Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 19 năm 2011

Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 19 năm 2011

I.Mục tiêu

- Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.

- Bước đầu biết cư sử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ

- Biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động.

- Biết bày tỏ sự kính trọng, và biết ơn đối với những người lao động.

- Giáo dục cho học sinh kĩ năng tôn trọng giá trị sức lao động; kĩ năng thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động.

II.Đồ dùng dạy học

 -SGK Đạo đức 4.

 -Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai.

 

doc 73 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 488Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 19 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19 Thứ 2 ngày 3 tháng 1 năm 2011
ĐẠO ĐỨC KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG(tiết 1)
I.Mục tiêu
- Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.
- Bước đầu biết cư sử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ 
- Biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động.
- Biết bày tỏ sự kính trọng, và biết ơn đối với những người lao động.
- Giáo dục cho học sinh kĩ năng tôn trọng giá trị sức lao động; kĩ năng thể hiện sự tôn trọng, lễ phép với người lao động.
II.Đồ dùng dạy học
 -SGK Đạo đức 4.
 -Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai.
III.Các hoạt động dạy học
1.Bài cũ
H.Nêu giá trị của lao động?
H.Tìm câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về ý nghĩa, tác dụng của lao động.
-GV ghi điểm.
2.Bài mới
HĐ1.Giới thiệu bài
HĐ2.Thảo luận Truyện: Buổi học đầu tiên GV kể chuyện: “Buổi học đầu tiên”
H.Vì sao một số bạn trong lớp lại cười khi nghe bạn Hà giới thiệu về nghèâ nghiệp bố mẹ mình?
H.Nếu em là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó?
GV kết luận:Cần phải kính trọng mọi người lao động, dù là những người lao động bình thường nhất.
HĐ3.Thảo luận theo nhóm đôi BT 1
H. Những người sau đây, ai là người lao động? Vì sao?
a. Nông dân b. Bác sĩ
c. Người giúp việc trong (nhà) gia đình
d. Lái xe ôm đ. Giám đốc công ty
e. Nhà khoa học g. Người đạp xích lô
h. Giáo viên i. Người buôn bán ma túy
k. Kẻ trộm l. Người ăn xin
m. Kĩ sư tin học n. Nhà văn, nhà thơ
GV kết luận
HĐ4.Thảo luận nhóm (BT2)
-GV chia 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về 1 tranh.
H. Em hãy cho biết những công việc của người lao động dưới đây đem lại lợi ích gì cho xã hội ?
Nhóm 1 :Tranh 1 Nhóm 2 : Tranh 2
Nhóm 3 : Tranh 3 Nhóm 4 : Tranh 4
Nhóm 5 : Tranh 5 Nhóm 6 : Tranh 6
-GV ghi lại trên bảng theo 3 cột
GV kết luận:Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
HĐ5.Làm việc cá nhân (BT3) 
H.Những hành động, việc làm nào dưới đây thể hiện sự kính trọng và biết ơn người lao động ? a. Chào hỏi lễ phép
b. Nói trống không
c. Giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi.
d. Dùng hai tay khi đưa hoặc nhận vật gì
đ. Học tập gương những người lao động
e. Quý trọng sản phẩm lao động
g. Giúp đỡ người lao động những việc phù hợp với khả năng
h. Coi thường người lao động nghèo, người lao động chân tay
GV kết luận
3.Củng cố - dặn dò
- Cho HS đọc ghi nhớ.
-Về nhà xem lại bài.
- HS thực hiện yêu cầu.
-HS nghe truyện“Buổi học đầu tiên”
-HS thảo luận.
-Đại diện HS trình bày kết quả.
-Các nhóm thảo luận.
-Đại diện nhóm trình bày kết quả.
+Nông dân,bác sĩ, người giúp việc, lái xe ôm, giám đốc công ty, nhà khoa học, người đạp xích lô , giáo viên, Kĩ sư tin học, nhà văn, nhà thơ đều là những người lao động (Trí óc hoặc chân tay).
+Những người ăn xin, kẻ trộm, kẻ buôn bán ma túy, kẻ buôn bán phụ nữ, trẻ em không phải là người lao động vì những việc làm của họ không mang lại lợi ích, thậm chí còn có hại cho xã hội.
+ Vì họ đều là những người làm việc có ích cho xã hội, cho gia đình và bản thân.
-Các nhóm làm việc.
-Đại diện từng nhóm trình bày.
-Cả lớp trao đổi, nhận xét
-HS làm bài tập
-HS trình bày ý kiến cả lớp trao đổi và bổ sung.
+Các việc làm a,c, d, đ, e,g là thể hiện sự kính trọng, biết ơn người lao động
+Các việc làm b, h là thiếu kính trọng người lao động.
-Cả lớp thực hiện.
THỂ DỤC ĐI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT THẤP
TRÒ CHƠI “CHẠY THEO HÌNH TAM GIÁC”
I. Mục tiêu
-Thực hiện cơ bản đúng đi vượt chướng ngại vật thấp.
-Vượt chướng ngại vật thấp bằng cách bật nhảy hoặc bước cao chân.
- Biết cách chơi và tham gia được trò chơi: Chạy theo hình tam giác.
II. Địa điểm và phượng tiện
-Địa điểm: sân trường sạch sẽ.
-Phương tiện: còi.
III. Nội dung và phương pháp
1. Phần mở đầu: 6 – 10 phút. 
Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh trang phục tập luyện. 
Trò chơi: Bịt mắt bắt dê.
Chạy trên địa hình tự nhiên
2. Phần cơ bản: 18 – 22 phút. 
a. Bài tập RLTTCB 
Ôn động tác vượt chướng ngại vật thấp. 
GV cho HS nhắc lại ngắn gọn cách thực hiện, cho HS ôn lại các động tác đi vượt chướng ngại vật, thực hiện 2-3 lần cự ly 10m-15m. Cả lớp tập theo đội hình 2-3 hàng dọc, theo dòng nước chảy, em nọ cách em kia 2m.
HS ôn tập theo các tổ. 
GV quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót cho HS. 
b. Trò chơi vận động: Chạy theo hình tam giác : GV nêu trò chơi, giải thích luật chơi. GV chú ý nhắc HS khi chạy phải thẳng hướng, động tác phải nhanh, khéo léo, không được phạm quy. Trước khi tập GV cần chú ý cho HS khởi động kĩ khớp cổ chân, đầu gối, đảm bảo an toàn trong tập luyện. 
3. Phần kết thúc: 4 – 6 phút. 
Đứng vỗ tay, hát.
Đi vòng tròn xung quanh sân tập, vừa đi vừa hít thở sâu.
GV hệ thống bài.GV nhận xét tiết học. 
HS tập hợp thành 4 hàng.
HS chơi trò chơi. 
HS thực hành 
Nhóm trưởng điều khiển.
HS chơi.
HS thực hiện.
CHÍNH TẢ KIM TỰ THÁP AI CẬP.
I. Mục tiêu 
- Nghe – viết chính xác, đẹp đoạn văn Kim tự tháp Ai Cập .
- Làm đúng BT chính tả về âm đầu s / x các vần iêc / iêt
- Gd HS giữ vở sạch viết chữ đẹp.
- Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp kì vĩ của cảnh vật nước bạn, có ý thức bảo vệ những danh lam thắng cảnh của đất nước và thế giới.
II. Đồ dùng dạy - học
- Bảng phụ viết nội dung BT3 a hoặc 3 b 
III. Các hoạt động dạy - học
1. Bài cũ
- Gọi 1 HS lên bảng viết bảng lớp. Cả lớp viết vào vở nháp: việc làm , thời tiết , xanh biếc, thương tiếc , biết điều ....
- Nhận xét về chữ viết trên bảng và vở.
2. Bài mới
HĐ1.Giới thiệu bài
HĐ2.Hướng dẫn viết chính tả
- Gọi HS đọc đoạn văn.
H. Đoạn văn nói lên điều gì ?
-Yêu cầu các HS tìm các từ khó, đễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
- GV đọc câu ngắn hoặc cụm từ.
- GV đọc bài.
- Đọc lại cho HS soát lỗi
- GV chấm chữa bài 5-7 Hs 
HĐ3.Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2
a). Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. 
-Yêu cầu HS thực hiện trong nhóm, 
nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.
- Nhận xét và kết luận các từ đúng.
 Bài 3 
a) – Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm và tìm từ.
- Gọi 3 HS lên bảng thi làm bài .
- Gọi HS nhận xét và kết luận từ đúng.
3. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại các từ vừa tìm được và chuẩn bị bài: Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm +Đoạn văn ca ngợi kim tự tháp là một công trình kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập cổ đại.
 - Các từ : lăng mộ , nhằng nhịt , chuyên chở , kiến trúc , buồng , giếng sâu , vận chuyển ,...
- HS viết .
- HS so¸t bài.
- HS còn lại đổi vở chữa lỗi.
-1 HS đọc thành tiếng.
- Trao đổi, thảo luận và tìm từ, ghi vào phiếu.
- HS nhóm khác Bổ sung.
-1 HS đọc các từ vừa tìm được 
sinh vật - biết - biết - sáng tác - tuyệt mĩ - xứng đáng .
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS ngồi cùng bàn trao đổi và tìm từ.
- 3 HS lên bảng thi tìm từ.
- sáng sủa - sinh sản - sinh động 
- thời tiết - công việc - chiết cành .
- HS cả lớp .
 Thứ 3 ngày 4 tháng 1 năm 2011
 TOÁN LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Chuyển đổi các số đo diện tích.
- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột 
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ làm bài tập.
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ
-GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 91.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới
HĐ1.Giới thiệu bài
HĐ2.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
 -GV yêu cầu HS tự làm bài.
-GV chữa bài, sau đó có thể yêu cầu HS nêu cách đổi đơn vị đo của mình.
Bài 2
-GV gọi 1 HS đọc đề bài.
-GV yêu cầu HS làm bài, sau đó chữa bài trước lớp.
-GV: Khi tính diện tích của hình chữ nhật b có bạn HS tính như sau: 8000 x 2 = 16000m. Theo em bạn đó làm đúng hay sai ? Nếu sai thì vì sao ?
H.Như vậy khi thực hiện các phép tính với các số đo đại lượng chúng ta phải chú ý điều gì ?
Bài 3
-GV yêu cầu HS đọc số đo diện tích của các thành phố, sau đó so sánh.
-GV yêu cầu HS nêu lại cách so sánh các số đo đại lượng.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4 
-GV gọi HS đọc đề bài.
-GV yêu cầu HS tự làm bài. (Với HS kém GV gợi ý cho các em cách tìm chiều rộng: chiều rộng bằng 1 phần 3 chiều dài nghĩa là chiều dài chia thành 3 phần bằng nhau thì chiều rộng bằng 1 phần như thế.)
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 5 
-GV giới thiệu về mật độ dân số: mật độ dân số là chỉ số dân trung bình sống trên diện tích km2.
-GV yêu cầu HS đọc biểu đồ tr/101 SGK H.Biểu đồ thể hiện điều gì ?
H.Hãy nêu mật độ dân số của từng thành phố.
GV yêu cầu HS tự trả lời hai câu hỏi của bài .
-GV yêu cầu HS báo cáo kết quả bài làm của mình, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
3.Củng cố, dặn dò
-GV tổng kết giờ học
- HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS lắng nghe. 
-HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một cột,cả lớp làm bài vào vở.
530dm2 = 53 000cm2
13dm229cm2 = 1 329cm2
84 600cm2 = 846dm2 ;300dm2 = 3m2
10km2 = 10 000 000m2
 9 000 000m2 = 9km2
-HS đọc.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-Bạn đó làm sai không thể lấy 8000 x 2 vì hai số này có hai đơn vị khác nhau là 8000m và 2km. phải đổi 8000m = 8km trước khi tính.
-Chúng ta phải đổi chúng về cùng đơn vị đo.
-HS đọc số đo diện tích của các thành phố trước lớp, sau đó thực hiện so sánh:
Diện tích Hà Nội nhỏ hơn Đà Nẵng.
Diện tích Đà Nẵng nhỏ hơn Thành phố Hồ Chí Minh.
Diện tích Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích lớn nhất.
-Đổi về đơn vị đo và so sánh như so sánh các số tự nhiên.
-HS đọc.
 -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Chiều rộng của khu đất đó là:
3 : 3 = 1 (km)
Diện tích của khu đất đó là:
3 x 1 = 3 (km2)
Đáp số: 3km2
-HS lắng nghe. 
-Đọc biểu đồ và trả lời câu hỏi:
+Mật độ dân số của 3 thành phố lớn là Hà Nội, Hải phòng, thành phố Hồ Chí Minh.
+Hà Nội: 2952 người/km2, Hải Phòng: 
1126 người/km2 , thành phố Hồ Chí Minh: 2375 người/km2.
-HS làm bài vào vở.
a). Thành phố Hà Nội có mật độ dân số lớn nhất.
b). Mật độ dân số Thành phố Hồ Chí Minh gấp đôi mật độ dân số thành phố Hải Phòng.
-HS cả lớp.
KỂ CHUYỆN BÁC ĐÁNH CÁ VÀ GÃ HUNG THẦN
I. Mục tiêu
- Dựa theo lời kể của GV, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh họa, kể lại được từng đoạn của câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần rõ ràng, đủ ý.
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện. 
-Gd HS yê ...  Hoàn thế kỉ 10
- Việc quản lí đất nước ngày càng được củng cố và đạt tới đỉnh cao vào đời vua Lê Thánh Tông.
- HS quan sát sơ đồ
- Vẽ bản đồ đất đai, gọi là bản đồ Hồng Đức và ban hành bộ luật Hồng Đức.
- lúc ở ngôi nhà vua đặt niên hiệu là Hồng Đức (1407 – 1497)
- Bảo vệ quyền lợi của vua , nhà giàu, làng xã, phụ nữ ...
- là cộng cụ giúp vua cai quản đất nước, củng cố chế độ phong kiến, phát triển kinh tế và ổn định xh
-Đề cao ý thức bảo vệ độc lập dân tộc toàn vẹn lãnh thổ, tôn trọng quyền và địa vị của người phụ nữ.
- Học sinh tự làm vào vở
-HS trả lời .
-HS cả lớp.
 Thứ 5 ngày 27 tháng 1 năm 2011
TOÁN SO SÁNH HAI PHÂN SỐ KHÁC MẪU SỐ 
I. Mục tiêu
- Biết so sánh hai phân số khác mẫu số 	
II. Đồ dùng dạy học
 -Hai băng giấy kẻ vẽ như phần bài học trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ
GV gọi HS lên bảng, yêu cầu các em làm các BT hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 108.
-GV nhận xét và cho điểm HS. 
2.Bài mới
HĐ1.Giới thiệu bài
HĐ2.Hướng dẫn hai phân số khác mẫu số 
GV đưa ra hai phân số và 
H. Em có nhận xét gì về mẫu số của hai phân số này ?
* Hãy tìm cách so sánh hai phân số này với nhau.
-GV tổ chức cho các nhóm HS nêu cách giải quyết của nhóm mình.
Cách 1
GV đưa ra hai băng giấy như nhau.
H.Chia băng giấy thứ nhất thành 3 phần bằng nhau, tô màu hai phần, vậy đã tô màu mấy phần băng giấy ?
H.Chia băng giấy thứ hai thành 4 phần bằng nhau, tô màu 3 phần, vậy đã tô màu mấy phần của băng giấy ?
H.Băng giấy nào được tô màu nhiều hơn ?
H.Vậy băng giấy và băng giấy, phần nào lớn hơn ?
H.Vậy và , phân số nào lớn hơn ?
H. như thế nào so với ?
H.Hãy viết kết quả so sánh và .
Cách 2
GV yêu cầu HS quy đồng mẫu số rồi so sánh hai phân số và .
H.Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số ta làm như thế nào ? 
GV: Để so sánh các phân số khác mẫu số người ta quy đồng mẫu số các phân số để đưa về các phân số cùng mẫu số rồi so sánh.
HĐ3.Luyện tập – Thực hành
Bài 1
GV yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 2
H.Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
GV yêu cầu HS làm bài.
-GV nhận xét và cho điểm HS. 
Bài 3
GV gọi 1 HS đọc đề bài.
H.Muốn biết bạn nào ăn nhiều bánh hơn chúng ta làm như thế nào ?
GV yêu cầu HS làm bài.
-GV chấm và chữa bài. 
3.Củng cố
 -GV tổng kết giờ học.
-Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
-HS lắng nghe. 
-Mẫu số của hai phân số khác nhau.
-HS thảo luận theo nhóm
-Một số nhóm nêu ý kiến.
-Đã tô màu băng giấy.
-Đã tô màu băng giấy.
-Băng giấy thứ hai được tô màu nhiều hơn.
 băng giấy lớn hơn băng giấy.
-Phân số lớn hơn phân số .
-Phân số bé hơn phân số .
-HS viết : .
+Quy đồng mẫu số hai phân số và 
 = = ; = = 
+So sánh hai phân số cùng mẫu số :
< Kết luận: < 
-Ta có thể quy đồng mẫu số hai phân số đó rồi so sánh các tử số của hai phân số mới.
-HS nghe giảng.
3 HS lên bảng làm,cả lớp làm bài vào vở. 
a). Quy đồng mẫu số hai phân số và 
 = = ; = = 
Vì < nên < 
b). Quy đồng mẫu số hai phân số và 
 = = ; = = 
Vì < nên < 
c). Quy đồng mẫu số hai phân số và 
 = = . Giữ nguyên .
Vì > nên > 
-Rút gọn rồi so sánh hai phân số.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. a). Rút gọn = = . 
Vì < nên < 
b). Rút gọn = = .
Vì > nên > .
-HS đọc.
-Chúng ta phải so sánh số bánh mà hai bạn đã ăn với nhau.
-HS làm bài vào vở.
Bạn Mai ăn cái bánh
Bạn Hoa ăn cái bánh
Vì nên bạn Hoa ăn nhiều bánh hơn.
-HS cả lớp.
KHOA HỌC ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG (tiếp theo) 
I.Mục tiêu 
- Nêu được ví dụ về: tác hại của tiếng ồn: tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ ( đau đầu, mất ngủ ); gây mất tập trung trong cong việc, học tập;
 + Một số biện pháp chống tiếng ồn.
- Thực hiện các quy định không gây ồn nơi công cộng.
- Biết cách phòng chống tiếng ồn trong cuộc sống: bịt tai khi nghe âm thanh quá to,đóng cửa để ngăn cách tiếng ồn,
- Giáo dục cho học sinh kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về nguyên nhân, giải pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
 - GDBVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường con người cần đến không khí từ môi trường. Có ý thức thực hiện một số hoạt động đơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh. Tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện.
II.Đồ dùng dạy học 
 -Tranh, ảnh về các loại tiếng ồn.
 -Hình minh hoạ trang 88, 89 SGK.
 III.Các hoạt động dạy học 
1. Bài cũ
H.Âm thanh cần thiết cho cuộc sống của con người như thế nào ?
H.Việc ghi lại được âm thanh đem lại những ích lợi gì ?
-Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới
-GV viết bảng các loại âm thanh và yêu cầu chia chúng thành 2 nhóm: ưa thích và không ưa thích.
+ Phân loại các âm thanh sau: tiếng chim hót, tiếng loa phóng thanh mở to, tiếng người nói chuyện, tiếng búa tán thép, tiếng máy cưa, tiếng máy khoan, tiếng cười của em bé, tiếng động cơ ô tô, tiếng nhạc nhẹ.
H.Tại sao em lại không ưa thích những âm thanh đó ?
HĐ1.Giới thiệu bài
HĐ2.Các loại tiếng ồn và nguồn gây tiếng ồn
-Yêu cầu quan sát các hình minh hoạ trong SGK và trao đổi, thảo luận 
H.Tiếng ồn có thể phát ra từ đâu ?
H.Nơi em ở có những loại tiếng ồn nào ?
-GV theo dõi giúp đỡ từng nhóm HS.
-Gọi đại diện HS trình bày và yêu cầu các nhóm HS khác bổ sung những ý kiến không trùng lặp.
H.Theo em, hầu hết các loại tiếng ồn là do tự nhiên hay con người gây ra ?
Kết luận: Hầu hết tiếng ồn trong cuộc sống là do con người gây ra như sự hoạt động của các phương tiện giao thông đường bộ, đường thuỷ, hàng không. Ở trong nhà thì các loại máy giặt, tủ lạnh, ti vi, máy ghi âm,  cũng là nguồn gây tiếng ồn
HĐ3.Tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống
-Yêu cầu HS quan sát tranh, ảnh về các loại tiếng ồn và việc phòng chống tiếng ồn. 
H.Tiếng ồn có tác hại gì ?
H.Cần có những biện pháp nào để phòng chống tiếng ồn?
-GV đi hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm 
-Cho HS đại diện trình bày kết quả
-Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận : Âm thanh được gọi là tiếng ồn khi nó trở nên mạnh và gây khó chịu. Tiếng ồn có ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người, có thể gây mất ngủ, đau đầu, suy nhược thần kinh, có hại cho tai. Tiếng nổ lớn có thể làm thủng màng nhỉ. Tiếng ồn mạnh gây hại cho các tế bào lông trong ốc tai. Những tế bào lông bị hư hại không được cơ thể phục hồi nên nếu tiếp xúc lâu với tiếng ồn mạnh sẽ gây điếc mãn tính.
HĐ4.Nên làm gì để góp phần phòng chống tiếng ồn
H.Em hãy nêu các việc nên làm và không nên làm để góp phần phòng chống tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh ?
-Gọi đại diện HS trình bày, yêu cầu các nhóm khác bổ sung.
-GV chia bảng thành 2 cột nên và không nên ghi nhanh vào bảng.
-Nhận xét, tuyên dương HS 
-Nhắc nhở HS thực hiện theo những việc nên làm và nhắc nhở mọi người cùng có ý thức thực hiện để góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn.
3.Củng cố dặn dò
-GV cho HS chơi trò chơi “Sắm vai”
 Tình huống : Chiều chủ nhật, Hoàng cùng bố mẹ sang nhà Minh chơi. Khi bố mẹ đang ngồi nói chuyện, hai bạn rủ nhau vào phòng chơi điện tử. Hoàng bảo Minh: “Chơi trò chơi phải bật nhạc to mới hay cậu ạ!”. Nếu em là Minh, em sẽ nói gì với Hoàng khi đó?.
-Cho HS suy nghĩ tham gia đóng vai.
-GV cho HS nhận xét và tuyên dương.
-Dặn HS luôn có ý thức phòng chống ô nhiễm tiếng ồn bằng các biện pháp đơn giản, hữu hiệu.
-Nhận xét tiết học.
-HS trả lời.
-Đọc, trao đổi, thảo luận và làm bài.
 Ưa thích
Không ưa thích
-Tiếng chim hót, tiếng nói chuyện, tiếng cười của em bé,tiếng nhạc nhẹ.
-Tiếng loa phóng thanh mở to, tiếng búa tán thép, tiếng máy cưa, tiếng máy khoan, tiếng động cơ ô tô.
+Những âm thanh đó quá to, có hại cho tai và sức khoẻ, nó làm cho con người cảm thấy nhức đầu, mệt mỏi.-HS nghe.
-HS thảo luân nhóm 4.
 +Tiếng ồn có thể phát ra từ : tiếng động cơ ô tô, xe máy, ti vi, loa đài, chợ, trường học giờ ra chơi, chó sủa trong đêm, máy cưa, máy khoan bê tông.
 +Những loại tiếng ồn : tiếng tàu hoả, tiếng loa phóng thanh công cộng, loa đài, ti vi mở quá to, tiếng phun sơn từ cửa hàng hàn xì, tiếng máy trộn bê tông, tiếng ồn từ chợ, tiếng công trường xây dựng 
-Hầu hết các loại tiếng ồn là do con người gây ra.
-HS nghe.
-Quan sát tranh, ảnh , trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi
+Tiếng ồn có tác hại: gây chói tai, nhức đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, ảnh hưởng tới tai.
 +Các biện pháp để phòng chống tiếng ồn: có những qui định chung về không gây tiếng ồn ở nơi công cộng, sử dụng các vật ngăn cách làm giảm tiếng ồn đến tai, trồng nhiều cây xanh.
-HS nghe.
-HS thảo luận cặp đôi.
 +Những việc nên làm: Trồng nhiều cây xanh, nhắc nhở mọi người có ý thức giảm ô nhiễm tiếng ồn: công trường xây dựng, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp xây dựng xa nơi đông dân cư hoặc lắp các bộ phận giảm thanh.
 +Những việc không nên làm: nói to, cười đùa nơi cần yên tĩnh, mở nhạc to, mở ti vi to, trêu đùa súc vật để chúng kêu, sủa. Nổ xe máy, ô tô trong nhà, xây dựng công trường gần trường học, bệnh viện.
-HS nghe.
-HS đóng vai.
-HS nhận xét, tuyên dương bạn.
THỂ DỤC NHẢY DÂY KIỂU CHỤMHAI CHÂN - TRÒ CHƠI “ĐI QUA CẦU”
I-Mục tiêu
-Thực hiện cơ bản đúng động tác nhảy dây kiểu chụm hai chân, động tác nhảy nhẹ nhàng. Biết so dây, quay dây nhịp điệu và bật nhảy mỗi khi dây đến.
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi: Đi qua cầu.
II-Địa điểm và phương tiện
-Địa điểm: sân trường sạch sẽ.
-Phương tiện: còi.
III-Nội dung và phương pháp
1. Phần mở đầu: 6 – 10 phút. 
Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh trang phục tập luyện. 
Tập bài tập thể dục phát triển chung. 
Trò chơi: Kết bạn. 
Chạy chậm theo 1 hàng dọc quanh sân tập. 
2. Phần cơ bản: 18 – 22 phút. 
a. Bài tập RLTTCB
Nhảy dây theo kiểu chụm hai chân. 
Cả lớp đứng theo đội hình 2-4 hàng ngang hoặc thành hình chữ U. Mỗi lần khoảng 3-4 em thực hiện đồng loạt một lượt nhảy. 
b. Trò chơi vận động: Trò chơi Đi qua cầu.
 Chia số HS trong lớp thành những đội đều nhau, GV nhắc lại quy tắc chơi để HS nắm vững cách chơi, sau đó chơi chính thức, đội nào thực hiện nhanh nhất, ít lần phạm quy, đội đó thắng. 
3. Phần kết thúc: 4 – 6 phút. 
Chạy chậm tích cực, hít thở sâu. 
GV nhận xé và biểu dương những em đạt thành tích tốt, nhắc nhở những em cần phải tiếp tục tập luyện thêm. 
GV nhận xét, đánh giá tiết học. 
HS tập hợp thành 4 hàng.
HS chơi trò chơi. 
HS thực hành 
HS chơi.
HS thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4 ki 2.doc