Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 11 - Trường TH Phan Bội Châu

Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 11 - Trường TH Phan Bội Châu

I/ MỤC TIấU:

 - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rói ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

 - Hiểu nội dung : Ca ngợi chỳ bộ Nguyễn Hiền thụng minh, cú ý chớ vượt khó nên đó đỗ Trạng nguyên khi 13 tuổi. (trả lời được câu hỏi trong SGK).

 - Giáo dục HS biết noi gương nhân vật trong truyện để rèn tính kiên trỡ, chăm chỉ.

 * Đọc được đúng bài ; đọc diễn cảm 1 - 2 câu.

 II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ.

 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 

doc 18 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 904Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 11 - Trường TH Phan Bội Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 11 
 Thứ hai ngày 31 tháng 10 năm 2011 
Môn : Tập đọc. 
Bài : ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
 I/ MỤC TIÊU:
 - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
 - Hiểu nội dung : Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi 13 tuổi. (trả lời được câu hỏi trong SGK).
 - Giáo dục HS biết noi gương nhân vật trong truyện để rèn tính kiên trì, chăm chỉ.
 * Đọc được đúng bài ; đọc diễn cảm 1 - 2 câu.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ.
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1.Kiểm tra bài cũ (3’) : 
 -Nhận xét bài thi
2.Bài mới : Giới thiệu bài (1’) 
Hoạt động 1 : Luyện đọc (12’)
 - Gọi HS đọc bài.
 - Hướng dẫn HS chia đoạn : 4 đoạn
 - Kết hợp sửa lỗi và hướng dẫn ngắt nghỉ hơi ; giải nghĩa từ SGK. 
 - Hướng dẫn HS đọc theo nhóm 4.
 - Tổ chức cho các nhóm thi đọc.
 -Theo dõi, nhận xét
 - Gọi HS đọc bài.
 -GV đọc diễn cảm toàn bài (nêu giọng đọc)
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài (10’)
 - Gọi HS đọc lần lượt từng câu hỏi, hướng dẫn đọc từng đoạn tương ứng để trả lời câu hỏi SGK 
 +Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền ?
 +Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào ?
+Vì sao chú bé Hiền được gọi là “ông Trạng thả diều” ?
+Gọi hs đọc câu hỏi 4 và trả lời
* Nhận xét và chốt nội dung bài : Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi 13 tuổi.
Hoạt động3 :Luyện đọc diễn cảm(10’)
 - Gọi HS đọc bài.
 -GV hướng dẫn đọc đoạn “Thầy phải kinh ngạcvào trong” (Bảng phụ) 
-GV đọc mẫu.
-GV theo dõi, uốn nắn.
3. Củng cố - Dặn dò (3’) :
- Nhắc lại nội dung và dặn chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét tiết học.
- 1 em đọc bài - Lớp ĐT.
- 4HS đọc tiếp nối từng đoạn(3 lượt).
-Luyện đọc từ khó : kinh ngạc, đom đóm, vi vút,... và đọc chú giải (SGK).
- Đọc theo nhóm 4(Kèm bạn đọc yếu).
-Các nhóm thi đọc.
- Lớp nhận xét.
- 1 em đọc toàn bài.
- HS theo dõi GV đọc bài.
- Đọc lần lượt từng câu hỏi, từng đoạn tương ứng và trả lời câu hỏi.
+Nguyễn Hiền học đến đâu hiểu ngay đến đấy. 
+Trí nhớ lạ thường : có thể thuộc 20 trang sách. trong ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều
 +Vì Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi 13, khi vẫn còn là 1 chú bé ham thích chơi diều
 + Nhưng câu tục ngữ “có chí thì nên” nói đúng nhất ý nghĩa của truyện
-HS đọc nội dung bài.
- 2 em đọc bài.
-HS theo dõi và luyện đọc theo cặp.
- Vài em thi đọc trước lớp. 
-Lớp nhận xét. 
- Theo dõi, liên hệ.
 ______________________________________________________
Môn : Toán 
Bài : NHÂN VỚI 10, 100, 1000,
 CHIA CHO 10, 100, 1000,
 I/ MỤC TIÊU : Giúp HS :
 Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000,  
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Bảng con.
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1. Kiểm tra bài cũ (4’) :
- Gọi HS làm lại bài 2 tiết trước. 
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới : Giới thiệu bài (1’)
 Hoạt động 1 : Nhân một số tự nhiên với 10 hoặc chia số tròn chục cho 10 (8’)
 - GV ghi bảng : 35 x 10 = ? 
 - Hướng dẫn HS cách tìm kết quả như SGK.
 + Hướng dẫn HS nhận xét thừa số 35 và tích 350. Nêu nhận xét chung như SGK.
 - GV ghi bảng : 350 : 10 = ?
 + Hướng dẫn HS nêu nhận xét chung.
 - Nêu một số ví dụ như SGK.
 Hoạt động 2 : Nhân một số với 100, 1000, hoặc chia một số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 100, 1000,  (7’)
 - GV hướng dẫn tương tự như trên.
Hoạt động 3 : Thực hành (19’)
Bài1 : - Gọi HS đọc yêu cầu.
 - Yêu cầu HS làm bài.
 - Nhận xét, chữa bài.
Bài 2 : - Gọi HS đọc yêu cầu.
 - Nêu các câu hỏi :
 + 1 yến (1 tạ, 1 tấn) bằng bao nhiêu kg ?
 - Hướng dẫn mẫu SGK.
 -Theo dõi, nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò (3’) : 
- Hệ thống bài và dặn dò .
- Nhận xét tiết học.
 - 2 em lên bảng làm 2 phép tính nhân của bài 2 tiết trước.
- HS thực hiện theo hướng dẫn và nêu kết quả (SGK).
+ Nhận xét để nhận ra : Khi nhân 35 với 10, chỉ thêm vào bên phải 35 một chữ số 0.
- Trao đổi theo cặp về mối quan hệ của
 35 x 10 = 350 và 350 : 10 = ? để nhận ra : 
 350 : 10 = 35.
+ Vài em nêu nhận xét như SGK.
- Tính nhẩm và nêu kết quả.
 - Nắm cách nhân một số với 100, 1000, hoặc chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 100, 1000, 
- 1 em đọc.
- Nêu miệng kết quả : 18 x 10 = 180
 83 x 100 = 8300  9000 : 10 = 900 
- 1 em đọc.
- Một số em trả lời.
-HS làm vào vở. 3 em lên bảng làm.
 70 kg = 7 yến 800 kg = 8 tạ 
- Chú ý lắng nghe.
 _____________________________________________
Môn : Chính tả (Nhớ - viết) 
Bài : NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
 I. MỤC TIÊU: 
 - Nhớ- viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng các khổ thơ sáu chữ.
 - Luyện viết đúng các tiếng có : s / x.
 - Rèn HS tính cẩn thận, ý thức rèn chữ và giữ vở viết sạch sẽ.
 * HS khá, giỏi : Làm thêm yêu cầu BT 3 SGK.
 * HS yếu biết trình bày thể thơ sáu chữ, nhớ - viết được 2 - 3 khổ thơ.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : Phiếu khổ to ; VBT Tiếng Việt, Tập một.
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1. Kiểm tra bài cũ 
2. Bài mới : Giới thiệu bài (1’)
Hoạt động1: Hướng dẫn nhớ - viết (22’)
 - Gọi 1 em đọc yêu cầu.
 - Yêu cầu đọc thuộc 4 khổ thơ đầu.
 - Hướng dẫn HS viết đúng các từ khó: hạt giống, nảy mầm, (chú ý dấu thanh).
 - Hỏi HS cách trình bày bài chính tả.
 - Yêu cầu HS viết bài.
 - GV thu chấm 7 -10 bài ; chữa bài.
Hoạt động2: Làm bài tập (12’)
Bài 1a : - Gọi HS đọc yêu cầu của BT.
 -GV hướng dẫn làm bài.
-Theo dõi, giúp HS phân biệt s/x trong bài.
 -Nhận xét, chốt lời giải đúng : sang- xíu Bài 2 : Gọi HS đọc yêu cầu của BT
-Nhận xét, chốt lời giải đúng : Tốt gỗ  
 Xấu người  ;  cá sông ; 
3. Củng cố - Dặn dò (2’) : 
- Nhắc lại nội dung bài và dặn dò .
- Nhận xét tiết học. 
- 1 em đọc.
- 1 em đọc. Lớp đọc thầm.
- Đọc thầm bài chính tả, nhớ lại cách viết hoa tên riêng và từ khó.
- Vài em nêu cách trình bày bài thơ.
- Gấp SGK và tự viết bài vào vở .
- Đổi vở soát lỗi cho nhau.
- 1 - 2 em đọc yêu cầu. Lớp ĐT.
- Cả lớp làm vào VBT. 3 em làm vào phiếu khổ to.Cả lớp nhận xét .
-Sửa bài theo lời giải đúng. 
 - Nêu yêu cầu.
- 3 HS khá, giỏi làm nhanh vào băng giấy, dán lên bảng. 
-Lớp theo dõi, nhận xét và kết luận bạn thắng cuộc.
- Chú ý lắng nghe.
 ______________________________________________________
Môn : Khoa học 
Bài : BA THỂ CỦA NƯỚC
 I/ MỤC TIÊU : Sau bài học, HS biết : 
 - Nêu được nước tồn tại ở ba thể : lỏng, khí và rắn.
 - Làm thí nghiệm về sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại.
 - Căn cứ vào sự chuyển thể của nước, biết cẩn thận khi nấu nước.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Hình SGK, các đồ dùng thí nghiệm.
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ (4’) : 
- Nêu yêu cầu kiểm tra.
- Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới : Giới thiệu bài (1’) 
Hoạt động 1 : Nước chuyển từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại (11’)
 - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK.
 - Hướng dẫn HS làm thí nghiệm như hình 3 SGK. 
 - Nhận xét, giải thích hiện tượng theo hình 3 SGK và kết luận về sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại.
 Hoạt động 2 : Nước từ thể lỏng chuyển thành thể rắn và ngược lại (8’)
 - Gv nêu câu hỏi thuộc hình 4, 5 trang 45 SGK và hướng dẫn HS trả lời.
* Kết luận về hiện tượng nước chuyển từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại.
 Hoạt động 3 : Vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước (10’)
 + Nước tồn tại ở những thể nào, nêu tính chất chung và riêng của nước ở 3 thể.
 - Nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước vào vở. 
 - Nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố-Dặn dò (3’) : 
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung và dặn dò về nhà.
 - Nhận xét tiết học
- 2 -3 em nêu các tính chất của nươc.
- Một số em nêu ví dụ về nước ở thể lỏng
-HS Thực hành theo nhóm 4 và thảo luận về những điều quan sát được qua thí nghiệm.
-Đại diện nhóm trình bày kết quả và nêu kết luận về sự chuyển thể của nước.
- Chú ý, theo dõi.
- Đọc và quan sát hình 4, 5 ở mục Liên hệ thực tế trang 45 SGK. Một số em trả lời. 
 - Theo dõi, nhắc lại.
- Đọc mục Bạn cần biết.
- Trao đổi theo cặp -Một số em trả lời. 
 - Lớp theo dõi nhận xét.
- Vẽ nhóm đôi. 
 -Một số em nói về sơ đồ  Lớp nhận xét.
-2 em nhắc lại nội dung chính. 
- 2 em yếu nêu lại 3 thể của nước.
- HS Chú ý lắng nghe.
 _____________________
 ___________________________________________
 Thứ ba ngày 1 tháng 11 năm 2011
Môn : Luyện từ và câu 
Bài : LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ
 I/ MỤC TIÊU : 
 - Nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ (đã, đang, sắp).
 - Nhận biết và sử dụng được các từ đó qua các bài tập thực hành trong SGK.
 * HS yếu nhận biết một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Phiếu khổ to, VBT TV / 1, băng giấy.
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1. Kiểm tra bài cũ 
2. Bài mới : Giới thiệu bài (2’)
Hoạt động 1 : Điền từ vào ô trống(15’)
 Bài 2 : - Gọi HS đọc yêu cầu.
 - Gợi ý HS chọn từ phù hợp với đoạn văn, đoạn thơ.
 - Hướng dẫn HS yếu đọc lại kĩ từng câu để chọn từ cho đúng.
 - Nhận xét, chốt lời giải đúng.
Hoạt động 2 : Sửa cách dùng từ (18’)
 Bài 3 : - Gọi HS đọc bài.
 - Gv Chia nhóm 4 và hướng dẫn các nhóm làm bài.
-Nhận xét và chốt lời giải đúng.
 Nêu 2 từ bổ sung ý nghĩa cho động từ.
3. Củng cố - Dặn dò (3’) : 
- Nhắc lại nội dung bài và dặn dò .
- Nhận xét tiết học. 
- 1 em đọc.
- Trao đổi theo cặp và làm vào VBT. 3 em làm vào phiếu khổ to, trình bày bài làm.
-Lớp nhận xét, chữa bài : 
ngô đã thành cây 
 đã hót, cháu vẫn đang xa,  Mùa na sắp tàn. 
- 2 em đọc. 
- Các nhóm 4 thảo luận và làm phiếu.
- Đại diện nhóm trình bày. 
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung :
+Một nhà bác học đang làm việc 
+ Nó đọc gì thế ? ( Nó đang đọc gì thế?). 
- HS khá, giỏi đặt câu. 1 số em đọc câu. 
- Chú ý theo dõi.
 _________________________
Môn : Toán 
Bài : TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN
 I/ MỤC TIÊU : Giúp HS :
 - Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân.
 - Bước đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Phiếu khổ to, phiếu bài tập.
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1. Kiểm tra bài cũ (3’) : 
- Nêu yêu cầu kiểm tra. 
-Theo dõi, nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài (1’)
Hoạt động 1: Nhận biết tính chất  ... huyển thể của nước trong tự nhiên.
 * HS khá, giỏi biết thực hành đóng vai về nội dung bài.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : 
 * Hình trang 46, 47 SGK.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1. Kiểm tra bài cũ (4’) : 
- Nêu yêu cầu kiểm tra.
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới : Giới thiệu bài (1’) 
Hoạt động 1 : Tìm hiểu sự chuyển thể của nước trong tự nhiên (15’)
 - Hướng dẫn HS nghiên cứu câu chuyện theo câu hỏi trang 46 và kể lại câu chuyện cho bạn nghe.
 -Theo dõi, giúp đỡ 1 số em.
 - Gọi 1 số HS trả lời câu hỏi trang 46.
 Nhận xét, giảng về quá trình hình thành mây và tạo thành mưa.
 - Nêu định nghĩa về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
Hoạt động 2 : Trò chơi đóng vai Tôi là giọt nước (14’)
 - Hướng dẫn cách đóng vai (4 vai : giọt nước, hơi nước, mây trắng, mây đen, giọt mưa.).
 - Yêu cầu các nhóm trình diễn.
 - Hướng dẫn HS nhận xét và đánh giá các nhóm.
3. Củng cố - Dặn dò (3’) :
- Nhắc lại nội dung bài và dặn dò .
- Nhận xét tiết học.
- 2 em nêu 3 thể của nước và ví dụ.
- HS quan sát hình vẽ, đọc chú thích, tự trả lời 2 câu hỏi, nắm nội dung câu chuyện. 
- Hai HS trình bày với nhau về kết quả làm việc cá nhân.
- Một số HS trả lời.
- Chú ý lắng nghe.
- 2 - 3 em nhắc lại.
- Các nhóm 4 hội ý và phân vai. 
 Sau đó thảo luận về lời đối thoại của các nhân vật. 
- 1 - 2 nhóm lên trình diễn. 
-Lớp theo dõi, nhận xét và đánh giá các nhóm.
- Chú ý lắng nghe.
 ______________________________________________________
 Thứ sáu ngày 4 tháng 11 năm 2011
Môn : Tập làm văn 
Bài : MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
 I/ MỤC TIÊU :
 - Nắm được hai cách mở bài trực tiếp và gián tiếp trong bài văn kể chuyện.
 - Nhận biết được mở bài theo cách đã học ; bước đầu biết viết đoạn mở đầu theo 
 cách gián tiếp.
 * Nhận biết và phân biệt được 2 cách mở bài.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Phiếu khổ to, VBT TV / 1.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ (4’) :
 -Nêu yêu cầu kiểm tra. 
 -Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới : Giới thiệu bài (1’)
 Hoạt động 1: Hình thành kiến thức(13’) Bài 1, 2 : - Gọi HS đọc nội dung.
 - Hướng dẫn HS tìm đoạn mở đầu.
 -GV nhận xét, chốt lời giải đúng : “ Trời thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy.”
 Bài 3 : - Gọi HS đọc yêu cầu.
 - Hướng dẫn HS so sánh 2 cách mở bài.
 -Nhận xét, chốt về 2 cách mở đầu câu chuyện (rút ra ghi nhớ viết phiếu).
Hoạt động 2 : Luyện tập (18’)
 Bài 1 : - Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 - Hướng dẫn HS nhận xét các cách mở bài. ( Giúp HS yếu nhận biết và phân biệt 2 cách mở bài qua nội dung). 
 - Nhận xét, đưa đáp án . 
 a - trực tiếp. b, c - gián tiếp.
Bài 2 : - Gọi HS đọc yêu cầu bài.
-Yêu cầu HS tìm đoạn mở đầu và nêu cách mở đầu. 
-GV theo dõi, nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò (3’) : 
- Nhắc lại bài và dặn dò.
 - Nhận xét tiết học.
- 2 HS thực hành trao đổi theo nội dung bài trước.
- 2 em đọc tiếp nối.
- Lớp ĐT truyện và tìm đoạn văn mở đầu. Một số em phát biểu.
-HS chú ý theo dõi.
- 1 em đọc.
- HS suy nghĩ và so sánh. 
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- 3 - 4 em đọc lại.
- 4 em đọc.
- HS đọc nội dung, suy nghĩ, phát biểu. 
-Lớp nhận xét, chốt câu đúng.
- 1 em đọc.
- Đọc câu chuyện, suy nghĩ, phát biểu : mở bài theo cách trực tiếp.
-Lớp nhận xét.
- Chú ý theo dõi.
 ________________________
 Môn : Lịch sử 
Bài : NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG
 I/ MỤC TIÊU : Sau bài học, HS biết : 
 - Nêu những lí do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La.
 - Vài nét về công lao của Lý Công Uẩn.
 * HS yếu biết một số việc làm thể hiện sự quan tâm đến đời sống của nhân dân.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Bản đồ hành chính Việt Nam.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1. Kiểm tra bài cũ (4’) :
- Nêu yêu cầu kiểm tra.
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới : Giới thiệu bài (1’) 
 Hoạt động 1 : Lí do khiến Lý Công Uẩn dời đô về Đại La (15’)
 -GV giới thiệu đôi nét về Lý Công Uẩn.
 - GV treo bản đồ và yêu cầu HS xác định vị trí của Hoa Lư và Đại La.
 - Nêu câu hỏi :
 + Vì sao Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La ? Lý Thái Tổ suy nghĩ như thế nào mà quyết định như vậy ?
-GV nhận xét, kết luận về lí do khiến Lý Công Uẩn dời đô về Đại La và giới thiệu về tên gọi mới do Lý Thái Tổ đổi.
Hoạt động 2 : Quá trình xây dựng kinh đô Thăng Long (13’)
 -GV giới thiệu kinh đô Thăng Long ngày nay (Hà Nội) trên bản đồ.
 +Kinh đô dưới thời Lý được xây dựng như thế nào ?
 -Theo dõi, nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò (3’): 
- Yêu cầu nêu vài nét về công lao của Lý Công Uẩn.
 - Nhận xét, chốt ý và dặn dò về nhà.
 - Nhận xét tiết học.
- 2 em nêu kết quả và ý nghĩa cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược năm 981.
-HS chú ý lắng nghe.
-HS quan sát bản đồ. 2 - 3 em lên bảng thực hiện theo yêu cầu.
-HS đọc SGK , đoạn : “ Mùa xuân  màu mỡ này”. 
-Một số em trả lời. 
 -Lớp nhận xét, kết luận : 
+  vì Đại La là trung tâm đất nước, đất rộng lại bằng phẳng và màu mỡ. 
 + HS yếu nêu sự quan tâm của Lý Công Uẩn đến đời sống của nhân dân.
- Chú ý lắng nghe.
-HS quan sát.
-HS trao đổi theo cặp. 
- Một số em trả lời. 
-Lớp nhận xét, bổ sung : Thăng Long có nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa, 
- Một số em nêu : Người sáng lập vương triều Lý, có công dời đô ra Đại La 
- Chú ý lắng nghe.
 ____________________________________________
Môn : Toán 
Bài : MÉT VUÔNG
I/ MỤC TIÊU : Giúp HS : 
 - Biết mét vuông là đơn vị đo diện tích.
 - Đọc, viết được “mét vuông”, “m2”
 - Biết được 1m2 = 100 dm2. Bước đầu biết chuyển đổi từ m2 sang dm2 , cm2 .
 * Biết đọc, viết đơn vị mét vuông và nắm được 1m2 = 100 dm2.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Hình vuông cạnh 1m, bảng phụ.
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1. Kiểm tra bài cũ (4’) : 
- Nêu yêu cầu kiểm tra. 
-Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới : Giới thiệu bài (1’)
Hoạt động 1 :Giới thiệu mét vuông 12’)
 -GV giới thiệu công dụng của mét vuông
 - Gv gắn hình vuông có cạnh 1 m và giới thiệu về đơn vị mét vuông (SGK).
 - Giới thiệu cách đọc và viết mét vuông : mét vuông viết tắt là m2
 - GV hướng dẫn HS nhận biết : 
 1 m2 = 100 dm2 
Hoạt động 2 : Thực hành (20’)
Bài1 : - Gọi HS đọc yêu cầu.
 - Hướng dẫn mẫu như SGK.
 -Theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
 -Theo dõi, nhận xét.
Bài2 : Gọi HS đọc yêu cầu
 - Hướng dẫn HS làm bài. 
 -Nhận xét, chữa bài.
 Bài 3 : - Gọi HS đọc đề bài.
 - Hướng dẫn HS tóm tắt và giải bài toán.
 -Theo dõi, kèm HS yếu làm bài.
-GV thu phiếu chấm điểm
- Nhận xét bài làm của HS.
3. Củng cố - Dặn dò (3’) : 
- Hệ thống bài và dặn dò .
- Nhận xét tiết học.
- 2 em làm lại 2 câu bài 3 tiết trước về đổi đơn vị đo diện tích đã học.
-HS Chú ý lắng nghe.
- HS quan sát hình vuông, chú ý lắng nghe và nhắc lại.
-HS nhắc lại cách đọc và viết đơn vị mét vuông.
-HS quan sát hình vuông, đếm số ô vuông trong hình ( 1 ô vuông có diện tích 1 dm2) và nêu : 1 m2 = 100 dm2 ( 3 em nhắc lại)
- 1 em đọc.
-HS làm vào vở+3 em làm vào bảng phụ, trình bày. 
-Lớp nhận xét, chữa bài về cách đọc, viết số kèm đơn vị.
- Nêu yêu cầu 
- HS làm bảng con,3HS làm bảng lớp 
1 m2 = 100 dm2 400 dm2 = 4 m2 
- 1 em đọc.
- HS làm vào phiếu +.1 em làm bảng lớp. 
- Lớp nhận xét, chữa bài :
 Diện tích một viên gạch là: 
 30 x 30 = 900 (cm2)
 Diện tích căn phòng đó là :
 900 x 200 = 180 000 (cm2) 
 180 000 cm2 = 18 m2
- Chú ý lắng nghe.
 ________________________
Môn : Địa lí 
Bài : ÔN TẬP
 I/ MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS biết : 
 - Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên, thành phố Đà Lạt trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
 - Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi ;dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ.
 - Rèn kĩ năng quan sát và sử dụng bản đồ để nắm kiến thức.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, phiếu học tập.
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
1. Kiểm tra bài cũ (4’) : 
-Nêu yêu cầu kiểm tra. 
-Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới : Giới thiệu bài (1’) 
 Hoạt động 1 : Xác định vị trí của các vùng đã học (7’)
 - GV treo bản đồ Địa lí tự nhiênViệtNam - Yêu cầu HS xác định vị trí của các vùng đã học. 
-Theo dõi, nhận xét.
Hoạt động 2 : Đặc điểm thiên nhiên và hoạt động của con người ở Hoàng Liên Sơn và Tây Nguyên (14’)
 - Chia nhóm 4 và giao nhiệm vụ cho các nhóm. 
- Nhận xét, nhắc lại nội dung trên.
Hoạt động 3 : Đặc điểm địa hình vùng trung du Bắc Bộ (8’)
 - Nêu câu hỏi 3 trang 97 SGK.
- Nhận xét, hoàn thiện câu trả lời của HS.
3 .Củng cố – Dặn dò (3’) :
 - Hệ thống lại kiến thức và dặn dò về nhà.
 - Nhận xét tiết học.
- 2 em nêu vị trí, độ cao, khí hậu của Đà Lạt.
- HS quan sát. 
- Một số em lên bảng chỉ vị trí của Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên, thành phố Đà Lạt.
- Các nhóm 4 thảo luận và làm vào phiếu theo câu 2 SGK. 
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS Suy nghĩ, nhớ lại các kiến thức cũ.
- Một số em trả lời. 
-Lớp nhận xét, bổ sung: 
 + Trung du Bắc Bộ là một vùng đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau
 + Người dân đã tích cực trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm.
- Chú ý lắng nghe.
 _______________________________
 SINH HOẠT LỚP TUẦN 11
I / MỤC TIÊU:
 - Giúp HS nhận ra những ưu khuyết điểm tuần 11.
 - Cần khắc phục những khuyết điểm và phát huy những ưu điểm trong tuần qua.
 - Rèn luyện cho HS tự ý thức ,rèn luyện đạo đức tác phong,có thái độ học tập đúng đắn.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1) Đánh giá hoạt động tuần 10:
 - Yêu cầu tổ trưởng báo cáo kết quả hoạt động các thành viên trong tổ tuần 10. 
 - Lớp trưởng đánh giá, xếp loại từng tổ.
 - GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động :
 * Ưu điểm : Đa số cả lớp thực hiện đầy đủ nội quy của lớp, trường,
 * Nhược điểm : Một số em còn vi phạm các lỗi (chưa học bài, chưa làm bài tập ,nói chuyện trong lớp, )
 2) Kế hoạch tuần 11: 
 + Lập thành tích chào mừng ngày 20- 11.
 + Phấn đấu dành nhiều hoa điểm 10.
 + Tiếp tục duy trì tốt nề nếp học tập.
 +Học thuộc bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 +Sinh hoạt 15 phút đầu giờ nghiêm túc.
 + Giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ, rèn chữ viết và luyện toán, tiếp tục học nhóm để giúp đỡ nhau trong học tập, 
 + Kết hợp giáo dục nha học đường bài 2.	
 - GV nhận xét tiết sinh hoạt.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 11.doc