Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 3 - Trường Tiểu học Ba Đình

Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 3 - Trường Tiểu học Ba Đình

THƯ THĂM BẠN

I - MỤC TIÊU

 -Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm động, chia sẽ với nỗi đau của bạn.

- Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẽ đau buồn cùng bạn( trả lời được các câu hỏi trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thức bức thư)

* GDBVMT : HS biết lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con người. Để hạn chế lũ lụt, con người cần tích cực trồng cây gây trồng , tránh phá hoại môi trường thiên nhiên.

• KNS:

- Xác định giá trị (nhận biết được ý nghĩa của tấm lòng nhân hậu trong cuộc sống.)

- Thể hiện sự cảm thông (biết cách thể hiện sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn).

- Tư duy sáng tạo (nhận xét, bình luận về nhân vật “ngươi viết thư”, rút ra được bài học về lòng nhân hậu)

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:

 -Phương pháp: Thảo luận – Chia sẻ

 -Kĩ thuật: trình bày một phút, Trình bày ý kiến cá nhân.

III - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 -Tranh minh học bài đọc.

 -Bảng phụ viết câu cần hướng dẫn đọc.

 

doc 41 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 613Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 3 - Trường Tiểu học Ba Đình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
 LỊCH BÁO GIẢNG 
Ngày
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Ñ D D H
T.Lượng
GVCN
Phút
2
03/9
2012
CC
T Đ
Toán
Đ Đ
HN
5
5
11
3
3
Thư thăm bạn
Nước Văn Lang 
Triệu và lớp triệu(tt)
Vượt khó trong học tập (T1)
Học sinh chào cờ 
Các mẫu chuyện 
3
04/9
2012
KH
Toán
CT
LS
KT
5
3
12
5
3
Vai trò của chất đạm và chất béo .
Vẽ tranh: Đề tài các con vật quen thuộc
Luyện tập.
Từ đơn và từ phức
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Phiếu HT
Bảng nhóm
Kéo vải...
4
05/9
2012
LTVC
Toán
TD
KC HĐNG
6
5
13
5
6
Người ăn xin
Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật 
Luyện tập
Đi đều, đứng lại, quaysau.TC: Kéo cưa lừa sẻ
Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn .
Bảng nhóm
Mẫu chuyện
5
06/9
2012
TÑ
Toán
TLV
KH
MT
6
6
14
3
6
Vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ
Mở rộng vốn từ: Nhân hậu- Đoàn kết
Dãy số tự nhiên
Ôn tập bài hát: Em yêu hòa bình.
 Bài tập cao độ và tiết tấu.
Đi đều, vòng phải, vòng trái, đứng lại.
Trò chơi: Bịt mắt bắt dê
Bảng nhóm
6
07/9
2012
LTVC
T.L.V
Toán
TD
ĐL
SHTT
6
15
3
3
3
Viết thư
Viết số tự nhiên trong hệ thập phân
Nghe-viết: Cháu nghe câu chuyện của bà
 Cắt vải theo đường vạch dấu
Sinh hoạt tập thể
Bảng nhóm
Tranh nhà sàn
Thứ hai, ngày 03 tháng 9 năm 2012
TIẾT 5 TẬP ĐỌC
THƯ THĂM BẠN
I - MỤC TIÊU 
 -Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm động, chia sẽ với nỗi đau của bạn.
- Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẽ đau buồn cùng bạn( trả lời được các câu hỏi trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thức bức thư)
* GDBVMT : HS biết lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con người. Để hạn chế lũ lụt, con người cần tích cực trồng cây gây trồng , tránh phá hoại môi trường thiên nhiên.
KNS:
- Xác định giá trị (nhận biết được ý nghĩa của tấm lòng nhân hậu trong cuộc sống.)
- Thể hiện sự cảm thông (biết cách thể hiện sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn).
- Tư duy sáng tạo (nhận xét, bình luận về nhân vật “ngươi viết thư”, rút ra được bài học về lòng nhân hậu)
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
 -Phương pháp: Thảo luận – Chia sẻ 
 -Kĩ thuật: trình bày một phút, Trình bày ý kiến cá nhân.
III - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 -Tranh minh học bài đọc.
 -Bảng phụ viết câu cần hướng dẫn đọc.
IV - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1.Ổn định: 
2. Bài cũ: Truyện cổ nước mình
Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ Truyện cổ nước mình và trả lời câu hỏi:
-Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước mình?
-Em hiểu ý 2 dòng thơ cuối bài ý nói gì? 
GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
- Treo tranh minh họa bài tập đọc và hỏi HS:? Bức tranh vẽ cảnh gì?
-GV:Động viên, giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt là một việc làm cần thiết. Là học sinh, các em đã làm gì để ủng hộ đồng bào bị lũ lụt? Bài học hôm nay giúp các em hiểu được tấm lòng của một bạn nhỏ đối với đồng bào bị lũ lụt.
b. Luyện đọc và đọc và tìm hiểu bài:
 Luyện đọc: 
GV chia đoạn:
+Đoạn 1: từ đầu  đến chia buồn với bạn.
+Đoạn 2: tiếp theođến những người bạn mới như mình.
+Đoạn 3: phần còn lại.
- GV nhận xét, hướng dẫn sửa lỗi cho HS (phát âm, giọng đọc, ngắt nghỉ hơi.)
+Kết hợp giải nghĩa từ
GVNX tuyên dương.
- GV đọc diễn cảm bài văn 
 Tìm hiểu bài:
* PPThảo luận nhóm-Chia sẻ/ KT trình bày 1 phút
HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
 - Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không? 
- Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
 Đoạn 1 cho em biết điều gì?
 -Tìm những từ cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng? 
- Tìm những câu thơ cho biết bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng? 
ND đoạn 2 là gì? 
- Riêng Lương đã làm gì để giúp đỡ Hồng?.
Đoạn 3 ý nói gì?
Nêu tác dụng của những dòng mở đầu và kết thúc bức thư? 
* GDBVMT: Nguyên nhân nào dẫn đến những thảm họa lũ lụt ?
Vậy chúng ta cần phải làm gì ?
GV :Đúng rồi các em ạ để hạn chế lũ lụt, con người cần tích cực trồng cây, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên .
ND bài thơ thể hiện điều gì? 
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài. (từ đầu cho đến chia buồn với bạn)
- GV đọc mẫu
GV nhận xét, ghi điểm
4. Củng cố: 
KT: Trình bày ý kiến cá nhân
- Em có thể làm gì để tỏ lòng cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ người gặp hoạn nạn, khó khăn?
-GV GD HS: Biết chia sẻ tình cảm với mọi người.
5.Dặn dò 
-Chuẩn bị bài: Người ăn xin
-Nhận xét tiết học.
HS hát và nêu kết quả truy bài đầu giờ
-HS đọc bài thuộc lòng
-  vì truyện cổ nhân hậu có ý nghĩa sâu sa, vì giúp ta nhận ra bản sắc dân tộc : công bằng, thông minh, độ lượng, vì truyền lại cho đời sau nhiều lời răn dạy quý báu : ở hiền, nhân hậu, chăm làm.
- Lời ông cha ta răn dạy con cháu đời sau: hãy sống nhân hậu, độ lượng, công bằng, chăm chỉ, tự tin, 
-Bức tranh vẽ cảnh một bạn nhỏ đang ngồi viết thư và dõi theo khung cảnh mọi người đang quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt.
HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài
 ( Học sinh đọc 2-3 lượt.)
- Học sinh đọc phần chú giải SGK
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc theo cặp
- Một, hai HS đọc cả bài.
Đọc 6 dòng đầu.
- Không. Lương chỉ biết bạn Hồng khi đọc báo :Thiếu niên Tiền phong.
- Lương viết thư cho Hồng để chia buồn với Hồng.
Ýđoạn1: Nơi bạn Lương viết thư và lí do viết thư cho Hồng.
- Hôm nay đọc báo Tiền phong, mình rất xúc động biết ba của Hồng đã hy sinh trong trận lũ lụt vừa rồi. Mình gửi bức thư này chia buồn với bạn. Mình hiểu Hồng đau đớn và thiệt thòi như thế nào khi ba Hồng đã ra đi mãi mãi
HS đọc đoạn 2
- Lương khơi gợi trong lòng Hồng niềm tự hào về người cha dũng cảm: Chắc là Hồng cũng tự hào nước lũ.
- Lương khuyên Hồng noi gương cha vượt qua nỗi đau : Mình tin rằng theo gương banỗi đau này.
- Lương làm cho Hồng yên tâm: Bên cạnh Hồng còn có má, có cô bác và có cả những người bạn mới như mình. 
- Ý đoạn 2: Những lời động viên an ủi của Lương với Hồng.
-Đọc đoạn còn lại.
- Gửi giúp Hồng toàn bộ số tiền Lương bỏ ống từ mấy năm nay.
- Ýđoạn 3: Tấm lòng của mọi người đối với đồng bào bị lũ lụt.
-Những dòng mở đầu nêu rõ địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi người nhận thư. Những dòng cuối thư ghi lời chúc hoặc lời nhắn nhủ, cảm ơn, hứa hẹn, kí tên, ghi rõ tên người viết thư
- Do rừng bị tàn phá ,môi trường sống mất cân bằng về sinh thái.
 - Chúng ta cần trồng cây, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên .
* Nội dung chính: Bức thư cho thấy tình thương yêu chân thành của bạn Lương đối với những người không may gặp nạn . 
3 HS nêu ND chính
- HS nối tiếp nhau đọc cả bài: 3 học sinh đọc 
-Từng cặp HS luyện đọc 
-Một vài HS thi đọc diễn cảm.
- HS thi đọc cả bài
- HS nối tiếp phát biểu
TIẾT 5 LỊCH SỬ
NƯỚC VĂN LANG
I - MỤC TIÊU :
- Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang: thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Cổ:
+ Khoảng năm 700 TCN nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ra đời.
+Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất.
+ Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành các làng, bản.
+ Người Lạc Liệt có tục nhuộm răng, ăn trầu; ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu vật,
*Mục tiêu riêng :- HS khá , giỏi:
+Biết các tầng lớp của xã hội Văn Lang: Nô tì, Lạc dân, Lạc tướng, Lạc hầu, 
+ Biết những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay:đua thuyền, đấu vật,
+Xác định được trên lược đồ những khu vực mà người Lạc Việt đã từng sinh sống . 
II.CHUẨN BỊ:
 - Hình trong SGK phóng to - Phiếu học tập
 - Phóng to lược đồ Bắc Bộ và Bắc Tring Bộ .
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
 1 – Ổn định:
 2 - Bài cũ: kiểm tra sách, vở và dụng cụ học tập của HS
 3.Bài mới:
Giới thiệu bài:Nước Văn Lang 
Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp
- Treo lược đồ Bắc Bộ và một phần Bắc Trung Bộ và vẽ trục thời gian lên bảng . 
- Giới thiệu về trục thời gian : Người ta quy ước năm 0 là năm Công nguyên ( CN ) ; phía bên trái hoặc phía dưới năm CN là những năm trước CN; phía bên phải hoặc phía trên năm CN là những năm sau CN .
- YC HS xác định địa phận của nước Văn Lang & kinh đô Văn Lang trên bảng đồ; xác định thời điểm ra đời trên trục thời gian.
-Nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt có tên gọi là gì?
-Nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Nước Văn Lang  khu vực nào?
- Nêu các tầng lớp của xã hội Văn Lang ?( Dành HS khá , giỏi ) 
Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân
GV đưa ra khung sơ đồ (chưa điền nội dung ) 
Hoạt động 3 : Làm việc nhóm
- GV đưa ra khung bảng thống kê phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt .
- GV yêu cầu HS mô tả lại bằng ngôn ngữ của mình về đời sống của người dân Lạc Việt
Hoạt động 4 : Làm việc cá nhân
- Địa phương em còn lưu giữ những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay ? ( Dành HS khá giỏi ) 
- Xác định trên lược đồ những khu vực mà người Lạc Việt đã từng sinh sống ? ( Dành HS khá giỏi ) 
- GV nhận xét - tuyên dương . 
4. Củng cố 
GV YC học sinh nêu lại hgi nhớ . 
 - GV GD HS: HS tự hào về thời đại vua Hùng & truyền thống của dân tộc.
5.Dặn dò :
- Chuẩn bị bài: Nước Âu Lạc
-Nhận xét tiết học
HS hát
HS trình bày
HS quan sát
HS theo dõi
- HS dựa vào kênh hình và kênh chữ trong SGK để xác định địa phận của nước Văn Lang & kinh đô Văn Lang trên bảng đồ; xác định thời điểm ra đời trên trục thời gian
- Nước Văn Lang.
-Khoảng năm 700 trước công nguyên.
-  sông Hồng, sông Mã, sông Cả.
-HS có nhiệm vụ đọc SGK & điền vào sơ đồ các giai tầng sao cho phù hợp 
- Tầng lớp Nô tì , Lạc dân , Lạc tướng , Lạc hầu ,..
HS trả lời , HS khác bổ sung . 
 Vua
 Lạc hầu,Lạc tướng
 Lạc dân
 Nô tì
HS làm việc theo nhóm bàn.
- Bảng thống kê 
Sản xuất
Ăn
Mặc & trang điểm
Ở
Lễ hội
-Lúa
-Khoai , cây ăn quả, ươm tơ dệt vải.
-đúc đồng, giáo mác, mũi tên, rìu,lưỡi cày, nặm đồ đất, đóng thuyền. 
-Cơm, xôi
Bánh chưng, bánh giầy
Uống rượu
Mắm
Phụ nữ dùng nhiều đồ trang sức , búi tóc hoặc cạo trọc đầu .
- Nhà sàn,
Quây quần thành làng
Vui chơi, nhảy múa
Đua thuyền
Đấu vật
2- 3 HS trình bày
-HS trình bày: tục ăn trầu, búi tóc, đeo đồ trang sức
Đua thuyền , đấu vật ,
-HS xác định trên lược đồ . 
- 2 HS nhắc lại ND ghi nhớ. 
TIẾT 11 TOÁN
TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (tiếp theo)
I - MỤC TIÊU : 
 - Đọc viết được một số số đến lớp triệu.
 - HS được cũng cố về hàng và lớp.
 II.CHUẨN BỊ:
-Bảng ph ...  
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS ghi nhanh những ý hay để học tập qua bài làm của bạn.
-HS theo dõi
TIẾT 15
TOÁN
VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN
I - MỤC TIÊU:
	- Biết sử dụng mười chữ số để viết số trong hệ thập phân.
	- Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 phút
4 phút 
1 phút
5 phút
7 phút
7 phút
7 phút
4 phút
1 phút
2 phút
1 phút
 1. Ổn định : 
 2. Bài cũ: Dãy số tự nhiên
 -Gọi 3HS làm bài tập.
c.896;  ; 898 ;. 99; 100;  g.9998; 9999; 
 -GV nhận xét, ghi điểm.
 3. Bài mới: 
-Giới thiệu bài: Viết số tự nhiên trong hệ thập phân
Hoạt động1: Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của hệ thập phân
-GV đưa bảng phụ có ghi bài tập: Viết số thích hợp vào chỗ trống: 
 10 đơn vị = . Chục
 10 chục = .. trăm
 .. trăm = 1 nghìn
-Nêu nhận xét về mối quan hệ đơn vị, chục , trăm, nghìn trong hệ thập phân 
-GV gợi ý để HS trả lời: Trong hệ thập phân, cứ 10 đơn vị của một hàng hợp thành mấy đơn vị của hàng trên tiếp liền nó?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của viết số trong hệ thập phân
-Để viết số trong hệ thập phân có tất cả mấy chữ số để ghi?
-Nêu 10 chữ số đã học.
-GV nêu: chỉ với 10 chữ số (chỉ vào 0, 1 , 2, 3 , 4, 5, 6 ,7 ,8 , 9) ta có thể viết được mọi số tự nhiên
Yêu cầu HS nêu ví dụ, GV viết bảng
-GV đưa số 999, chỉ vào chữ số 9 ở hàng đơn vị & hỏi: Giá trị của chữ số 9? (hỏi tương tự với các số 9 còn lại)
-Phụ thuộc vào đâu để xác định được giá trị của mỗi chữ số?
GV kết luận: Trong cách viết số của hệ thập phân, giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài tập 1:
GV đọc số, HS viết số rồi nêu số đó gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy chục, mấy đơn vị.
GV nhận xét, chốt kết quả đúng
Bài tập 2:
Cho HS làm theo mẫu. 
Gv chấm, chữa bài
Bài tập 3:
Nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số ở bảng
GV nhận xét chốt kết quả đúng
Bài 3 còn lại: Dành cho HS khá giỏi
 4. Củng cố-:
-Thế nào là hệ thập phân?
-Để viết số tự nhiên trong hệ thập phân, ta sử dụng bao nhiêu chữ số để ghi?
-Phụ thuộc vào đâu để xác định giá trị của mỗi số?
-GV GD HS rèn luyện tính cẩn thận chính xác khi làm toán.
5.Dặn dò 
-Chuẩn bị bài: So sánh & xếp thứ tự các số tự nhiên
 -Nhận xét tiết học.
-HS hát
-3HS làm bài tập.
c.896; 897; 898 e. 99; 100; 101 g.9998; 9999; 10000 
-HS theo dõi, nhắc lại tựa bài
-HS làm:
 10 đơn vị = 1 Chục
 10 chục = 1 trăm
 10 trăm = 1 nghìn
-Trong hệ thập phân cứ mười đơn vị ở một hàng lại hợp thành một đơn vị ở hàng trên tiếp liền nó.
- 10 chữ số
Vài HS nhắc lại
- 10 chữ số đã học: , 0,1 , 2, 3 , 4, 5, 6 ,7 ,8 , 9.
Chữ số 9 ở hàng đơn vị có giá trị là 9; chữ số 9 ở hàng chục có giá trị là 90; chữ số 9 ở hàng trăm có giá trị là 900. Vài HS nhắc lại.
-Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
HS theo dõi
HS đọc yêu cầu
HS làm bài bằng phiếu học tập
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
Đọc số
Viết số
Số gồm có
Tám mươi nghìn bảy trăm mười hai.
80 712
8 chục nghìn, 7 trăm, 1 chục, 2 đơn vị
Năm nghìn tám trăm sáu mươi tư
5 864
5 nghìn, 8 trăm, 6 chục, 4 đơn vị
Hai nghìn không trăm hai mươi.
2 020
2 nghìn, 2 chục
Năm mươi lăm nghìn năm trăm
55 500
5 chục nghìn, 5 nghìn, 5 trăm
Chín triệu không nghìn năm trăm linh chín
9 000 509
9 triệu, 5 trăm, 9 đơn vị.
HS đọc yêu cầu
HS nêu lại mẫu
HS nhóm bàn, trình bày.
873 = 800 + 70 + 3
4 738 = 4 000 + 700 + 30 + 8
10 837 = 10 000 + 800 + 30 + 7
HS sửa bài
HS đọc yêu cầu
HS làm vở
Số
57
561
GT của chữ số 5
50
500
Số
45
5824
5 842 769
GT của chữ số 5
5
5 000
5 000 000
HS làm cá nhân
- HS nêu
- HS nêu
- HS nêu
TIẾT 3 CHÍNH TẢ
CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ
I - MỤC TIÊU:
- Nghe – viết và trình bày bài chính tả sạch sẽ ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát , các khổ thơ 
- Làm đúng BT 2b
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Ba, bốn tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT 2a hoặc 2b.
 - Vở BT Tiếng Việt, tập 1
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
/ G
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1 phút 
4 phút
1phút
5 phút
14 phút
3phút
7phút
4phút
1 phút
1. Ổn định : Kiểm tra dụng cụ học tập hoặc hát. 
 2. Bài cũ: Mười năm cõng bạn đi học
- GV yêu cầu HS viết lại vào bảng con những từ đã viết sai tiết trước. 
- Nhận xét phần kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Nghe-viết: Cháu nghe câu chuyện của bà 
Phân biệt: tr/chg; dấu hỏi/dấu ngã
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe viết.
 a. Hướng dẫn chính tả: 
GV đọc lại bài thơ.
Hỏi: Bài thơ nói lên điều gì?
Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con
 b. Hướng dẫn HS nghe viết chính tả:
Nhắc cách trình bày bài
Giáo viên đọc cho HS viết 
Giáo viên đọc lại một lần cho học sinh soát lỗi.
 Hoạt động 3: Chấm và chữa bài.
Chấm tại lớp 5 đến 7 bài. 
Giáo viên nhận xét chung 
 Hoạt động 4: HS làm bài tập chính tả 2b.
Giáo viên giao việc : HS làm vào vở sau đó thi làm đúng. 
Cả lớp làm bài tập 
-2 HS thi trình bày kết quả bài tập 
-Nhận xét và chốt lại lời giải đúng 
4. Củng cố, 
 - GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung học tập
 -Nhắc nhở HS viết lại các từ sai (nếu có )
 - GV GD HS: Biết yêu thương, chăm sóc ông bà.
5.Dặn dò:
 -Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết học tuần sau.
HS hát và nêu kết quả truy bài đầu giờ
HS viết lại vào bảng con những từ đã viết sai tiết trước. 
HS theo dõi, nhắc lại tựa bài
HS theo dõi trong SGK 
- Tình thương của hai bà cháu dành cho một cụ già bị lẫn đến mức không biết cả đường về nhà mình.
Học sinh đọc thầm đoạn chính tả 
-HS tìm tiếng khó viết.
HS nghe.
HS viết chính tả. 
HS dò bài. 
HS đối chiếu sgk để soát lỗi và ghi lỗi ra lề sửa lỗi.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
Cả lớp đọc thầm
2b. Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã? 
Triển lãm, bảo, thử, vẽ cảnh, cảnh hoàng hôn, vẽ cảnh hoàng hôn, khẳng định, bởi vì, hoạ sĩ, vẽ tranh, ở cạnh, chẳng bao giờ. 
-HS ghi lời giải đúng vào vở. 
HS nhắc lại nội dung học tập
TIẾT 3 KĨ THUẬT
CẮT VẢI THEO ĐƯỜNG VẠCH DẤU 
MỤC TIÊU :
- Biết cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu. - Vạch được đường dấu trên vải (vạch đường thẳng, đường cong) và cắt được vải theo đường vạch dấu. Đường cắt có thể mấp mô. 
-Mục tiêu riêng: Với HS khéo tay: Cắt được vải theo đường vạch dấu, đường cắt ít mấp mô. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
 -Giáo viên :
 Mẫu 1 mảnh vải đã được vạch dấu đường thẳng, đường cong bằng phấn may và đã cắt 1 đoạn khoảng 7-8 cm theo đường vạch dấu thẳng; 
Vật liệu và dụng cụ như : 1 mảnh vải có kích thước 20 cm x 30 cm; Kéo cắt vải; 
Phấn vạch trên vải, thước . 
 -Học sinh :
 1 số mẫu vật liệu và dụng cụ như GV . 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1 phút
3 phút
1 phút
7 phút
5 phút
14 phút
5 phút
3 phút 
1 phút
1.Ổn định:
2-Bài cũ:
-Yêu cầu hs nói về tác dụng của một số dụng cụ.
3-.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:Cắt vải theo đường vạch dấu
2.Phát triển:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn hs quan sát, nhận xét mẫu 
-GV giới thiệu mẫu, hướng dẫn hs quan sát.
-Vạch dấu trước khi cắt để có đường cắt chính xác.
*Hoạt động 2:GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
-Yêu cầu hs quan sát hình 1a, 1b nêu cách thực hiện.
-Hướng dẫn những điểm cần lưu ý.
-Yêu cầu hs quan sát hình 2 a, 2b nêu cách cắt vải theo đường dấu.
-Lưu ý hs cần tì kéo lên mặt bàn, luồn lưỡi kéo nhỏ bên dưới, tay trái nâng nhẹ vải, đưa lưỡi theo đường cắt.
*Hoạt động 3:Hs thực hành vạch dấu và cắt vải theo đường vạch dấu 
-Quan sát uốn nắn.
*Hoạt động 4:Đánh giá kết quả học tập
-Nêu các tiêu chuẩn cho hs tự đánh giá.
HS khéo tay : cắt được vải theo đường vạch dấu , đường cắt ít mấp mô . 
4-.Củng cố, 
-HS nêu nội dung bài
-GV giáo dục HS khéo léo, cẩn thận khi cắt, khâu
5.Dặn dò:
-Chuẩn bị bài sau: Khâu thường
-Nhận xét tiết học
HS hát
-HS nêu
-HS theo dõi, nhắc lại tựa bài
-HS quan sát.
-HS quan sát
-HS nêu cách thực hiện
-HS nêu cách cắt vải theo đường dấu.
-Quan sát và làm mẫu theo hướng dẫn.
-Thực hành vạch dấu. ( với HS khéo tay: cắt được vải theo đường vạch dấu, đường cắt ít mấp mô)
HS trình bày sản phẩm
HS tự đánh giá.
-HS nêu
TIẾT 3: SINH HOẠT TẬP THỂ .
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS nhận ra ưu ,khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp.
- Biết suy nghĩ để nêu ra ý tưởng xây dựng phương hướng cho hoạt động tập thể lớp. 
- Thông qua phương hướng thực hiện của cả lớp, HS định hướng được các bước tu dưỡng và rèn luyện bản thân 
-Rèn tính tự giác, mạnh dạn, tự tin phát biểu trước lớp.
-Có ý thức tự sửa sai khuyết điểm mắc phải và biết phát huy những mặt tích cực của bản thân , có tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn.
 II. CHUẨN BỊ:
 Lớp trưởng lập báo cáo
 GV:phương hướng tuần 4.
 III. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:
Ổn định: Hát 
Tổng kết hoạt động tuần 3
- Các tổ trưởng lần lượt báo cáo tình hình hoạt động của tổ trong tuần
 * Lớp trưởng tổng hợp báo cáo hoạt động tuần 3
 * Cả lớp đóng góp ý kiến bổ sung.
+ GV đánh giá, nhận xét nhắc nhở chung cả lớp
 a/ Học tập: Tương đối tốt
 b/ Đạo đức: Tốt
 c/ Chuyên cần: Vắng có xin phép, đi học đúng giờ quy định.
 d/ Lao động – Vệ sinh: Tốt
+ GV tuyên dương các em thực hiện tốt trong tuần
3. GV – HS bình chọn HS danh dự trong tuần: 
-HS xuất sắc: Khánh, Quỳnh, Hiếu, Nghĩa
-HS tiến bộ: Thiện, Thuận,Thuần
4. Xây dựng phương hướng tuần 4
- HS thảo luận nhóm đề xuất các mặt hoạt động và chủ điểm hoạt động trong tuần 
- Đại diện nhóm phát biểu.
- GV chốt lại:
a/ Học tập:
- Phát động phong trào chào mừng ngày 2/9 - Tổng hợp điểm 10 trong tuần.
- Thực hiện truy bài đầu giờ, các tổ trưởng cần theo dõi tích cực các tổ viên.
- Có thái độ tích cực hợp tác trong học tập
- Tiếp tục duy trì:“Đôi bạn cùng tiến” giúp nhau trong học tập
a/ Đạo đức:
- Thực hiện theo 5 điều Bác dạy, nội qui trường, lớp.
- Xếp hàng nghiêm túc giờ ra vào lớp, giờ về.
- Không nói tục chửi thề, không đánh nhau. 
- Lễ phép, chào hỏi khi gặp người lớn tuổi
b/ Chuyên cần: 
- Duy trì sĩ số
- Đi học đầy đủ , đúng giờ
c/ Lao động, vệ sinh
- Thực hiện theo lịch phân công lao động của trường.
- VS trường lớp và cá nhân sạch sẽ.
d/ Phong trào:
- Tham gia đầy đủ các phong trào của Đội 
- Giáo dục cho HS thêm về truyền thống của nhà trường.
 5. Tổ chức chơi văn nghệ, vui chơi dân gian

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN MOI 2014.doc