Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 32 năm 2010

Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 32 năm 2010

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ trong bài. Hiểu nội dung truyện: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.

2. Kĩ năng: Đọc lưu loát bài văn, đọc diễn cảm giọng chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự buồn chán, âu sầu của vương quốc nọ vì thiếu tiếng cười. Đoạn cuối đọc nhanh hơn, háo hức, hi vọng. Đọc phân biệt lời nhân vật.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy học:

 

doc 32 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1076Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 32 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32: (Từ 3/5 đến 7/5/2010)
Thứ hai ngày 3 tháng 5 năm 2010
Tập đọc: Tiết 63
Vương quốc vắng nụ cười.
 ( Theo Trần Đức Tiến)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ trong bài. Hiểu nội dung truyện: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.
2. Kĩ năng: Đọc lưu loát bài văn, đọc diễn cảm giọng chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự buồn chán, âu sầu của vương quốc nọ vì thiếu tiếng cười. Đoạn cuối đọc nhanh hơn, háo hức, hi vọng. Đọc phân biệt lời nhân vật.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Tranh minh hoạ bài đọc sgk/132
HS: SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1P) Hát – KT sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (2P)
HS: Đọc bài : Con chuồn chuồn nước và trả lời câu hỏi nội dung?
GV: Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu chủ điểm và giới thiệu bài.( tranh SGK)
Hoạt động 2: Luyện đọc 
GV: Hướng dẫn đọc
HS: 1 hs khá đọc toàn bài - Chia đoạn.
HS: Đọc nối tiếp đoạn.
GV: Nghe, sửa lỗi phát âm, kết hợp giải nghĩa từ.
HS: Đọc bài theo nhóm, 2 nhóm đọc trước lớp.
2P
10P
- 3đoạn: 
+ Đ1: Từ đầu... về cười cợt. 
+ Đ2: Tiếp ... học không vào. + Đ3: Phần còn lại.
GV: Đọc mẫu toàn bài.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài.
10P
HS: Đọc thầm đoạn 1, gạch chân dưới những chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn.
- ...mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn, gương mặt mọi người rầu rĩ héo hon, ngay tại kinh 
đô cũng chỉ nghe thấy tiếng ngựa hí, , tiếng gió thở dài trên những mái nhà.
CH: Vì sao cuộc sống ở nơi đó buồn chán như vậy?
CH: Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình?
- Vì cư dân ở đó không ai biết cười.
- Nhà vua cử một viên đại thần đi du học nước ngoài chuyên về môn cười.
CH: Đoạn 1 cho biết điều gì?
 ý 1: Cuộc sống ở vương quốc nọ vô cùng buồn chán vì thiếu tiếng cười.
HS: Đọc thầm phần còn lại trả lời:
CH: Kết quả của viên đại thần đi du học?
- sau 1 năm viên đại thần về xin chịu tội vì gắng hết sức mà không học vào...không khí triều đình ảo não.
CH: Điều gì xảy ra ở cuối đoạn này?
- Thị vệ bắt được 1 kẻ đang cười sằng sặc ở ngoài đường.
CH: Thái độ của nhà vua thế nào khi nghe tin đó?
- Nhà vua phấn khởi ra lệnh dẫn người đó vào.
CH: Tìm ý chính đ2,3?
ý 2: Nhà vua cử người đi du học bị thất bại và hy vọng mới của triều đình.
CH: Phần đầu câu chuyện nói lên điều gì?
ND: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.
Hoạt động 4: Đọc diễn cảm.
7P
HS: Đọc truyện theo hình thức phân vai 
- Nêu cách đọc bài.
- 4 vai: dẫn truyện, nhà vua, đại thần, thị vệ.
- Toàn bài đọc chậm, đoạn cuối nhanh hơn, háo hức, hy vọng. Giọng viên đại thần: ảo não, thị vệ: hớt hải, vui mừng. Nhà vua : phấn khởi.
Nhấn giọng: buồn chán kinh khủng, không muốn dậy, không muốn hót, chưa nở đã tàn, ngựa hí, sỏi đá lạo xạo, gió thở dài, hồi hộp, thất vọng, rập đầu, tâu lạy,...
GV: Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 2,3.
HS: Đọc theo nhóm. Thi đọc
GV: Cùng hs nx, khen hs đọc tốt
4. Củng cố:(2P) 
CH: Phần đầu câu chuyện nói lên điều gì? (Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.)
GV: Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:(1P) - Về nhà đọc bài và chuẩn bị bài 64.
...................................................................................................................
Toán : Tiết 153
Ôn tập về số tự nhiên (Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp hs ôn tập về so sánh và xếp thứ tự số tự nhiên
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức vào bài học.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng lớp viết sẵn nội dung BT 1
HS: SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1P)
2. Kiểm tra bài cũ: (2P)
HS: 2 hs đọc các số: 134 567; 87 934 956 - trao đổi về cấu tạo số.
GV: Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện tập
HS: Đọc yêu cầu bài
1P
28P
Bài 1(161):
GV: Hướng dẫn hs làm nháp.
HS: 1 số học sinh lên bảng làm .
GV: Cùng hs nx, chữa từng bài và trao đổi cách so sánh 2 số tự nhiên:
989 < 1321 34 579 < 34 601
27 105 >7 985 150 482 > 150 459
8300:10 = 830 72 600 = 726x100.
HS: Làm bài vào vở. Lớp đổi chéo vở chấm bài, 4 hs lên bảng chữa bài.
GV: Cùng hs nx, chữa bài.
Bài 2,3 (161)
Bài 2a. 999; 7426; 7624; 7642
 b. 1853; 3158; 3190; 3518.
Bài 3a. 10 261; 1590; 1 567; 897
 b. 4270; 2518; 2490; 2476.
GV: Hướng dẫn
Bài 4, 5 (161) HS K-G
HS: Làm bài vào vở. 3 Hs lên bảng chữa bài.
Bài 4. a. 0; 10; 100
 b. 9; 99; 999
 c. 1; 11; 101
 d. 8 ; 98; 998.
Bài 5a. Các số lớn hơn 57 và nhỏ hơn 62 là: 58; 59; 60; 61.
Trong các số trên có 58; 60 là số chẵn. Vậy x=58 hoặc x= 60.
GV: nhận xét, cho điểm.
4. Củng cố:(2P)
GV: Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:(1P) - Về nhà làm bài 5b,c.
........................................................................................................................
Khoa học: Tiết 61
Trao đổi chất ở thực vật
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS có thể kể ra những gì thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và phải thải ra môi trường trong quá trình sống.
2. Kĩ năng: Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Giấy khổ to và bút dạ.
HS: SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1P) 
2. Kiểm tra bài cũ: (2P)
HS: Nêu vai trò của không khí đối với thực vật. Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật.
GV: Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: Những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở thực vật.
GV: Tổ chức hs quan sát hình 1 sgk/122.
1P
15P
- Cả lớp.
HS: Quan sát - TLCH.
CH: Những gì vẽ trong hình?
- Mặt trời, cây,thực vật, nước, đất,..
CH:Những yếu tố nào đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của cây xanh?
- ánh sáng, nước, chất khoáng trong đất,
CH: Phát hiện những yếu tố còn thiếu để bổ sung?
- Khí các - bon -níc, khí ô xi.
CH: Trong quá trình hô hấp cây thải ra môi trường những gì?
... khí cac-bon-níc, hơi nước, khí ô-xi và các chất khoáng khác.
CH: Quá trình trên được gọi là gì?
- Quá trình trên được gọi là quá trình trao đổi chất ở thực vật.
CH: Thế nào là quá trình trao đổi chất ở thực vật?
GV: Kết luận, chốt ý trên.
Hoạt động 2: Thực hành vẽ sơ đồ trao 
13P
- là quá trình cây xanh lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bon-nic, khí ô-xi, nước và thải ra môi trường khí các-bon-níc, khí ô-xi, hơi nước và các chất khoáng khác.
đổi chất ở thực vật.
GV: Phát giấy - Tổ chức hs hoạt động theo nhóm 4.
HS: Vẽ sơ đồ trao đổi chất và trao đổi thức ăn ở thực vật. đại diện lên trình bày trên sơ đồ của nhóm mình vẽ.
GV: nx, khen nhóm vẽ và nêu tốt.
4. Củng cố:(2P)
CH: Thế nào là quá trình trao đổi chất ở thực vật? (là quá trình cây xanh lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bon-nic, khí ô-xi, nước và thải ra môi trường khí các-
bon-níc, khí ô-xi, hơi nước và các chất khoáng khác.)
GV: Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:(1P) - Về nhà học thuộc bài, chuẩn bị bài 62.
Lịch sử : Tiết 32 
Kinh thành Huế.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hs biết: Sơ lược về quá trình xây dựng; sự đồ sộ, vẻ đẹp của kinh thành và lăng tẩm ở Huế.
2. Kĩ năng: Quan sát, thảo luận.
3. Thái độ: Tự hào vì Huế được công nhận là một di sản văn hoá thế giới.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Sưu tầm 1 số hình ảnh về kinh thành và lăng tẩm ở Huế.
HS: SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1P)
2. Kiểm tra bài cũ: (2P)
CH: Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào? (Sau khi vua Quang Trung chết,triều đại Tây Sơn suy yếu, Nguyễn ánh lật đổ triều Tây Sơn lập nên nhà Nguyễn.)
GV: Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Quá trình xây dựng kinh thành Huế
HS: Đọc sgk từ đầu...thời đó
CH: Mô tả quá trình xây dựng kinh thành Huế?
HS: Một số HS trình bày. Lớp nx, trao đổi, bổ sung.
GV: Kết luận.
Hoạt động 3: Vẻ đẹp của kinh thành Huế.
GV: Tổ chức hs hoạt động theo N4.
HS: Các nhóm trưng bày các tranh ảnh sưu tầm được. Cử 1 đại diện đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về kinh thành Huế?
GV: Cùng hs nx chung và khen nhóm sưu tầm và có bài giới thiệu tốt.
1P
13P
15P
Kết luận: kinh thành Huế- kinh thành đồ sộ và đẹp nhấtcủa nước ta
Kết luận:Kinh thành Huế là1 công trình kiến trúc đẹp đầysáng tạo
 của nhân dân ta. Ngày11-12-1993, UNESCO công nhận kinh thành Huế là di sản văn hoá thế giới.
4. Củng cố: (2P)	
HS: Đọc ghi nhớ bài.
GV: Hệ thống ND bài- Nx tiết học.
5. Dặn dò:(1P) - Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài tuần 33: Tổng kết
Đạo đức: Tiết 32
Dành cho địa phương
........................................................................................................................................
* Tự rút kinh nghiệm sau ngày dạy:
.
Thứ ba ngày 4 tháng 5 năm 2010
Toán: Tiết 154
 Ôn tập về số tự nhiên (Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp hs ôn tập về dấu hiệu chia hết cho 2;3;5;9 và giải các bài toán liên quan đến chia hết cho các số trên.
2. Kĩ năng: Vận dụng KT giải các bài toán liên quan đến chia hết cho các số trên.
3. Thái độ: yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ viết BT2
HS: SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1P) Hát – KT sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (2P)
HS: Chữa bài 5b,c / 161(b. Các số lớn hơn 57 và nhỏ hơn 62 là: 58; 59; 60; 61.
Trong các số trên có 59; 61 là số lẻ. Vậy x=59 hoặc x=61.)
GV: Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Luyện tập.
HS: Đọc đề bài, trả lời
GV: Ghi các số lên bảng.
HS: Tiếp nối nhau phát biểu.
GV: Cùng hs nx, trao đổi, nêu dấu hiệu chia hết cho 2;3;5;9;...
1P
28P
Bài 1.(161)
a. +Số chia hết cho 2: 7362; 2640; 4136; 
+ Số chia hết cho 5: 605; 2640; 
b. Số chia hết cho 3: 7362; 2640; 20601.
+ Số chia hết cho 9: 7362; 20601...
- Dấu hiệu chia hết cho 2; 5 xét chữ số tận cùng.
- Dấu hiệu chia hết cho 3;9; xét tổng 
GV: Treo bảng phụ. HD.
HS: Cả lớp làm bài vào nháp, đổi chéo 
nháp kiểm tra. 2 hs lên bảng chữa .
GV: Cùng hs nx, chữa bài.
các chữ số của số đã cho.
Bài 2. (162)
a. 252; 552; 852.
b. 108; 198;
c. 920;
d. 255. 
HS: Làm bài vào nháp, nêu miệng,1 Hs lên bảng chữa  ... n vật.
3. Thái độ: Giáo dục hs yêu quý các con vật và biết bảo vệ chúng.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Tranh ảnh con tê tê.
HS: SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1P)
2. Kiểm tra bài cũ: (2P)
HS: 2 Hs: Đọc đoạn văn tả các bộ phận của con gà trống.
GV: Nhận xét, cho điểm.
 3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: HD làm bài tập.
GV: Trưng ảnh con tê tê, nêu yêu cầu
1P
28P
Bài 1 (139).
HS: Quan sát ảnh con tê tê và đọc nội dung đoạn văn. trao đổi trả lời câu hỏi theo cặp, viết ra nháp. Lần lượt hs nêu từng câu, lớp nx, trao đổi, bổ sung.
GV: Nhận xét, chốt ý đúng:
CH: Bài văn gồm mấy đoạn, ý chính mỗi đoạn?
- 6 đoạn: Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn.
+ Đ1: Mở bài; giới thiệu chung về con tê tê.
+ Đ2: Miêu tả bộ vẩy của con tê tê.
CH: Các bộ phận ngoại hình nào được miêu tả?
+ Đ3: Miêu tả miệng, hàm, lưỡi của tê tê và cách tê tê săn mồi.
+ Đ4: Miêu tả chân bộ móng của tê tê và cách nó đào đất.
+ Đ5: Miêu tả nhược điểm của tê tê.
+ Đ6: Kết bài, tê tê là con vật có ích, con người cần bảo vệ nó.
- Bộ vẩy, miệng, lưỡi, 4 chân; Tác giả chú ý quan sát bộ vẩy của tê tê để có những quan sát rất phù hợp, nêu được những nét khác biệt khi so sánh. Giống vẩy cá gáy nhưng cứng và dày hơn nhiều; bộ vẩy như bộ giáp sắt.
CH: Tác giả miêu tả con tê tê rất tỉ mỉ và chọn lọc được nhiều đặc điểm lí thú:
- Cách tê tê bắt kiến: Nó thè cái lưỡi dài, nhỏ như chiếc đũa, xẻ làm 3 nhánh, đục thủng tổ kiến, rồi thò lưỡi vào sâu bên trong. Đợi kiến bâu kín lưỡi, tê tê rụt lưỡi vào mõm, tóp tép nhai cả lũ kiến xấu số.
HS: 2 Hs đọc yêu cầu bài. Cả lớp viết bài. nối tiếp nhau đọc từng bài.
GV: Nêu lưu ý với hs.
- Cách tê tê đào đất: ...
Bài 2,3 (139). 
- Nên viết 2 đoạn văn về một con vật em yêu thích
GV: Cùng hs nx, trao đổi, bổ sung và ghi điểm hs có đoạn văn viết tốt.
.
4. Củng cố:(2P)
GV: Hệ thống nội dung bài. - Nhận xét giờ học.
 5. Dặn dò: (1P) - Về nhà hoàn thiện 2 đoạn văn vào vở 
.......................................................................................................
Khoa học: Tiết 62
Động vật cần gì để sống?
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nêu những điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường
2. Kĩ năng: Biết: Cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, thức ăn không 
khí và ánh sáng đôí với đời sống động vật.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Phiếu học tập.
HS: SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1P)
2. Kiểm tra bài cũ: (2P)
HS: Nêu vai trò của không khí đối với động vật
GV: Nhận xét, cho điểm.
 3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Cách tiến hành thí nghiệm động vật cần gì để sống.
GV: Phát phiếu và giao nhiệm vụ.
HS: hoạt động theo nhóm 4: Đọc mục quan sát và xác định điều kiện sống của 5 con chuột trong thí nghiệm. Nêu nguyên tắc thí nghiệm; Đánh dấu vào phiếu và thảo luận dự đoán kết quả. Đại diện nhóm dán phiếu và trình bày, lớp nx, bổ sung.
1P
18P
Phiếu học tập
Chuột sống ở hộp
Điều kiện được cung cấp
Điều kiện thiếu
1
ánh sáng, nước, không khí.
Thức ăn
2
ánh sáng, không khí, thức ăn.
Nước
3
ánh sáng, nước, không khí, thức ăn
4
ánh sáng, nước, thức ăn
Không khí
5
Nước, không khí, thức ăn
ánh sáng.
Hoạt động 3: Dự đoán kết quả thí nghiệm.
GV:Tổ chức hs trao đổi nhóm 3
10P
HS: N3 trao đổi dựa vào câu hỏi sgk/125. Đại diện nhóm trình bày, lớp nx, trao đổi, bổ sung.
GV: Nhận xét, chốt ý đúng và ghi kết quả dự đoán vào bảng.
GV: Kết luận.
- Con 1:Chết sau con ở hình 2và 4.
- Con 2: Chết sau con hình 4.
- Con 3: Sống bình thường.
- Con 4: Chết trước tiên.
- Con 5: Sống không khoẻ mạnh.
KL: Động vật cần có đủkhông khí, thức ăn, nước uống, ánh sáng thì mới tồn tại và phát triển bình thường được.
4. Củng cố:(2P)
CH: Động vật cần gì để sống? (Động vật cần có đủkhông khí, thức ăn, nước uống, 
ánh sáng thì mới tồn tại và phát triển bình thường được.)
GV: Hệ thống nội dung bài. - Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:(1P) - Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài 63.
..........................................................................................................
Kĩ thuật: Tiết 29
 Lắp xe nôI (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe nôi
2. Kĩ năng: Biết lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe nôi đúng kĩ thuật,đúng quy trình 
3. Thái độ: Hs yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Mẫu cái xe nôi. Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
HS: SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1P) 
2. Kiểm tra bài cũ: (2P)
HS: Nhắc lại quy trình lắp xe nôi
GV: Nhận xét, đánh giá
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Thực hành lắp cái đu
GV: Trưng vật mẫu cái xe nôi
HS: Quan sát, nhận xét
1P
23P
CH: Cái xe nôi có những bộ phận nào?
CH: Nêu quy trình lắp cái xe nôi?
- Có 5 bộ phận: tay kéo, thanh giá đỡ bánh xe, giá đỡ bánh xe, thành xe với mui xe, trục bánh xe.
+ Lắp tay kéo (H2- sgk)
+ Lắp giá đỡ trục bánh xe (H3- sgk)
+ Lắp thanh giá đỡ trục bánh xe
HS: Thực hành chọn các chi tiết để lắp cái xe nôi.
GV: Đến từng HS để kiểm tra và giúp đỡ. KT sự chuyển động của cái xe nôi
 (H4- sgk)
+ Lắp thành xe với mui xe (H5- sgk)
+ Lắp trục bánh xe (H6- sgk)
- Lắp từng bộ phận của cái xe nôi
- Lắp ráp hoàn chỉnh cái xe nôi
Hoạt động 2: Đánh giá kết quả
5P
HS: Trưng bày sản phẩm. 
GV: Treo bảng phụ ghi tiêu chuẩn đánh giá, HD cách đánh giá
HS: Dựa vào tiêu chuẩn đánh giá để đánh giá sản phẩm
GV: Nx,đánh giá kết quả họctập của HS
GV: HD tháo các chi tiết, xếp gọn gàng.
HS: thực hiện.
4. Củng cố: (2P)
HS: Nêu các bước lắp cái xe nôi
GV: Hệ thống nội dung bài. - Nhận xét giờ học.
 5. Dặn dò: (1P) - Vn thực hành lắp cái xe nôi, chuẩn bị bài sau lắp xe đẩy hàng
 ...................................................................................................................
Sinh hoạt:
Nhận xét tuần 32
.........................................................................................................................................*Tự rút kinh nghiệm sau ngày dạy:
Nhận xét của chuyên môn
........................................................................................................................
........................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
Khoa học Tiết 63
Động vật ăn gì để sống?
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Phân loại động vật theo thức ăn của chúng.
2. Kĩ năng: Kể tên một số con vật và thức ăn của chúng.
3. Thái độ: 
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Sưu tầm tranh ảnh những con vật ăn các loại thức ăn khác nhau. 
HS: SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1P) Hát – KT sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (2P)
HS: Nêu những điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường.
GV: Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Nhu cầu thức ăn của các loài thực vật khác nhau.
GV: Tổ chức hs trao đổi theo nhóm
HS: Tập hợp tranh kết hợp tranh sgk và sắp xếp chúng thành theo nhóm thức ăn. dán phiếu, đại diện lên trình bày.
GV: Cùng hs nx, chốt ý đúng và tính điểm cho các nhóm, khen nhóm thắng cuộc.
GV: Kết luận.
HS: Tiếp nối nhau nói tên thức ăn của từng con vật trong hình sgk. Lóp nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: Trò chơi đố bạn con gì?
GV: Hướng dẫn hs cách chơi.
HS: 1 Hs lên lấy (tranh) bất kì 1 con vật nào (nhưng không biết). HS cả lớp lắng nghe và trả lời : có hoặc không.
GV: Cùng hs nx, bình chọn hs đoán tốt.
+ Nhóm ăn cỏ, lá cây: hươu, trâu, bò, nai, ...
+ Nhóm ăn hạt: sóc, sẻ, ...
+ Nhóm ăn thịt: hổ,...
+ Nhóm ăn côn trùng, sâu bọ:chim gõ kiến,...
+ Nhóm ăn tạp: mèo, lợn, gà, cá, chuột,...
KL: Các loài động vật khác nhau có nhu cầu về thức ăn khác nhau. Có loài ăn thực vật, có loài ăn thịt, có loài ănsâu bọ, có loài ăn tạp.
VD: Con vật này có 4 chân có phải không?
- Con vật này ăn thịt có phải không?
- Con vật này sống trên cạn có phải không?
- Con vật này thường hay ăn cá, cua, tôm, tép phải không?
4. Củng cố: (2P)
CH: Qua bài em thấy cần làm gì để bảo vệ các loài động vật hoang dã? (HS phát biểu)
GV: Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1P)
 Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài 64.
Tập làm văn Tiết 64
Luyện tập xây dựng mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật.
I. Mục đích, yêu cầu.
	- Ôn lại kiến thức về đoạn mở bài và kết bài trong bài văn miêu tả con vật.
	- Thực hành viết mở bài và kết bài cho phần thân bài ( HS đã viết )để hoàn chỉnh bài văn miêu tả con vật.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Giấy khổ rộng và bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ.
? Đọc đoạn văn tả ngoại hình và tả hoạt động của con vật?
- 2 hs đọc 2 đoạn, lớp nx.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài. Nêu MĐ, YC .
2. Luyện tập.
Bài 1. 
- 1 Hs đọc yêu cầu bài.
- Lớp quan sát ảnh sgk/141 và đọc nội dung đoạn văn:
- 1 Hs đọc to, lớp đọc thầm.
- Trao đổi trả lời câu hỏi theo cặp, viết ra nháp:
- Hs trao đổi.
- Trình bày;
- Lần lượt hs nêu từng câu, lớp nx, trao đổi, bổ sung.
- Gv nx, chốt ý đúng:
a. Tìm đoạn mở bài và kết bài:
- Mở bài: 2 câu đầu
- Kết bài: Câu cuối
b. Những đoạn mở bài và kết bài trên giống cách mở bài và kết bài nào em đã học.
- Mở bài gián tiếp
- Kết bài mở rộng.
c. Chọn câu để mở bài trực tiếp:
Chọn câu kết bài không mở rộng:
- MB: Mùa xuân là mùa công múa.
- KB: Chiếc ô màu sắc đẹp đến kì ảo xập xoè uốn lượn dưới ánh nắng xuân ấm áp.
Bài 2,3: 
- 2 Hs đọc yêu cầu bài.
- Viết đoạn mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn tả con vật em viết ở bài trước:
- Cả lớp viết bài. 2 Hs viết bài vào phiếu.
- Trình bày:
- Hs nối tiếp nhau đọc từng phần, dán phiếu.
- Gv cùng hs nx, trao đổi, bổ sung và ghi điểm hs có MB, KB tốt.
3. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học, vn hoàn thành cả bài văn vào vở. Chuẩn bị bài 65.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 32 - ngoan - lop 4.doc