Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Hồ Chơn Nhơn - Tuần 14

Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Hồ Chơn Nhơn - Tuần 14

I. Mục tiêu bài học:

Sau bài học, HS có khả năng:

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất).

- Hiểu 1 số từ khó và trả lời đúng các câu hỏi trong SGK.

- Hiểu ND: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khẻo mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.

- Giáo dục KNS: Kĩ năng xác định giá trị, tự nhận thức bản thân, thể hiện sự tự tin.

II. Đồ dùng và phương pháp dạy - học:

 

doc 27 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1071Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Hồ Chơn Nhơn - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Ngày soạn: 23/11/2011
Ngày giảng: Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2011
Giáo dục tập thể
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN 
(Đ/C: Quế - TPT soạn)
Tập đọc
CHÚ ĐẤT NUNG
 (Nguyễn Kiên)
I. Mục tiêu bài học: 
Sau bài học, HS có khả năng: 
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất).
- Hiểu 1 số từ khó và trả lời đúng các câu hỏi trong SGK.
- Hiểu ND: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khẻo mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.
- Giáo dục KNS: Kĩ năng xác định giá trị, tự nhận thức bản thân, thể hiện sự tự tin.
II. Đồ dùng và phương pháp dạy - học: 
1. Đồ dùng: - GV: Tranh minh hoạ bài trong SGK.
	- HS: SGK.
2. Phương pháp: Phương pháp đọc phân vai, làm việc cá nhân, phương pháp động não, làm việc theo nhóm – chia sẻ thông tin.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra: 
HS: 2 em nối nhau đọc bài trước.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc:
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc: Chia làm 3 đoạn.
HS: Nối nhau đọc từng đoạn 2 – 3 lượt.
- GV nghe, kết hợp sửa phát âm và giải nghĩa từ, hướng dẫn cách ngắt nhịp.
HS: Luyện đọc theo cặp.
1 – 2 em đọc cả bài.
- GV đọc mẫu toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
+ Cu Chắt có những đồ chơi nào? Chúng khác nhau như thế nào?
- Đồ chơi là 1 chàng kị sỹ cưỡi ngựa rất bảnh, một nàng công chúa ngồi trong lầu son, 1 chú bé bằng đất.
+ Chàng kị sỹ và nàng công chúa là món quà được tặng nhân dịp Tết Trung thu.
+ Chú bé Đất là đồ chơi tự nặn lấy từ đất sét. Chú chỉ là 1 hòn đất mộc mạc, có hình người.
- Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi.
+ Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?
- Đất từ người cu Đất giây bẩn hết quần áo của 2 người bột. Chàng kị sỹ phàn nàn bị bẩn hết quần áo đẹp. Cu Chắt bỏ riêng 2 người bột vào trong lọ thuỷ tinh.
+ Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung?
- Vì chú muốn được xông pha làm nhiều việc có ích.
+ Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì?
- Phải rèn luyện trong thử thách con người mới cứng rắn, hữu ích
+ Nội dùng bài này là gì ?
- HS phát biểu.
=> Nội dung: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khẻo mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.
- HS nối tiếp nêu nội dung.
* Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: 
HS: 4 em đọc phân vai 1 lượt.
- GV đọc mẫu 1 đoạn.
- Luyện đọc theo nhóm 4 phân vai.
- Thi đọc phân vai 1 đoạn.
3. Củng cố, dặn dò: 
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà tập đọc lại bài.
Thể dục
(Soạn giáo án riêng)
Toán
Tiết 66: CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ
I. Mục tiêu bài học: 
Sau bài học, HS có khả năng: 
- Giúp HS biết chia một tổng cho một số.
- Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính.
II. Đồ dùng và phương pháp dạy - học: 
1. Đồ dùng: - GV: Thước, SGK.
2. Phương pháp: Phương pháp làm việc cá nhân, giảng quyết vấn đề, thực hành,
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Kiểm tra:
HS: Chữa bài về nhà.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS nhận biết tính chất 1 tổng chia cho 1 số:
- GV ghi bảng:
(35 + 21) : 7 = ?
HS: 1 em lên bảng thực hiện, cả lớp làm ra nháp:
(35 + 21) : 7 = 56 : 7
 = 8
35 : 7 + 21 : 7
- 1 em lên thực hiện, cả lớp làm ra nháp:
35 : 7 + 21 : 7 = 5 + 3 = 8
+ Hãy so sánh kết quả 2 biểu thức ?
- Kết quả 2 biểu thức đó bằng nhau.
+ Vậy 2 biểu thức đó như thế nào với nhau ?
- Hai biểu thức đó bằng nhau.
(35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7
=> Rút ra tính chất (ghi bảng).
HS: 2 – 3 em đọc lại.
c. Thực hành:
+ Bài 1: - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu BT, hướng dẫn HS làm bài tập cá nhân.
HS: Nêu yêu cầu của bài tập và tự làm.
- 2 HS lên bảng giải.
a) Cách 1: (15 + 35) : 5 = 50 : 5 = 10
Cách 2: (15 + 35) : 5 = 15 :5 + 35 : 5 
= 3 + 7
= 10
b) Cách 1: 12 : 4 + 20 : 4 = 3 + 5 = 8
Cách 2: 12 : 4 + 20 : 4 = (12 + 20) : 4
= 32 : 4
= 8.
+ Bài 2: - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu BT, hướng dẫn HS làm bài tập vào vở.
HS: Làm vào vở.
- GV chấm bài, nhận xét, cho điểm.
a) Cách 1: ( 27 – 18) : 3 = 9 : 3 = 3
 Cách 2: ( 27 – 18) : 3 = 27: 3 – 18 : 3
 = 9 – 6 = 3
b) Cách 1: ( 64 – 32) : 8 = 32 : 8 = 4
 Cách 2: ( 64 – 32) : 8 = 64 : 8 – 32 : 8 
 = 8 – 4 = 4
+ Bài 3: Dành cho HS khá, giỏi. 
*Tóm tắt: 
- Lớp 4A: 32 HS chia mỗi nhóm 4 HS.
- Lớp 4B: 28 HS chia mỗi nhóm 4 HS.
- Hỏi: Tất cả có bao nhóm ?
HS: 1 em đọc đầu bài, cả lớp đọc thầm, tóm tắt và tự làm vào vở.
- Một em lên bảng giải.
Bài giải:
 Số nhóm HS của lớp 4A là:
32 : 4 = 8 (nhóm)
 Số nhóm HS của lớp 4B là:
28 : 4 = 7 (nhóm)
 Số nhóm HS của 2 lớp 4A và 4B là:
8 + 7 = 15 (nhóm)
Đáp số: 15 nhóm.
- GV chấm, chữa bài cho HS.
- Có thể giải bằng cách khác cũng được.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
- Về nhà học bài, làm bài tập.
Đạo đức
Bài 7: BIẾT ƠN THẦY CÔ GIÁO (tiết 1)
I. Mục tiêu bài học: 
Sau bài học, HS có khả năng: 
- Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo.
- Nêu được việc cần thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.
- Có thái độ lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
- Giáo dục KNS: Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô. Kĩ năng thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô.
II. Đồ dùng và phương pháp dạy - học: 
1. Đồ dùng: - GV: Sách, kéo, giấy, bút màu.
	- HS: SGK.
2. Phương pháp: Phương pháp làm việc cá nhân, trình bày 1 phút, thảo luận nhóm, đóng vai, dự án.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra: 
HS: Đọc bài học.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Xử lý tình huống.
- GV nêu tình huống.
HS: Dự đoán các cách ứng xử có thể xảy ra.
HS: Lựa chọn cách ứng xử và trình bày lý do lựa chọn.
- Thảo luận lớp về cách ứng xử.
- GV kết luận: Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay, điều tốt. Do đó các em phải kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi (Bài 1 SGK).
- GV yêu cầu từng nhóm HS làm bài.
- Từng nhóm HS thảo luận.
- HS lên bảng chữa bài tập, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và đưa ra phương án đúng của bài tập.
® Tranh 1, 2, 4 là Đ; tranh 3 là S.
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài 2 SGK).
- GV chia nhóm: 4 nhóm.
HS: Thảo luận, ghi những việc nên làm vào các tờ giấy nhỏ.
- Từng nhóm lên dán theo 2 cột biết ơn hay không biết ơn.
- GV kết luận: Các việc làm a, b, d, đ, e, g là những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo.
=> Ghi nhớ (ghi bảng).
HS: 2 – 3 em đọc ghi nhớ.
+ Kể những việc em đã làm để thể hiện lòng biết ơn với thầy giáo, cô giáo ?
HS: Phát biểu.
3. Hoạt động nối tiếp: 
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
Ngày soạn: 23/11/2011
Ngày giảng: Thứ ba ngày 29 tháng 11 năm 2011
Toán
Tiết 67: CHIA CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. Mục tiêu bài học: 
Sau bài học, HS có khả năng: 
- Giúp HS thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số (chia hết, chia có dư).
- Rèn kĩ năng thực hành tính và vận dụng giải toán.
II. Đồ dùng và phương pháp dạy - học: 
1. Đồ dùng: - GV: SGK, phiếu học tập.
2. Phương pháp: Phương pháp thực hành, làm việc cá nhân, thảo luận nhóm,
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra:
HS: Lên bảng chữa bài tập.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Trường hợp chia hết:
- GV ghi bảng: 	128472 : 6 = ?
	128472 6
 	 0 2
+ Đặt tính:
+ Tính từ trái sang phải. Mỗi lần chia hết đều tính theo 3 bước: Chia, nhân, trừ nhẩm.
+ Lần 1: 12 chia 6 được 2, viết 2; 
2 nhân 6 bằng 12
12 trừ 12 bằng 0, viết 0.
+ Lần 2: Hạ 8; 8 chia 6 được 1, viết 1.
1 nhân 6 bằng 6
8 trừ 6 bằng 2, viết 2.
128472 6
 0 8 21
 2
+ Lần 3: Hạ 4, được 24; 
24 chia 6 được 4, viết 4.
4 nhân 6 bằng 24.
24 trừ 24 bằng 0 viết 0.
+ Lần 4: 
+ Lần 5: Tương tự: 
128472 6
 0 8 21412
 24
 07
 12
 0 
Vậy:	128472 : 6 = 21412.
c. Trường hợp có dư:
- GV viết bảng: 	230859 : 5 = ?
+ Đặt tính:
+ Tính từ trái sang phải:
HS: Tiến hành tương tự như trên.
HS: Ghi 230859 : 5 = 46174 (dư 4)
* Lưu ý: Số dư bé hơn số chia.
d. Thực hành:
+ Bài 1: Làm cá nhân.
HS: Đọc bài và tự làm.
+ Bài 2: - GV gọi HS đọc yêu cầu BT, hướng dẫn HS làm bài tập.
HS: 2 em đọc yêu cầu BT, phân tích bài toán, 1 HS lên bảng làm bài tập, cả lớp làm bài vào vở nháp.
Bài giải:
 Số lít xăng ở mỗi bể là:
128610 : 6 = 21435 (lít)
Đáp số: 21435 lít xăng.
+ Bài 3: Làm vào vở.
- GV hướng dẫn HS làm bài vào vở.
HS: Đọc đề toán và làm vào vở.
Bài giải:
 Thực hiện phép chia ta có:
187250 : 8 = 23406 (dư 2)
 Vậy có thể xếp được vào nhiều nhất 23406 hộp và còn thừa 2 áo.
Đáp số: 23406 hộp và còn thừa 2 áo.
- GV gọi HS nhận xét, chấm bài cho HS.
3. Củng cố, dặn dò: 
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Mĩ thuật
(Đ/C: Quế - GV bộ môn soạn, giảng)
Chính tả
Nghe - viết: CHIẾC ÁO BÚP BÊ
I. Mục tiêu bài học: 
	Sau bài học, HS có khả năng: 
- HS nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng bài văn ngắn.
	- Làm đúng các bài tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ phát âm sai dẫn đến viết sai như s/x.
II. Đồ dùng và phương pháp dạy - học: 
1. Đồ dùng: - GV: Bút dạ, 3 – 4 bảng nhóm.
	- HS: SGK, vở BTTV.
2. Phương pháp: Phương pháp động não, làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra:
HS: Tìm và đọc 5 – 6 tiếng có âm đầu l/n.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả.
HS: Cả lớp theo dõi SGK.
+ Đoạn văn nói gì ?
- Tả chiếc áo búp bê xinh xắn. Một bạn nhỏ đã may áo cho búp bê của mình với bao tình cảm yêu thương.
HS: Đọc thầm lại đoạn văn, chú ý các tên riêng cần viết hoa, những từ ngữ dễ viết sai, cách trình bày bài.
- GV đọc từng câu cho HS viết.
- Đọc lại bài cho HS soát lỗi.
HS: Soát lỗi, ghi số lỗi ra lề.
c. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
+ Bài 2a:
HS: Đọc yêu cầu bài tập, tự làm vào vở bài tập.
- Một số HS làm vào bảng nhóm.
- GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
a) Xinh xinh, xóm, xít, xanh, sao, súng, sờ, xinh, sợ.
+ Bài 3a:
HS: Đọc yêu cầu và làm vào vở bài tập.
- Mỗi em viết khoảng 7 – 8 tính từ.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
a) siêng năng, sung sướng, sảng khoái, sáng láng, sáng ngời, sáng suốt, sành sỏi, sát sao
- GV chấm bài cho HS.
3. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và làm bài tập.
Khoa học
Bài 27: MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC
I. Mục tiêu bà ... tiếp, kĩ năng lắng nghe tích cực.
II. Đồ dùng và phương pháp dạy - học: 
1. Đồ dùng: - GV: Bảng phụ ghi nội dung bài 1.
	- HS: SGK, vở BTTV.
2. Phương pháp: Phương pháp làm việc theo nhóm – chia sẻ thông tin, trình bày 1 phút, đóng vai.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra:
Gọi HS lên chữa bài tập về nhà.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Phần nhận xét:
+ Bài 1: GV gọi SH đọc yêu cầu BT.
- Hướng dẫn HS làm bài tập.
HS: Đọc đoạn đối thoại, cả lớp đọc thầm tìm câu hỏi trong đoạn văn.(Chú mày nhát thế? Nung ấy ạ? Chứ sao?).
+ Bài 2: GV gọi SH đọc yêu cầu BT.
- GV giúp các em phân tích từng câu hỏi
(SGV).
HS: Đọc yêu cầu của bài, phân tích 2 câu hỏi.
+ Bài 3: GV gọi SH đọc yêu cầu BT.
- GV nhận xét chốt lại lời giải.
HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
c. Phần ghi nhớ:
HS: 2 – 3 em đọc nội dung ghi nhớ.
d. Phần luyện tập:
+ Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu BT. 
- GV dán 4 băng giấy gọi 4 em lên bảng làm.
- GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng( SGV).
- 4 em đọc yêu cầu a, b, c, d của bài tập.
- Đọc thầm từng câu hỏi suy nghĩ làm bài.
+ Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu BT. 
HS: 4 em nối nhau đọc yêu cầu. 
- Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ làm.
- GV gọi HS lên chữa bài.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
+ Bài 3: GV gọi SH đọc yêu cầu BT.
- GV gọi 1 số em phát biểu .
HS: Đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ phát biểu ý kiến.
- GV và cả lớp nhận xét.
+ Tỏ thái độ khen, chê:
- Em gái  thế nhỉ?
- Tối qua   Anh không chơi với em nữa. 
+ Khẳng định, phủ định:
- Một bạn chỉ thích ăn táo. Em nói với bạn: “Ăn mận cũng hay chứ ?” 
- Bạn thấy em nói vậy thì bĩu môi: 
“Ăn mận cho hỏng răng à?”
+ Thể hiện yêu cầu mong muốn:
- Em trai em nhảy nhót trên giường huỳnh huỵch lúc em đang chăm chú học bài. Em bảo: “Em ra ngoài cho chị học bài được không?”. 
3. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài. 
Địa lí
Bài 13: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I. Mục tiêu bài học: 
Sau bài học, HS có khả năng: 
- HS nêu được 1 số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ: Trồng lúa, ngô, khoai, cây ăn quả, rau xứ lạnh, nuôi nhiều lợn và gia cầm.
- Nhận biết nhiệt độ ở Hà Nội: thàng lạnh, tháng 1, 2, 3 nhiệt độ dưới 200C, từ đó biết đồng bằng Bắc Bộ có mùa động lạnh.
	- Xác lập mối quan hệ giữa thiên nhiên, dân cư với hoạt động sản xuất.
- Tôn trọng, bảo vệ các thành quả của người dân.
- Giáo dục HS: Sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu hợp lí trong việc trồng và chăm sóc rau để bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng và phương pháp dạy - học: 
1. Đồ dùng: - GV: Bản đồ nông nghiệp, tranh ảnh về trồng trọt.
	- HS: SGK.
2. Phương pháp: Phương pháp thảo luận nhóm, trình bày 1 phút, làm việc cá nhân,
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra:
Gọi HS đọc ghi nhớ.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Các hoạt động: 
* HĐ1: Vựa lúa lớn thứ hai của cả nước (Làm việc cá nhân).
- GV yêu cầu HS làm việc với SGK + TLCH:
HS: Dựa vào tranh ảnh và vốn hiểu biết để trả lời các câu hỏi.
+ Đồng bằng Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ 2 của đất nước?
- Nhờ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa nên thứ 2 của đất nước.
+ Nêu thứ tự cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo? Từ đó em rút ra nhận xét gì về việc trồng lúa gạo của nông dân?
- Làm đất ® gieo mạ ® nhổ mạ ® cấy lúa ® chăm sóc lúa ® gặt lúa ® tuốt lúa ® phơi thóc.
=> Rất nhiều công đoạn ® vất vả.
+ Phù sa là nguồn năng lượng dồi dào nên ta phải sử dụng như thế nào để đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả ?
- HS phát biểu.
* HĐ2: Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh (Làm việc nhóm).
- GV yêu cầu HS làm việc với SGK, thảo luận nhóm.
HS: Dựa vào SGK, tranh ảnh thảo luận theo gợi ý:
+ Mùa đông của đồng bằng Bắc Bộ dài bao nhiêu tháng? Khi đó nhiệt độ như thế nào ?
- Mùa đông kéo dài 3 – 4 tháng, khi đó nhiệt độ thường giảm nhanh mỗi khi có đợt gió mùa Đông Bắc thổi về.
- Quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi:
+ Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp ?
- Thuận lợi: Trồng thêm cây vụ đông như ngô, khoai tây, xu hào, bắp cải, cà rốt, cà chua, xà lách
- Khó khăn: Nếu rét quá thì 1 số loại cây bị chết.
+ Kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ ?
- Cải bắp, xu hào, xúp lơ, cà chua
+ Việc bà con nông dân bón phân cho cây, rau có ảnh hưởng gì đến môi trường?
- Nếu sử dụng quá nhiều phân hoá học để bón cho cây, rau thì sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, ảnh hưởng ô niễm đến mạch nước ngầm,
+ Theo em, nên sử dụng các loại năng lượng phục vụ cho tưới tiêu, trồng, chăm sóc rau xứ lạnh như thế nào để đảm bảo tiết kiệm năng lượng mà hiệu quả ?
- HS phát biểu.
- GV nhận xét => ghi nhớ.
HS: Đọc ghi nhớ.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Toán
Tiết 70: CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ
I. Mục tiêu bài học: 
Sau bài học, HS có khả năng: 
- HS thực hiện được phép chia một tích cho một số.
- Rèn kĩ năng vận dụng vào việc thực hành tính và giải toán.
II. Đồ dùng và phương pháp dạy - học: 
1. Đồ dùng: - GV: Thước, phiếu học tập.
	 - HS: SGK.
2. Phương pháp: Phương pháp giải quyết vấn đề, làm việc cá nhân, thực hành.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra:
Gọi HS lên chữa bài tập.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn tìm hiểu cách chia:
* Tính và so sánh giá trị của 3 biểu thức (trường hợp cả 2 thừa số đều chia hết cho số chia).
(9 x 15) : 3
9 x (15 : 3)
(9 : 3) x 15
- GV ghi 3 biểu thức đó lên bảng.
HS: Ba em lên tính giá trị của ba biểu thức 
(9 x 15) : 3 = 135 : 3 = 45
9 x (15 : 3) = 9 x 5 = 45
(9 : 3) x 15 = 3 x 15 = 45
- So sánh giá trị của 3 biểu thức đó?
HS: 3 giá trị đó bằng nhau.
- GV hướng dẫn HS ghi.
(9 x 15) : 3 = 9 x (15 : 3) = (9 : 3) x 15
- GV: Vì 15 3; 9 3 nên có thể lấy 1 thừa số chia cho 3 rồi nhân kết quả với thừa số kia.
* Tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức: (trường hợp có 1 thừa số không chia hết)
(7 x 15) : 3 và 7 x (15 : 3)
- GV ghi 2 biểu thức đó lên bảng.
HS: 2 em lên tính rồi so sánh giá trị.
(7 x 15) : 3 = 105 : 3 = 35
7 x (15 : 3) = 7 x 5 = 35
- Hai giá trị đó như thế nào?
- Hai giá trị đó bằng nhau.
=> Vì 15 3 nên có thể lấy 15 chia cho 3 rồi nhân kết quả với 7
=> Kết luận: (SGK)
HS: Đọc lại ghi nhớ.
c. Thực hành:
+ Bài 1: GV gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Hướng dẫn HS làm bài tập vào vở nháp.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 2 HS lên bảng làm 2 cách.
a) Cách 1: (8 x 23) : 4 = 184 : 4 = 46.
Cách 2: (8 x 23) : 4 = 8 : 4 x 23 = 46.
b) Cách 1: (15 x 24) : 6 = 360 : 6 = 60
Cách 2: (15 x 24) : 6 = 15 x (24 : 6)
= 15 x 4 
= 60
+ Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
GV gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Hướng dẫn HS làm bài tập vào vở nháp.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở.
1 HS làm trên bảng lớp.
+ Bài 3: GV hướng dẫn HS giải bài toán vào vở,
HS: Đọc đề bài, phân tích bài toán.
- Làm bài tập vào vở.
- Tìm tổng số mét vải.
- Tìm số mét vải đã bán.
Giải:
Cửa hàng có số mét vải là:
30 x 5 = 150 (m)
Cửa hàng đã bán số mét vải là:
150 : 5 = 30 (m)
Đáp số: 30 mét vải.
- GV chấm bài cho HS.
3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học.
 - Về nhà học bài.
Tập làm văn
CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu bài học: 
Sau bài học, HS có khả năng: 
- Nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài.
- Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả cái trống trường em.
II. Đồ dùng và phương pháp dạy - học: 
1. Đồ dùng: - GV: Tranh minh hoạ “Cái cối xay”, phiếu học tập.
	- HS: SGK, vở TBTV.
2. Phương pháp: Phương pháp trình bày 1 phút, thảo luận nhóm, làm việc cá nhân,
III. Các hoạt động dạy – học: 
1. Kiểm tra:
 - Nhắc lại ghi nhớ giờ trước
- 2 HS nêu
 - GV nhận xét.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Phần nhận xét:
+ Bài 1: GV gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Hướng dẫn HS làm bài tập.
- 2 em nối nhau đọc bài văn “Cái cối ” những từ được chú thích và những câu hỏi sau bài.
- GV giải nghĩa: áo cối (vòng bọc người của thân cối).
HS: Quan sát tranh minh hoạ cái cối.
- Đọc thầm lại đoạn văn, trao đổi suy nghĩ và trả lời các câu hỏi d, a, b, c.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
a) Bài văn tả cái gì?
- Cái cối xay gạo bằng tre.
b) Mỗi phần nói lên điều gì?
+ Mở bài: Giới thiệu cái cối.
+ Kết bài: Nêu kết thúc của bài (tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà với bạn nhỏ).
c) Các phần đó giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học ?
- Giống mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng trong văn kể chuyện.
d) Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào?
- Tả hình dáng theo trình tự từ lớn đến nhỏ, từ ngoài vào trong, từ chính đến phụ.
- Tiếp theo tả công dụng của cái cối.
+ Bài 2: GV gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Hướng dẫn HS làm bài tập.
HS: Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
c. Phần ghi nhớ:
HS: 2 – 3 em đọc nội dung phần ghi nhớ.
d. Phần luyện tập:
HS: 2 em nối nhau đọc nội dung bài tập.
- Một em đọc đoạn thân bài tả cái trống và trả lời câu hỏi.
Câu a: Câu văn tả bao quát cái trống?
HS: “Anh chàng  phòng bảo vệ”.
Câu b: Tên các bộ phận được miêu tả?
- Mình trống, ngang lưng trống, hai đầu trống.
Câu c: Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của trống?
- Hình dáng: Tròn như cái chum phẳng
- Âm thanh: Tiếng trống ồm ồmHS được nghỉ.
Câu d: 
HS: Viết thêm đoạn mở bài, kết bài cho hoàn chỉnh bài văn.
VD: - Mở bài trực tiếp: “Những ngày đầu cắp sách đến trường, có một đồ vật gây cho tôi ấn tượng thích thú nhất đó là chiếc trống trường.”
- Kết bài mở rộng: “Rồi đây tôi sẽ trở thành học sinh trung học. Rời xa mái trường tuổi thơ, tôi sẽ không bao giờ quên hình dáng đặc biệt của chiếc trống trường tôi, những âm thanh thôi thúc, rộn ràng của nó.”
- Kết bài không mở rộng: “Tạm biệt anh trống, đám trò nhỏ chúng tôi ríu rít ra về.”
- Mở bài gián tiếp: “Kỷ niệm của những ngày đầu đi học là kỷ niệm mà mỗi người không bao giờ quên. Kỷ niệm ấy luôn gắn với những đồ vật và con người. Nhớ những ngày đầu đi học, tôi luôn nhớ tới chiếc trống trường tôi, nhớ những âm thanh rộn rã, náo nức của nó.”
- GV yêu cầu HS đọc bài.
- Nối tiếp đọc bài viết.
- GV và HS nhận xét, bình chọn bài viết hay.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Ngày 28 tháng 11 năm 2011
DUYỆT GIÁO ÁN TUẦN 14
 P. Hiệu trưởng 
 Đinh Thế Lăng

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4 Tuan 14 CKT KNS.doc