Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 4 - Giây - Thế kỷ - Năm học 2009-2010

Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 4 - Giây - Thế kỷ - Năm học 2009-2010

I.MỤC TIÊU:

 Giúp học sinh:

 - Làm quen với đơn vị đo thời gian: giây, thế kỷ.

 - Biết mối quan hệ giữa giây và phút, giữa thế kỷ và năm.

- Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - GV:đồng hồ có 3kim chỉ gìơ, phút, giây.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A-Kiểm tra bài cũ:

 - Kể tên các đơn vị đo thời gian đã học từ bé đến lớn.

 - GV nhận xét chung, cho điểm HS

B-Bài mới:

HĐ1-Giới thiệu bài:

 GV giới thiệu trực tiếp bằng lời

HĐ2- Giới thiệu giây, thế kỷ

 

doc 2 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1488Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 4 - Giây - Thế kỷ - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 6 ngày 18 tháng 9 năm 2009.
Toán
Giây-Thế kỷ
I.Mục tiêu:
 Giúp học sinh:
 - Làm quen với đơn vị đo thời gian: giây, thế kỷ.
 - Biết mối quan hệ giữa giây và phút, giữa thế kỷ và năm.
- Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ
II.đồ dùng dạy học:
 - GV:đồng hồ có 3kim chỉ gìơ, phút, giây. 
III.Các hoạt động dạy học
A-Kiểm tra bài cũ:
 - Kể tên các đơn vị đo thời gian đã học từ bé đến lớn.
 - GV nhận xét chung, cho điểm HS
B-Bài mới:
HĐ1-Giới thiệu bài:
 GV giới thiệu trực tiếp bằng lời
HĐ2- Giới thiệu giây, thế kỷ
a- Giới thiệu giây
- GV cho HS quan sát đồng hồ thật, YC HS chỉ kim giờ, kim phút trên đồng hồ.
.- GV chỉ chiếc kim còn lại trên và giới thiệu: Đây là kim gây. Khoảng thời gian kim giây đi từ 1 vạch đến vạch liền sau đó trên mặt đồng hồ là 1 giây.
- GV YC HS quan sát trên mặt đồng hồ để biết kim phút đi từ vạch này sang vạch kế tiếp thì kim giây chạy từ đâu đến đâu?
- GV: Một vòng trên mặt đồng hồ là 60 vạch, vậy khi kim phút chạy được 1 phút thì kim giây chạy được 60 giây.
- GV viết lên bảng: 1 giờ = 60 phút, 1 phút = 60 giây
YC nhiều HS nhắc lại.
b- Giới thiệu thế kỷ
- GV: Để tính khoảng thời gian dài hàng trăm năm, người ta dùng đơn vị đo thời gian là thế kỉ, 1thế kỷ dài bằng 100 năm.
- GV viết bảng: 1 thế kỷ = 100 năm(HS nhắc lại)
- Hỏi: 100năm bằng mấy thế kỉ ?
GV: Người ta tính các mốc thế kỷ như sau:
Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỷ một.
Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỷ hai.
...............................................................
Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỷ hai mươi.
Từ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỷ hai mươi mốt.
- Hiện nay là thế kỉ thứ bao nhiêu ?
- GV giới thiệu: Để ghi thế kỷ thứ mấy người ta thường dùng các chữ số La Mã.
- HS cả lớp ghi thế kỷ 19, 20 21, bằng chữ số La Mã vào vở nháp.
HĐ3. Luyện tập
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Gọi 1HS đọc YC bài tập, sau đó YC HS cả lớp tự làm bài vào vở ô li.
- Gọi 3 HS lên bảng chữa bài (Mỗi HS làm 1 cột)
Bài 2: Xác định thế kỷ ( HS trung bình, yếu làm câu a, b)
- Gọi 1HS đọc yêu cầu bài tập
- GV tổ chức cho HS thảo luận và làm BT theo cặp.
- Gọi đai diện 3-4 nhóm trình bày kết quả miệng, HS các nhóm khác nghe và nhận xét. GV nhận xét chốt kết quả đúng.
Bài 3: (HS khá, giỏi)
- Gọi 1HS đọc yêu cầu bài tập
- YC cá nhân HS tự làm bài tập vào vở ô li
- HS nêu kết quả miệng. GV chốt kết quả đúng.
C-củng cố, dặn dò
 Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau

Tài liệu đính kèm:

  • docThø 6 ngµy 18 th.doc