Giáo án Toán + Tiếng Việt 4 - Tuần 5 đến 12 - Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Nữ

Giáo án Toán + Tiếng Việt 4 - Tuần 5 đến 12 - Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Nữ

TOÁN

LUYỆN TẬP

I- MỤC TIÊU

Giúp HS :

 - Củng cố về số ngày trong các tháng của năm.

 - Biết năm thường có 365 ngày, năm nhuận có 366 ngày.

 - Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học.

 - Củng cố bài toán tìm một phần mấy của một s.

II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

 - Nội dung bảng bài tập 1 - VBT, kẻ sẵn trên bảng phụ, (nếu có thể).

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU

 

doc 221 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 508Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán + Tiếng Việt 4 - Tuần 5 đến 12 - Giáo viên: Nguyễn Thị Hồng Nữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tuần thứ năm
Thứ hai ngày 6 tháng 10 năm 2008
Toán
Luyện tập
Mục tiêu
Giúp HS :
 - Củng cố về số ngày trong các tháng của năm.
 - Biết năm thường có 365 ngày, năm nhuận có 366 ngày.
 - Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học.
 - Củng cố bài toán tìm một phần mấy của một s.
đồ dùng dạy - học 
 - Nội dung bảng bài tập 1 - VBT, kẻ sẵn trên bảng phụ, (nếu có thể).
Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Nội dung cơ bản
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
2. Dạy - học bài mới
 2.1. Giới thiệu bài mới
2.2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài 4
3. Củng cố, dặn dò
- Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập của tiết 20 và kiểm tra VBT của 1 số HS.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
- Giờ học hôm nay giúp các em củng cố các kiến thức về đơn vị đo thời gian.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn, sau đó nhận xét và cho điểm.
- Yêu cầu HS nêu lại: Những tháng nào trong năm có 30 ngày? Những tháng nào có 31 ngày? Tháng 2 có bao nhiêu ngày?
- Giới thiệu: Những năm tháng 2 có 28 ngày là năm thường. Một năm thường có 365 ngày. những năm tháng 2 có 29 ngày là năm nhuận. Một năm nhuận có 366 ngày. cứ 4 năm thì có 1 năm nhuận. Ví dụ năm 2000 là năm nhuận thì năm 2004 là năm nhuận, năm 2008 là năm nhuận.
- Yêu cầu HS tự đổi đơn vị, sau đó gọi 1 số HS giải thích cách đổi của mình.
- Yêu cầu HS đọc đề và tự làm bài.
- Yêu cầu nêu cách tính số năm từ khi vua Quang Trung đại phá quân Thanh đến nay.
- Yêu cầu HS tự làm phần b, sau đó chữa bài.
- Yêu cầu HS quan sát đồng hồ và đọc giờ trên đồng hồ.
- 8 giờ 40 phút còn được gọi là mấy giờ?
- Có thể dùng đồng hồ để quay kim đến các vị trí khác và yêu cầu HS đọc giờ (Nếu có thời gian).
- Cho HS tự làm phần b.
- Tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài 
- 3 HS lên bảng làm. HS cả lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
- Nghe giảng bài mới.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
- Nhận xét bài bạn và đổi chéo để kiểm tra.
- Trả lời.
- Nghe giảng.
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 dòng, HS cả lớp làm vào VBT.
- Tự làm bài.
- 1 HS làm bài.
- 8 giờ 40 phút.
- 9 giờ kém 20 phút.
- Đọc theo cách quay của kim đồng hồ.
 Tập đọc
 Những hạt thóc giống
 I: Mục tiêu
 1:Đọc thành tiếng
- Đọc đúng các tiếng, từ khó dễ lẫn do ảnh hương của phương ngữ: gieo trồng, chăm sóc, nô nức, lo lắng, sững sờ, luộc kĩ, dõng dạc,
 - Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm
- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
 2: Đọc - hiểu
 - Hiểu được các từ ngữ khó trong bài: bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh.
 - Hiểu được nội dung câu chuyện: Ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.
 II: Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 46 SGK
- Bảng phụ viết sẵn câu văn cần luyện đọc
III.	Hoạt động dạy -học chủ yếu
ND cơ bản
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I: Kiểm tra bài cũ
II: Dạy - học bài mới
1: Giới thiệu bài
2: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
2.1: Tập đọc
2.2: Tìm hiểu bài
2.3: Đọc diễn cảm.
III: Củng cố- Dặn dò.
- Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài Tre Việt Nam và trả lời câu hỏi sau:
1) Bài thơ ca ngợi phẩm chất gì?
Của ai?
2) Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao?
- Nhận xét và cho điểm HS
- Nêu mục tiêu ghi bảng
- Yêu cầu HS mở SGK trang 46, tiếp nối nhau đọc từng đoạn
- Sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS
- Gọi 2 HS đọc toàn bài
- Gọi 1 HS đọc phần chú giải
- Đọc mẫu. Chú ý giọng đọc. 
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi: Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?
+ Theo em, hạt thóc đó có nảy mầm được không? Vì sao?
+ Thóc luộc kĩ thì không thể nảy mầm được. Vậy mà nhà vua lại giao hẹn, nếu không có thóc sẽ bị trừng trị. Theo em, nhà vua có mưu kế gì trong việc này?
- Đoạn 1 nói lên việc gì?
- Ghi ý chính đoạn 1
- Gọi 1 HS đọc đoạn 2 
Theo lệnh vua bé Chôm đã làm gì? Kết - quả ra sao?
- Đến kì nộp thóc cho vua, chuyện gì đã xảy ra?
- Hành động của cậu bé có gì khác mọi người?
- Gọi HS đọc đoạn 3
- Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe Chôm nói?
- Câu chuyện kết thúc như thế nào?
- Đoạn 2, 3, 4 nói lên điều gì?
- Ghi ý chính đoạn 2, 3, 4.
- Yêu cầu HS đọc thầm cả bài và trả lời câu hỏi: Câu truyện có ý nghĩa như thế nào?
- Ghi nội dung chính của bài
- Gọi 4 HS đọc tiếp nối, cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc thích hợp
- Gọi 4 HS tiếp theo đọc tiếp nối từng đoạn.
- Giới thiệu đoạn văn cần luyện
- Đọc mẫu
- Yêu cầu HS tìm ra cách đọc và luện đọc
- Gọi 2 HS đọc toàn bài
- Gọi 3 HS tham gia thi đọc theo vai
- Nhận xét và cho điểm HS đọc tốt.
- Hỏi: Câu chuyện này muốn nói với chúng ta điều gì?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà đọc
- 3 HS lên bảng
- HS đọc theo trình tự tiếp nối.
- 2 HS đọc thành tiếng
- 1 HS đọc phần chú giải
- Lắng nghe GV đọc mẫu
- đọc thầm và nối tiếp nhau trả lời.
+ 1 HS trả lời
+ HS suy nghĩ, 1 HS trả lời
- Nhà vua chọn người trung thực để truyền ngôi.
- 1 HS đọc thành tiếng
- HS suy nghĩ trả lời
- 1 HS trả lời
- 1 HS trả lời
- 1 HS đọc thành tiếng đoạn 3
- HS suy nghĩ trả lời
- Đọc thầm đoạn cuối và trả lời.
- Cậu bé Chôm là người trung thực, dám nói lên sự thật
- Đọc thầm, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
- 2 HS nhắc lại
- 4 HS đọc theo yêu cầu
- 4 HS đọc tiếp nối từng đoạn
- Theo dõi
- Theo dõi và tìm ra giọng đọc
- 2 HS đọc toàn bài
- 3 HS thi đọc
 Chính tả
 Những hạt thóc giống
 I: Mục tiêu
- Nghe - viết đúng đoạn văn từ Lúc ấy đến ông vua hiền minh trong bài Những hạt thóc giống.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tiếng âm đầu l/n hoặc vần en/eng.
 II: Đồ dùng dạy - học
- Bài tập 2a hoặc 2b viết sẵn 2 lần trên bảng lớp 
 Các hoạt động dạy - học chủ 
Hoạt động của thầy
1: Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết
- Nhận xét chữ viết của HS.
2: Dạy – học bài mới:
2.1: Giới thiệu bài.
2.2: Hướng dẫn nghe viết.
a/ Trao đổi nội dung đoạn văn.
-Gọi 1 HS đọc đoạn văn.
+ Hỏi: Nhà vua chọn người ntn để nối ngôi
+ Vì sao người trung thực là người đáng quí? 
b/ Hướng dẫn viết từ khó.
-YC HS tìm các từ khó dễ lẫn khi viết chính tả.
-YC HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm. 
c/ Viết chính tả.
- GV đọc cho HS viết theo đúng YC 
 d/ Thu chấm, nhận xét bài của HS.
 2.3: Hướng dẫn làm bài tập.
( GV lựa chọn cho lớp làm phần a) 
+ Gọi 1 HS đọc YC và nội dung. 
-Tổ chức cho HS thi làm bài theo nhóm.
-Nhận xét tuyên dương nhóm thắng cuộc với các tiêu chí: tìm đúng từ, làm nhanh, đọc đúng chính tả. 
 Bài 3: ( a ) Gọi HS đọc YC và nội dung.
- YC HS suy nghĩ và tìm ra tên con vật.
- GV giải thích cho HS hiểu.
 3: Củng cố – Dặn dò.
-Nhận xét giờ học.
- VN viết lại bài tập 2a và chuẩn bị bài sau.
Hoạt động của trò
HS lên bảng thực hiện YC.
- 1 HS đoc 
+ Nhà vua chọn người trung thực để nối 
ngôi.
+ Vì người trung thực dám nói đúng sự thật, không màng đến lợi ích riêng mà ảnh hưởng đến mọi người.
- Các từ: luộc kĩ, thóc giống, dõng dạc, truyền ngôi....
- Viết vào vở nháp.
-1 HS đọc to, cả lớp theo dõi.
-HS trong nhóm tiếp sức nhau điền chư còn thiếu ( mỗi HS 1 chữ).
-Cử đại diện đọc lại đoạn văn.
- Chữa bài ( nếu sai ).
1 HS đọc YC và nội dung.
- Lời giải: Con nòng nọc.
 Đạo đức.
 Biết bày tỏ y kiến
 I: Mục tiêu:
 1: Kiến thức: Giúp HS hiểu:
+ Mọi trẻ em đều có quyền được bày tỏ y kiến về những việc có liên quan đến trẻ em.
+ Việc trẻ em được bày tỏ y kiến xẽ giúp cho những quyết định có liên quan đến các em phù hợp với các em hơn. Điều đó thể hiện sự tôn trọng các em, tạo điều kiện để các em phát triển tốt nhất.
+ Trước những việc có liên quan đến mình các em được phép nêu y kiến, bày tỏ suy nghĩ và y kiến đó phải được lắng nghe, tôn trọng. Nhưng không phải các em được phép bày tỏ y kiến để đòi hỏi mọi thứ không phù hợp.
 2: Thái độ:
+ Y thức được quyền của mình, tôn trọng y kiến của các bạn và tôn trọng y kiến của người lớn.
 3: Hành vi:
+ Biết nêu y kiến đúng lúc đúng chỗ.
+ Lắng nghe y kiến của bạn bè, người lớn và biết bày tỏ quan điểm.
 II: Đồ dùng dạy- Học.
- Bảng phụ ghi tình huống ( HĐ1,2 - tiết 1) ( HĐ 2 - tiết 2 )
- Giấy màu xanh- đỏ - vàng cho mỗi HS ( HĐ 3- tiết 1)
- Bìa 2 mặt xanh - đỏ ( HĐ 1- tiết 2).
 III: Các hoạt động dạy - Học.
 Hoạt động dạy Hoạt động học
 A: Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS TL CH: trong cuộc sống, - 2 HS TL. 
 chúng ta đều có những khó khăn riêng 
khi găp khó khăn trong học tập chúng ta
nên làm gì?
-Nhận xét cho điểm HS.
 B: Bài mới:
 1:Giới thiệu bài mới. 
 Tiết 1
 Hoạt động 1
 Nhận xét tình huống
 - GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp. -HS lắng nghe tình huống.
+ GV nêu tình huống. + HS trả lời đến khi có câu TL đúng.
+ GV nhận xét chốt y kiến đúng.
+ Hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu như các em - HS động não trả lời.
không được bày tỏ y kiến về những việc 
liên quan đến các em?
- GV ghi các y kiến TL, và kết luận y kiến - HS động não trả lời.
đúng .
+ Hỏi: Vậy, đối với những việc có liên - HS trả lời: Chúng em có quyền bày tỏ quan
quan đến mình, các em có quyền gì? điểm, y kiến.
+ KL: Trẻ em có quyền bày tỏ y kiến về + HS nhặc lại.
những việc có liên quan đến trẻ em.
 Hoạt động 2
 Em sẽ làm gì?
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm - HS đọc các tình huống.
+ YC các nhóm đọc 4 tình huống. - 4 Nhóm lần lượt đọc.
+YC các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi sau - HS thảo luận TL theo HD.
Nhóm 1-2: câu 1; Nhóm 3-4: câu 2; Nhóm 
5-6: câu 3; Nhóm 7-8: câu 4.
- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp: - HS làm việc cả lớp:
+ YC đại diện mỗi nhóm TL câu hỏi tình - Đại diện các nhóm trình bày và nhận xét.
huống của mình, các nhóm khác bổ sung
và nhận xét cách giả quyết.
 + Hỏi: Vì sao nhóm em chọn cách đó? - Các nhóm trả lời.
 + KL: Khẳng định lại cách giải quyết 
trong các tình huống.
 + GT:Những tình huống trên đều là những
tình huống có liên quan đến bản thân em.
+ Hỏi: Vậy, trong những chuyện có liên + TL: Em có quyền được nêu y kiến của
quan đến các em, các em có quyền gì? mình, chia sẻ các mong muốn.
+ Theo em, ngoài việc học tập còn những + Việc ở khu phố, việc ở chỗ ở, tham gia các
việc gì có liên quan đén trẻ em? câu lạc bộ, vui chơi, đọc sách báo.
+ KL: những việc diẽn ra xung quanh môi trường các em đang sống, chỗ các em sinh hoạt, ho ...  Những chi tiết nào chứng tỏ ông là một người rất có chí?
+ Đoạn 1, 2 cho em biết điều gì?
- Ghi ý chính đoạn 1, 2
- Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại, trao đổi và trả lời câu hỏi
+ Bạch Thái Bưởi lập công ty vào thời điểm nào?
+ Bạch Thái Bưởi đã làm gì để cạnh tranh với chủ tàu người nước ngoài?
+ Thành công của Bạch Thái Bưởi trong công cuộc cạnh tranh ngang sức với chủ tàu nước ngoài?
+ Tên những chiếc tàu của Bạch Thái Bưởi có ý nghĩa gì?
+ Em hiểu thế nào là “ Một bậc anh hùng kinh tế”?
+ Theo em, nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?
+ Em hiểu “ Người cùng thời” là gì?
+ Nội dung chính của phần còn lại là gì?
- Nội dung chính của bài là gì?
- Ghi nội dung chính của bài.
- Yêu cầu 4 HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi tìm giọng đọc phù hợp với nội dung bài
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1,2
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm
- Nhận xét và cho điêm HS
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- Hỏi: Qua bài tập đọc, em học được điều gì ở Bạch Thái Bưởi?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài và đọc trước bài Vẽ trứng
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu
- HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự.
- 1 HS đọc Chú giải
- 3 HS đọc toàn bài
- Lắng nghe
- HS đọc bài , trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ 1 HS trả lời
+ 1 HS trả lời
+ 1 HS trả lời
+ Nói lên Bach Thái Bưởi là người có chí
- 2 HS nhắc lại
- 2 HS đọc thành tiếng, HS cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ 1 HS trả lời
+ 1 HS trả lời
+ 1 HS trả lời
+ 1 HS trả lời
+ 2 HS trả lời
+ 2 đến 3 HS trả lời
+ 2 HS trả lời
+ Nói về sự thành công của Bạch Thái Bưởi.
- Ca ngợi Bạch Thái Bưởi giàu nghị lực, có ý chí vươn lên đã trở thành vua tàu thuỷ
- 2 HS nhắc lại
- 4 HS thực hiện yêu cầu, HS cả lớp theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
- HS cả lớp luyện đọc
- 3 HS thi đọc diễn cảm
Chính tả
Người chiến sĩ giàu nghị lực
 I: Mục tiêu
- Nghe viết chính xác, viết đẹp đoạn văn Người chiến sĩ giàu nghị lực.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tr/ch hay ươn/ương
 II: Đồ dùng dạy - học
- Bài tập 2a hoặc 2b viết trên 4 tờ phiếu khổ to và bút dạ.
 III: Các hoạt động dạy - hoc chủ yếu
ND cơ bản
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ
II. Dạy - học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn viết chính tả
2.1. Tìm hiểu nội dung 
b: Hướng dẫn viết từ khó.
c: Viết chính tả
d: Soát lỗi và chấm bài.
2.2 Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2 ( a) 
 3: Củng cố- Dặn dò.
- Gọi 2 HS lên bảng viết các câu ở BT3
- Gọi 1 HS đọc cho cả lớp viết: trăng trắng, chúm chím, chiền chiện, thuỷ trung, trung hiếu.
- Nhận xét về chữ viết của HS 
-Gọi HS đọc đoạn văn trong SGK 
- Hỏi: Đoạn văn viết về ai? 
+ Câu chuyện về Lê Duy ứng kể về chuyện gì cảm động?
- YC HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết và luyện viết
- Gọi HS đọc YC.
- YC các tổ lên thi tiếp sức, mỗi HS chỉ điền vào một ô trống,
- GV cùng 2 HS làm trọng tài chỉ từng chữ cho HS nhóm khác đọc, nhận xét đúng/ sai.
- Nhận xét, kết luận lời giảiđúng.
- Gọi HS đọc truyện Ngu công dời núi. 
-Nhận xét chữ viết của HS
- Về nhà kể lại chuyện Ngu công dời núi cho gđ nghe và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng viết, cả lớp thực hiện yêu cầu
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ Đoạn văn viết về hoạ sĩ Lê Duy ứng.
+ Lê duy ứng đã vẽ bức chân dung Bác Hồ bằng máu chảy từ đôi mắt bị thương của mình.
- Các từ ngữ: Sài Gòn; tháng 4 năm 1975; 30 triển lãm; năm giải thưởng....
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Các nhóm lên thi tiếp sức.
- Chữa bài.
- Chữa bài ( nếu sai).
- 2 HS đọc. Cả lớp theo dõi.
 Đạo đức.
 Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.( Tiết 1 ). 
 I: Mục tiêu:
 1: Kiến thức: Giúp HS hiểu:
- Ông bà, cha mẹ là người sinh ra chúng ta, nuôi nấng, chăm sóc và rất yêu thương chúng ta.
- Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là biết quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, làm giúp ông bà, cha mẹ những việc phù hợp, chăm lo cho ông bà vui vẻ, khoẻ mạnh, vâng lời ông bà, cha mẹ, học tập tốt.
 2: Thái độ:
- Yêu quí kính trọng ông bà, cha mẹ. Biết quan tâm tới sức khoẻ niềm vui, công việc của ông bà, cha mẹ.
 3: Hành vi:
- Giúp đỡ ông bà, cha mẹ những việc vừa sức, vâng lời ông bà, làm việc để ông bà, cha mẹ vui.
- Phê phán những hành vi không hiếu thảo.
 II: Đồ dùng dạy - Học.
- Bảng phụ ghi các tình huống ( HĐ2- tiết 1).
- Giấy màu xanh - đỏ - vàng cho mỗi đội ( HĐ2 tiết 1)
- Tranh vẽ trong SGK - BT2 ( HĐ1 - tiết 2 ).
- Giấy bút viết cho mỗi nhóm.
 III: Các hoạt động dạy - Học chủ yếu
 Hoạt động dạy Hoạt động học 
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện kể
- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp: - Lắng nghe, theo dõi.
+ Kể cho cả lớp nghe câu chuyện: “ Phần thưởng”
- YC làm việc nhóm: - HS làm việc theo nhóm, thảo luận trả lời 3 CH.
1. Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Hưng 1. Bạn Hưng rất yêu quí bà, biết quan tâm chăm
trong câu chuyện? bà.
2. Theo em, bà bạn Hưng sẽ cảm thấy thế nào 2. Bạn Hưng sẽ rất vui.
 trước việc làm của bạn Hưng?
3. Chúng ta phải đối xử với ông bà, cha mẹ như 3. Với ông bà, cha mẹ, chúng ta phải kính trọng
 thế nào? Vì sao? quan tâm chăm sóc hiếu thảo. Vì ông bà, cha mẹ
 là người sinh ra, nuôi nấng và yêu thương chúng
 ta.
+ YC HS làm việc cả lớp, TLCH- Rút ra bài học. - Đại diện nhóm trả lời. Các nhóm bổ sung nhận
 xét để rút ra kết luận.
+ Các em có biết câu thơ nào khuyên răn chúng - HS trả lời.
ta phải biết yêu thương, hiếu thảo với ông bà, cha
mẹ không?
- GV kết luận: SHD. - Lắng nghe và ghi nhớ.
 * Hoạt động 2: Thế nào là hiếu thảo với ông 
bà cha mẹ?
- GV cho HS làm việc cặp đôi. – Làm việc cặp đôi.
+ Treo bảng phụ ghi 5 tình huống.
+ YC HS đọc cho nhau nghe từng tình huống và - HS làm việc theo cặp.
bàn bạc xem cách ứng xử của bạn nhỏ trong tình
huống đó là Đúng hay Sai hay Không biết.
- YC làm việc cả lớp.
+ Phát cho mỗi cặp HS 3 tờ giấy màu: xanh - đỏ - HS nhận giấy màu, đánh giá các tình huống.
vàng.
+ Lần lượt đọc từng tình huống, YC HS đánh giá 
các tình huống bằng cách giơ giấy màu: đỏ: đúng
xanh - sai; Vàng - không biết.
+ Hỏi: theo em, việc làm thế nào là hiếu thảo với - Là quan tâm tới ông bà cha mẹ, chăm sóc
ông bà cha mẹ. lúc ông bà bị mệt, ốm. Làm giúp ông bà cha 
 mẹ những công việc phù hợp.
+ Chúng ta không nên làm gì đối với cha mẹ, ông - Không nên đòi hỏi ông bà, cha mẹ khi ông 
bà? bà cha mẹ bận, mệt, những việc không phù 
 hợp ( mua đồ chơi.... )
- KL: Hiếu thảo với ông bà cha mẹ là biết quan tâm
sức khoẻ, niềm vui, công việc của ông bà, cha mẹ. 
Làm việc giúp đỡ ông bà cha mẹ, chăm sóc ông bà
cha mẹ.
 * Hoạt động 3: Em đã hiếu thảo với ông bà cha
mẹ hay chưa?
- YC HS làm việc cặp đôi: Kể những việc làm đã - 2 HS lần lượt kể cho nhau nghe những việc 
làm thể hiện sự hiếu thảo với ông bà, cha mẹ- kể đã làm thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà
một số việc chưa tốt và giải thích vì sao chưa tốt. cha mẹ và nêu 1 số việc làm chưa tốt- giải 
 thích vì sao chưa tốt.
- Làm việc cả lớp:
+ Hãy kể những việc tốt em đã làm. - HS kể một số việc.
+ Kể một số việc chưa tốt mà em đã mắc phải? Vì
sao chưa tốt?
+ Vậy khi ông bà, cha mẹ bị ốm, mệt chúng ta - Chúng ta chăm sóc, lấy thuốc, nước cho ông
phải làm gì? bà uống, không kêu to, la hét.
- Khi ông bà, cha mẹ đi xa về ta phải làm gì? - Ta lấy nước mát, quạt mát, đón, cầm đồ đạc.
- Có cần quan tâm tới sở thích của ông bà cha mẹ - Quan tâm tới sở thích và giúp đỡ ông bà cha 
không ? mẹ.
 * Hướng dẫn thực hành:
- YC HS về nhà sưu tầm các câu chuyện, câu thơ - HS lắng nghe ghi nhớ.
ca dao. tục ngữ nói về lòng hiếu thảo của con cháu
đối với ông bà, cha mẹ.
Thứ ba ngày 25 tháng 11 năm 2008
 Toán
một số nhân với một hiệu
 I: Mục tiêu
Giúp HS:
- Biết thực hiện nhân một số với một hiệu, một hiệu với một số.
- áp dụng nhân một số với một hiệu, một hiệu với một số để tính nhẩm, tính nhanh.
 II: đồ dùng dạy - học
 - Bảng phụ vẽ sẵn nội dung bài tập 1(nếu có).
 III: Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Nội dung cơ bản
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
2. Dạy – học bài mới
 2.1. Giới thiệu bài
 2.2. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức
2.3. Quy tắc một số nhân với một hiệu
2.4. Luyện tập, thực hành
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài 4
3. Củng cố, dặn dò
- Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập của tiết 56 và kiểm tra VBT của 1 số HS.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
- Nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng.
- Viết lên bảng hai biểu thức 3 x (7 - 5) và 3 x 7 - 3 x 5 
- Yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trên.
- Vậy giá trị của hai biểu thức như thế nào?
- Vậy ta có:
3 x (7 - 5) = 3 x 7 - 3 x 5 
- Chỉ vào biểu thức 3 x (7 - 5) và nêu: 3 là một số, (7 - 5) là một hiệu. Vậy biểu thức 3 x (7 - 5) có dạng tích của một số nhân với một hiệu.
- Yêu cầu HS đọc biểu thức 3 x 7 - 3 x 5 .
- Nêu: Tích 3 x 7 chính là tích của số thứ nhất trong biểu thức 3 x (7 - 5) nhân với số bị trừ của hiệu (7 - 5). tích thứ hai 3 x5 trong biểu thức 3 x (7 - 5) nhân với số trừ của hiệu (7 - 5).
- Vậy khi thực hiện nhân một số với một hiệu, chúng ta làm như thế nào?
- Gọi số đó là a, tổng là (b - c) hãy viết biểu thức a nhân với (b -c)
- biểu thức a x (b - c) có dạng là một số nhân với 1 hiệu, ta còn cách nào khác để tính? Viết biểu thức biểu hiện điều đó?
- Nêu: 
a x (b - c) = a x b - a x c
- Yêu cầu HS nêu lại quy tắc.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài.
- Hỏi để củng cố lại quy tắc.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS làm phần còn lại.
- Nhận xét và cho điểm.
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Muốn biết cửa hàng còn lại bao nhiêu quả trứng chúng ta phải biết được gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Yêu cầu HS tính giá trị của 2 biểu thức trong bài.
- Yêu cầu HS tự làm phần còn lại.
- Tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi nhận xét bài làm của bạn.
- Nghe giới thiệu bài.
- 1 HS lên bảng, HS cả lớp làm vào VBT.
- Bằng nhau.
- Lần lượt nhân số đó với số bị trừ và số trừ, rồi trừ kết quả cho nhau.
- a x (b - c).
- a x b - a x c
- Đọc và viết lại.
- 1 HS nêu.
- Tính giá trị của biểu thức và điền vào bảng.
- 1 HS lên bảng, HS cả lớp làm vào VBT.
- 1 HS lên bảng, HS cả lớp làm vào VBT.
- Tìm số trứng của cửa hàng sau khi bán.
- 1 HS nêu.
- 1 HS lên bảng, HS cả lớp làm vào VBT.
- 1 HS lên bảng, HS cả lớp làm vào VBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop4(10).doc