8/9/2010
Tiết 16 : SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. HS hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về :
a) Cách so sánh hai số tự nhiên.
b) Đặc điểm về thứ tự các số tự nhiên.
2. HS biết cách so sánh hai số tự nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
– Bảng phụ, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TIME
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động mong đợi ở học sinh
5 phút
15 phút
15 phút
5 phút
1 phút
A. Bài cũ : Viết số tự nhiên trong hệ thập phân
– GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
B. Bài mới : 
* Hoạt động 1 : 
a) Đặc điểm về sự so sánh được của hai số tự nhiên :
– Đưa từng cặp hai số tự nhiên : Yêu cầu HS nêu nhận xét số nào lớn hơn, số nào bé hơn, số nào bằng nhau (trong từng cặp số đó) ?
– GV nêu : bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên.
b) Cách so sánh hai số tự nhiên :
– Muốn so sánh hai số tự nhiên bất kì, ta phải làm như thế nào ?
– Trường hợp số tự nhiên đã được sắp xếp trong dãy số tự nhiên :
+ Dựa vào vị trí của các số tự nhiên trong dãy số tự nhiên em có nhận xét gì ?
+ GV vẽ tia số lên bảng, yêu cầu HS quan sát và cho nhận xét
– GV chốt ý
* Hoạt động 2 : Thực hành
– Hướng dẫn HS làm bài tập
C. Củng cố 
– Nêu cách so sánh hai số tự nhiên ?
D. Dặn dò : 
– Làm bài 2, 3 trong SGK
– Chuẩn bị bài : Luyện tập
– HS sửa bài
– HS nêu
– Vài HS nhắc lại
– 2 cách
– Số đứng trước bé hơn số đứng sau và ngược lại.
– Quan sát và nhận xét
– Nhắc lại
– Làm bài và sửa bài
– HS nêu 
Các ghi nhận, lưu ý :
TUẦN : 4	MÔN : TOÁN	NGÀY : 9/9/2010
Tiết 17 : LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. HS củng cố về viết và so sánh các số tự nhiên.
2. HS bước đầu làm quen với bài tập dạng x < 5, 68 < x < 92 (với x là số tự nhiên)
3. HS làm tính đúng, nhanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
– Vở học
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TIME
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động mong đợi ở học sinh
30 phút
1 phút
A. Bài mới : Hướng dẫn HS làm bài tập
– Bài 1 :
– Bài 2 :
– Bài 3 :
– Bài 4 : GV giới thiệu x 2 nên x là số 3 và 4
– Bài 5 : Gợi ý tương tự như ở bài 4
B. Dặn dò : Về nhà làm bài 4, 5 trang 22
– Làm bài tập và sửa bài
– 
– 
– 
– 
Các ghi nhận, lưu ý :
TUẦN : 4	MÔN : TOÁN	NGÀY : 10/9/2010
Tiết 18 : YẾN, TẠ, TẤN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. HS bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn ; mối quan hệ giữa yến, tạ, tấn và ki-lô-gam.
2. HS biết chuyển đơn vị, đổi số đo khối lượng từ lớn đến bé.
3. HS biết thực hiện phép tính với các số đo khối lượng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
– Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TIME
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động mong đợi ở học sinh
5 phút
15 phút
15 phút
5 phút
1 phút
A. Bài cũ : Sửa bài 4, 5 trang 22
B. Bài mới : 
* Hoạt động 1 : Giới thiệu đơn vị đo khối lượng yến, tạ, tấn
a. Ôn lại các đơn vị đo khối lượng đã học 
b. Giới thiệu đơn vị đo khối lượng yến
– GV giới thiệu : 1 yến = 10 kg. Yêu cầu HS đọc theo cả hai chiều
– Cho ví dụ minh hoạ
c. Giới thiệu đơn vị tạ, tấn :
– Để đo khối lượng một vật nặng hàng trăm ki-lô-gam, người ta dùng đơn vị tạ.
1 tạ = . kg ? ; 1 tạ =  yến ?
– So sánh các đơn vị đo khối lượng tạ, đơn vị đo khối lượng yến, đơn vị đo khối lượng kg ?
– Để đo khố ... n tập chung
HS sửa bài
HS nhận xét
HS đặt tính rồi tính
HS nộp vở chấm
HS đọc đề toán và làm bài
- HS thực hiện thi đua sôi nổi.
HS lắng nghe và ghi nhớ.
Các ghi nhận, lưu ý :
TUẦN : 18	MÔN : TOÁN	NGÀY : 13/12/2010
Tiết 82 : LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. HS thực hiện được phép nhân, phép chia.
2. HS biết đọc thông tin trên bản đồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TIME
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động mong đợi ở học sinh
5 phút
20 phút
5 phút
1 phút
Bài cũ : Luyện tập 
Bài mới : Luyện tập chung
Bài tập 1 : Bảng 1 (3 cột đầu) ; Bảng 2 (3 cột đầu)
Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết, tìm số chia.
- GV nhận xét, hướng dẫn HS sửa bài.
Bài tập 4 : a, b
Củng cố – Dặn dò : 
Chuẩn bị : Dấu hiệu chia hết cho 2
HS sửa bài
HS nhận xét
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa bài
HS lắng nghe và ghi nhớ.
Các ghi nhận, lưu ý :
TUẦN : 18	MÔN : TOÁN	NGÀY : 14/12/2010
Tiết 83 : DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. HS biết dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2.
2. HS biết số chẵn, số lẻ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TIME
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động mong đợi ở học sinh
5 phút
10 phút
15 phút
5 phút
Bài mới : Dấu hiệu chia hết cho 2
Hoạt động 1 : Dấu hiệu chia hết cho 2
- GV đặt vấn đề : Tìm dấu hiệu chia hết cho 2.
- Tổ chức thảo luận phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 2 : GV cho HS lần lượt viết các số và phép chia tương ứng vào 2 cột bên trái và bên phải. 
- GV nhận xét và kết luận
Hoạt động 2 : Số chẵn và số lẻ 
- GV nêu : Số chẵn là các số chia hết cho 2, các số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8. Số lẻ là các số không chia hết cho 2, có tận cùng là các chữ số 1, 3, 5, 7, 9.
 Hoạt động 3 : Thực hành
 Bài tập 1 : 
GV cho HS chọn ra các số chia hết cho 2 và yêu cầu HS nêu kết quả và giải thích
Bài tập 2 :
 - GV yêu cầu HS viết số có hai chữ số thích hợp vào 4 ô vuông, 4 ô tròn theo điều kiện của bài toán.
Bài tập 3 :
- GV cho HS đọc và nêu lại yêu cầu của bài là viết số chẵn (câu a), số lẻ (câu b) vào chỗ chấm.
- GV cho HS tự kiểm tra chéo, sửa bài
Bài tập 4 :
- GV cho HS tự làm bài, sau đó cho vài HS lên sửa bài trên bảng.
- GV nhận xét, sửa bài
Củng cố – Dặn dò : 
- GV tổ chức cho HS thi đua làm toán nhanh theo nhóm. Mỗi nhóm sẽ ghi 5 số có 3 chữ số chia hết cho 2 và 5 số có 4 chữ số không chia hết cho 2. Nhóm nào thực hiện nhanh và đúng nhiều sẽ là nhóm thắng.
Chuẩn bị : Dấu hiệu chia hết cho 5
- HS chú ý lắng nghe và suy nghĩ.
HS nêu ví dụ vài số cụ thể cho từng trường hợp chia hết hoặc không chia hết cho 2.
HS xung phong lên bảng viết các số chia hết cho 2 vào cột bên trái, số nào không chia hết cho 2 thì viết vào cột bên phải.
HS lắng nghe và ghi nhớ.
HS nêu các ví dụ và nhận dạng số chẵn, số lẻ qua các chữ số tận cùng. 
HS lắng nghe và ghi nhận. 
- HS chọn và nêu kết quả từng trường hợp và giải thích. 
- HS làm bài vào VBT.
- HS sửa bài, nhận xét Đ- S
- HS làm bài và sửa bài 
- HS tự làm bài và nêu kết quả
HS thi đua thực hiện viết số nhanh đúng theo yêu cầu và viết trên phiếu, sau đó gắn lên bảng.
HS lắng nghe và ghi nhớ.
Các ghi nhận, lưu ý :
TUẦN : 18	MÔN : TOÁN	NGÀY : 15/12/2010
Tiết 84 : DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 5
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. HS biết dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2.
2. HS biết số chẵn, số lẻ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TIME
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động mong đợi ở học sinh
5 phút
10 phút
15 phút
5 phút
Bài cũ : Dấu hiệu chia hết cho 2
Yêu cầu HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2
Bài mới : Dấu hiệu chia hết cho 5
Hoạt động 1 : Dấu hiệu chia hết cho 5
- Tổ chức thảo luận phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 5, không chia hết cho 5
- GV nhận xét và kết luận
 Hoạt động 2 : Thực hành
 Bài tập 1 : 
GV cho HS chọn ra các số chia hết cho 2 và yêu cầu HS nêu kết quả và giải thích
Bài tập 2 :
 - GV yêu cầu HS làm bài
Bài tập 3 :
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi
- GV thống nhất kết quả đúng
Bài tập 4 :
- GV cho HS tự làm bài, sau đó cho vài HS lên sửa bài trên bảng.
- GV nhận xét, sửa bài
Củng cố – Dặn dò : 
Chuẩn bị : Luyện tập
HS trả lời
HS thảo luận
HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS chọn và nêu kết quả từng trường hợp và giải thích. 
- HS làm bài vào VBT.
- HS sửa bài
- HS làm bài và sửa bài 
- HS tự làm bài và nêu kết quả
HS lắng nghe và ghi nhớ.
Các ghi nhận, lưu ý :
TUẦN : 17	MÔN : TOÁN	NGÀY : 16/12/2010
Tiết 85 : LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. HS bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5
2. HS nhận biết được số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 trong một số tình huống đơn giản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TIME
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động mong đợi ở học sinh
5 phút
7 phút
20 phút
1 phút
Bài mới : Luyện tập
Hoạt động 1 : Ôn lại kiến thức
- Yêu cầu HS viết vào bảng con 2 số chia hết cho 2 và 2 số chia hết cho 5
 Hoạt động 2 : Thực hành
 Bài tập 1 : 
GV cho HS thi đua theo nhóm chọn ra các số chia hết cho 2 và cho 5
Bài tập 2 :
 - GV yêu cầu HS làm bài
Bài tập 3 :
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi
- GV thống nhất kết quả đúng
Củng cố – Dặn dò : 
Chuẩn bị : Dấu hiệu chia hết cho 9
HS viết vào bảng con rồi so sánh theo cặp
- HS thi đua 
- HS làm bài vào VBT.
- HS sửa bài
- HS làm bài và sửa bài 
- HS tự làm bài và nêu kết quả
HS lắng nghe và ghi nhớ.
Các ghi nhận, lưu ý :
TUẦN : 18	MÔN : TOÁN	NGÀY : 17/12/2010
Tiết 86 : DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. HS biết dấu hiệu chia hết cho 9.
2. HS bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Giấy khổ lớn có ghi sẵn các bài toán chia (cột bên trái : các số chia hết cho 9, cột bên phải: các số không chia hết cho 9)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TIME
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động mong đợi ở học sinh
15 phút
15 phút
3 phút
Bài mới : Dấu hiệu chia hết cho 9
Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9
Tổ chứa thảo luận để phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9
- GV cho HS nhận xét gộp lại
- Yêu cầu vài HS nhắc lại kết luận trong bài học.
GV chốt lại
Hoạt động 2 : Thực hành
Bài tập 1 :
Trước khi HS làm bài, GV yêu cầu HS nêu cách làm bài
Bài tập 2 :
Tiến hành tương tự bài 1
Bài tập 3 :
- GV yêu cầu HS nêu cách làm
Bài tập 4 :
GV hướng dẫn cả lớp cùng làm vài ví dụ đầu 
Yêu cầu HS tự làm phần còn lại, sau đó vài HS chữa bài trên bảng lớp.
Củng cố – Dặn dò : 
Chuẩn bị bài : Dấu hiệu chia hết cho 3
Bài về nhà : Bài 4 / 97
HS thảo luận để phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9.
Vài HS nhắc lại.
HS làm bài
Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
HS làm bài
HS sửa bài
HS chú ý theo dõi
Các ghi nhận, lưu ý :
TUẦN : DỰ TRỮ	MÔN : TOÁN	NGÀY : 20/12/2010
Tiết 87 : DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. HS biết dấu hiệu chia hết cho 3.
2. HS bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Giấy khổ lớn có ghi sẵn các bài toán chia (cột bên trái : các số chia hết cho 3, cột bên phải : các số không chia hết cho 3)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TIME
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động mong đợi ở học sinh
5 phút
15 phút
15 phút
3 phút
Bài cũ : Dấu hiệu chia hết cho 9
– Mời HS lên bảng sửa bài tập 4 / 97
Bài mới : Dấu hiệu chia hết cho 3
Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 3
Tổ chứa thảo luận để phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 3
- GV cho HS nhận xét gộp lại
- Yêu cầu vài HS nhắc lại kết luận trong bài học.
GV chốt lại
Hoạt động 2 : Thực hành
Bài tập 1 :
Trước khi HS làm bài, GV yêu cầu HS nêu cách làm bài
Bài tập 2 :
Tiến hành tương tự bài 1
Bài tập 3 :
- GV yêu cầu HS nêu cách làm
Bài tập 4 :
GV hướng dẫn cả lớp cùng làm vài ví dụ đầu 
Yêu cầu HS tự làm phần còn lại, sau đó vài HS chữa bài trên bảng lớp.
Củng cố – Dặn dò : 
Chuẩn bị bài : Luyện tập
Bài về nhà : Bài 4 / 98
– HS lên bảng sửa bài
HS thảo luận để phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9.
Vài HS nhắc lại.
HS làm bài
Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
HS làm bài
HS sửa bài
HS chú ý theo dõi
Các ghi nhận, lưu ý :
TUẦN : DỰ TRỮ	MÔN : TOÁN	NGÀY : 22/12/2010
Tiết 88 : LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
HS bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9, dấu hiệu chia hết cho 3, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TIME
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động mong đợi ở học sinh
5 phút
7 phút
20 phút
1 phút
Bài cũ : Dấu hiệu chia hết cho 3
– GV yêu cầu HS sửa bài về nhà (bài 4/98)
Bài mới : Luyện tập
Hoạt động 1 : Ôn lại kiến thức
- Yêu cầu HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 9, 3
 Hoạt động 2 : Thực hành
 Bài tập 1 : 
GV cho HS thi đua theo nhóm 
Bài tập 2 :
 - GV yêu cầu HS làm bài
Bài tập 3 :
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi
- GV thống nhất kết quả đúng
Củng cố – Dặn dò : 
Chuẩn bị : Luyện tập chung
Yêu cầu HS ôn lại các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9
– HS sửa bài
HS nhắc lại
HS nhận xét
- HS thi đua 
- HS làm bài
- HS sửa bài
- HS làm bài và sửa bài 
- HS tự làm bài và nêu kết quả
HS lắng nghe và ghi nhớ.
Các ghi nhận, lưu ý :
TUẦN : DỰ TRỮ	MÔN : TOÁN	NGÀY : 23/12/2010
Tiết 89 : LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
HS biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số tình huống đơn giản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TIME
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động mong đợi ở học sinh
7 phút
20 phút
1 phút
Bài mới : Luyện tập
Hoạt động 1 : Ôn lại kiến thức
- Yêu cầu HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 9, 3
 Hoạt động 2 : Thực hành
 Bài tập 1 : 
GV cho HS thi đua theo nhóm 
Bài tập 2 :
 - GV yêu cầu HS làm bài
Bài tập 3 :
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi
- GV thống nhất kết quả đúng
Củng cố – Dặn dò : 
Chuẩn bị : Ki-lô-mét vuông
HS nhắc lại
HS nhận xét
- HS thi đua 
- HS làm bài
- HS sửa bài
- HS làm bài và sửa bài 
- HS tự làm bài và nêu kết quả
HS lắng nghe và ghi nhớ.
Các ghi nhận, lưu ý :
TUẦN : DỰ TRỮ	MÔN : TOÁN	NGÀY : 21/12/2010
Tiết 90 : KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_4_tuan_4_den_18_nam_hoc_2010_2011.doc