Tiết 2: TẬP ĐỌC
THẮNG BIỂN
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi,bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
-Hiểu nội dung: ca ngợi lòng dũng cảm,ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai,bảo vệ con đê,giữ gìn cuộc sống bình yên.
(Trả lời được câu hỏi 2,3,4 trong sgk).
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG:
-Giao tiếp thể hiện sự thông cảm.
-Ra quyết định ứng phó.
-Đảm nhận trách nhiệm.
TUẦN 26 (Từ ngày 11../3../2013đến ngày..//) Thứ Buổi Môn Tiết Tên bài dạy 2 11/3 Sáng CC 1 Tập đọc 2 Thắng biển Toán 3 Luyện tập TD 4 Đ.đức 5 Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (t1) 3 12/3 Sáng LTVC 1 Luyện tập về câu kể ai là gì? Toán 2 Luyện tập TD 3 T.L.Văn 4 LT xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối Chiều Chính tả 1 Nghe viết : Thắng biển K.học 2 Nóng,lạnh và nhiệt độ Ôn T.V 3 Luyện đọc 4 13/3 Sáng Tập đọc 1 Ga-v rốt ngoài chiến lũy Toán 2 Luyện tập chung K.học 3 Vật dẫn nhiệt và cách nhiệt MT 4 Chiều L.sử 1 Cuộc khẩn hoang ở đàng trong Kể chuyện 2 Kể chuyện đã nghe,đã đọc SHĐ 3 5 14/4 Sáng LTVC 1 MRVT: Dũng cảm Toán 2 Luyện tập chung AV 3 AN 4 Địa lý 5 Ôn tập 6 15/3 Sáng T.L.Văn 1 Luyện tập miêu tả cây cối AV 2 Toán 3 Luyện tập chung KT 4 Các chi tiết và d. cụ của bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật SHL 5 TUẦN 26 Ngày soạn: 09/03/2013 Thứ hai, ngày 11 tháng 3 năm 2013 Tiết 1: CHÀO CỜ ----------------------------------------------- Tiết 2: TẬP ĐỌC THẮNG BIỂN I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: -Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi,bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả. -Hiểu nội dung: ca ngợi lòng dũng cảm,ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai,bảo vệ con đê,giữ gìn cuộc sống bình yên. (Trả lời được câu hỏi 2,3,4 trong sgk). II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG: -Giao tiếp thể hiện sự thông cảm. -Ra quyết định ứng phó. -Đảm nhận trách nhiệm. III.CÁC PP/KT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG: -Đặt câu hỏi. -Trình bày ý kiến cá nhân.. IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc. - Tranh minh hoạ trong SGK. V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.ổn định: 2. KTBC: 3. Bài mới: a) Khám phá. b) Kết nối : Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc trơn: - HS đọc từng đoạn của bài - GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS + Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển miêu tả theo trình tự như thế nào? - HS đọc phần chú giải. + GV ghi bảng các câu dài hướng dẫn HS đọc. - HS đọc lại các câu trên. + GV giải thích: xung kích là: đi đầu làm những nhiệm vụ khó khăn nguy hiểm. + Lưu ý HS cần ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, nghỉ hơi tự nhiên, tách các cụm từ trong những câu văn dài. - GV đọc mẫu, chú ý cách đọc như SGV. * Tìm hiểu bài: - HS đọc đoạn 1 trao đổi, trả lời câu hỏi. - HS đọc thầm đoạn 1 suy nghĩ TLCH. + Đoạn 1 cho em biết điều gì? - Ghi ý chính đoạn 1. - HS đọc đoạn 2, lớp trao đổi và TLCH - Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào ở đoạn 2 ? + Em hiểu " cây vẹt” là cây như thế nào ? + Trong đoạn 1 và 2 tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả hình ảnh của biển cả ? + Các biện pháp nghệ thuật này có tác dụng gì ? + Nội dung đoạn 2 cho biết điều gì? - Ghi bảng ý chính đoạn 2. - HS đọc đoạn 3, lớp trao đổi và TLCH Những từ ngữ hình ảnh nào trong đoạn văn thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và sự chiến thắng của con người trước cơn bão biển ? + Nội dung đoạn 3 cho biết điều gì? - Ghi bảng ý chính đoạn 3. - HS đọc thầm trao đổi và TLCH -Truyện đọc trên giúp em hiểu ra điều gì ? - Ghi nội dung chính của bài. - Gọi HS nhắc lại. c. Thực hành : Đọc diễn cảm: - 3 HS đọc từng đoạn của bài. - HS cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay. - Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc. HS luyện đọc. - HS thi đọc diễn cảm cả câu truyện. -Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài. d. Vận dụng: - Bài văn giúp em hiểu điều gì? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài. - HS lên bảng đọc và trả lời. - Lớp lắng nghe. - 3 HS đọc theo trình tự. +Đoạn 1: Từ đầu cá chim nhỏ bé. + Đoạn 2: Tiếp theo... chống giữ. + Đoạn 3 : Một tiếng... đê sống lại. - Cuộc chiến đấu được m/tả theo trình tự : Biển đe doạ (đoạn 1); Biển tấn công (đoạn 2); Người thắng biển (đoạn 3) - HS đọc thầm.. - 1 HS đọc. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm. + HS đọc thầm, tiếp nối phát biểu: - Những từ ngữ, hình ảnh trong đoạn văn nói lên sự đe doạ của cơn bão biển: gió bắt đầu mạnh - nước biển càng dữ - biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con Mập đớp con cá Chim nhỏ bé. + Mập là cá mập ( nói tắt ) Ý 1: Sự hung hãn thô bạo của cơn bão - 1 HS đọc, lớp đọc thầm bài TLCH - Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả rất rõ nét, sinh động. Cơn bão có sức phá huỷ tưởng như không gì cản nổi: như một đàn cá voi lớn, sóng trào qua những cây vẹt lớn nhất, vụt vào thân đê rào rào; Cuộc chiến cũng diễn ra rất dữ dội : Một bên là biển là gió trong một cơn giận dữ điên cuồng . Một bên là hàng ngàn người,...với tinh thần quyết tâm chống giữ .. + Cây vẹt: sống ở rừng nước mặn lá dày và nhẵn. + Tác giả sử dụng phương pháp so sánh: như con mập đớp con cá chim - như một đàn cá voi lớn. Biện pháp nhân hoá: biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh; biển, gió giận dữ, điên cuồng. + Tạo nên những hình ảnh rõ nét, sinh động gây ấn tượng mạnh mẽ. Ý 2:Nói lên sự tấn công của biển đối với con đê. - 2 HS đọc thành tiếng. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm bài. - Những từ ngũ hình ảnh nào trong đoạn văn thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và sự chiến thắng của con người trước cơn bão biển: Ý 3:Nội dung đoạn 3 nói lên tinh thần và sức mạnh của con người đã thắng biển. HS đọc thầm bài trả lời câu hỏi: Nội dung: Sức mạnh và tinh thần của con người quả cảm có thể chiến thắng bất kì một kẻ thù hung hãn cho dù kẻ đó là ai. - 2 HS đọc, lớp đọc thầm lại nội dung - 3 HS tiếp nối đọc 3 đoạn. - Rèn đọc từ, cụm từ, câu khó. - HS luyện đọc theo cặp. - 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm. - 3 HS thi đọc cả bài. - HS trả lời. - HS cả lớp thực hiện. ------------------------------------- Tiết 3: TOÁN : LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU : - Thực hiện được phép chia hai phân số - Biết tìm thành phần chia biết trong phép nhân, phép chia phân số II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên: Phiếu bài tập - Học sinh: Các đồ dùng liên quan tiết học. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Luyện tập : Bài 1 : + HS nêu đề bài. HS tự làm bài vào vở. - 2 HS lên bảng giải bài - HS khác nhận xét bài bạn. - Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh . Bài 2 : + HS nêu đề bài, tự làm bài vào vở. - Gọi 2 HS lên bảng giải bài - HS khác nhận xét bài bạn. - Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh. 4. Củng cố - Dặn dò: - Muốn chia hai phân số của một số ta làm như thế nào? - Nhận xét đánh giá tiết học. Dặn về nhà học bài và làm bài. + 1 HS lên bảng làm bài tập 4. HS nhận xét bài bạn. - HS lắng nghe. Bài 1 : - 1 HS đọc, lớp đọc thầm. - HS tự thực hiện vào vở. - 2 HS lên làm bài trên bảng. - HS khác nhận xét bài bạn. ĐÁP ÁN: a) 4 4 9 5 3 6 b) 1 3 2 2 4 1 Bài 2 : - 1 HS đọc, lớp đọc thầm. - HS tự làm bài vào vở. - 2 HS lên làm bài trên bảng. - HS khác nhận xét bài bạn. Đáp án: a) x = 20 21 b) x = 5 8 - 2 HS nhắc lại. - Về nhà học thuộc bài và làm lại các bài tập còn lại. --------------------------------- Tiết 4: Thể dục (Giáo viên chuyên dạy) ------------------------------- Tiết 5: Đạo đức TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO I.MỤC TIÊU: Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo . `Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn hoạn nạn ở lớp ,ở trường và cộng đồng . ` Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp ,ở trường ở địa phương phù họp với khả năng và vạn động bạn bè ,gia đình cùng tham gia . II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG: Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm khi nhận tham gia các hoạt động nhân đạo. III.CÁC PP/KT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG: -Đóng vai. -Thảo luận. IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - SGK Đạo đức 4. - Mỗi HS có 3 tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng. - Phiếu điều tra (theo mẫu bài tập 5) V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: 2. KTBC: 3. Bài mới: a. Khám phá : b Kết nối : * Thực hành luyện tập: Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (thông tin- SGK/37- 38) + Em suy nghĩ gì về những khó khăn, thiệt hại mà các nạn nhân đã phải chịu đựng do thiên tai, chiến tranh gây ra? + Em có thể làm gì để giúp đỡ họ? - GV kết luận: * Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm đôi (Bài tập 1- SGK/38) - GV giao cho từng nhóm HS thảo luận BT1. Trong những việc làm sau đây, việc làm nào thể hiện lòng nhân đạo? Vì sao? - GV kết luận: + Việc làm trong các tình huống a, c là đúng. + Việc làm trong tình huống b là sai vì không phải xuất phát từ tấm lòng cảm thông, mong muốn chia sẻ với người tàn tật mà chỉ để lấy thành tích cho bản thân. * Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến (Bài tập 3- SGK/39) - GV lần lượt nêu từng ý kiến của bài tập 3. ? Trong những ý kiến dưới đây, ý kiến nào em cho là đúng? - GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình. - GV kết luận: òÝ kiến a : đúng òÝ kiến b : sai òÝ kiến c : sai òÝ kiến d : đúng 4. Vận dụng công việc về nhà : - Tổ chức cho HS tham gia một hoạt động nhân đạo nào đó (quyên góp tiền giúp đỡ bạn HS trong lơp, trong trường bị tàn tật hoặc có hoàn cảnh khó khăn) Quyên góp giúp đỡ theo địa chỉ từ thiện đăng trên báo chí - HS sưu tầm các thông tin, truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ về các hoạt động nhân đạo. - Một số HS thực hiện yêu cầu. - HS khác nhận xét, bổ sung. - Các nhóm HS thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày; - Cả lớp trao đổi, tranh luận. - HS nêu các biện pháp giúp đỡ. - HS lắng nghe. - Các nhóm HS thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp. Cả lớp nhận xét bổ sung. - HS lắng nghe. - HS biểu lộ thái độ theo quy ước ở hoạt động 3, tiết 1- bài 3. - HS giải thích lựa chọn của mình. - HS lắng nghe. - HS cả lớp thực hiện. ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ ba, ngày 12 tháng 3 năm 2013 Buổi sáng: Tiết 1: Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀ GÌ ? I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Nhận biết được cấu kể Ai là gì ? Trong đoạn văn, nêu được tác dụng của câu kể tìm được (BT1) ; biết xác định CN, VN trong mỗi câu kể Ai làm gì ? Đã tìm được (BT2) ; viết được đoạn văn ngắn có dùng câu kể Ai làm gì ? (BT3). * HS khá, giỏi viết được đoạn văn ít nhất 5 câu, theo yêu cầu của BT3. II. CHUẨN BỊ: - 1 tờ giấy khổ to viết lời giải ở BT1. - 4 băng giấy - m ... , BĐ hành chính VN. -Lược đồ trống VN treo tường và của cá nhân HS . III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: 2.KTBC: +Vì sao TP Cần Thơ lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của ĐBSCL ? GV nhận xét, ghi điểm. 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: Ghi tựa b.Phát triển bài : ØHoạt động cả lớp: - GV yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí các địa danh trên bản đồ . -GV cho HS lên điền các địa danh: ĐB Bắc Bộ, ĐB Nam Bộ, sông Hồng, sông Thái Bình, sông tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai vào lược đồ . -GV cho HS trình bày kết quả trước lớp . ØHoạt động nhóm: -Cho HS các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng so sánh về thiên nhiên của ĐB Bắc Bộ và Nam Bộ vào PHT . Đặc điểm thiên nhiên Khác nhau ĐB Bắc Bộ ĐB Nam Bộ -Địa hình -Sông ngòi -Đất đai -Khí hậu -GV nhận xét, kết luận . Ø Hoạt động cá nhân : -GV cho HS đọc các câu hỏi sau và cho biết câu nào đúng, sai? Vì sao ? a.ĐB Bắc Bộ là nơi sản xuất nhiều lúa gạo nhất nước ta . b.ĐB Nam Bộ là nơi sản xuất nhiều thủy sản nhất cả nước. c.Thành phố HN có diện tích lớn nhất và số dân đông nhất nước. d.TPHCM là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. -GV nhận xét, kết luận . 4.Củng cố : GV nói thêm cho HS hiểu . 5. Dặn dò: -Chuẩn bị bài tiết sau: “Dải đồng bằng duyên hải miền Trung”. -Nhận xét tiết học . Hát -HS trả lời câu hỏi . -HS khác nhận xét, bổ sung. -HS lên bảng chỉ . -HS lên điền tên địa danh . -Cả lớp nhận xét, bổ sung. -Các nhóm thảo luận và điền kết quả vào PHT. -Đại điện các nhóm trình bày trước lớp . -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -HS đọc và trả lời . +Sai. +Đúng. +Sai. +Đúng . -HS nhận xét, bổ sung. -HS cả lớp chuẩn bị . ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Thứ sáu, ngày 15 tháng 03 năm 2013 Tiết 1:TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÂY CỐI I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Lập dàn ý sơ lược bài văn tả cây cối nêu trong đề bài. - Dựa vào dàn ý đã lập, bước đầu viết được các đoạn thân bài, mở bài, kết bài cho bài văn tả cây cối đã xác định. - HS thể hiện hiểu biết về môi trường thiên nhiên, yêu thích các loài cây có ích trong cuộc sống qua thực hiện đề bài tả một cây bóng mát. (GDBVMT) II. ĐỒ DÙNG: - Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài và ket bài (trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối. - Mở bài trực tiếp: Giới thiệu ngay cây cối định tả. - Mở bài GT: Nói chuyện khác có liên quan rồi dẫn vào giới thiệu cây định tả. + Kết bài không mở rộng: Nói ngay về tình cảm của người tả đối với cây được tả. + Kết bài mở rộng: Nêu về những ích lợi, suy nghĩ của ngươi tả đối với cây được tả. + Tranh ảnh minh hoạ về một số loại cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: - 2 HS đọc đề bài. + GV : Dùng thước gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài đã viết trên bảng phụ Tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích. + Lưu ý HS chỉ chọn một cây trong ba loại cây trên, một cây mà em đã thực sự quan sát, có tình cảm đối với cây đó - GV dán một số tranh ảnh chụp các loại cây lên bảng. + HS phát biểu về cây mình tả. + HS đọc các gợi ý. + Nhắc HS viết nhanh dàn ý trước khi viết bài để bài văn miêu tả có cấu trúc chặt chẽ, không bỏ sót chi tiết. * HS viết bài vào vở - HS trình bày GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt + Nhận xét chung. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà hoàn thành bài văn. - 2 HS lên bảng thực hiện. - HS lắng nghe. - 2 HS đọc. - Nêu nội dung, yêu cầu đề bài. + Lắng nghe GV. + Quan sát tranh. - Phát biểu về cây mình định tả - 4 HS đọc các gợi ý 1, 2, 3, 4 trong sách giáo khoa. - Thực hiện viết bài văn vào vở. + Tiếp nối nhau đọc bài văn. + Nhận xét bài văn của bài. - Về nhà thực hiện theo lời dặn của giáo viên ------------------------------------------------------- Tiết 2: Anh văn (Giáo viên chuyên dạy) -------------------------------------------------------- Tiết 3: TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: - Thực hiện được các phép tính với phân số - Biết giải bài toán có lời văn II. ĐỒ DÙNG: - Giáo viên: - Phiếu bài tập. - Học sinh: - Các đồ dùng liên quan tiết học. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Luyện tập : Bài 1 : - HS nêu đề bài, tự làm bài vào vở. - Cho HS chỉ ra các phép tính đúng, những chỗ sai trong từng phép tính. - Gọi 2 HS lên bảng giải bài - HS khác nhận xét bài bạn. - Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh. Bài 3 a,c : tương tự bài 2 + HS nêu đề bài. - Nhắc HS lựa chom MSC hợp lí nhất. - HS tự làm bài vào vở. -Gọi 3 HS lên bảng giải bài - HS khác nhận xét bài bạn. Bài 4: - HS nêu đề bài. * Gợi ý HS: + Tìm phân số chỉ phần bể đã có nước sau hai lần chảy vào bể. + Tìm phân số chỉ phần bể còn lại chưa có nước - HS tự làm bài vào vở. -HS bảng giải bài - HS khác nhận xét bài bạn. 3. Củng cố - Dặn dò: - Muốn tìm phân số của một số ta làm như thế nào? - Nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn về nhà học bài và làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài tập 5. - HS nhận xét bài bạn. - Lắng nghe GV giới thiệu bài. Bài 1 : - 1 HS đọc, lớp đọc thầm. - HS tự thực hiện vào vở. - 2 HS lên làm bài trên bảng. Đáp án: a. Phép tính này sai. b. Phép tính này sai. c. Phép tính này đúng. d. Phép tính này sai. - HS nhận xét bài bạn. Bài 3 - 1 HS đọc, lớp đọc thầm. - HS tự viết bài và làm vào vở. - 2HS lên làm bài trên bảng. - 2 HS nhận xét bài bạn. Đáp án: a) 13 c) 7 12 6 Bài 4: - 1 HS đọc, lớp đọc thầm. + Lắng nghe GV hướng dẫn. - Tự làm bài vào vở. - 1HS lên bảng thực hiện. - HS nhận xét bài bạn. - Về nhà học thuộc bài và làm lại các bài tập còn lại. Tiết 4: KỸ THUẬT: CÁC CHI TIẾT, DỤNG CỤ CỦA BỘ LẮP GHÉP MÔ HÌNH KỸ THUẬT (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: - biết gọi tên hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật . Sử dụng được cờ lê,tua vít để lắp vít tháo vít . Biết lắp ráp một số chi tiết với nhau. - Biết lắp ráp một số chi tiết với nhau. II. ĐỒ DÙNG: - Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài: Các chi tiết dụng cụ của bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật và nêu mục tiêu bài học. b) Hướng dẫn cách làm: * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS gọi tên, nhận dạng của các chi tiết và dụng cụ. - GV giới thiệu bộ lắp ghép có 34 loại chi tiết khác nhau, phân thành 7 nhóm chính nhận xét và lưu ý HS một số điểm sau: - Em hãy nhận dạng, gọi tên đúng và số lượng các loại chi tiết? - GV tổ chức cho các nhóm kiểm tra gọi tên, nhận dạng và đếm số lượng từng chi tiết, dụng cụ trong bảng (H.1 SGK). - GV chọn 1 số chi tiết và hỏi để HS nhận dạng, gọi tên đúng số lượng các loại chi tiết đó. - GV giới thiệu và hướng dẫn HS cách sắp xếp các chi tiết trong hộp: có nhiều ngăn, mỗi ngăn để một số chi tiết cùng loại hoặc 2-3 loại khác nhau. - GV cho các nhóm tự kiểm tra tên gọi, nhận dạng từng loại chi tiết, dụng cụ như H.1 SGK. - Nhận xét kết quả lắp ghép của HS. * Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS cách sử dụng cờ - lê, tua vít. a/ Lắp vít: - GV hướng dẫn và làm mẫu các thao tác lắp vít, lắp ghép một số chi tiết như SGK. - Gọi 2-3 HS lên lắp vít. - GV tổ chức HS thực hành. b/ Tháo vít: - GV cho HS quan sát H.3 SGK và hỏi : ? Để tháo vít, em sử dụng cờ-lê và tua –vít như thế nào ? - GV cho HS thực hành tháo vít. c/ Lắp ghép một số chi tiết: - GV thao tác mẫu 1 trong 4 mối ghép trong H.4 SGK. ? Em hãy gọi tên và số lượng các chi tiết cần lắp ghép trong H.4 SGK. - GV thao tác mẫu cách tháo các chi tiết của mối ghép và sắp xếp gọn gàng vào trong hộp. 4. Nhận xét- dặn dò: - Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. - HS chuẩn bị dụng cụ học tiết sau thực hành. - Chuẩn bị đồ dùng học tập. - HS theo dõi và nhận dạng. - Các nhóm kiểm tra và đếm. -HS dthực hiện. - HS theo dõi và thực hiện. - HS tự kiểm tra. - Tay trái dùng cờ- lê giữ chặt ốc, tay phải dùng tua- vít đặt vào rãnh của vít, vặn cán tua –vít ngược chiều kim đồng hồ. - HS theo dõi. - HS nêu. - HS quan sát. - HS cả lớp. ------------------------------------------- Tiết 5: SINH HOẠT LỚP TUẦN 26 I.MỤC TIÊU: - HS nhận ra ưu ,khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp. - Biết suy nghĩ để nêu ra ý tưởng xây dựng phương hướng cho hoạt động tập thể lớp. - Thông qua phương hướng thực hiện của cả lớp, HS định hướng được các bước tu dưỡng và rèn luyện bản thân - Rèn tính tự giác, mạnh dạn, tự tin phát biểu trước lớp. - Có ý thức tự sửa sai khuyết điểm mắc phải và biết phát huy những mặt tích cực của bản thân , có tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn. II. CHUẨN BỊ: GV : Công tác tuần 26 HS: Bản báo cáo thành tích thi đua của các tổ. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP; Tổng kết hoạt động tuần 26 Lớp trưởng báo cáo các mặt: học tập, đạo đức, chuyên cần,vệ sinh, chuyên cần. - HS có ý kiến bổ sung - GV giải đáp thắc mắc - GV nhận xét chung cả lớp. a/ Học tập: b/ Đạo đức: c/ Chuyên cần: ................ d/ Lao động – Vệ sinh: ................ GV – HS bình chọn HS danh dự trong tuần: -HS xuất sắc: -HS tiến bộ: .. - GV tuyên dương những em có cố gắng đạt kết quả tốt trong tuần và nhắc nhở những em chưa ngoan. 2. Xây dựng phương hướng tuần 27 - HS thảo luận nhóm đề xuất các mặt hoạt động và chủ điểm hoạt động trong tuần - Đại diện nhóm phát biểu. - GV chốt lại: a/ Đạo đức: - Thực hiện theo 5 điều Bác dạy, nội qui trường, lớp, lễ phép kính trọng Thầy Cô. b/ Học tập: - Thực hiện tuần lễ học tốt. - Tiếp tục duy trì:“Đôi bạn cùng tiến” giúp nhau trong học tập: c/ Chuyên cần :Đi học đúng giờ,không được nghỉ học không có lý do chính đáng d/ Lao động, vệ sinh: - Thực hiện theo lịch phân công lao động của trường. - VS trường lớp sạch sẽ. e/ Phong trào: Tham gia đầy đủ các phong trào của Đội Sinh hoạt: Giới thiệu các trò chơi dân gian dành cho HSTH: ------------------------------------------------------------------------------------------------------ : I
Tài liệu đính kèm: