I/ MỤC TIÊU:
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rải ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn .
- Hiểu ND : Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
-Giáo dục học sinh xác định giá trị,tự nhận thức và đặt mục tiêu cho bản thân.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ Tranh minh hoạ ,bảng phụ viết đoạn luyện đọc.
III / HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TUẦN 12 Thứ hai ngày 7 tháng 11 năm 2011 Môn : Tập Đọc Bài: “VUA TÀU THUỶ” BẠCH THÁI BƯỞI I/ MỤC TIÊU: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rải ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn . - Hiểu ND : Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK) -Giáo dục học sinh xác định giá trị,tự nhận thức và đặt mục tiêu cho bản thân. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + Tranh minh hoạ ,bảng phụ viết đoạn luyện đọc. III / HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) -Gọi HS đọc thuộc 7 câu tục ngữ trong bài có chí thì nên +Nêu ý nghĩa của một số câu tục ngữ? -GV nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài(1’) Hoạt động 1: Luyện đọc(12’) -Gọi HS đọc bài -Bài chia 4 đoạn: + Đoạn 1 :Bưởi mồ côi.cho ăn học +Đoạn 2 : Năm 21 tuổi.nản chí.. +Đoạn 3 : Bạch Thái Bưởi Trưng Nhị. +Đoạn 4 : Chỉ trong .người cùng thời - GV chú ý chữa sai phát âm cho HS và luyện đọc từ khó. -Gọi HS đọc chú giải. -Gọi HS đọc toàn bài. -GV đọc mẫu.(chú ý toàn bài đọc chậm rãi) Hoạt động 2:Tìm hiểu bài(12’) -Gọi HS đọc đoạn 1 và 2 +Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào? +Trước khi chạy tàu thuỷ, ông đã làm những công việc gì? +Những chi tiết nào chứng tỏ ông là người có chí? -Gọi HS đọc đoạn 3và4 + Bạch Thái Bưởi mở công ty vào thời điểm nào? + Bạch Thái Bưởi đã làm gì để cạnh tranh với chủ tàu người nước ngoài? +Em hiểu thế nào là một bậc anh hùng kinh tế? +Theo em nhờ đâu Bạch Thái Bưởi thành công? + Nội dung chính của bài là gì? -GV ghi bảng nội dung bài Hoạt động 3:Luyên đọc diễn cảm(7’) -Gọi 4 HS đọc nối tiếp. + Cho HS đọc diễn cảm đoạn 1 và 2. + HS thi đọc diễn cảm. -Nhận xét ghi điểm. 3. Củng cố - Dặn dò: (2;) + Nhận xét tiết học. -3 HS đọc và trả lời. -HS nhắc lại đề. -1HS khá đọc +cả lớp đọc thầm. + HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn (3 lượt) . - HS luyện đọc từ khó. -2 HS đọc chú giải (SGK) -1 HS đọc -Lớp theo dõi. -HS đọc bài và trả lời câu hỏi. +Mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ gánh hàng rong. .. +Năm 21 tuổi ông làm thư ký cho một hãng buôn, .. +Chi tiết : có lúc mất trắng tay nhưng ông không nản chí. -2 HS đọc. cả lớp đọc thầm +Mở vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc. +Đã cho người đến các bến tàu diễn thuyết. Trên mỗi tàu ông dán dòng chữ”Người ta đi tàu ta” + Là người dành được thắng lợi to lớn,lập những thành tích phi thường, mang lại lợi ích cho quốc gia. + Nhờ ý chí, nghị lực, có chí trong kinh doanh. + Ca ngợi Bạch Thái bưởi giàu nghị lực có ý chí vươn lên đã trở thành vua tàu thuỷ. -HS đọc + 4 HS đọc. + HS luyện đọc theo cặp. + 3 HS thi đọc diễn cảm. -Lớp nhận xét. ________________________________________________ Môn :Toán Bài: NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG I/ MỤC TIÊU: + Biết cách thực hiện nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số. *HS làm được một trong hai cách. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC + Bảng phụ. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Kiểm tra bài cũ: -Gọi 2 HS lên bảng chữa bài về nhà -GV chấm một số vở. Nhận xét 2. Bài mới: Giới thiệu bài(1’) Hoạt động 1: tính và so sánh giá trị hai biểu thức(5’) -GV viết lên bảng hai biểu thức: 4 x (3+5) và 4 x 3+4 x 5. -GV yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trên. -Vậy giá trị của hai biểu thức trên như thế nào so với nhau? Hoạt động 2: Quy tắc nhân một số với một tổng(10) -GV hỏi: Vậy khi thực hiện nhân một số với một tổng chúng ta có thể làm thế nào? -GV: Gọi số đó là a, tổng là (b+c) hãy viết biểu thức a nhân với tổng (b+c). -GV nêu: Vậy ta có: a x (b+c) = a x b + a x c -Gv yêu cầu HS nêu lại quy tắc một số nhân với một tổng Hoạt động 3:Luyện tập(17) Baì 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài -GV nhận xét -Nếu a=4, b =5, c= 2 thì giá trị của hai biểu thức a x ( b + c)và a xb + a x c luôn thế nào với nhau khi thay các chữ a, b, c ? Bài 2 a( ý1);b (ý 1): Gọi HS đọc yêu cầu bài - Để tính giá trị của biểu thức theo hai cách các em áp dụng quy tắc một số nhân với một tổng. -- Trong hai cách trên, cách nào thuận tiện hơn -GV nhận xét sửa sai. Bài 3 : Gọi HS đọc yêu cầu bài -Nhận xét sửa sai. 3.Củng cố - Dặn dò: (2’) + HS nêu lại tính chất một số nhân với một tổng, một tổng nhân với một số. -Nhận xét tiết học. -2 HS lên bảng. -HS nhắc lại đề. -1 HS lên làm cả lớp làm bảng con. 4 x (3+5) =4 x8 = 32. 4 x 3 + 4 x 5= 12+20 =32 -Giá trị của hai biểu thức bằng nhau. -ta có: 4 x (3+5) = 4 x 3 +4 x 5. + Chúng ta có thể lấy số đó nhân với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại với nhau. -HS viết: a x (b + c) =a x b + a x c. + Tính giá trị rồi viết vào chỗ trống. + Biểu thức a x(b + c) và biểu thức a x b + a x c. -1 HS đọc -3 HS lên bảng +lớp làm vào vở -1 HS đọc -2HS lên bảng+lớp làm vào vở (HS làm 2 cách ). +Cách 1 thuận tiện hơn. a,C1: 36X(15+5) =36X20= 720 C2: 36x(15+5)=36x5+36+15 =540+ 180 b, =720 C1: 5 x 38+5 x 62=190+ 310 =500 C2: 5 x 38+5 x 62 =5x(38+62) =5x 100 =500 -1HS đọc:Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức (3+5) x 4= 8 x 4= 32 3 x 4+5 x 4= 12 + 20 = 32 ________________________________________________ Môn : Chính Tả Bài: NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC I / MỤC TIÊU: - Nghe - viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng đoạn văn - Làm đúng bài tập chính tả 2a. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC + Bảng phụ. III / HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ Kiểm tra bài cũ: (4’) -Gọi HS viết lại 4 câu tục ngữ -GV nhận xét. 2/ Bài mới: Giới thiệu(1’) -GV ghi đề lên bảng Hoạt động 1:Hướng dẫn viết chính tả: -Gọi HS đọc đoạn văn trong SGK. -Hỏi: Đoạn văn viết về ai? + Trong bài có những từ nào khó viết dễ sai? -Cho HS nhắc lại cách trình bày đoạn văn, tư thế ngồi viết ... +GV đọc bài cho HS viết. -Gv đọc lại bài cho HS viết +GV chấm một số vở. +GV nhận xét,và sửa sai. Hoạt động 2: Luyện tập Bài 2a:Gọi HS đọc bài 2a. -GV treo bảng phụ viết sẵn. -Yêu cầu HS thi tiếp sức, mỗi HS điền 1 từ. -GV nhận xét, kết lời giải đúng. 3. Củng cố - Dặn dò: -Nhận xét tiết học. -2 HS lên bảng viết. -Tốt gỗ hơn tốt nước sơn - Xấu người đẹp nết. -Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể. -Trăng mờ còn tỏ hơn sao -1 HS đọc. +Viết về hoạ sĩ Lê Duy Ứng. +Quệt máu, triển lãm, mĩ thuật, bảo tàng. +HS viết bảng con. -HS nhắc cách trình bày +HS viết vào vở. -HS soát lại bài. +HS trao đổi vở chấm. -1 HS đọc. + Các nhóm thi tiếp sức. +Trung Quốc, chín mươi tuổi, trái núi, chắn ngang, chê cười ,chết, cháu chắt, truyền nhau, chẳng thể, trời , trái núi. _____________________________________________________ Môn : Khoa học Bài: SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN I/ MỤC TIÊU : Sau bài học, HS biết : - Hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. - Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên : chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên. * Nắm được sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : -Hình SGK ; sơ đồ, giấy A4 ; bút chì, bút màu. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ (4’) : - Nêu yêu cầu kiểm tra. -Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới : Giới thiệu bài (1’) Hoạt động 1 : Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên (16’) - Hướng dẫn quan sát sơ đồ tuần hoàn của nước - Yêu cầu HS liệt kê các cảnh vẽ được trong hình 1 SGK. -GV theo dõi, nhận xét. -GV treo và giảng về sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. -GV Vẽ sơ đồ đơn giản lên bảng và nêu yêu cầu ở trang 48 SGK. -Nhận xét, kết luận các kiến thức về vòng tuần hoàn của nước. Hoạt động 2 : Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên (12’) - Nêu yêu cầu trang 49 SGK. -GV theo dõi, giúp đỡ 1 số em. - Yêu cầu 1 số em trình bày trước lớp. -Nhận xét, tuyên dương. 3. Củng cố - Dặn dò (2’) : - Nhắc lại nội dung bài và dặn dò về nhà. - Nhận xét tiết học. - 2 em nêu quá trình hình thành mây và tạo ra mưa. -HS quan sát hình vẽ, nêu : + Các đám mây trắng và đen. + Giọt mưa từ đám mây đen rơi xuống. - HS quan sát, lắng nghe GV giảng. - HS quan sát sơ đồ. - Một số em lên bảng chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi và ngưng tụ của nước trong tự nhiên. - HS theo dõi, nhắc lại. - Cả lớp quan sát. -HS thực hành vẽ sơ đồ (cá nhân). - Các cặp trình bày về sơ đồ đã với nhau. - Một số em trình bày. -Lớp nhận xét, bổ sung. - Chú ý lắng nghe _______________________________ Thứ ba ngày 8 tháng 11 năm 2011 Môn : Luyện từ và câu Bài : MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ - NGHỊ LỰC I/ MỤC TIÊU: - Biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ từ Hán Việt) nói về ý chí, nghị lực của con người ; bước đầu biết sắp xếp các từ Hán Việt (có tiếng chí) theo hai nhóm nghĩa (bt1); hiểu nghĩa từ nghị lực( bt2) ; điền đúng một số từ (nói về ýchí nghị lực) vào chỗ trống trong đoạn văn (BT3) ; hiểu ý nghĩa chung của một số câu tục ngữ theo chủ điểm đã học (BT4) II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + Phiếu học tập ,vở bài tập. III / HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) -Gọi HS đặt câu có tính từ. -Hỏi: Thế nào là tính từ ? Cho ví dụ. -GV nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài(1’) Hoạt động 1:Hướng dẫn làm bài tập: (30’) Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài -GV treo bảng phụ -Gọi HS lên bảng. -GV nhận xét và kết luận : - a/ chí phải, chí lí, chí thân, chí tình, chí công. - b/: ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí. Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài -Cho HS thảo luận nhóm đôi -Gọi HS trả lời - Làm việc liên tục bền bỉ là nghĩa của từ nào? + Chắc chắn, bền vững khó phá vỡ là nghĩa của từ gì? + Có tình cảm rất chân tình, sâu sắc là nghĩa của từ nào? Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài -Yêu cầu HS tự làm bài. -GV nhận xét kết từ đúng : nghị lực,nản chí, quyết tâm. Kiên nhẫn, quyết chí, nguyện vọng,. Bài 4: Gọi HS đọc -Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận ý nghĩa của 3 câu tục ngữ, -GV nhận xét chốt ý đúng 3.Củng cố - Dặn dò: (2’) -Dặn về nhà học thuộc các câu tục ngữ và các từ tìm được -GV nhận xét tiết học. -3 HS lên bảng. -Lớp nhận xét. -1 HS đọc. -1 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vở bài tập. -Lớp nhận xét -1 HS đọc -2 HS ngồi cùng bàn thảo luận +Dòng b nêu đúng nghĩa của từ nghị lực. +Là nghĩa của từ kiên trì. +Là nghĩa của từ kiên cố. +Là nghĩa của từ chí tình, chí nghĩa. (Nếu có thể cho hs đặt câu với các từ t ... 0 (trang) - Chú ý lắng nghe. ______________________________________________ Môn : Khoa học Bài : NƯỚC CẦN CHO SỰ SỐNG I/ MỤC TIÊU : Sau bài học, HS biết : - Nêu được vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt. - Có ý thức giữ sạch nguồn nước bằng các việc làm cụ thể, phù hợp. * Biết được nước có vai trò quan trọng đối với con người, động thực vật. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : -Hình trang 50, 51 SGK ; giấy khổ to. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ (5’) : - Nêu yêu cầu kiểm tra. - Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới : Giới thiệu bài (1’) Hoạt động 1 : Vai trò của nước đối với sự sống của con người, động thực vật (18’) - Yêu cầu HS đưa tranh ảnh sưu tầm. - Chia nhóm 4 và giao nhiệm vụ cho các nhóm : + Nêu vai trò của nước đối với cơ thể người. + Nêu vai trò của nước đối với động vật. + Nêu vai trò của nước đối với thực vật Nhận xét về vai trò của nước đối với sự sống của con người, động thực vật. + Con người dùng nước để ăn uống, giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng + Nước là nơi sống của các loài vật, + Nhờ có nước mà cây cối nảy mầm, phát triển, Hoạt động 2 : Vai trò của nước trong các lĩnh vực khác (10’) - Yêu cầu thảo luận nhóm đôi : + Con người còn sử dụng nước vào những việc gì khác ? - Cùng HS phân loại chúng vào các nhóm khác nhau: + Vệ sinh thân thể, nhà cửa, môi trường. + Vui chơi, giải trí. + Sản xuất nông nghiệp ; công nghiệp. - Yêu cầu HS đưa ví dụ minh hoạ . -Theo dõi, nhận xét và kết luận. 3. Củng cố-Dặn dò (2’) : - Nhắc lại nội dung bài và dặn dò . - Nhận xét tiết học. - 2 em lên bảng vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. - HS đưa tranh ảnh đã sưu tầm. - Kết hợp tranh, thảo luận nhóm 4. Đại diện nhóm trình bày. -Nhóm khác nhận xét, bổ sung . -Lớp theo dõi, nhắc lại. - HS thảo luận theo nhóm đôi. -Một số em phát biểu. -Lớp nhận xét, bổ sung. -HS Suy nghĩ, liên hệ. -Một số em phát biểu. - Chú ý lắng nghe. __________________________________________ Thứ sáu ngaỳ 11 tháng 11 năm 2011 Môn : Tập làm văn Bài : KỂ CHUYỆN (Kiểm tra viết) I/ MỤC TIÊU : - Viết được bài văn kể chuyện đúng yêu cầu đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc). - Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ ; độ dài bài viết khoảng 120 chữ (12 câu). - Biết tự lực, trung thực khi làm bài, không nhìn bài của bạn. * Viết được bài văn kể chuyện ngắn, đơn giản. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : -Đề bài, giấy kiểm tra, dàn ý bài văn kể chuyện. II/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: (2’) -Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Bài mới : Giới thiệu bài (1’) Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nắm yêu cầu của đề bài (5’) -GV gắn bảng phụ ghi vắn tắt dàn ý bài văn kể chuyện. -GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. -GV đọc và viết đề lên bảng. - Nhắc những điểm cần lưu ý khi viết. Hoạt động 2 : HS làm bài (30’) - Yêu cầu HS làm bài. -Theo dõi, gợi ý HS yếu viết bài. -Thu bài về nhà chấm. 3. Củng cố-Dặn dò (2’) : . - Nhận xét tiết học và dặn dò. - Vài em đọc lại. -HS đưa giấy kiểm tra đã chuẩn bị sẵn. -HS chú ý theo dõi đề bài. Một số em nêu đề bài đã chọn để viết. - Cả lớp theo dõi. - HS lLàm bài vào giấy kiểm tra. -HS nộp bài cho GV. -HS Chú ý lắng nghe. __________________________________________ Môn : Lịch sử Bài: CHÙA THỜI LÝ I / MỤC TIÊU: - Biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo Phật thời Lý + Nhiều vua thời Lý theo đạo Phật + Thời Lý chùa được xây dựng ở nhiều nơi. + Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh hoạ, bảng phụ. III / HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) -Gọi HS trả lời 2 câu hỏi cuối của bài trước -GV nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới: giới thiệu bài (1’). Hoạt động 1: Đạo Phật khuyên làm điều thiện tránh điều ác:(13’) -Yêu cầu HS đọc từ : Đạo Phật..thịnh đạt -Hỏi:+ Đạo Phật du nhập vào nước ta từ bao giờ và có giáo lý như thế nào? + Vì sao dân ta tiếp thu đạo Phật? -GV Chốt lại ý đúng Hoạt động 2:Chùa trong đời sống sinh hoạt của nhân dân:(12’) -GV chia nhóm 4 và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. +Chùa gắn với sinh hoạt văn hoá của dân ta như thế nào? +Những ai theo đạo phật? +Chùa thường được xây dựng ở đâu ? -Thời Lý đạo phật được coi trọng thế nào ? -GV chốt lại ý đúng. 3. Củng cố, dặn dò: (2’) + Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học. -GV nhận xét tiết học. -2 HS trả lời. 1 HS đọc. Lớp đọc thầm. -HS thảo luận để trả lời câu hỏi. + Đạo Phật du nhập vào nước ta rất sớm. . .không được đối xử tàn ác với loài vật. + Vì giáo lý của đạo Phật rất phù hợp với lối sống và cách nghĩ của dân ta nên được dân ta tiếp nhận và nghe theo. -HS thảo luận nhóm -Đại diện nhóm trình bày. -Nhóm khác nhận xét bổ sung. + Chùa là nơi tu hành của các nhà sư, là nơi tế lễ của đạo Phật, lễ Phật, hội họp vui chơi. -Nhân dân cả có nhiều vua thời Lý cũng theo đạo phật - Chùa được xây dựng rất nhiều nơi ,ở . nào cũng có chùa - Một số vua thời Lý theo đạo phật ,nhiều nhà sư giữ cương vị quan trọng trong triều đình -HS chú ý. ______________________________________________________ Môn : Toán Bài : LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU : Giúp HS : - Thực hiện được nhân với số có hai chữ số. - Vận dụng được vào giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số. * Nắm chắc cách thực hiện phép nhân với số có hai chữ số. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Bảng phụ III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ (4’) : - Nêu yêu cầu kiểm tra. - Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới : Giới thiệu bài (1’) Hoạt động 1 : Nhân với số có hai chữ số.(22’) Bài 1 : Gọi HS đọc yêu cầu bài - Hướng dẫn đặt tính và tính: x 17 86 102 136 1462 -GV theo dõi, giúp đỡ HS còn chậm. Bài 2 : Gọi HS đọc yêu cầu bài - Hướng dẫn HS làm bài. - Nhận xét, sửa sai.. Hoạt động 2 : Giải bài toán (11’) Bài3 : - Gọi HS đọc đề. -GV hướng dẫn phân tích bài toán để nắm cách giải. -Theo dõi, nhận xét, chữa bài. -GV thu một số bài chấm điểm. Bài 4: (Hướng dẫn về nhà) 3. Củng cố - Dặn dò (2’) : - Nhắc lại nội dung bài và dặn dò . - Nhận xét tiết học. - 2 em làm lại 2 câu bài 1 tiết trước về nhân với hai chữ số. - 1HS nêu yêu cầu. -HS làm bảng con, 2 HS làm bảng lớp . - 1 HS nêu yêu cầu - Kẻ bảng và làm vào vở. - 2 em lên bảng làm bài. m 3 30 m x 78 3 x 78 = 234 30 x 78 = 2340 - 1 em đọc. -HS Phân tích bài toán. -HS làm bài vào vở. - 1 em làm bảng -Lớp nhận xét, nêu lời giải đúng. Trong một giờ tim người đó đập số lần là : 75 x 60 = 4500 (lần) Trong 24 giờ tim người đó đập số lần là : 4500 x 24 = 108 000 (lần). - Cả lớp lắng nghe. _____________________________ Môn : Địa lí Bài : ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ I/ MỤC TIÊU : Sau bài học, HS biết : - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, sông ngòi của đồng bằng BắcBộ - Nhận biết được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ (lược đồ). - Chỉ một số sông chính trên bản đồ (lược đồ) : sông Hồng, sông Thái Bình. - Rèn kĩ năng quan sát, sử dụng bản đồ (lược đồ). * HS khá, giỏi : Nêu tác dụng của hệ thông đê ở đồng bằng Bắc Bộ. * HS yếu : Chỉ được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ và một số sông chính trên bản đồ (lược đồ. II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : -Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, tranh ảnh SGK. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ :( 4’) -Gọi HS ytar lời cấu hỏi -GV nhận xét ghi điểm 2. Bài mới : Giới thiệu bài (1’) Hoạt động 1 : Đặc điểm địa hình (12’) -GV Chỉ vị trí đồng bằng Bắc Bộ (bản đồ). - Yêu cầu HS tìm vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên lược đồ. - GV giới thiệu về hình dạng của đồng bằng Bắc Bộ. - Yêu cầu thảo luận nhóm đôi: + Đồng bằng Bắc Bộ do những phù sa nào bồi đắp nên ? + Đồng bằng có diện tích lớn thứ mấy trong các đồng bằng của nước ta ? + Địa hình đồng bằng có đặc điểm gì ? -Nhận xét, kết luận đặc điểm về địa hình của đồng bằng Bắc Bộ. Hoạt động 2 : Đặc điểm về sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ (18’) - Yêu cầu HS tìm và chỉ vị trí các sông trên bản đồ. - Chỉ trên bản đồ vị trí và mô tả sơ lược về sông Hồng và sông Thái Bình. - Yêu cầu thảo luận nhóm 4: + Mùa mưa ở đây trùng với mùa nào ? + Mùa mưa, nước sông ở đây thế nào ? + Người dân đắp đê để làm gì ? + Hệ thống đê ở đây có đặc điểm gì ? - Nhận xét , chốt nội dung. 3. Củng cố - Dặn dò (3’) : - Nhắc lại nội dung bài và liên hệ. - Nhận xét tiết học. -2HS trả lời :Những biện pháp bảo vệ rừng. -HS quan sát. - HS dựa vào kí hiệu để tìm. - Một số em chỉ trên lược đồ SGK và bản đồ. -HS chú ý theo dõi. -HS đọc kênh chữ SGK+ Và thảo luận nhóm đôi. -Một số em trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung : + do sông Hồng, sông Thái Bình + thứ hai sau đồng bằng Nam Bộ. + có địa hình thấp, bằng phẳng, - Theo dõi, nhắc lại. - Một số em thực hiện. -Lớp theo dõi, nhận xét. -HS quan sát bản đồ và chú ý lắng nghe. - HS thảo luận nhóm 4. Một số em nêu : + Mùa mưa trùng với mùa hạ. + Nước sông dâng cao gây ngập lụt. + ngăn lũ lụt (Khá, giỏi). + đắp cao, vững chắc (ảnh SGK) - Chú ý lắng nghe. ______________________________________________ SINH HOẠT LỚP TUẦN 12 I / MỤC TIÊU: - Giúp HS nhận ra những ưu khuyết điểm tuần 11. - Cần khắc phục những khuyết điểm và phát huy những ưu điểm trong tuần qua. - Rèn luyện cho HS tự ý thức ,rèn luyện đạo đức tác phong,có thái độ học tập đúng đắn. II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1) Đánh giá hoạt động tuần 11: - Yêu cầu tổ trưởng báo cáo kết quả hoạt động các thành viên trong tổ tuần 11. - Lớp trưởng đánh giá, xếp loại từng tổ. - GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động : * Ưu điểm : Đa số cả lớp thực hiện đầy đủ nội quy của lớp, trường, * Nhược điểm : Một số em còn vi phạm các lỗi (chưa học bài, chưa làm bài tập ,nói chuyện trong lớp, ) 2) Kế hoạch tuần 12: + Lập thành tích chào mừng ngày 20- 11. + Phấn đấu dành nhiều hoa điểm 10 để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. + Tiếp tục duy trì tốt nề nếp học tập. +Thực hiện chương trình tuần 12. +Học thuộc bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. +Sinh hoạt 15 phút đầu giờ nghiêm túc. +Tham gia làm báo tường. +Nhắc nhở ,động viên HS đống góp các khoản tiền. +Nuôi heo đất. - GV nhận xét tiết sinh hoạt.
Tài liệu đính kèm: