Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 19 năm 2009

Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 19 năm 2009

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Hiểu các từ ngữ mới trong bài : Cẩu Khây , tinh thông , yêu tinh .Hiểu ND truyện:Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành của bốn anh em Cẩu Khây .

2. Kĩ năng: Đọc đúng các từ ngữ ,câu , đoạn ,bài . Đọc liền mạch các tên riêng Nắm Tay Đóng Cọc , Lấy Tai Tát Nước , Móng Tay Đục Máng - Đọc diễn cảm toàn bài với giọng kể khá nhanh.

3. Thái độ: GD HS có ý thức làm việc, học tập tích cực.

II. Đồ dùng dạy – học :

 

doc 89 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1029Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 19 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19: ( Từ ngày 11/ 1 đến 15/ 1/ 2010) 
Thứ hai ngày 11 tháng 1 năm 2010
Tập đọc:
 Bốn anh tài
 ( Truyện cổ DT Tày)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu các từ ngữ mới trong bài : Cẩu Khây , tinh thông , yêu tinh .Hiểu ND truyện:Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành của bốn anh em Cẩu Khây .
2. Kĩ năng: Đọc đúng các từ ngữ ,câu , đoạn ,bài . Đọc liền mạch các tên riêng Nắm tay Đóng cọc , Lấy Tai Tát Nước , Móng Tay Đục Máng - Đọc diễn cảm toàn bài với giọng kể khá nhanh.
3. Thái độ: GD HS có ý thức làm việc, học tập tích cực.
II. Đồ dùng dạy – học :
GV: Tranh minh hoạ bài đọc SGK
HS: SGK
III- Các hoạt động dạy học :
1. ổn định tổ chức:(1P)- Hát, KT sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (2P)
GV: Kiểm tra sách vở của HS
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: G.thiệu bài(Tranh SGK)
Hoạt động 2: Luyện đọc.
HS: 1 Hs khá đọc. Lớp theo dõi.
GV: HD chia đoạn?
1P
10P
- Bài chia 5 đoạn:
+ Đ1:Từ đầu...tinh thông võ nghệ.
+ Đ2: Hồi ấy.. diệt trừ yêu tinh
+ Đ3:Đến một cánh đồng...diệt trừ yêu tinh
+ Đ.4: Đến một vùng... lên đường
+ Đ.5: Đi được ít lâu... đi theo
HS: Đọc nối tiếp đoạn (3 lần)
+ Lần 1: Đọc kết hợp sửa phát âm.
+ Lần 2: Đọc và giải nghĩa từ.
+ Lần 3: Đọc diễn cảm
HS: Đọc theo N.5, 2 Nhóm đọc trước lớp 
GV: Đọc toàn bài.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm , đọc lướt , đọc thành tiếng từng đoạn , 6 dòng truyện :
CH: Sức khoẻ và tài năng của cẩu Khây có gì đặc biệt ?
GV: Giảng từ: tinh thông
HS: Đọc thầm đoạn 2 - Trả lời câu hỏi
CH: Có truyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây ?
GV: Giảng từ: yêu tinh(SGK)
CH: Thương dân bản Cẩu Khây đã làm gì?
HS: Đọc thầm đoạn còn lại - Trả lời câu hỏi
CH: Cẩu Khây lên đường đi trừ diệt yêu tinh cùng những ai ?
CH: Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì ?
 HS : Đọc lướt toàn truyện 
 HS: Nêu nội dung bài 
Hoạt động 4: Đọc diễn cảm :
HS: 5 HS đọc nối tiếp đoạn, lớp nx cách đọc
GV: HD HS cả lớp luyện đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm một đoạn 1+2 trong bài.
HS: 1 HS đọc, lớp nhận xét
HS : Luyện đọc theo cặp . Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp
GV: Sửa sai, uốn nắn .
10P
8P
+ SK: Cẩu Khây nhỏ người nhưng ăn một lúc hết 9 chõ xôi, mười tuổi sức đã bằng trai 18.
+ Tài năng: 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ, có lòng thương dân, có chí lớn – quyết diệt trừ cái ác.
+ Yêu tinh xuất hiện, bắt người và xúc vật khiến làng bản tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót.
- Cẩu Khây quyết chí lên đường diệt trừ yêu tinh
+ Cùng ba người bạn : Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước và Móng Tay Đục Máng .
+ Nắm Tay Đóng Cọc có thể dùng tay làm vồ đóng cọc. Lấy Tai Tát Nước có thể dùng tai để tát nước. Móng Tay Đục Máng có thể đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng.
+ ND: Truyện ca ngợi sức khoẻ, tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa, cứu dân làng của bốn anh em Cẩu Khây.
 4 . Củng cố: (2P)
CH: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?(Sức khoẻ và tài năng của cẩu Khây ...)
GV: Hệ thống ND bài 
 5. Dặn dò :(1P)
 - VN kể lại câu truyện cho người thân - CB bài sau.
 ...........................................................................................................
Toán: Tiết 91
Ki - lô - mét vuông .
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Giúp HS :Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích ki – lô - mét vuông .
2. Kĩ năng: Đọc đúng , viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki – lô - mét vuông . Biết 1km2 = 1 000 000m2 và ngược lại . Giải được một số bài toán có liên quan đến các đơn vị đo diện tích .cm2 , dm2, m2 , km2 .
3. Thái độ: GD HS yêu thích môn học
II . Đồ dùng dạy học : 
GV: Tranh vẽ một thành phố , một khu rừng hay một vùng biển,PBT. 1
HS: SGK
III . Các hoạt động dạy - học :
1. ổn định tổ chức:(1P)- Hát, KT sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (2P)
GV: Kiểm tra sách vở của HS
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài .
Hoạt động 2: Giới thiệu Ki – lô -mét vuông :
1P
10P
GV: Nêu vấn đề : để đo diện tích lớn như một thành phố , một khu rừng hay một vùng biển người ta thường dùng đơn vị đo : ki- lô - mét vuông.
HS: Quan sát tranh vẽ một thành phố , một khu rừng hay một vùng biển và hình dung 1 ki –lô -mét vuông
GV: Giới thiệu cho HS biết : Ki- lô - mét vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh 1km.
Hướng dẫn HS đọc ,viết 
CH: 1 km2 bằng bao nhiêu m2? 
Hoạt động 3: Luyện tập 
GV: Chia nhóm - Phát phiếu
HS: Làm bài nhóm 4- Đại diện trưng bài
18P
- Ki –lô - mét vuông viết tắt là km2 , đọc là ki –lô -mét vuông .
* 1km2 = 1 000 000m2
Bài 1(100): Viết số thích hợp vào ô trống 
Đọc
Viết
Chín trăm hai mươi mốt ki- lô- mét vuông
921km2
GV: Chữa bài 
HS: Nêu yêu cầu
GV: HD làm bài
HS: Làm bài vào vở ,3 HS lên bảng làm 
GV: Chữa bài 
HS: Đọc đề toán 
GV: Gợi ý
HS : Tóm tắt và giải vào vở.1HS chữa bài
GV: Chấm ,chữa 
HS: Nêu yêu cầu, nêu miệng kết quả
GV: Nhận xét , chữa bài
Hai nghìn ki- lô- mét vuông
2000k2
Năm trăm linh chín ki- lô-mét vuông
509 km2
Ba trăm hai mươi nghìn ki- lô- mét vuông
320 000
km2
Bài 2(100)
1km2 = 1000 000 m2 1m2 = 100 dm2 
1000 000m2 = 1km2 5km2 = 5000 000m2
 32m2 49 dm2 = 3249dm2 
 2000 000m2 = 2km2 
Bài 3 (100): ( HS K-G)
Bài giải :
Diện tích của khu rừng hình chữ nhật là :
 3 x 2 = 6 ( km2 )
 Đáp số : 6 km2 
Bài 4(100) 
a)Diện tích phòng học là 40 m2
b)Diện tích nước Việt Nam là 330 990 km2
4. Củng cố:(2P)
GV: Hệ thống nội dung bài .
5. Dặn dò:(1P) - VN học bài- Chuẩn bị bài Luyện tập 
 ..................................................................................................
Khoa học Tiết 37
Tại sao có gió
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu: Ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền ,ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển là do sự chênh lệch về nhiệt độ.
2. Kĩ năng: Làm TN để phát hiện ra không khí chuyển động tạo thành gió. Giải thích được tại sao có gió.
3.Thái độ: GD HS thấy được tác dụng của gió trong thiên nhiên 
II- Đồ dùng dạy học:
GV: Chong chóng (HĐ1); Đồ dùng thí nghiệm (HĐ2); 
HS: SGK
III- Hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức:( 1P) - Hát 
2. Kiểm tra bài cũ:(2P)
GV: Kiểm tra sách vở của HS
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài .
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
GV: Nêu nhiệm vụ:Trong quá trình 
chơi: tìm hiểu xem:
+ Khi nào chong chóng không quay?
+ Khi nào chong chóng quay?
+ Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm?
HS: Ra chơi ngoài sân theo nhóm. Trao đổi trong nhóm để trả lời câu hỏi.Đại diện các nhóm báo cáo.
GV: Kết luận
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
GV: HD HS làm thí nghiệm(sgk-74)
HS: Các nhóm làm thí nghiệm và thảo luận trong theo các câu hỏi gợi ý trong SGK. Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm.
GV: Kết luận
Hoạt động 4: Làm việc theo cặp
GV: Giao nhiệm vụ cho các cặp
HS: Hoạt động nhóm 2: QS và đọc thông tin ở mục bạn cần biết trang 75 SGK - trả lời câu hỏi
CH: Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ngược lại?
HS: Trình bày trước lớp.
GV: Kết luận
1P
10P
10P
8P
* KL: Khi ta chạy, không khí xung quanh ta chuyển động, tạo ra gió. Gió thổi làm chong chóng quay. Gió thổi mạnh làm chong chóng quay nhanh. Gió thỏi yếu làm chong chóng quay chậm. không có gió tác động thì chong chóng không qua 
* KL: Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí. Không khí chuyển động tạo thành gió. 
* KL:Sự chênh lệch nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền đã làm cho chiều gió thay đổi giữa ngày và đêm
4 . Củng cố:(2P) 
 HS: Giải thích tại sao có gió?
GV: Hệ thống ND bài
5. Dặn dò:(1P) - VN học bài và chuẩn bị bài sau. 
 .........................................................................................................
Lịch sử : Tiết 19
Nước ta cuối thời Trần
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: HS biết: Các biểu hiện suy yéu của nhà Trần vào giữa thế kỉ XV .Vì sao nhà Hồ thay nhà Trần.
2. Kĩ năng: Kể được một số cải ách của nhà Hồ; NGuyên nhân dẫn tới cuộc kháng chiến chống quân Minh
3. Thái độ: GD HS ý thức bảo vệ đất nước.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: Phiếu học tập (HĐ1)
HS: SGK
III. Các HĐ dạy - học:
 1. ổn định tổ chức:(1P)- Hát
 2. Kiểm tra bài cũ:(2P)
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài .
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
GV: Chia nhóm, phát phiếu, giao việc.
HS: Đọc thông tin (T42 - 43)- TL nhóm 4- Đại diện nhóm báo cáo
CH: Vua quan nhàTrần sống như thế nào?
CH: Những kẻ có quyền đối xử với ND như thế nào?
CH: Cuộc sống của ND như thế nào?
CH: Thái độ phản ứng của ND với triều đình ra sao?
HS: Nêu
CH: Nguy cơ giặc ngoại xâm như thế nào? 
CH: Tình hình nước ta cuối thời Trần như thế nào? 
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
HS: Đọc thông tin (T42 - 43), trả lời
CH: Hồ Quý Ly là người NTN?
CH: Ông đã làm gì?
CH: Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Ly có hợp lòng dân không? Vì sao?
CH: Nêu những cải cách của nhà Hồ?
CH: Do đâu mà nhà Hồ không chống nổi quân Minh XL
GV: Kết luận: 
HS: Vài HS nhắc lại
1P
15P
(5P)
13P
- ...ăn chơi xa đọa...
- ... vơ vét của dân để làm giàu.
- Cuộc sống của nhân dân càng thêm cơ cực.
- Nông dân, nô tì đã nổi dậy đấu tranh.
- Là người có tài.
- Truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ...
- ... hợp lòng dân, vì cuối thời Trần chỉ ăn chơi sa đọa, làm cho đất nước ngày càng xấu đi. Hồ Quý Ly đã có anhiều cải cách tiến bộ.
- Thay người tài giỏi, thường xuyên thăm hỏi dân... chữa bệnh cho dân.
- Hồ Quý Ly không đoàn kết được toàn dân để tiến hành kháng chiến mà chỉ dựa vào quân đội nên đã thất bại.
Kết luận: Từ TK XIV, nhà Trần
bước vào thời kì suy yếu. Vua quan không quan tâm tới dân. Dân oán giận nổi dậy khởi nghĩa
 Năm 1400. Hồ Quý Ly lên ngôi không chống nổi quân XL, nhà Hồ sụp đổ. Đất nước ta bị nhà Minh đô hộ.
4. Củng cố:(1P)
CH: Tình hình nước ta cuối thời Trần NTN? 
GV: Hệ thống ND bài
 5. Dặn dò:(1P) - Dặn HS ôn bài. CB bài 16 
* Tự rút kinh nghiệm sau ngày dạy:
...............................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................. ... à trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1:Giới thiệu bài( tranh)
1P
Hoạt động 2: Luyện đọc.
10P
HS: 1 em đọc bài - Chia đoạn:
GV: HD cách đọc
- 3đoạn: 
+Đ1: Từ đầu... ta trọng thưởng.
+Đ2: Tiếp ...đứt giải rút ạ. 
+ Đ3: Phần còn lại.
HS: Đọc nối tiếp : 2 lần
+ Đọc nối tiếp lần 1: Kết hợp sửa phát âm:
+ Đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
HS: Luyện đọc theo nhóm 3- Đại diện 1 nhóm đọc
GV:Nhận xét đọc đúng và đọc mẫu
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài.
10P
HS: Đọc thầm toàn bài, trao đổi TL 
CH: Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười ở đâu?
- ..ở xung quanh cậu: nhà vua quên lau miệng, bên mép vẫn dính 1 hạt cơm. Quả táo cắn dở đang căng phồng trong túi áo của quan coi vườn ngự uyển. Cậu bé đứng 
CH: Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn như thế nào?
lom khom vì bị đứt dải rút quần. .
- Tiếng cười như có phép mầu làm mọi gương mặt đều rạng rỡ, tươi tỉnh, hoa nở, chim hót, những tia nắng mặt trời nhảy múa, sỏi đá reo vang dưới những bánh xe.
HS: Nêu nội dung bài (bảng phụ)
ND: Tiếng cười như một phép mầu làm cho cuộc sống ở vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi.Câu chuyện nói lên sự cần thiết của tiếng 
cười với cuộc sống của chúng ta.
Hoạt động 4: Đọc diễn cảm:
8P
HS: 4 HS đọc 4 vai: Đọc truyện theo phân vai:
- Người dẫn truyện, nhà vua, thị vệ.
CH: Nêu cách đọc bài?
- Toàn bài đọc vui, háo hức, bất ngờ. Thay đổi giọng phù hợp với nội dung .Cậu bé: hồn nhiên. Nhà vua : dỗ dành.
Nhấn giọng: háo hức, phi thường, trái đào, ngọt ngào, chuyện buồn cười, trọng thưởng, quên lau miệng, giật mình, bụm miệng, quả táo cắn dở, căng phồng, lom khom, 
GV: Treo bảng phụ - HD Luyện đọc diễn cảm đoạn 3:
HS: 1 HS đọc và nêu cách đọc đoạn 3. HS luyện đọc : N2. Thi đọc: Cá nhân, nhóm.
GV: Nhận xét, khen HS đọc tốt.
4. Củng cố:(2P)
GV: Hệ thống nội dung bài. 
5. Dặn dò:)1P) 
Về nhà đọc bài và chuẩn bị bài Con chim chiền chiện
Quan điểm giao tiếp sử dụng trong bài Tập đọc: Vương quốc vắng nụ cười được thể hiện rõ nhất trong phần tìm hiểu bài. Khi giáo viên đặt câu hỏi để học sinh trả lời được câu hỏi đó. Học sinh phải tư duy suy nghĩ lựa chọn vốn từ ngữ của mình tạo lập 
lời nói sắp xếp thành câu để trả lời
Họ và tên: Hoàng Thị Đoàn
Lớp: CĐTHB - K6( VL- VH)
Kế hoạch bài Dạy môn Tập đọc ở Tiểu học
Tập đọc lớp4
Chú đất nung
 (Theo Nguyễn Kiên)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu từ ngữ: Kị sĩ, tía son, đoảng, đống rấm, hòn dấm. Hiểu nội dung câu chuyện: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.
2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Đọc diễn cảm toàn bài, phân biệt lời nhân vật ( chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất).
3. Thái độ: GD HS biết rèn luyện , không sợ gian khổ khó khăn để làm người có ích.
II. Đồ dùng dạy học.
GV: Tranh (SGK) - Bảng phụ HD luyện đọc
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức:(1P) - Hát - KT sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
HS: Đọc bài : Văn hay chữ tốt. CBQ quyết chí luyện viết chữ như thế nào? 9 sau khi hiểu chữ xấu rất có hại Cao Bá quát đã dốc sức rèn luyện, trở thành người nổi danh văn hay chữ tốt.)
GV: Nhận xét, ghi điểm.
 3 . Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1:Giới thiệu bài:( tranh)
GV: Gt chủ điểm vả bài học
Hoạt động 2: Luyện đọc.
HS: 1em đọc bài, lớp theo dõi và chia đoạn 
1P
10P
- 3 đoạn: + Đ1: Từ đầu...đi chăn trâu.
 + Đ2: tiếp...lọ thuỷ tinh.
 + Đ3 : còn lại.
GV: HD cách đọc: đọc đúng những câu hỏi, câu cảm trong bài, nghỉ hơi đúng tự nhiên trong các câu văn : Chắt còn một đồ chơi nữa là chú bé bằng đất/ em nặn lúc đi chăn trâu; Chú bé Đất ngạc nhiên/ hỏi lại:
HS: Đọc nối tiếp theo đoạn (3 lượt)
GV: Theo dõi kết hợp sửa lỗi phát âm, giải nghĩa từ chú giải
HS:Đọc theo cặp, 2 cặp đọc trước lớp
GV: Đọc toàn bài.
HS:Theo dõi
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài.
10P
HS: Đọc đoạn 1, trả lời:
CH: Cu Chắt có những đồ chơi nào? Chúng khác nhau như thế nào?
GV: Giảng từ: kị sĩ(SGK)
-... Đồ chơi là một chàng kị sĩ cưỡi ngựa rất bảnh, một nàng công chúa ngồi trong lầu son, một chú bé bằng đất.
- Chàng kị sĩ, nàng công chúa được nặn từ bột, màu sắc sặc sỡ, trông rất đẹp. Chú bé Đất cu Chắt tự nặn lấy từ đất sét, là một hòn đất mộc mạc có hình người. 
HS: Nêu ý chính đoạn 1?
ý1: G.thiệu các đồ chơi của cu Chắt
HS: Đọc thầm đ2, trả lời;
CH: Cu Chắt để đồ chơi của mình vào đâu?
- Vào nắp cái tráp hỏng.
CH: Những đồ chơi của cu Chắt làm quen với nhau như thế nào?
- Họ làm quen với nhau nhưng cu Đất đã làm bẩn quần áo đẹp của chàng kị sĩ và nàng công chúa nên cậu ta bị cu Chắt không cho họ chơi với nhau nữa. 
HS: Nêu ý đoạn 2?
ý2: Cuộc làm quen giữa cu Đất và hai người bột. 
HS: Đọc thầm đoạn còn lại, trả lời:
CH: Vì sao chú bé Đất lại ra đi?
- Chơi một mình chú cảm thấy buồn và nhớ quê.
CH: Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?
GV: Giảng từ: hòn rấm(SGK)
- Chú bé Đất đi ra cánh đồng. Mới đến chái bếp gặp trời mưa, chú ngấm nước và bị rét. Chú bèn chui vào bếp sưởi ấm.Lúc đầu thấy khoan khoái, lúc sau nóng rát chân tay chú lùi lại. Chú gặp ông hòn Rấm. 
CH: Ông Hòn Rấm nói thế nào khi thấy chú lùi lại?
- Ông chê chú nhát.
CH: Vì sao chú bé quyết định trở thành Đất Nung?
- Vì chú sợ bị ông Hòn Rấm chê là nhát.
- Vì chú muốn được xông pha làm nhiều việc có ích.
CH: Theo em 2 ý kiến trên ý kiến nào đúng? Vì sao?
HS: Thảo luận:
- ý kiến 2 đúng.
CH: Chi tiết " nung trong lửa" tượng trưng cho điều gì?
- Phải rèn luyện trong thử thách , con người mới trở thành cứng rắn hữu ích.
- Vượt qua được thử thách, khó khăn, con người mới mạnh mẽ, cứng cỏi.
- Lửa thử vàng gian nan thử sức, được tôi luyện trong gian nan, con người mới vững vàng dũng cảm...
CH: Đoạn 3 nói lên điều gì?
ý3: Chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung.
CH: Câu chuyện nói lên điều gì?
*Nội dung: Ca ngợi chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.
Hoạt động 4: Đọc diễn cảm.
HS: 4 HS đọc phân vai toàn truyện:
8P
- 4 vai: dẫn truyện, chú bé Đất, chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm.
CH: Nhận xét cách đọc?
- Toàn bài đọc diễn cảm, giọng hồn nhiên; nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm: rất bảnh, thật đoảng, bẩn hết, ấm, khoan khoái, nóng rát, lùi lại, nhát thế, dám xông pha, nung thì nung.
Phân biệt lời nv: Lời người kể với lời các nv; chàng kị sĩ kênh kiệu ; ông Hòn Rấm: vui, ôn tồn; Chú bé Đất: từ ngạc nhiên sang mạnh dạn, táo bạo, đáng yêu- thể hiện câu: Nào, nung thì nung.
GV: Treo bảng phụ - Luyện đọc đoạn: Ông Hòn Rấm cười bảo:...hết bài.
HS: 1 Hs đoc, nx nêu cách đọc
HS: Thi đọc:Cá nhân đọc,các nhóm đọc(phân vai)
GV: NX, khen nhóm đọc tốt, ghi điểm
4. Củng cố:(2P)
CH: Câu chuyện Chú Đất Nung nói lên điều gì?( Chú bé Đất can đảm,... trong lửa đỏ)
GV: Hệ thống ND bài
 5. dặn dò: (1P)	 
- VN luyện đọc cho tốt, chuẩn bị phần 2 của truyện
*Quan điểm giao tiếp sử dụng trong bài Tập đọc: Chú Đất Nung được thể hiện rõ nhất trong phần tìm hiểu bài. Khi giáo viên đặt câu hỏi để học sinh trả lời được câu hỏi đó. Học sinh phải tư duy suy nghĩ lựa chọn vốn từ ngữ của mình tạo lập 
lời nói sắp xếp thành câu để trả lời
Vương quốc vắng nụ cười.
 ( Theo Trần Đức Tiến)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ trong bài. Hiểu nội dung truyện: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.
2. Kĩ năng: Đọc lưu loát bài văn, đọc diễn cảm giọng chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự buồn chán, âu sầu của vương quốc nọ vì thiếu tiếng cười. Đoạn cuối đọc nhanh hơn, háo hức, hi vọng. Đọc phân biệt lời nhân vật.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Tranh minh hoạ bài đọc sgk/132
HS: SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1P) Hát – KT sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (2P)
HS: Đọc bài : Con chuồn chuồn nước và trả lời câu hỏi nội dung?
GV: Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu chủ điểm và giới thiệu bài.( tranh SGK)
Hoạt động 2: Luyện đọc 
GV: Hướng dẫn đọc
HS: 1 hs khá đọc toàn bài - Chia đoạn.
HS: Đọc nối tiếp đoạn.
GV: Nghe, sửa lỗi phát âm, kết hợp giải nghĩa từ.
HS: Đọc bài theo nhóm, 2 nhóm đọc trước lớp.
2P
10P
- 3đoạn: 
+ Đ1: Từ đầu... về cười cợt. 
+ Đ2: Tiếp ... học không vào. + Đ3: Phần còn lại.
GV: Đọc mẫu toàn bài.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài.
10P
HS: Đọc thầm đoạn 1, gạch chân dưới những chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn.
- ...mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn, gương mặt mọi người rầu rĩ héo hon, ngay tại kinh 
đô cũng chỉ nghe thấy tiếng ngựa hí, , tiếng gió thở dài trên những mái nhà.
CH: Vì sao cuộc sống ở nơi đó buồn chán như vậy?
CH: Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình?
- Vì cư dân ở đó không ai biết cười.
- Nhà vua cử một viên đại thần đi du học nước ngoài chuyên về môn cười.
CH: Đoạn 1 cho biết điều gì?
 ý 1: Cuộc sống ở vương quốc nọ vô cùng buồn chán vì thiếu tiếng cười.
HS: Đọc thầm phần còn lại trả lời:
CH: Kết quả của viên đại thần đi du học?
- sau 1 năm viên đại thần về xin chịu tội vì gắng hết sức mà không học vào...không khí triều đình ảo não.
CH: Điều gì xảy ra ở cuối đoạn này?
- Thị vệ bắt được 1 kẻ đang cười sằng sặc ở ngoài đường.
CH: Thái độ của nhà vua thế nào khi nghe tin đó?
- Nhà vua phấn khởi ra lệnh dẫn người đó vào.
CH: Tìm ý chính đ2,3?
ý 2: Nhà vua cử người đi du học bị thất bại và hy vọng mới của triều đình.
CH: Phần đầu câu chuyện nói lên điều gì?
ND: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.
Hoạt động 4: Đọc diễn cảm.
7P
HS: Đọc truyện theo hình thức phân vai 
- Nêu cách đọc bài.
- 4 vai: dẫn truyện, nhà vua, đại thần, thị vệ.
- Toàn bài đọc chậm, đoạn cuối nhanh hơn, háo hức, hy vọng. Giọng viên đại thần: ảo não, thị vệ: hớt hải, vui mừng. Nhà vua : phấn khởi.
Nhấn giọng: buồn chán kinh khủng, không muốn dậy, không muốn hót, chưa nở đã tàn, ngựa hí, sỏi đá lạo xạo, gió thở dài, hồi hộp, thất vọng, rập đầu, tâu lạy,...
GV: Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 2,3.
HS: Đọc theo nhóm. Thi đọc
GV: Cùng hs nx, khen hs đọc tốt
4. Củng cố:(2P) 
CH: Phần đầu câu chuyện nói lên điều gì? (Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.)
GV: Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:(1P) - Về nhà đọc bài và chuẩn bị bài 64.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 19.doc