Giáo án Toán & Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 20+21 - Nguyễn Thị Thủy

Giáo án Toán & Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 20+21 - Nguyễn Thị Thủy

 I.Mục tiêu: Giúp HS:

- Bước đầu nhận biết về phân số, về tử số và mẫu số.

- Biết đọc, biết viết phân số.

- Giáo dục HS tính chính xác, cẩn thận .

II. Đồ dùng:

 - Các hình minh hoạ như trong SGK trang 106, 107.

III. Hoạt động dạy học :

1.Bài cũ:

 -GV gọi 2 HS lên bảng làm bài 2; 4 VBT.

 -GV nhận xét và cho điểm HS.

2.Bài mới:

a.Giới thiệu bài:

- Trong thực tế cuộc sống có rất nhiều trường hợp mà chúng ta không thể dùng số tự nhiên để biểu đạt số lượng. Ví dụ có một quả cam chia đều cho bốn bạn thì mỗi bạn nhận số lượng cam là bao nhiêu ? Khi đó ta phải dùng phân số. Bài học hôm nay giúp các em làm quen với phân số.

b.Giới thiệu phân số:

- GV treo lên bảng hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau, trong đó có 5 phần được tô màu như phần bài học của SGK.

- GV hỏi:

? Hình tròn được chia thành mấy phần bằng nhau ?

 

doc 34 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 27/01/2022 Lượt xem 279Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán & Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 20+21 - Nguyễn Thị Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
Thứ 2 Ngày dạy: 18/1/2010 
Toán:
PHÂN SỐ
 I.Mục tiêu: Giúp HS: 
- Bước đầu nhận biết về phân số, về tử số và mẫu số.
- Biết đọc, biết viết phân số.
- Giáo dục HS tính chính xác, cẩn thận .
II. Đồ dùng: 
 	 - Các hình minh hoạ như trong SGK trang 106, 107.
III. Hoạt động dạy học : 
1.Bài cũ:
 	 -GV gọi 2 HS lên bảng làm bài 2; 4 VBT.
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
- Trong thực tế cuộc sống có rất nhiều trường hợp mà chúng ta không thể dùng số tự nhiên để biểu đạt số lượng. Ví dụ có một quả cam chia đều cho bốn bạn thì mỗi bạn nhận số lượng cam là bao nhiêu ? Khi đó ta phải dùng phân số. Bài học hôm nay giúp các em làm quen với phân số.
b.Giới thiệu phân số:
- GV treo lên bảng hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau, trong đó có 5 phần được tô màu như phần bài học của SGK.
- GV hỏi:
? Hình tròn được chia thành mấy phần bằng nhau ?
? Có mấy phần được tô màu ?
- GV nêu: * Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau, tô màu 5 phần. Ta nói đã tô màu năm phần sáu hình tròn. 
* Năm phần sáu viết là: (Viết 5, kẻ vạch ngang dưới 5, viết 6 dưới vạch ngang và thẳng với 5.)
- GV yêu cầu HS đọc “Năm phần sáu” và viết 
- GV giới thiệu tiếp: Ta gọi là phân số.
+ Phân số có tử số là 5, có mẫu số là 6.(Vài HS nhắc lại)
- GV hỏi: Khi viết phân sốthì mẫu số được viết ở trên hay ở dưới vạch ngang ?
- Mẫu số của phân số cho em biết điều gì?(Cho biết hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau)
- Ta nói mẫu số là tổng số phần bằng nhau được chia ra. Mẫu số luôn luôn phải khác 0.
- Khi viết phân số thì tử số được viết ở đâu ? Tử số cho em biết điều gì ?( Cho biết đã tô màu 5 phần bằng nhau đó)
- Ta nói tử số là số phần bằng nhau được tô màu.Tử số là số tự nhiên
- GV lần lượt đưa ra hình tròn, hình vuông, hình zích zắc như phần bài học của SGK, yêu cầu HS đọc phân số chỉ phần đã tô màu của mỗi hình.
 ? Đưa ra hình tròn và hỏi: Đã tô màu bao nhiêu phần hình tròn ? Hãy giải thích.
 * Nêu tử số và mẫu số của phân số 
 ? Đưa ra hình vuông và hỏi: Đã tô màu bao nhiêu phần hình vuông ? Hãy giải thích.
 * Nêu tử số và mẫu số của phân số 
 * Đưa ra hình zích zắc và hỏi: Đã tô màu bao nhiêu phần hình zích zắc ? Hãy giải thích.
 * Nêu tử số và mẫu số của phân số 
- GV nhận xét: ,, , là những phân số. Mỗi phân số có tử số và mẫu số. Tử số là số tự nhiên viết trên vạch ngang. Mẫu số là số tự nhiên viết dưới gạch ngang.
c.Luyện tập - thực hành:
Bài 1
 -GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó lần lượt gọi 6 HS đọc, viết và giải thích về phân số ở từng hình.
Bài 2
 -GV treo bảng phụ có kẻ sẵn bảng số như trong BT, gọi 2 HS lên bảng làm bài và yêu cầu HS cả lớp làm bài vào VBT.
 -GV yêu cầu HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
 * Mẫu số của các phân số là những số tự nhiên như thế nào ?
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
4.Củng cố; Dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. 	
- Dặn HS về nhà làm các bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
 ______________________________________
Tâp đọc
 BỐN ANH TÀI (tiếp theo)
I. Mục tiêu
- HS đọc trôi chảy, rành mạch, biết đọc với giọng kể chuyện,bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp nội dung câu chuyện.
- Hiểu các từ ngữ mới: núc nác, núng thế.
 Hiểu ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của 4 anh em Cẩu Khây.
- Giáo dục HS tinh thần đoàn kết .
II. Đồ dùng: 
- Đoạn văn cần luyện đọc.
- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III. Họat động dạy học: 
1.Bài cũ: Kiểm tra 2 HS.
*HS 1: Đọc thuộc lòng bài thơ Chuyện cổ tích về loài người và cho biết sau khi trẻ sinh ra vì sao cần có ngay người mẹ?
*HS 2: Đọc thuộc lòng bài thơ và cho biết bố giúp trẻ những gì?
 Nhận xét ghi điểm cho từng HS.
2. Bài mới
a.Giới thiệu bài: 
Các em đã biết được 4 người tuy còn nhỏ tuổi nhưng đều có tài. Liệu họ có giết được yêu tinh không. Bài tập đọc Bốn anh tài (phần tiếp theo ) này sẽ cho các em biết rõ điều đó.(Ghi tựa bài).
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc 
- 1 HS đọc toàn bài .Gv chia bài : 2 đoạn 
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn của bài . GV kết hợp luyện đọc đúng và giúp HS hiểu nghĩa các từ : núc nác, núng thế .
-HS đọc theo cặp.
-1 HS đọc toàn bài.GV đọc mẫu
*Tìm hiểu bài. 
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
? Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và đã được giúp đỡ như thế nào?(Gặp 1 bà cụ còn sống sót,bà nấu cơm cho ăn và cho ngủ nhờ)
? Yêu tinh có phép gì đặc biệt? (Phun nước như mưa làm ngập lụt cánh đồng)
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi. 
? Thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh em chống yêu tinh.(1-2 HS Khá, giỏi)
? Vì sao anh em Cầu Khẩy chiến thắng được yêu tinh?(Có sức khoẻ và tài năng phi thường, dũng cảm, đồng tâm hiệp lực)
? Ý nghĩa câu chuyện này là gì?(Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết, hợp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh tài)-HS ghi vở
* Đọc diễn cảm. 
- Cho HS đọc nối tiếp.
- Gv luyện đọc cả lớp ( từ Cầu Khẩy hé cửa...tối sầm lại) trên bảng phụ. 
- Y/c HS tìm giọng đọc cho đoạn?
 Nhấn giọng ở những từ ngữ: vắng teo, lăn ra ngủ, hé cửa, thò đầu, lè lưỡi, đấm một cái, gãy gần hết, quật túi bụi...
- Thi đọc diễn cảm (6-7 em).
-GV nhận xét ghi điểm
3.Củng cố;Dặn dò. 
-Nêu lại nội dung của câu chuyện? (1HS)
-Gv nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện tập thuật lại thật hấp dẫn câu chuyện Bốn anh tài cho người thân ngh
Thứ 3 Ngày dạy: 19/1/2010 
Toán:
PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết được thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.
- Biết mọi số tự nhiên đều có thể viết thành một phân số có tử số là số tự nhiên đó và mẫu số bằng 1.
II. Hoạt động dạy học: 
1.Bài cũ:
* HS1: Làm bài tập 3 .
* HS2: Cho ví dụ về phân số và đọc phân số đó(Có thể nêu rõ ý nghĩa của TS và MS 
 	 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
 	 Trong thực tế cũng như trong toán học, khi thực hiện chia một số tự nhiên khác 0 thì không phải lúc nào chúng ta cũng tìm được thương là một số tự nhiên.
 	 Vậy lúc đó, thương của các phép chia này được viết như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
b. Phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0)
* Trường hợp có thương là một số tự nhiên
- GV nêu vần đề: Có 8 quả cam, chia đều cho 4 bạn thì mỗi bạn được mấy quả cam ?
 * Các số 8, 4, 2 được gọi là các số gì ?( số tự nhiên)
- Như vậy khi thực hiện chia một số tự nhiên cho một STN khác 0, ta có thể tìm được thương là một số tự nhiên. Nhưng, không thể lúc nào ta cũng có thể thực hiện như vậy.
* Trường hợp thương là phân số
- GV nêu tiếp vấn đề: Có 3 cái bánh, chia đều cho 4 em. Hỏi mỗi em được bao nhiêu phần của cái bánh.
 * Em có thể thực hiện phép chia 3: 4 tương tự như thực hiện 8: 4 được không ?
- Hãy tìm cách chia đều 3 cái bánh cho 4 bạn.
 * Có 3 cái bánh, chia đều cho 4 bạn thì mỗi bạn nhận được cái bánh. 
Vậy 3 : 4 = ?
- GV viết lên bảng 3 : 4 = 
* Thương trong phép chia 3 : 4 = có gì khác so với thương trong phép chia 8 : 4 = 2?( Thương trong PC 3 : 4 là PS, thương trong PC 8 : 4 là STN)
- Như vậy khi thực hiện chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 ta có thể tìm được thương là một phân số.
 * Em có nhận xét gì về tử số và mẫu số của thương và số bị chia, số chia trong phép chia 3 : 4.
- GV kết luận: Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.
* Luyện tập - thực hành
Bài 1
 -GV cho HS tự làm bài, sau đó chữa bài trước lớp.
Chẳng hạn: 7 : 9 = ; 5 : 8 = ; ...
-GV nhận xét và cho điểm HS. 
Bài 2(2 ý đầu)
 -GV yêu cầu HS đọc bài mẫu, sau đó tự làm bài.
 -Vài em t/b: 36 : 9 = = 4; ...
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
Bài 3
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài phần a, đọc mẫu và tự làm bài.
 * Qua bài tập a em thấy mọi số TN đều có thể viết dưới dạng phân số như thế nào ?
 - GV gọi HS khác nhắc lại kết luận: Mọi số tự nhiên có thể viết thành một phân số có tử số là số tự nhiên đó và mẫu số bằng 1
4.Củng cố- Dặn dò:
- GV yêu cầu HS nêu mối liên hệ giữa phép chia số tự nhiên và phân số.
- GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
 _________________________________
Chính tả: (Nghe - Viết)
CHA ĐẺ CỦA CHIẾC LỐP XE ĐẠP
I.Mục tiêu: 
- Nghe – viết đúng chính tả, trình bày bài Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp.
- Phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn: tr / ch.
- HS có ý thức rèn chữ viết .
II. Đồ dùng: 
- Phiếu viết nội dung bài tập 2, 3.
III. Hoạt động dạy học : 
1.Bài cũ: 
- Gọi 1 HS lên đọc cho 3HS viết bảng lớp; yêu cầu cả lớp viết nháp: 
 sản sinh, sắp xếp, sâu sắc, thân thiết, nhiệt tình, thiết tha.
- Nhận xét và ghi điểm cho từng HS.
2. Bài mới
a.Hướng dẫn chính tả.
- GV đọc bài chính tả. HS theo dõi 
-Nêu nội dung của bài? (giới thiệu về Đân-lớp một HS nước anh đã phát minh ra chiếc lốp xe đạp từ một lần suýt ngã vì vấp phải ống cao su dẫn nước).
- Cho HS phát hiện từ dễ lẫn, dễ viết sai và luyện viết vào giấy nháp.(Đân - lớp, XIX, rất xóc, suýt ngã)
- GV đọc cho HS viết bài .
- GV đọc HS dò bài .
- GV chấm 5 -7 bài của HS.
- Nhận xét chung.
b.Luyện tập.
*Bài tập 2a: Điền vào chỗ trống tr hay ch?
- Cho HS đọc yêu cầu chính tả.
- Cho HS làm bài và HS quan sát tranh.
- Tổ chức cho HS thi: GV dán 2 tờ giấy đã ghi sẵn khổ thơ lên bảng.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
*Bài tập 3b: Điền vào chỗ trống có vần uôt hoặc uôc
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài và quan sát tranh. GV phát giấy phô tô bài tập cho HS.
- Gọi HS trình bày.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: 
 thuốc bổ - cuộc đi bộ - buộc ngài.
3.Củng cố;Dặn dò. 
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà kể 2 câu chuyện vui cho người thân nghe.
- Những em viết sai chính tả về nhà luyện viết.
___________________________________
Luyện từ và câu:
LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
I Mục tiêu: 
- Nắm vững kiến thức và kỹ năng sử dụng câu kể Ai làm gì? Tìm được các câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn. Xác định được bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể tìm được.
- Thực hành viết được một đoạn văn có dùng kiểu câu Ai làm gì?
- HS có thói quen sử dụng câu đúng .
II. Đồ dùng: 
-Một số tờ giấy rời + bút dạ 
III.Hoạt động dạy học . 
1.Bài cũ: 
HS 1: Trong các từ sau đây, t ... nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
 ______________________________
Tập làm văn:
TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu:
- Nhận thức về lỗi trong bài văn miêu tả của bạn và của mình.
- Biết tham gia sửa lỗi chung: biết tự sửa lỗi theo yêu cầu của thầy cô.
- Thấy được cái hay của những bài thầy cô khen.
II. Chuẩn bị: 
- Một số tờ giấy ghi lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu  ý cần chữa chung trước lớp 
III. Hoạt động dạy học: 
1. Giới thiệu bài:
- Các em đã làm bài viết trong tiết TLV trước. Trong tiết học hôm nay,Cô sẽ trả bài cho các em. Trước khi trả, chúng ta sẽ cùng chỉ ra những ưu điểm, những hạn chế để bài viết sau, chúng ta viết tốt hơn.
2. Nhận xét chung:
- GV viết lên bảng đề bài đã kiểm tra.(4 đề trong SGK)
- GV nhận xét bài làm của HS :
 	 a.Ưu điểm : 
+Xác định đúng trọng tâm của đề bài .
+Bố cục khá rõ ràng .
+Một số bài viết trôi chảy, sinh động, tả theo đúng trình tự.(Kiều Trang, Nam,Phương, Anh Thư)
 	 b.Hạn chế:
 +Lỗi chính tả còn nhiều : Thu Thảo, Khánh, Hải Long
 +Dùng từ chưa chính xác: 
*Cặp có 4 hộc.(ngăn)	*Thân bàn hình chữ nhật.(mặt)
*Chiếc cặp đối với em rất thân mật. (thân thiết)
 +Bài viết lan man, thiếu trọng tâm: 
- GV thông báo điểm cụ thể.
- GV trả bài cho từng HS.
3. Chữa lỗi:
 	 a. Hướng dẫn chữa lỗi chung.
- GV dán lên bảng tờ giấy đã viết một số lỗi điển hình về CT dùng từ, đặt câu, về ý.
- Cho HS lên bảng chữa lỗi.
- GV nhận xét và chữa lại cho đúng bằng phấn màu.
 	 b. Hướng dẫn HS sửa lỗi.
- GV giao việc: Các em đọc kĩ lời nhận xét, viết vào vở các loại lỗi và sửa lại cho đúng những lỗi sai. Sau đó, các em nhớ đổi vở cho bạn bên cạnh để soát lại lỗi, việc sửa lỗi.
 c. Học tập đoạn văn, bài văn hay:
- GV đọc một số đoạn, bài văn hay.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học và khen những HS làm bài tốt.
- Yêu cầu những HS viết chưa đạt về nhà viết lại bài (đoạn)
- Dặn HS về nhà đọc trước bài TLV tới, quan sát một cây ăn quả quen thuộc.
 Thứ 6 Ngày dạy: 30/1/2010
Toán
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Thực hiện được quy đồng mẫu số hai phân số.
- Bước đầu làm quen với quy đồng mẫu số ba phân số (trường hợp đơn giản).
- Giaó dục HS tính chính xác, cẩn thận.
II. Hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng QĐMS các PS : và ; và 
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
2.Bài mới:â.Giới thiệu bài:
- Trong giờ học này, các em sẽ luyện tập về quy đồng mẫu số các phân số .
 b.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1a 
- HS nêu yêu cầu , HS tự làm bài.
- 2HS lên bảng chữa bài - HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. và lưu ý HS yếu trong phần b chỉ QĐMS phân số thứ nhất, giữ nguyên phân số thứ 2
Bài a
- HS đọc yêu cầu phần a.
- HS làm bài vào vở. HS chữa bài 
- HS tự làm tiếp phần b.
- GV chữa bài và cho điểm HS.(chú ý cách trình bày )
Bài 4
-HS nêu yêu cầu .
? Em hiểu yêu cầu của bài như thế nào ?
- HS làm bài rồi chữa bài .
Bài 5(HS khá, giỏi)
- GV viết lên bảng phần a và yêu cầu HS đọc.
 ? Hãy chuyển 30 thành tích của 15 nhân với một số khác.
 ? Thay 30 bằng tích 15 x 2 vào phần a, ta được gì ?
 ? Tích trên gạch ngang và dưới gạch ngang với 15 rồi tính.
- GV yêu cầu HS tự làm các phần còn lại của bài.
- HS chữa bài và GV nhận xét cho điểm HS.
3.Củng cố- Dặn dò:
- GV tổng kết giờ học.
- Dặn dò HS về nhà làm các bài tập và chuẩn bị bài sau.
 ______________________________
Luyện từ và câu:
VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO ?
 I.Mục tiêu:
- Nắm được đặc điểm về ý nghĩa và cấu tạo của VN trong câu kể Ai thế nào ? 
- Xác định được bộ phận VN trong các câu kể Ai thế nào ?; biết đặt câu đúng mẫu.
- HS có ý thức dùng câu đúng trong học tập và giao tiếp .
II. Chuẩn bị: 
- 2 tờ giấy khổ to viết 6 câu kể Ai thế nào ? trong đoạn văn ở phần nhận xét; 1 tờ phiếu ghi lời giải câu hỏi 3.
- 1 tờ giấy khổ to viết 5 câu kể Ai thế nào ? trong đoạn văn ở BT, phần luyện tập.
III. Hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ:
- Kiểm tra 2 HS: Đọc đoạn văn kể về các bạn trong tổ có sử dụng câu kể Ai thế nào? 
- GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
 -Các em đã được học về câu kể Ai thế nào ? Trong tiết học LTVC hôm nay, sẽ giúp các em nắm được đặc điểm và cấu tạo của VN trong câu kể Ai thế nào ? giúp các em xác định được bộ phận VN trong câu kể Ai thế nào ? và các em sẽ biết đặt câu đúng mẫu.
b. Phần nhận xét
Bài tập 1 + 2:
 -Cho HS đọc yêu cầu BT và đọc đoạn văn (GV cho HS đánh thứ tự câu trong đoạn).
 -GV giao việc: Các em có nhiệm vụ tìm các câu kể Ai thế nào ? có trong đoạn văn.
 - HS làm việc, trình bày.
 -GV chốt i lời giải đúng: Trong ĐV có các câu kể Ai thế nào ? là câu 1, 2, 4, 6, 7.
Bài tập 3:
 - HS đọc yêu cầu BT 3.
 - HS làm bài. GV dán lên bảng các câu văn đã chuẩn bị trước.
 -GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Câu
TP phụ
Chủ ngữ
Vị ngữ
1
2
4
6
7
Về đêm
Trái lại
cảnh vật
sông
ông Ba
ông Sáu
ông
thật im lìm.
thôi vỗ sóng dồn dập vô bờ như hồi chiều.
trầm ngâm.
rất sôi nổi.
hệt như Thần Thổ Địa của vùng này.
Bài tập 4:
 - HS đọc yêu cầu của BT 4.
 - HS làm bài (nếu HS không làm bài được GV cho HS đọc ghi nhớ trước).
 - HS trình bày kết quả bài làm.
 -GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. 
Câu
VN trong câu biểu thị
Từ ngữ tạo thành VN
1
trạng thái của sự việc (cảnh vật)
cụm tính từ
2
trạng thái của sự việc (sông)
cụm động từ (ĐT: thôi)
4
trạng thái của người (ông Ba)
động từ
6
trạng thái của người (ông Sáu)
cụm tính từ
7
đặc điểm của người (ông Sáu)
cụm tính từ (TT: hệt)
 -GV đưa bảng phụ (băng giấy) đã ghi sẵn lời giải đúng.
c. Ghi nhớ:
 -Cho HS đọc ghi nhớ.
d. Luyện tập 
Bài tập 1:
 - HS đọc yêu cầu của BT 4.
 - HS làm bài .
 - HS trình bày kết quả bài làm.
 - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:
	a, Tất cả các câu trong đoạn văn đều là câu kể Ai thế nào?
	b, Vị ngữ lần lượt (rất khoẻ, dài và cứng,)
Bài tập2:
 - HS đọc yêu cầu của BT 2.
 - HS làm bài.
 - HS trình bày.
 -GV nhận xét và khen những HS đặt câu đúng, hay.
3. Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -Dặn HS về nhà học thuộc ghi nhớ, viết lại vào vở 5 câu kể Ai thế nào ?
 _______________________________
Tập làm văn
CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I.Mục tiêu: 
- Nắm được cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn tả cây cối.
- Biết được trình tự miêu tả trong bài văn miêu tả cây cối. Biết lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học (tả lần lượt từng bộ phận cây, tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây).
- Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của cây cối trong môi trường thiên nhiên và từ đó có ý thức bảo vệ MTTN
II.Đồ dùng: 
- Tranh ảnh một số cây ăn quả.
- Bảng phụ ghi lời giải BT 1, 2 (phần nhận xét).
III.Hoạt động dạy học : 
1. Giới thiệu bài:
- Các em đã biết thế nào là bài văn miêu tả đồ vật, cách làm bài văn miêu tả đồ vật. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em biết thêm về bài văn miêu tả cây cối. Các em sẽ nắm được 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn miêu tả cây cối. Không những thế, bài học còn giúp các em biết lập dàn ý miêu tả một loại cây ăn quả quen thuộc.
2. Phần nhận xét 
Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu nội dung của BT 1.
- HS làm bài.
- HS trình bày bài làm .
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: Đoạn 1: 3 dòng đầu.
 Đoạn 2: 4 dòng tiếp.
 Đoạn 3: Còn lại.
Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu BT 2.
- GV giao việc: Các em có nhiệm vụ đọc lại bài Cây mai tứ quý (sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 23), sau đó so sánh với bài Bãi ngô ở BT 1 và chỉ ra trình tự miêu tả trong bài Cây mai tứ quý có gì khác với bài Bãi ngô.
- HS làm bài ; Trình bày kết quả
- V nhận xét và chốt lại lời giải đúng:
 * Cây mai tứ quý có 3 đoạn:
 + Đoạn 1: 4 dòng đầu: Giới thiệu bao quát về cây mai (chiều cao, dáng, thân, tán gốc, cành, nhánh).
 + Đoạn 2: 4 dòng tiếp: Đi sâu tả cánh hoa, trái cây.
 + Đoạn 3: 4 dòng còn lại: Nêu cảm nghĩ của người miêu tả.
 * So sánh trình tự miêu tả giữa 2 bài:
- Bài Cây mai tứ quý tả từng bộ phận của cây.
- Bài Bãi ngô tả từng thời kì phát triển của cây.
? Đọc bài Bãi ngô, em thấy cây cối ở đây như thế nào?( xanh mượt mà, mang vẻ đẹp của làng quê VN)
? Từ đó ta cảm nhận MTTN ở đây ntn? Ta cần phải làm gì?( MTTN thoáng đãng, trong sạch và êm đềm, khiến ta càng phải có ý thức BV MTTN ngày càng tốt đẹp hơn)
Bài tập 3:
- HS đọc yêu cầu của BT 3.
- HS làm bài.
- HS trình bày.
- GV nhận xét và chốt lại.
 Bài văn miêu tả cây cối thường có 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài).
 + Phần mở bài: Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây.
 + Phần thân bài: Có thể tả từng bộ phận hoặc tả từng thời kì phát triển của cây.
 + Phần kết bài: có thể nêu ích lợi của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả cây cối.
c. Ghi nhớ:
- Cho HS đọc phần ghi nhớ.
- GV có thể nhắc lại một nội dung ghi nhớ.
d. Phần luyện tập 
Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu của BT 1 và đọc bài Cây gạo. 
- GV giao việc: Các em phải chỉ rõ bài Cây gạo được miêu tả theo trình tự ntn ?
- HS làm việc.
- HS trình bày.
- GV nhận xét và chốt lại bài văn tả cây gạo theo từng thời kì phát triển của bông gạo, từ lúc hoa còn đỏ mọng đến lúc hoa đã rụng hết, hình thành những quả gạo ( những mảnh vỏ tách ra, lộ những múi bông  gạo mới.
Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu BT 2.
- GV giao việc: Trên bảng đã có tranh, ảnh về một số cây ăn quả. Các em có thể chọn một trong số các loại cây ăn quả đó và lập dàn ý để miêu tả cây mình đã chọn.
- HS làm bài. GV phát giấy và bút dạ cho 3 HS.
- HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và khen thưởng những HS làm bài tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh dàn ý.
 -Dặn HS về nhà quan sát một cây ăn quả.
___________________________
SINH HOẠT LỚP
I.Mục tiêu: 
- Giúp HS nắm được những ưu khưyết điểm của lớp trong tuần qua .
- Triển khai kế hoạch tuần 22
- HS có ý thức thực hiện tốt kế hoạch .
II. Lên lớp :
Lớp trưởng nhận xét 
GV nhận xét:
Các em đi học đúng giờ, chuyên cần,sau tết NĐ đã đến lớp đầy đủ .
- Sách vở , đồ dùng tương đối đầy đủ .
Việc rèn chữ có nhiều tiến bộ 
Công tác vệ sinh sạch sẽ song cần làm sạch khu vực mà Liên đội đã phân công 
Kế hoạch tuần tới 
Duy trì các nề nếp dạy và học .
Đi học chuyên cần, đúng giờ .
Chú ý vệ sinh cá nhân sạch , gọn .
Tiếp tục ôn các trò chơi dân gian, tìm hiểu về điều lệ đội
Tiếp tục phụ đạo HS yếu và bồi dưỡng HS giỏi.
Tham gia đầy đủ các buổi lao động, vệ sinh trường lớp sạch sẽ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_tieng_viet_lop_4_tuan_2021_nguyen_thi_thuy.doc