A. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh củng cố về:
- Tính tổng của các số và vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
- Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ ; tính chu vi hình chữ nhật ; giải bài toán có lời văn.
B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: Giáo án, SGK
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
C. PHƯƠNG PHÁP:
Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành
Tuần 8 Ngày soạn: 19 – 10 – 2006 Ngày giảng : 2 2006 Đ36 : Luyện tập. A. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về: - Tính tổng của các số và vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất. - Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ ; tính chu vi hình chữ nhật ; giải bài toán có lời văn. B. Đồ dùng dạy – học : - GV : Giáo án, SGK - HS : Sách vở, đồ dùng môn học C. Phương pháp: Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành D. các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. ổn định tổ chức Hát, KT sĩ số II. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra vở bài tập của lớp. III. Dạy học bài mới : 1) Giới thiệu – ghi đầu bài 2) Hướng dẫn luyện tập : Bài 1 : + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Yêu cầu HS nhận xét bài trên bảng. - GV nhận xét, cho điểm. Bài 2 : + Hãy nêu yêu cầu của bài học ? + Để tính được thuận tiện các phép tính ta vận dụng những tính chất nào ? - GV nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh. Bài 3 : - Nhận xét chữa bài. Bài 4 : + Giọ HS đọc đề bài. + Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. + Gọi 1 HS lên bảng chữa bài. + GV nhận xét, chữa bài. Bài 5 : + Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào ? + Nếu : Chiều dài là a. Chiều rộng là b Chu vi là p + Nêu công thức tính chu vi. + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? + Nhận xét, cho điểm. IV. Củng cố - dặn dò : + Tổng kết tiết học Học kỹ cách tính chu vi hình chữ nhật và chuẩn bị bài sau. - Về làm bài trong vở bài tập. Hát tập thể - HS ghi đầu bài vào vở - Đặt tính rồi tính tổng các số. - 4 HS sinh lên bảng – Lớp làm vào vở. 54 293 + 61 934 7 652 123 879 2 814 + 1 429 3 046 7 289 26 387 + 14 075 9 210 49 672 3 925 + 618 535 5 078 - Tính khbằng cách thuận tiện nhất. - Vận dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp. a) 96 + 78 + 4 = ( 96 + 4) + 78 = 100 + 78 = 178 * 67 + 21 + 79 = 67 + ( 21 + 79 ) = 67 + 100 = 167 * 408 + 85 + 92 = (408 + 92 ) + 85 = 500 + 85 = 585 b) 789 + 285 + 15 = 789 + (825 +15) = 789 +300 = 1 089 * 448 + 594 + 52 = (448 + 52) + 594 = 500 + 594 = 1 094 * 677 + 969 + 123 = (677 + 123) + 969 = 800 + 969 = 1 769 - Nêu yêu cầu của bài tập : Tìm x - 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở. a) x – 306 = 504 b) x + 254 = 680 x = 504 + 306 x = 680 – 254 x = 810 x = 426 - 1 HS đọc đề bài - 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở. Bài giải : Số dân tăng thêm sau 2 năm là : + 71 = 150 (người) Số dân của xã sau 2 năm là : 5 256 + 150 = 5 406(người) Đáp số : 150 người ; 5 046 người HS đổi chéo vở để kiểm tra - Ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng được bao nhiêu nhân với 2. - P = ( a + b ) x 2 - Yêu cầu tính chu vi hình chữ nhật. a) P = ( 16 + 12 ) x 2 = 56(cm) b) P = ( 45 + 15 ) x 2 = 120(m) Ngày soạn: 20 – 10 - 2006 Ngày giảng : 3 2006 Đ37 : Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. A. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Biết cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó bằng 2 cách. - Giải bài toán về tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó. B. Đồ dùng dạy – học : - GV : Giáo án, SGK - HS : Sách vở, đồ dùng môn học C. Phương pháp: Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành D. các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. ổn định tổ chức Hát, KT sĩ số II. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra vở bài tập của lớp. III. Dạy học bài mới : 1) Giới thiệu – ghi đầu bài 2) Hướng dẫn HS tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó. * Giới thiệu bài toán : - GV chép bài toán lên bảng. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? - Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ bài toán. * Cách 1 : + Tìm 2 lần số bé : - GV : Nếu bớt phần hơn của số lớn so với số bé thì số lớn như thế nào so với số bé ? => Lúc đó ta còn lại 2 lần số bé. + Phần hơn của số lớn so với số bé chính là gì của 2 số ? + Hãy tính 2 lần số bé. + Hãy tìm số bé ? + Hãy tìm số lớn ? - Yêu cầu HS trình bày bài giải, nêu cách tìm số bé. * Cách 2 : + Hãy suy nghĩ cách tìm 2 lần số lớn. GV : Gợi ý : Nếu thêm cho số bé 1 phần đúng bằng phần hơn của số lớn thì lúc này số bé như thế nào so với số lớn ? + Háy tìm 2 lần số lớn ? + Hãy tìm số lớn ? + Hãy tìm số bé ? - Yêu cầu HS trình bày bài vào vở và nêu cách tìm số lớn. => Vậy giải bài toán khi biết tổng và hiệu ta có thể giải bằng 2 cách : Khi làm có thể giải bài toàn bằng 1 trong 2 cách đó. 3) Luyện tập – Thực hành : * Bài 1 : + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? + Bài toán thuộc dạng toán gì ? Vì sao em biết điều đó ? - Nhận xét bài làm của bạn. * Bài 2 : + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? + Bài toán thuộc dạng toán gì ? Vì sao em biết điều đó ? + Yêu cầu cả lớp làm vào vở. - Nhận xét bài làm của bạn. * Bài 3 : Cách tiến hành như bài 1 + 2. - Nhận xét cho điểm. * Bài 4 : - Yêu cầu HS tự nhẩm và nêu 2 số mình tìm được. + Một số khi cộng với 0 cho kết quả là gì ? + Một số trừ đi 0 cho kết quả là gì ? IV. Củng cố - dặn dò : + Nêu cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó ? Hát tập thể HS ghi đầu bài vào vở - 2 HS đọc bài toán. - Tổng 2 số là 70 ; hiệu của 2 số là 10. - Tìm 2 số đó ? Số lớn : 10 70 Số bé : - HS quan sát sơ đồ. - Số lớn sẽ bằng số bé Là hiệu của 2 số. 70 – 10 = 60 60 : 2 = 30 30 + 10 = 40 ( Hoặc 70 – 30 = 40 ) - 1 HS lên bảng – Lớp làm vào vở. Số bé = ( Tổng – Hiệu) : 2 Quan sát kỹ sơ đồ : Bằng số lớn : 70 + 10 = 80 80 : 2 = 40 40 – 10 = 30 ( hoặc 70 – 40 = 30 ) - 1 HS lên bảng – Lớp làm vào vở. Số lớn = ( Tổng + Hiệu) : 2 - Số bé = ( Tổng – Hiệu ) : 2 - Số lớn = ( Tổng + Hiệu ) : 2 - HS đọc kỹ bài toán, phân tích rồi vẽ sơ đồ theo gợi ý. - 1 HS lên tóm tắt, 2 HS lên bảng ( mỗi HS làm một cách) Lớp làm vào vở. Tóm tắt : Tuổi bố : ? tuổi 38 T 58 T Tuổi con : ? tuổi Bài giải : Hai lần tuổi bố là : 58 + 38 = 96 ( tuổi ). Tuổi của bố là : 96 : 2 = 48 ( tuổi ). Tuổi của con là : 48 – 38 = 10 ( tuổi ). Đáp số : Bố : 48 tuổi ; Con : 10 tuổi. - Hs đọc, phân tích, tóm tắt bài toán. Tóm tắt : Trai : ? em 4 em 28em Gái : ? em - 2 Hs lên bảng, mỗi em làm một cách. Bài giải Hai lần số Hs trai là : 28 + 4 = 32 ( em) Số học sinh trai là : 32 : 2 = 16 ( em ) Số học sinh gái là : 16 – 4 = 12 ( em ) C2 : Hai lần số Hs gái là : 28 – 4 = 24 (em) Số Hs gái là : 24 : 2 = 12 (em ) Số học sinh trai là : 12 + 4 = 16 ( em ) Đáp số : Trai : 16 em ; Gái :12 em - 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. Tóm tắt : Lớp 4A : ? Cây 50cây 600 cây Lớp 4B : ? cây Bài giải Hai lần số cây của lớp 4B là : 600 + 50 = 650 ( cây ) Số cây của lớp 4B trồng được là : 650 : 2 = 325 ( cây ) Số cây của lớp 4 A trồng được là : – 50 = 275 ( cây ) Đáp số : 325 cây và 275 cây. - Học sinh đọc đề bài. - Số 8 và số 0. + Số nào cộng với 0 cũng cho kết quả là chính nó. + Số nào trừ đi 0 cũng bằng chính số đó - Về nhà làm bài trong vở bài tập. Ngày soạn: 20 – 10 - 2006 Ngày giảng : 4 2006 Đ38 : Luyện tập. A. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. B. Đồ dùng dạy – học : - GV : Giáo án, SGK - HS : Sách vở, đồ dùng môn học C. Phương pháp: Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành D. các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. ổn định tổ chức Hát, KT sĩ số II. Kiểm tra bài cũ - Nêu cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số ? III. Dạy học bài mới : 1) Giới thiệu – ghi đầu bài 2) Hướng dẫn luyện tập : * Bài 1 : Gọi Hs nêu y/c của bài. - Gọi 3 Hs lên bảng làm bài. - HD hs cách làm như sau : - Nhận xét bài làm của bạn. - Y/c Hs nêu cách tìm số lớn, số bé. * Bài 2 : + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? + Bài toán thuộc dạng toán gì ? Vì sao em biết điều đó ? + Yêu cầu cả lớp làm vào vở. - Nhận xét bài làm của bạn. * Bài 3 : Cách tiến hành như bài 2. - Nhận xét cho điểm. * Bài 4 : + Tiến hành tương tự như bài trên . + Hướng dẫn Hs yếu làm bài. + Nhận xét, cho điểm Hs. * Bài 5 : - Hướng dẫn Hs tóm tắt và giải vào vở. + Số ở tổng và hiệu đã cùng đơn vị đo chưa ? Vậy ta phải làm gì ? - Nhận xét, chữa bài và cho điểm Hs IV. Củng cố - dặn dò : + Nêu cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó ? + Nhận xét giờ học. + Chuẩn bị bài sau. Hát tập thể 2 Học sinh nêu. - HS ghi đầu bài vào vở + Hs đọc đề và tự làm vào vở. + 3 Hs lên bảng làm bài : a) Số lớn là : b) Số lớn là : ( 24 + 6 ) : 2 = 15 ( 60 + 12 ) : 2 = 36 Số bé là : Số bé là ; 15 – 6 = 9 36 – 12 = 24 c) Số bé là : ( 325 – 99 ) : 2 =113 Số lớn là : 113 + 99 = 212 - Học sinh đổi chéo vở để kiểm tra. - 2 Hs nêu. - Hs đọc đề bài, làm bài vào vở. - 2 Hs lên bảng làm bài(mỗi Hs làm 1 cách) Tóm tắt : Tuổi em : ? tuổi 8 T 36 T Tuổi chị : ? tuổi Bài giải : Tuổi của chị là : (36 + 8 ) : 2 = 22( tuổi ). Tuổi của em là : 22 – 8 = 14 ( tuổi ). Đáp số : Chị : 22 tuổi ; Em : 14 tuổi. Tuổi của em là : ( 36 – 8 ) : 2 = 14 ( tuổi ) Tuổi của chị là : 14 + 8 = 22 ( tuổi ). - Hs đọc, phân tích, tóm tắt bài toán. Tóm tắt : SGK : ? quyển 17 q 65 q Sđọc thêm: ? quyển - 2 Hs lên bảng, mỗi em làm một cách. Bài giải C1 : Số SGK là: ( 65 + 17 ) : 2 = 41(quyển) Số S đọc thêm có: 41 – 17 = 24 ( quyển ) C2 : Số sách đọc thêm là : ( 65 – 17 ) : 2 = 24 ( quyển ) Số SGK có là : 24 + 17 = 41 ( quyển ) Đáp số : SGK : 41 quyển Sách đọc thêm : 24 quyển - Học sinh đổi chéo vở chữa bài - Nhận xét bổ sung. - 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. Tóm tắt : Pxưởng1 : ? sản phẩm 120Sp 1200 Sp Pxưởng2: ? sản phẩm Bài giải Số sản phẩm của phân xưởng II làm là : ( 1200 + 120 ) : 2 = 660 ( sản phẩm ) Số sản phẩm phân xưởng I làm là : 660 – 120 = 540 ( sản phẩm ) Đáp số : 540 sản phẩm. 660 sản phẩm. - Học sinh đọc đề bài, phân tích , tóm tắt và giải bài vào vở : Thửa 1 : ? kg 8 tạ 5T 2 tạ Thửa 2: ? kg - Chưa cùng đơn vị, ta phải đổi cùng về 1 đơn vị đo. Bài giải : 5 tấn 2 tạ = 5200 kg 8 tạ = 800 kg Số kg thóc thửa một thu được là : ( 5 200 + 800 ) : 2 = 3 000 ( kg ) Số kg thóc thửa hai thu được là : 3 000 – 800 = 2 200 ( kg ) Đáp số : 3 000kg và 2 200kg - Đổi chéo vở để kiểm tra. - 2 HS nêu. - Về nhà làm bài trong vở bài tập. Ngày soạn: 21 – 10 - 2006 Ngày giảng : 5 2006 Đ39 : Góc nhọn, góc tù, góc bẹt. A. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Có biểu tượng về góc nhọn, góc tù, góc bẹt. - Biết dùng êke để nhận biết góc nào là góc nhọn, góc tù, góc bẹt. B. Đồ dùng dạy – học : - GV : Giáo án, SGK + Ê ke cho giáo viên, Hs. - HS : Sách vở, ê ke, thước thẳng... C. Phương pháp: Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành D. các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. ổn định tổ chức Hát, KT sĩ số II. Kiểm tra bài cũ - Chữa bài trong vở bài tập. III. Dạy học bài mới : 1) Giới thiệu – ghi đầu bài 2) Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt a) Giới thiệu góc nhọn : - Vẽ góc nhọn AOB + Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnhcủa góc này. - G giới thiệu : Góc này là góc nhọn. - Hãy dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc nhọn AOB và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông ? - GV nêu : Góc nhọn bé hơn góc vuông b) Giới thiệu góc tù : - GV vẽ góc tù MON + Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc. + Hãy dùng êke để kiểm tra độ lớn của góc tù MON và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông. - GV nêu : Góc tù lớn hơn góc vuông c) Giới thiệu góc bẹt : - GV vẽ góc bẹt COD và y/c Hs đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc. - Gv vừa vẽ vừa nêu : Cô tăng dần độ lớn của góc COD, đến khi hai cạnh OC và OD của góc COD ( thẳng hàng) – cùng nằm trên một đường thẳng – với nhau. Lúc đó góc COD được gọi là góc bẹt. + Các điểm C, O, D của góc bẹt COD nhơ thế nào với nhau ? - Y/ c Hs sử dụng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc bẹt so với góc vuông. 3. Luyện tập thực hành : * Bài 1 : - Y/c Hs dưới lớp nhận xét. - Kiểm tra Hs đúng/ sai * Bài 2 : - Hướng dẫn Hs dùng ê ke để kiểm tra góc của từng hiình tam giác. - Y / cHs trả lời đó là các góc nào ? - Nhận xét chữa bài. IV. Củng cố - dặn dò : + Nhận xét giờ học. + Chuẩn bị bài sau. Hát tập thể - HS ghi đầu bài vào vở - Hs vẽ vào vở. - Góc AOB có đỉnh O, hai cạnh OA và OB - Hs nêu : Góc nhọn AOB. - 1 Hs lên bảng kiểm tra, sau đó lớp kiểm tra trong SGK. - Góc nhọn AOB bé hơn góc vuông. - 1 Hs dùng ê ke lên vẽ góc nhọn. - Góc MON có đỉnh O và hai cạnh OM, ON. - Góc tù MON lớn hơn góc vuông. - 1 Hs dùng ê ke lên vẽ góc tù. - Góc COD có đỉnh là O, cạnh OC, OD. C C D O + Ba điểm C, O, D của góc bẹt COD thẳng hàng với nhau. - Bằng 2 góc vuông. - 1 Hs lên bảng vẽ, lớp viết ra nháp. - 1 Hs nêu yêu cầu. - Hs quan sát và trả lời miệng : + Các góc nhọn là : MAN, UDV + Góc vuông là ICK + Các góc tù là : PBQ, GOH + Góc bẹt là : XEY - Hs thảo luận nhóm đôi ; báo cáo kêt quả. + Hình tam giác ABC có 3 góc nhọn. + Hiình tam giác DEG có 1 góc vuông. + Hình tam giác MNP có 1 góc tù. - Hs nhận xét bổ sung. Ngày soạn: 22 – 10 - 2006 Ngày giảng : 6 2006 Đ40 : Hai đường thẳng vuông góc. A. Mục tiêu: Giúp học sinh - Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc. Biết được 2 đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh. - Biết dùng ê ke để kiểm tra 2 đường thẳng vuông góc với nhau hay không. B. Đồ dùng dạy – học : - GV : Giáo án, SGK + Ê ke - HS : Sách vở, đồ dùng môn học C. Phương pháp: Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành D. các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. ổn định tổ chức Hát, KT sĩ số II. Kiểm tra bài cũ - Hãy so sánh các góc nhọn, góc tù, góc bẹt với góc vuông ? III. Dạy học bài mới : 1) Giới thiệu – ghi đầu bài 2) Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc : - GV vẽ hình chữ nhật lên bảng + Đọc tên hình trên bảng và cho biết đó là hình gì ? + Hình chữ nhật là là một hình như thế nào ? Nêu các góc vuông của hình chữ nhật ABCD. - GV : Vừa kẻ vừa nêu : Kéo dài CD thành đường thẳng DM ; BC thành đường thng BN. Khi đó ta được hai đường thẳng DM và BN vuông góc với nhau tại điểm C. + Hãy cho biết các góc BCD, DCN, NCM, BCM là góc gì ? + Các góc này có chung đỉnh nào ? - Y/c 1H lên kiểm tra các góc bằng ê ke - GV dùng ê ke vẽ góc vuông đỉnh O, cạnh OM ; ON rồi kéo dài hai cạnh góc vuông để được hai đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau ( như SGK ). - Y/c Hs lên kiểm tra 4 góc bằng ê ke và nêu nhận xét. + Ta thường dùng gì để vẽ và kiểm tra hai đường thẳng vuông góc ? 2. Thực hành : * Bài 1 : - Y/c Hs dùng ê ke để kiểm tra 2 hình trong SGK và nêu kết quả. * Bài 2 : - Y/c Hs nêu các cạnh vuông góc với nhau còn lại. - Nhận xét, cho điểm hs * Bài 3 : - Y/c Hs nêu miệng, Gv ghi bảng. - Nhận xét chữa bài. * Bài 4 : - Y/c 1 Hs lên bảng - Nhận xét chữa bài. IV. Củng cố - dặn dò : + Nhận xét giờ học. + Về làm bài tâp trong vở bài tập và chuẩn bị bài sau. Hát tập thể 2 Học sinh nêu. - HS ghi đầu bài vào vở - Hs quan sát. - Vẽ hình vào vở. A B M D C - Hình chữ nhật ABCD N + Hai chiều dài bằng nhau, hai chiều rộng bằng nhau và có 4 góc vuông (hình chữ nhật ABCD có 4 góc vuông A, B, C, D ) + Là góc vuông. - Có chung đỉnh C - Học sinh lên bảng làm . M O N - Hai đường thẳng ON và OM vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh O - Dùng ê ke. - 1 Hs đọc yêu cầu. a) Hai đường thẳng IK và IH v/ góc với nhau . b) Hai đường thẳng MP và MQ không vuông góc với nhau. - Học sinh đọc yêu cầu. - Hs vẽ hình chữ nhật ABCD vào vở và làm bài . + BC và CD là 1 cặp cạnh v/ góc với nhau. + CD và AD là 1 cặp cạnh v/ góc với nhau. + AD và AB là 1 cặp cạnh v/ góc với nhau. - Hs đổi vở kiểm tra bài của nhau. - Hs đọc yêu cầu của bài, rồi tự làm vào vở. * Góc đỉnh N và P là góc vuông. - AE và ED là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau. - CD và DE là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau. * Góc đỉnh N và P là góc vuông : - PN và MN là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau. - PQ và PN là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau. - Hs đọc đề bài, làm vào vở. a) AD và AB là 1 cặp cạnh v/ góc với nhau. AD và CD là 1cặp cạnh v/ góc với nhau. b) Các cặp cạnh cắt nhau mà không vuông góc với nhau là : AB và BC ; Bc và CD.
Tài liệu đính kèm: