Giáo án Tổng hợp các môn lớp 3 - Tuần 27

Giáo án Tổng hợp các môn lớp 3 - Tuần 27

Tiết 2: Tiếng Việt

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2 (tiết 1)

I. Mục đích yêu cầu:

 - Kiểm tra lấy điểm tập đọc.

 - Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc thông các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26, phát âm rõ, tốc độ 70 chữ/ phút, biết ngắt nghỉ sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

 - Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu: trả lời được 1- 2 câu hỏi về ND.

 - Đọc thêm bài Bộ đội về làng.

 - Ôn luyện về nhân hoá: tập sử dụng phép nhân hoá để kể chuyện làm cho lời kể sinh động.

II. Chuẩn bị:

 - Phiếu viết tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26

 - Tranh minh hoạ truyện SGK

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 19 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 613Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn lớp 3 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
 thứ hai ngày 19 tháng 3 năm 2012 
Tiết 2: Tiếng Việt 
Ôn tập giữa học kì 2 (tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu:
 - Kiểm tra lấy điểm tập đọc.
 - Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc thông các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26, phát âm rõ, tốc độ 70 chữ/ phút, biết ngắt nghỉ sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
 - Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu: trả lời được 1- 2 câu hỏi về ND.
 - Đọc thêm bài Bộ đội về làng.
 - Ôn luyện về nhân hoá: tập sử dụng phép nhân hoá để kể chuyện làm cho lời kể sinh động.
II. Chuẩn bị:
 - Phiếu viết tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26
 - Tranh minh hoạ truyện SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra tập đọc:
- Gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài đọc ( chuẩn bị 1- 2’).
- GV đặt thêm câu hỏi để kiểm tra nội dung bài.
- Nếu học sinh nào đọc chưa đạt yêu cầu cho các em về nhà ôn lại và kiểm tra vào tiết sau.
2. Đọc thêm bài: Bộ đội về làng.
- GV đọc mẫu cả bài và hd cách đọc.
3. Kể chuyện:
- Nêu y/c : Kể chuyện Quả táo theo tranh, dùng phép nhân hoá để lời kể được sinh động.
- GV lưu ý dùng các phép nhân hoá đã học.
- Sau đó yêu cầu HS viết nội dung mỗi tranh bằng 2,3 câu để tạo thành câu chuyện Quả táo
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học, dặn học sinh về nhà ôn tập.
+ HS đọc 1 đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu.
+ Trả lời câu hỏi, lớp nhận xét bổ sung.
+ Theo dõi đọc mẫu.
+ Đọc nối tiếp từng khổ và cả bài.
+ 1 số hs đọc cả bài.
+ HS đọc yêu cầu đề bài.
+ HS tập kể theo cặp.
+ 1 số hs nối tiếp nhau kể theo tranh.
+ 1- 2 hs kể cả chuyện.
+ Lớp nhận xét chọn người kể hay.
+ Về nhà ôn lại các bài tập đọc đã học.
 Tiết 3: Tiếng Việt 
Ôn tập giữa học kì 2 (tiết 2)
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc.
 - Đọc thêm bài Trên đường mòn hồ chí minh.
 - Tiếp tục ôn về nhân hoá, các cách nhân hoá.
II. Chuẩn bị:
 - Phiếu kiểm tra như tiết 1.
 - 3 tờ phiếu khổ to viết nội dung bài 2.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc.
- Gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài đọc ( chuẩn bị 1- 2’).
- GV đặt thêm câu hỏi để kiểm tra nội dung bài.
2. đọc thêm : Trên đường mòn Hồ Chí Minh.
- GV đọc mẫu và hd cách đọc.
- Yêu cầu đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
3. Ôn về nhân hoá:
- GV đọc bài thơ : Em thương.
- Yêu cầu làm bài theo nhóm đôi.
- GV nhận xét chốt lại.
- Trong bài thơ dùng mấy cách nhân hoá ? đó là những cách nào.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học, dặn ôn bài ở nhà.
+ HS lên bốc thăm và đọc bài 
+ Theo dõi đọc mẫu.
+ Đọc nối tiếp mỗi em 1 câu.
+ 3 hs đọc nối tiếp mỗi em 1 đoạn.
+ 2- 3 hs đọc cả bài.
+ Lớp theo dõi, 2 hs đọc lại.
+ 1 hs đọc các câu hỏi sgk, lớp đọc thầm.
+ Các nhóm thảo luận và cử đại diện trình bày, lớp theo dõi và nhận xét.
SV được nhân hoá
Từ chỉ Đ.điểm của con người
Từ chỉ HĐ của con người
làn gió
mồ côi
tìm, ngồi
sợi nắng
gầy
run run, ngã
b. Làn gió Giống hệt một người 
 bạn ngồi trong vườn
 cây
Sợi nắng Giống hệt một người 
 gầy yếu
 Giống một bạn nhỏ 
 mồ côi 
c. Tác giả bài thơ rất yêu thương, thông cảm với những đứa trẻ mồ côi, cô đơn: những người ốm yếu, không nơi nương tựa. 
+ Về nhà tiếp tục ôn tập chuẩn bị bài tiết sau.
Tiết 4: toán 
các số có năm chữ số
I. Mục tiêu: 
giúp hs:
 - Nhận biết được các số có năm chữ số.
 - Nắm được cấu tạo thập phân của các số có năm chữ số, các hàng chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị.
 - Biết đọc, viết các số có năm chữ số.
II. Chuẩn bị: 
 - Bảng các hàng của số có năm chữ số, thẻ ghi số.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
* HĐ1: Củng cố về các số có 4 chữ số.
cho các số : 4315; 6509; 10 000.
- Nhận xét cho điểm.
- GTB - ghi đầu bài lên bảng.
* HĐ 2: Giới thiệu các số có năm chữ số:
- Treo bảng gắn các số như trong SGK và hỏi: Mỗi thẻ ghi số 10 000 vậy có mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị?
- Y/C viết số theo từng hàng.
- Giới thiệu cách viết số 42 316.
- Số42316 là số có mấy chữ số?
- Khi viết ta viết như thế nào?
- Y/c đọc số 42 316; 2357; 32 357.
* HĐ 3: Rèn kĩ năng đọc viết các số có năm chữ số.
Bài 1: Đọc, viết số được biểu diễn trong bảng số.
- Yêu cầu làm bài cá nhân.
Bài 2 : Y/c đọc đề bài.
- Y/c làm bài theo nhóm đôi.
Bài 3: GV viết các số lên bảng.
- Nêu cách đọc số có năm chữ số?
* Hoạt động nối tiếp
- Nêu cách đọc và viết các số có năm chữ số?
- Nhận xét giờ học hd học ở nhà.
+ 1 số hs đọc các số đó và nhận biết giá trị từng hàng của mỗi số, lớp nhận xét.
+ Quan sát rồi trả lời.
+ có 4 chục nghìn, 2 nghìn, 3 trăm, 1 chục và 6 đơn vị.
+ 1 hs lên viết.
+ Lớp viết bảng con.
+ Số có năm chữ số.
+ Viết từ trái sang phải.
+ Lớp đọc đồng thanh và cá nhân.
+ 1- 2 hs đọc yc, lớp theo dõi.
+ Làm bài vào vở, 1 số hs đọc bài làm, lớp theo dõi và nhận xét.
+ 1 hs đọc, lớp đọc thầm.
+ hs thảo luận rồi nối tiếp nhau đọc bài, lớp nhận xét và kết luận.
+ 2- 3 hs nêu, lớp nhận xét.
+ 1 số hs nhắc lại, lớp nhận xét.
+ HS đọc số ĐT và cá nhân.
+ Về nhà ôn bài và hoàn thành bài VBT.
Tiết 5: Tự nhiên và xã hội
Chim
I. Mục tiêu: 
Giúp HS :
 - Nhận biết sự phong phú, đa dạng của các loài chim.
 - Chỉ và nêu tên được các bộ phận bên ngoài của cơ thể chim
 - Nêu được lợi ích của chim
 * GDBVMT: Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các loài chim sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi của chúng đối với con người; nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ chim; có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.
* HS biết quan sỏt, so sỏnh, đối chiếu để tỡm ra những điểm chung về cấu tạo ben ngoài của cỏc loài chim. Biết hợp tỏc cựng bạn tỡm cỏch tuyờn truyền bảo vệ cỏc loài chim.
II. Chuẩn bị: 
 - GV và HS chuẩn bị tranh, ảnh con chim, tranh SGK
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Khởi động:
- GV chia lớp thành 3 nhóm yêu cầu lên nối tiếp nhau ghi tên các loài chim trong thời gian 3 phút
- Giới thiệu bài
* HĐ1: Các bộ phận của cơ thể chim:
- GV chia nhóm đôi yêu cầu quan sát tranh, ảnh con chim , chỉ và nêu tên các bộ phận bên ngoài của thể chim
- Toàn thân chim được bao phủ bằng gì?
- Mỏ của chim như thế nào
- Cơ thể các loài chim có xương sống không?
- GV kết luận
* HĐ 2: Sự phong phú của các loài chim:
- Yêu cầu quan sát hình tranh102-103
và nhận xét về hình dáng, màu sắc của các loài chim. Chim có khả năng gì?
*HĐ 3: ích lợi của loài chim:
- Chim có lợi ích gì? 
- Cần làm gì để bảo vệ các loài chim?
* GDBVMT:
? Các em đẫ làm gì để bảo vệ các loài chim.
- GV nhận xét chốt bài
Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét giờ học, dặn HS về chuẩn bị bài sau 
+ Mỗi nhóm cử 5 đại diện lên nối tiếp nhau ghi, mỗi HS ghi tên 1 loại chim, lớp nhận xét chọn nhóm ghi đúng
+ Các nhóm quan sát,và cử đại diện trình bày, lớp nhận xét kết luận: cơ thể chim có đầu, mình, 2 cánh và 2 chân
+ Lông vũ
+ Mỏ chim cứng giúp chim mổ thức ăn.
+ Có xương sống.
+ 1 số HS nhận xét, lớp bổ sung.
+ có loài hót rất hay, biết bắt chước tiếng người, bơi giỏi, chạy nhanh.
+ 1 số HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung
+ HS trả lời
- HS tự nêu
+ 1- 2 HS đọc mục Bạn cần biết.
 thứ ba ngày 20 tháng 3 năm 2012
Tiết 2: toán
luyện tập
I. mục tiêu:
 - Củng cố về đọc, viết các số có năm chữ số.
 - Củng cố về thứ tự các số.
 - Làm quen với các số tròn nghìn từ 10 000 đến 90 000.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 HĐ1: Củng cố về đọc, viết các số có năm chữ số.
Bài 1: Viết ( theo mẫu)
- Y/c làm bài cá nhân.
- Nhận xét cho điểm.
Bài 2: Viết ( theo mẫu) 
- yc làm bài cá nhân.
- Nêu cách đọc và viết các số có năm chữ số?
* HĐ 2: Củng cố về thứ tự các số
Bài 3: Viết số còn thiếu vào ...
- Y/C làm bài theo nhóm đôi.
- nêu quy luật của từng dãy số?
* HĐ 3: Làm quen với các số từ 
10 000 đến 90 000.
Bài 4: Viết số còn thiếu...
- GV vẽ 3 tia số lên bảng.
- Chia lớp thành 3 nhóm cho hs làm bài theo kiểu tiếp sức.
- Nhận xét cho điểm các nhóm.
- Em có nhận xét gì về các số từ 
10 000 đến 90 000?
Hoạt động nối tiếp
- Nhận xét giờ học, hướng dẫn học ở nhà.
+ HS làm bài vào vở, 3 hs lên bảng làm bài, lớp nhận xét chữa bài.
+ HS làm bài vào vở rồi đổi vở kiểm tra.
+ Từng cặp hs lên bảng, 1 hs đọc, 1 hs viết số, lớp nhận xét.
+ 1 số hs nhắc lại, lớp theo dõi bổ sung.
+ Các nhóm thảo luận.
+ đại diện 3 nhóm lên bảng làm bài, lớp nhận xét chữa bài.
+ 1 số hs nêu.
+ Mỗi nhóm cử 4 hs lên bảng điền số còn thiếu vào chỗ trống theo kiểu tiếp sức. Lớp nhận xét chọn nhóm đúng và nhanh nhất.
+1 hs nhận xét, lớp bổ sung.
+ Về nhà tiếp tục ôn về cách đọc vè viết các số có năm chữ số.
Tiết 3: đạo đức
tôn trọng thư từ, tài sản của người khác ( tiết 2)
I. mục tiêu: 
 giúp HS
 - HS biết tôn trọng thư từ, tài sản của người khác và có thái độ đúng đắn trong việc tôn trọng thư từ tài sản của người khác.
 - Biết giữ gìn, không làm hư hại thư từ, tài sản của người khác.
* HS làm chủ được bản thõn, kiờn định và đưa ra những quyết định đỳng đắn.
II. Chuẩn bị:
 - Tranh sưu tầm, bảng phụ ghi các tình huống ở bài tập 4.
III. các hoạt động dạy học chủ yếu:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1. Bài cũ: 
?Thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác? 
?Vì sao cần tôn trọng thư từ, tài sản của người khác?
- Nhận xét cho điểm.
2. Bài mới:
* HĐ1: Nhận xét hành vi:
- GV treo bảng phụ ghi bài 4, y/c lớp đọc thầm nội dung bài tập.
- Chia nhóm đôi y/c thảo luận các tình huống.
HĐ 2:Đóng vai:
+Cách tiến hành:
-GV chia lớp làm 4nhóm, giao nhiệm vụ đóng vai.
TH1: Bạn em có quyển truyện mới để trong cặp. Giờ ra chơi , em muốn mượn xem nhưng chẳng thấy bạn đâu
TH2: Giờ ra chơi , Thịnh chạy làm rơi mũ.Thấy vậy mấy bạn lấy mũ làm quả bóng đá. Nếu có mặt ở đó em sẽ làm gì?
+ GV kết luận:
TH1: Khi bạn quay về lớp thì hỏi mượn chứ không tự ý lấy đọc.
TH2: Khuyên ngăn các bạn không làm hỏng mũ của người khác và nhặt mũ trả lại cho Thịnh.
- Khen nhóm đã thực hiện tốt và khuyến khích Hs thực hiện tốt việc tôn trọng thư từ của người khác.
- Nhận xét kết luận.
* Kết luận chung: Thư từ, tài sản của mỗi người là của riêng họ, không ai được xâm phạm. Tự ý bóc, đọc thư hoặc sử dụng tài sản của người khác là việc làm không nên.
Hoạt động nối tiếp
- Nhận xét giờ học, dặn hs về nhà thực hành.
+ 2 hs lên bảng trả lời,  ...  và hướng dẫn cách đọc.
- HD đọc từng câu.
- đọc từng khổ trơ trước lớp.
- Đọc theo nhóm .
- Tổ chức thi đọc.
- Đọc cả bài.
- HD tìm hiểu nội dung bài thơ.
3. Ôn về cách viết báo cáo:
- Yêu cầu đọc đề bài mẫu báo cáo.
- Nhắc hs nhớ lại mẫu báo cáo tiết 3.
- GV nhận xét chọn báo cáo viết chính xác.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học, dặn hs về nhà ôn tập.
+ Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài học thuộc lòng, chuẩn bị 2 phút, hs lần lượt lên trả bài.
+ Theo dõi đọc mẫu.
+ HS đọc nối tiếp mỗi em 2 dòng thơ.
+ HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 1 khổ thơ.
+ Luyện đọc theo nhóm 2.
+ 2- 3 nhóm thi đọc, lớp nhận xét chọn nhóm đọc đúng.
+ Lớp đọc đồng thanh.
+ HS đọc và trả lời câu hỏi.
+ 1 số hs đọc , lớp theo dõi.
+ hs viết báo cáo vào vở.
+ 1 số hs đọc báo cáo, lớp nhận xét.
+ Về nhà tiếp tục ôn các bài học thuộc lòng.
 Tiết 2: toán
luyện tập
I. mục tiêu:
 - Củng cố về cách đọc, viết số có năm chữ số.
 - tiếp tục nhận biết về các số có năm chữ số.
 - Củng cố về phép tính với các số có 4 chữ số.
II. Chuẩn bị:
 - Bảng con
III. các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* HĐ1: Củng cố về đọc, viết các số có năm chữ số.
Bài 1: Viết (theo mẫu)
- Yêu cầu làm bài cá nhân.
Bài 2: Viết số ( theo mẫu)
- Yêu cầu làm bài cá nhân.
- GV đọc từng số .
- Nêu cách đọc viết số có năm chữ số.
* HĐ2: Củng cố về thứ tự các số có năm chữ số:
Bài 3: Nối số ứng với mỗi vạch.
- Nêu quy luật xếp thứ tự các số có trên vạch.
- Yêu cầu làm bài theo 3 nhóm.
* HĐ 3: Củng cố về cộng số có 4 chữ số.
Bài 4 : Tính nhẩm
- Yêu cầu làm bài cá nhân.
- Nêu cách cộng trừ nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm.
Hoạt động nối tiếp
- Nhận xét giờ học, hướng dẫn học ở nhà.
+ HS làm bài vào vở, 1 số hs nối tiếp nhau đọc số, lớp nhận xét.
+ Cả lớp đọc các số.
+ HS viết số vào bảng con, lớp nhận xét sửa sai.
+ 1 số hs nêu, lớp nhận xét.
+ HS đọc yêu cầu, quan sát tia số và mẫu.
+ 1 hs nêu, lớp nhận xét.
+ Mỗi nhóm cử 3 đại diện lên bảng nối tiếp nhau điền số vào bảng, lớp nhận xét.
+ HS làm bài vào vở, 1 số hs đọc kết quả, lớp nhận xét.
4000 + 500 = 4500 
4000 - (2000 - 1000) = 3000
6500 - 500 =6000 
4000 - 2000 +1000 = 3000
300 + 2000 x 2 = 4300
8000 - 4000 x2 = 0
1000 + 6000 : 2= 4000
(8000 - 4000) x 2 = 8000
+ 1 số hs nhắc lại cách cộng, trừ nhẩm.
+ Về nhà ôn bài và làm bài ở vở bài tập.
Tiết 3: Thủ công
Làm lọ hoa gắn tường (T3)
I.Mục tiêu:
 HS nắm được cách gấp lọ hoa và gấp được lọ hoa đúng quy trình kĩ thuật.
II. Chuẩn bị: HS có giấy thủ công, hồ dán.
III. Các HĐ dạy- học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ(2'): Kiểm tra đồ dùng của HS.
2. Dạy bài mới:
a. GTB(1').
b. Bài dạy:
 HĐ của thầy
 HĐ của trò
HD1(10'): Ôn lại các bước làm lọ hoa:
- GV sử dụng tranh quy trình để nêu lại các bước làm lọ hoa gắn tường:
B1. Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.
B2. Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.
B3. Làm thành lọ hoa gắn tường.
HĐ2(21'): Thức hành:
- GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ cho những HS còn lúng túng.
- HD học sinh cắt, dán các bông hoa có cành lá, cắm trang trí vào lọ hoa.
+ Chấm sản phẩm đã hoàn thành.
3. HĐ nối tiếp(1'): 
- Nhận xét tiết học.
- Giờ sau thực hành tiếp tiết 3.
- HS nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường bằng cách gấp giấy.
- HS thực hành gấp lọ hoa theo cá nhân.
- HS thực hành cắt hoa.
- HS trưng bày sản phẩm.
Tiết 4: Tiếng Việt 
Ôn tập giữa học kì 2 (tiết 6)
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
 - đọc thêm bài Ngày hội rừng xanh, yêu cầu ngắt nghỉ hợp lí, đọc trôi chảy toàn bài.
 - Luyện viết các chữ số có âm đầu, vần dễ lẫn: r/d/gi, tr/ch, l/n, uôt/uôc, ât/âc, iêc/iêt, ai/ ay.
II. Chuẩn bị:
 - 7 phiếu, mỗi phiếu ghi tên 1 bài thơ và mức độ yêu cầu HTL.
 - 2 phiếu viết nội dung BT2.
III. các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra HTL:
- Gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài đọc 
- GV đặt thêm câu hỏi để kiểm tra nội dung bài.
- GV nhận xét cho điểm.
2.Làm BT chính tả :
Bài tập1:Viết tiếp để hoàn chỉnh 2 khổ thơ trong bài Ngày hội rừng xanh
Bài tập2:
- GV dán 2 tờ phiếu lên bảng.Nêu yêu cầu của trò chơi tiếp sức.
- Chọn HS của 2 nhóm tham gia thi
- GV và HS nhận xét,chốt lại lời giải đúng.
 Thứ tự các từ cần điền: rét, buốt, ngất, lá, trước, nào, lại, chưng, biết, làng, tay.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về tiếp tục luyện đọc thuộc lòng .
- Lần lượt HS của lớp lên bốc thăm, chuẩn bị trong 2 phút, thực hiện theo thăm.
- Trả lời câu hỏi của GV.
- HS viết vào vở
- 1HS đọc yêu cầu BT. Lớp đọc thầm đoạn văn và làm vào vở.
- 2 nhóm HS, mỗi nhóm 3 em thi tiếp sức ( chọn chữ thích hợp để điền, chữ không thích hợp gạch bỏ). Mỗi lần 1HS điền 1 chữ sau đó truyền bút cho HS khác (làm trong 3 phút).
- HS đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh.
. 
 thứ sáu ngày 23 tháng 3 năm 2012
Tiết 1: toán
số 100 000 - luyện tập
I. Mục tiêu:
 Giúp HS
 - Nhận biết được số 100 000
 - Củng cố về cách đọc, viết số có năm chữ số.
 - Củng cố về thứ tự các số có năm chữ số.
 - Nhận biết được số liền sau số 99 000 là 100 000.
II. Chuẩn bị: 
 - 10 thẻ số ghi 10 000
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* HĐ1: Giới thiệu số 100 000
- Gắn 7 thẻ số lên bảng và hỏi có mấy chục nghìn?
- Gắn thêm 1 thẻ 10 000 và hỏi tương tự cho đến khi được 10 thẻ 100 000.
- Vì 10 chục là 1 trăm nên 10 chục nghìn là 1 trăm nghìn.
- Nhận xét về số 100 000.
* HĐ 2: Củng cố về thứ tự các số có năm chữ số.
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- Yêu cầu làm bài cá nhân.
- Nêu quy luật của dãy số?
Bài 2: Viết số thích hợp
- Vẽ tia số lên bảng.
* HĐ 3: Nhận biết số liền trước, số liền sau
Bài 3: Y/c làm bài cá nhân.
- Nêu cách tìm số liền trước, số liền sau của 1 số?
Bài 4: - Cho hs đọc đề và xỏc định yờu cầu của đề bài.
- Cho hs làm bài vào vở, 1hs lờn bảng làm bài.
- Cho hs nhận xột bài trờn bảng.
Hoạt động nối tiếp
- Nhận xét giờ học, hướng dẫn học ở nhà.
+ Có 7 chục nghìn.
+ Quan sát và trả lời.
+ cả lớp đọc: Một trăm nghìn, viết 100 000
+ Số 100 000 là số bé nhất có 6 chữ số...
+ HS làm bài vào vở, 1 hs lên bảng làm bài, lớp nhận xét chữa bài.
+ 1 hs nêu, lớp nhận xét.
+ HS quan sát tia số và tìm ra các số còn thiếu rồi làm bài vào vở, 1 hs lên bảng làm bài, lớp nhận xét chữa bài.
+ HS làm bài vào vở rồi đổi vở kiểm tra, 2- 3 hs lên bảng làm bài, lớp nhận xét chữa bài.
+ HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
Số liền trước
Số đã cho
Số liền sau
12533
12534
12535
43904
43905
43906
62369
62370
62371
- HS đọc đề và xỏc định yờu cầu của đề.
- HS làm bài
Tiết 3: Tiếng Việt 
Ôn tập giữa học kì 2 (tiết 7)
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
 - đọc thêm bài Đi hội chùa hương, Mặt trời mọc ở đằng tây
 - Tổ chức cho học sinh giải ô chữ thông qua trò chơi.
II. Chuẩn bị:
 - Bảng phụ kẻ ô chữ, phiếu bốc thăm các bài học thuộc lòng.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng: 
- Gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài đọc 
- GV đặt thêm câu hỏi để kiểm tra nội dung bài.
- GV nhận xét cho điểm.
2. Đọc thêm bài Đi hội chùa hương, Mặt trời mọc ở đằng tây
 - GV đọc mẫu 2bài .
- Yêu cầu đọc nối tiếp từng câu.
- Đọc từng khổ thơ trước lớp.
- Đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc.
- Đọc cả bài.
3. Giải ô chữ.
- GV treo bảng phụ.
- GV chia lớp thành 3 nhóm tổ chức trò chơi giải ô chữ kì diệu
 Đọc từ ở ô chữ mầu.
- GV nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học, hướng dẫn học ở nhà.
+ HS lên bốc thăm và đọc bài theo nội dung ghi trong phiếu.
+ Lớp theo dõi.
+ HS đọc nối tiếp mỗi em 1 câu.
+ HS đọc nối tiếp mỗi em 1 khổ thơ.
+ Luyện đọc theo nhóm 4.
+ 2- 3 nhóm thi đọc, lớp nhận xét chọn nhóm đọc đúng.
+ 1- 2 hs đọc cả bài.
+ 1 số hs đọc yêu cầu bài tập
+ Các nhóm nghe đọc câu hỏi và lắc chuông trả lời, nhóm nào nhanh nhất sẽ giành quyền trả lời, đúng 10 điểm, sai không có điểm, nhóm khác giành quyền trả lời.
+ 1- 2 hs đọc, lớp nhận xét.
+ Cả lớp đọc lại bảng từ.
+ HS về nhà tiếp tục ôn tập.
Tiết 3: Tiếng Việt 
(Kiểm tra định kì giữa kì II)
Tiết 4: tự nhiên và xã hội
thú
I. Mục tiêu:
 - Nêu được vai trò, ích lợi của thú nuôi, kể tên một vài loài thú.
 - Biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ thú nuôi trong nhà.
 * GDBVMT: Nhận ra sự phong phú, đa dạng của thú sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi của chúng đối với con người; nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các thú; có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.
* Xỏc định được cỏc loài thỳ cần được bảo vệ. Biết hợp tỏc cựng bạn tỡm cỏch tuyờn truyền bảo vệ cỏc loài thỳ.
II. Chuẩn bị:
 - Tranh SGK, tranh sưu tầm.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Khởi động: 
- Kể tên các loài thú mà em biết?
- GV nhận xét và giới thiệu bài.
* HĐ1: Tìm hiểu các bộ phận bên ngoài của thú.
- Chia lớp thành 3 nhóm yc quan sát hình SGK và nêu rõ từng bộ phận bên ngoài cơ thể mỗi con vật.
- Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa các con vật?
- Toàn thân những con vật này có gì bao phủ? Chúng để con và nuôi con bằng gì?
- Thú có xương sống không?
* HĐ 2: Tìm hiểu ích lợi của thú nuôi.
- Chia nhóm đôi yc thảo luận về ích lợi của thú nuôi?
- GV nhận xét kết luận.
- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ thú nuôi?
* GDBVMT:
? Các em đã làm gì để bảo vệ các con thú có ích ?
* HĐ 3: Trò chơi “Ai là hoạ sĩ”
- Yêu cầu vẽ con vật em yêu thích và chú thích các bộ phận bên ngoài của con vật đó.
- GV nhận xét khen ngợi học sinh.
Hoạt động nối tiếp
- Nhận xét giờ học, dặn chuẩn bị bài sau.
+ 1 số hs kể, lớp nhận xét bổ sung.
+ Các nhóm thảo luận rồi cử đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
+ Giống nhau: Đẻ con, có 4 chân, có lông.
+ Khác nhau: Nơi sống, có con có sừng, có con không có.
+ Toàn thân có lông mao bao phủ, chúng để con và nuôi con bằng sữa.
+ Thú có xương sống.
+ Các nhóm thảo luận, đại diện 1 số nhóm trình bày, lớp nhận xét bổ sung.
+ Chúng ta cần nuôi dưỡng, chăm sóc, không săn bắt...
- HS tự nêu.
+ HS tự vẽ và tô màu, 1 số hs dán bài lên bảng, giới thiệu trước lớp, lớp nhận xét chọn người vẽ đẹp, giới thiệu hay.
+ HS đọc mục bạn cần biết SGK.
 Thứ 2 ngày 7 tháng 3 năm 2011
Tiết 3: Hoạt động tập thể
 ( Đọc sách trên thư viện)

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 27 lop 3 moi.doc