Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần dạy 16 - Trường TH Võ Thị Sáu

Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần dạy 16 - Trường TH Võ Thị Sáu

CHÀO CỜ

TIẾT 2 TẬP ĐỌC

$31: KÉO CO

I - MỤC TIÊU

-Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.

-Hiểu nội dung: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được giữ gìn, phát huy.( trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II - CHUẨN BỊ

- GV : + Tranh minh hoạ nội dung bài học.

 + Bảng phụ viết sẵn những câu , đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 

doc 39 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 513Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần dạy 16 - Trường TH Võ Thị Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2012
TIẾT 1 CHÀO CỜ
TIẾT 2 TẬP ĐỌC
$31: KÉO CO
I - MỤC TIÊU
-Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.
-Hiểu nội dung: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được giữ gìn, phát huy.( trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
II - CHUẨN BỊ
- GV : + Tranh minh hoạ nội dung bài học.
 + Bảng phụ viết sẵn những câu , đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc. 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1 .Ổn định: 
2. Bài cũ : Tuổi Ngựa
 - Yêu cầu HS đọc diễn cảm và trả lời câu hỏi .
 - GV nhận xét, ghi điểm
 - Nhận xét chung phần bài cũ.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài 
b) Hướng dẫn luyện đọc 
GV chia đoạn 
+ Đoạn 1:. 3 dòng đầu 
+ Đoạn 2: 4 dòng tiếp
+ Đoạn 3: 6 dòng còn lại
- HS đọc phần chú giải kết hợp giải nghĩa từ
- GV đọc diễn cảm bài văn . 
c) Tìm hiểu bài 
GV cho HS đọc thầm, đọc lướt đoạn 1
* Qua phần đầu bài, em hiểu cách chơi kéo co như thế nào?
*Ý đoạn 1 nói lên điều gì?
- Cho HS đọc thầm , đọc lướt đoạn 2
* Trò chơi kéo co ở làng Hữu Trấp có gì đặc biệt ?
*Ý đoạn 2 nói lên điều gì?
- Cho HS đọc thầm , đọc lướt đoạn 3
* Trò chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt ? 
- Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui ?
- Ngoài trò chơi kéo co , em còn biết những trò chơi nào khác thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta ? 
-Ý đoạn 3 nói lên điều gì?
-> Hãy nêu nội dung chính của bài ?
d) Đọc diễn cảm 
- Gọi HS đọc nối tiếp bài
- Giới thiệu đoạn đọc diễn cảm, hướng dẫn, đọc mẫu.
- Giọng đọc vui , hào hứng. Chú ý ngắt nhịp , nhấn giọng đúng khi đọc các câu sau :
Hội làng Hữu Tráp / thuộc huyện Quế Võ, / tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. // Có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng.// Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc vui cũng rất là vui.// Vui là ở sự ganh đua, / vui là ở những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội . //
4 - Củng cố, dặn dò 
- HS nêu nội dung bài 
- Chuẩn bị : Trong quán ăn “ Ba cá bống
- Nhận xét tiết học.
HS hát 
HS đọc diễn cảm và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
-HS nhắc lại tựa bài
- 1 HS đọc bài, chia đoạn
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn (2 lượt)
- Đọc thầm phần chú giải.
- Một, hai HS đọc bài.
- HS theo dõi.
HS đọc thầm, đọc lướt đoạn 1
- Kéo co phải có hai đội, thường thì số người của hai đội phải bằng nhau. Thành viên của mỗi đội ôm chặt lưng nhau, hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau. Thành viên của hai đội cũng có thể nắm chung một sợi dây thong dài. Kéo co phải đủ ba keo, mỗi đội kéo mạnh đội mình về sau vạch ranh giới. Đội nào kéo tuột đội kia ngã sang vùng đất của đội mình 2 keo trở lên là thắng.
*Ý đoạn 1: Cách thức chơi kéo co.
HS đọc thầm , đọc lướt đoạn 2
- Kéo co giữa nam và nữ. Nam khoẻ hơn nữ nhiều nhưng có năm bên nữ vẫn thằng. Có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng. Bên nào thắng thì cũng vui vì không khí ganh đua rất sôi nổi, vui vẻ, tiếng trống, tiếng reo hò, cổ vũ rất náo nhiệt của những người xem.
*Ý đoạn 2: Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp
 HS đọc thầm , đọc lướt đoạn 3
- Kéo co giữa trai tráng hai giáp ranh trong làng với số người mỗi bên không hạn chế, không quy định số lượng. 
- Trò chơi kéo co bao giờ cũng vui vì không khí ganh đua rất sôi nổi ; vì những tiềng hò reo khích lệ của người xen hội. 
- Đá cầu, đấu vật, đu dây. . .
Ý đoạn 3: Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn
*Nội dung chính: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được giữ gìn, phát huy. 
- HS đọc nối tiếp theo đoạn 
- 1HS đọc lại 
- Luyện đọc diễn cảm
- Thi đọc diễn cảm.
- HS nêu
TIẾT 3 TOÁN
$76: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
 - Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số.
 - Giải bài toán có lời văn.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định:
2. Bài cũ:Chia cho số có hai chữ số(tt )
 - GV YCHS làm 1 số phép tính ở BT1:
31 628 : 48
18 510 : 15
42 546 : 37
 - GV chữa bài, nhận xét ghi điểm. 
3. Bài mới :
 a) Giới thiệu bài 
 b ) Hướng dẫn luyện tập 
 Bài 1
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
- GV yêu cầu HS làm bài PHT
- Cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
Bài 1: ( dòng 3)- Dành cho HS khá giỏi
-GV theo dõi, giúp đỡ.
Bài 2
- GV gọi HS đọc đề bài. 
- Cho HS tự tóm tắt và giải bài toán vào vở.
 -GV chấm bài, nhận xét 
Bài 3: ( dành cho HS khá giỏi)
-Theo dõi, nhận xét cá nhân
Bài 4: ( Dành cho HS khá, giỏi)
-GV theo dõi
Hỏi:Vậy phép tính sai ở đâu? 
4.Củng cố, dặn dò:
-GV cho HS nêu cách chia cho số có hai chữ số.
- Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học. 
HS hát 
-3HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi nhận xét bài làm của bạn.
- HS lắng nghe nhắc lại tựa bài. 
- 1 HS nêu yêu cầu
- Đặt tính rồi tính.
- 3 HS làm bảng phụ, mỗi HS thực hiện 2 phép tính, cả lớp làm bài vào PHT. 
- HS nhận xét bài bạn, 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo PHT để kiểm tra bài của nhau. 
 4725 15 4674 82 
 022 315 574 57
 075 00
 00
 18408 52 35136 18 
 280 354 171 1952
 208 093
 0 36
 0
-HS tự làm bài. 
 9435 44 17826 48 
 053 112 342 371
 095 066
 07 18
-1HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm vào vở
 Tóm tắt:
25 viên: 1m2
1050 viên: m2
Bài giải
Số m2 nến nhà lát được là:
 1050 : 25 = 42 ( m2 )
 Đáp số: 42 m2 
- HS tự làm bài
 Bài giải
Cả ba tháng trung bình mỗi người của đội làm được số sản phẩm là:
( 855 + 920 + 1350 ) :25 = 125 ( sản phẩm )
 Đáp số: 125 sản phẩm 
-HS tự làm bài và nêu KQ
 12345 67
 564 184
 285
 17
- Phép tính b thực hiện sai ở số dư cuối cùng. phép tính a sai ở lần chia thứ hai, do ước lượng thương sai nên tìm được số dư là 95 lớn hơn số chia 67 sau đó lại lấy tiếp 95 chia cho 67, làm thương đúng tăng lên thành 1714.
- HS nêu cách chia cho số có hai chữ số.
TIẾT 4 ĐẠO ĐỨC
 $16: YÊU LAO ĐỘNG (TIẾT 1 )
I. MỤC TIÊU:
 - Nêu được ích lợi của lao động .
 - Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở lớp ở trường , ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân .
 - Không đồng tình với những biểu hiện lười lao động . 
* HS khá, giỏi: Biết được ý nghĩa của lao động .
* GDKNS:
	- Kĩ năng xác định giá trị của lao động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - SGK Đạo đức 4; Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định: 
2. Bài cũ : Biết ơn thầy giáo, cô giáo
- Vì sao cần kính trọng biết ơn thầy giáo, cô giáo ? 
- Cần thể hiện lòng kính trọng , biết ơn thầy giáo, cô giáo như thế nào ?
GV nhận xét 
3. Bài mới 
a - Hoạt động 1 : Giới thiệu bài: 
- GV YCHS đọc 5 điều Bác Hồ dạy
- Điều 2 của 5 điều BH dạy là gì?
- GV: Như vậy đối với HS không những học tập tốt mà còn phải lao động tốt . vậy để các em hiểu rõ thêm như thế nào là lao động tốt và lao động tốt có ích lợi gì cô và các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay . Yêu lao động( T1) 
b – Hoạt động 2 : Liên hệ bản thận . 
 - Ngày hôm qua , em đã làm được những công việc gì ? 
- Nhận xét câu trả lời của HS .
GV kết luận: Như vậy trong ngày hôm nay , nhiều bạn trong lớp chúng ta đã làm được nhiều công việc khác nhau . Bạn Pê – chi –a của chúng ta cũng có một ngày của mình , nhưng chúng ta sẽ tìm hiều xem bạn Pê – chi –a đã làm được những gì qua câu chuyện “ Một ngày của Pê – chi -a “ sau đây . 
c - Hoạt động 3 : Đọc truyện Một ngày của Pê-chi-a 
- GV kể chuyện. 
- Hãy so sánh một ngày của Pê-chi-a với những người khác trong câu chuyện.
-Theo em Pê-chi-a sẽ thay đổi như thế nào sau câu chuyện xảy ra?
-Nếu là Pê-chi-a em có làm như bạn không? Vì sao ? 
=> Kết luận : Cơm ăn, áo mặc , sách vở đều là sản phẩm của lao động . Lao động đem lại cho con người niềm vui và giúp cho con người sống tốt hơn .
- Lao động có ích lợi gì ? 
- Trong lao động mỗi người phải biết làm gì ? 
- Là HS em phải thể hiện hành vi yêu lao động ntn ? 
- Em nào cho cô biết lao động có ý nghĩa ? 
( Dành HS khá giỏi ) 
Gv giới thiệu : trong bài thơ : Bài ca vỡ đất của tác giả Hoàng Trung Thông có những dòng thơ rất hay cũng ca ngợi hành vi yêu lao động . 
 “Bàn tay ta làm nên tất cả 
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm .” 
- GV đính ghi nhớ lên bảng . 
d - Hoạt động 4 : Thảo luận nhóm 
- Chia nhóm và giải thích yêu cầu làm việc cho từng nhóm.
e– Hoạt động 5 : Đóng vai (bài tập 2 SGK 
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và đóng vai một tình huống. 
- Thảo luận : 
+ Cách ứng xử trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa ? Vì sao ? 
+ Ai có cách ứng xử khác ? 
- Nhận xét và kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống .
GV, HS nhận xét, tuyên dương.
4/ Hoạt động nối tiếp 
- GV cho HS đọc ghi nhớ .
- GD HS yêu lao động và tham gia lao động vừa sức.
- Chuẩn bị bài tiết 2
- Nhận xét tiết học.
HS hát
- Vì thầy cô đã không quản khó nhọc , tận tình dạy dỗ chỉ bảo các em nên người . Vì vậy , các em cần phải kính trọng , biết ơn thầy giáo cô giáo . 
- Biết chào lễ phép , giúp đỡ thầy cô những việc phù hợp , chúc mừng , cảm ơn các thầy cô khi cần thiết . 
- HS nối tiếp đọc
- HS nêu
HS nhắc lại tựa bài .
- Em đã làm được hết bài tập mà cô giáo giao về nhà . 
- Em đã giúp mẹ lau nhà .
- Em cùng mẹ nấu cơm . 
- Em dọn dẹp phòng của mình ... 
- HS theo dõi - HS kể lại.
- HS thảo luận nhóm đôi và TLCH SGK.
 -Trong khi mọi người trong câu chuyện đang hăng say làm việc ( như người lái máy cày cày xối đất , mẹ Pê - Chi –a đi làm , người công nhân lái máy liên hợp gặt lúa , thì Pê-chi-a lại bỏ phí mất một ngày mà không làm gì cả.
- Pê-chi-a cảm thấy hối hận nuối tiếc vì đã bỏ phí một ngày và có thể Pê-chi-asẽ bắt tay vào làm việc một cách hăng say.
- Em sẽ không bỏ phí một ngày như bạn. Vi phải lao động thì mới làm ra của cải , cơm ăn , áo mặc  để nuôi sống được bản thân và xã hội .
- Đại diện từng nhóm trình bày . 
- Lao động giúp con người phát triển lành mạnh và đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc . 
- Mỗi người đều phải biết yêu lao động và tham gia lao động phù hợp với khả năng của mình . 
- Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở lớp , ở trường ,ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân .
- Nhờ có lao động mà con người trưởng thành hơn có ý thức vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống . 
- 3 HS đọc lại . 
- HS thảo luận và trình bày HS nhận xét, bổ sung.
Bài tập 1 : Tìm những biểu hiện của yêu lao đ ... Cả lớp quan sát, làm việc cá nhân.
- 1 HS đọc yêu cầu bài. 
-Được dùng để kể, tả về chú bé bằng gỗ. Cuối câu có dấu chấm.
-HS theo dõi
- 1 HS đọc yêu cầu bài. 
- Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài, làm việc cá nhân.Trình bày KQ
- Ba-ra-ba uống rượu đã say ( kể về Ba-ra-ba ) / Vừa hơ bộ râu, lão vừa nói ( kể về Ba-ra-ba ) Bắt được thằng người gỗ, ta sẽ tống nó vào lò sưởi ( nói suy nghĩ của Ba-ra-ba ).
- HS đọc ghi nhớ trong SGK
- 1 HS đọc yêu cầu bài. 
- Cả lớp đọc thầm.
- HS trao đổi nhóm .
- Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét.
- 5 câu trong đoạn văn đã cho đều là câu kể.
+ Chiều chiều . . . thả diều thi. -> Kể sự việc 
+ Cánh diều . . . cánh bướm . -> Tả cánh diều 
+ Chúng tôi . . lên trời . -> Kể sự việc và nói tâm trạng của bọn trẻ khi nhìn lên trời
+ Sáo . . trầm bổng . -> Tả tiếng sáo diều.
Sáo đơn . . vì sao sớm. -> Nêu ý kiến, nhận định.
- 1 HS đọc yêu cầu bài. 
- Cả lớp làm bài vào vở.
VD:
a/ Sau khi đi học về, em giúp mẹ nấu cơm.
b/ Chiếc bút của em có màu xanh biếc. Thân bút thon dài 
c/ Em nghĩ rằng tình bạn rất cần thiết với mỗi người. Nhờ có bạn, em thấy cuộc sống vui hơn
c/ Hôn nay là ngày rất vui của em vì lần đầu tiên em được điểm 10 môn Tập làm văn.
- HS nhắc lại nội dung ghi nhớ 
TIẾT 2 KHOA HỌC
 $32: KHÔNG KHÍ GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO ? 
I-MỤC TIÊU: 
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số thành phần của không khí: khí ni- tơ, khí ô-xi, khí các-bô-níc.
- Nêu được thành phần chính của không khí gồm khí ni-tô và khí ô- xi. Ngoài ra, còn có khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn,
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trang 66,67 SGK.
-Chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm theo nhóm:	
	+Lọ thuỷ tinh, nến, chậu thuỷ tinh, vật liệu dùng làm đế kê lọ.
	+Nước vôi trong.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1-Ổn định: 2-Bài cũ:Những tính chất của khơng khí.
-Em hãy nêu những tính chất của không khí?
-Hãy nêu một vài ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống.
GV nhận xét, ghi điểm.
3-Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
b) Các hoạt động:
Hoạt động 1:Xác định thành phần chính của không khí .
*Mục tiêu:Làm thí nghiệm xác địnhhai thành phần chính của không khí là ôxy duy trì sự cháy và ni-tơ không duy trì sự cháy.
-Cho các nhóm báo cáo về việc chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm.
-Yêu cầu hs đọc mục “Thực hành” trang SGK để biết cách làm.
-Hướng dẫn các nhóm: trước tiên cần thảo luận “Có phải không khí gồm hai thành phần chính là khí ô-xi duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy không?
-Em hãy chú ý mực nước trong cốc:
+Tại sao khi nến tắt, nước lại dâng vào trong cốc?
+Phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không?
+Thí nghiệm trên cho thấy không khí gồm hai thành phần chính nào?
-GV nhận xét, chốt.
-Người ta đã chứng minh được thể tích khí ni-tơ gấp 4 lần thể tích khí ô-xi trong không khí.
*Kết luận:Qua nhiều thí bnghiệm, đã phát hiện: Không hkí gồm hai thành phần chính là khí ô-xi duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy.
Hs đọc mục “Bạn cần biết” trang 66 SGK.
*Hoạt động 2:Tìm hiểu một số thành phần khác của không khí 
*Mục tiêu:Làm thí nghiệm để chứng minh trong không khí còn có những thành phần khác.
-Dùng lọ nước vôi trong cho hs quan sát, sau đó bơm không khí vào. Nước vôi còn trong như lúc đầu không?
*GV kết luận: TN trên cho biết, trong không có chứa khí các-bô- níc. Khi khí các-bô-níc gặp nước vôi trong sẽ tạo các hạt đá vôi nhỏ lơ lửng trong nước làm nước vôi vẩn đục.
-Trong những bài học trước ta biết không khí có hơi nước, em hãy nêu VD chứng tỏ không khí có hơi nước.
-Hãy quan sát hình 4, 5 trang 67 SGK và kể thêm những thành phần khác có trong không khí.
? Vậy không khí còn có các thành phần nào khác?
-Che tối phòng học dùng đèn pin soi cho hs quan sát chùm ánh sáng sẽ thấy rõ bụi trong không khí.
-Vậy không khí gồm những thành phần nào?
*Kết luận:Không khí gồm hai thành phần chính là ô-xi và ni-tơ. Ngoài ra còn chứa khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn..
4-Củng cố, dặn dò
-Hãy nêu tên các thành phần của không khí?
-GV giáo dục HS biết tầm quan trọng của các thành phân trong không khí. 
-Chuẩn bị bài sau: Ôn tập và kiểm tra HKI
-Nhận xét tiết học.
HS hát.
HS trả lời 
- HS nhắc lại tựa bài
- HS chẩu bị ĐD làm thí nghiệm.
- 2 HS đọc.
-HS làm thí nghiệm, ghi chép các hiện tượng xảy ra. Trình bày KQ.
-Không khí mất đi, nước dâng lên chiếm chỗ. Không khí mất đi duy trì sự cháy gọi là ô-xi
-Không duy trì sự cháy vì nến tắt gọi là ni-tơ.
-Không khí gồm hai thành phần: một phần duy trì sự cháy và một phần không duy trì sự cháy.
-HS theo dõi
-Lắng nghe.
- HS đọc.
-Dựa vào mục “Bạn cần biết”để lí giải hiện tượng.
-Đại diện các nhóm trình bày.
- Không còn trong như lúc đầu, nước bị vẩn đục.
-HS lắng nghe
- HS nêu.
-Khói, bụi, khí độc, vi khuẩn
-Khí ô-xi ,ni-tơ, các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn.
-HS nêu.
-Lắng nghe
TIẾT 3 ÔN TOÁN
$28: ÔN VỀ CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I . Mục tiêu:
Học sinh ôn luyện về chia cho số có hai chữ số.
II. Chuẩn bị: Nội dung bai tập
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Nội dung ôn tập
Hướng dẫn học sinh làm các bài tập sau:
BT1. Đặt tính rồi tính
288: 18 ; 740 : 45 ; 397 : 56
BT2. Người ta xếp 640 bộ bàn ghế vào 22 phòng . Hỏi mỗi phòng có bao nhiêu bộ bàn ghế?
BT3.Tìm x
 X x 34 = 714 
 X x 18 = 846
-Chấm chữa bài cho học sinh
-Chữa những lỗi học sinh sai lên bảng lớp để cả lớp cùng chữa bài (nếu sai)
 3. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét giờ học
Xem lại bài đã học
-HS làm bài tập vào vở 
cả lớp cùng chữa bài (nếu sai)
Thứ sáu ngày 14 tháng 12 năm 2012
TIẾT 2 TẬP LÀM VĂN
$32: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT .
I - MỤC TIÊU
- Dựa vào dàn ý đã lập( TLV, tuần 15), viết được một bài văn miêu tả đồ chơi em thích với 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài.
II- CHUẨN BỊ:
 -Thầy: Sách giáo khoa, phấn màu,bảng phụ viết sẵ một dàn ý
 -Trò: SGK, bút, vở,dàn ý đã chuẩn bị
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ: Luyện tập giới thiệu địa phương
-Gọi hs đọc lại bài làm của mình
-Nhận xét chung 
3/Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn hs chuẩn bị viết bài
-Gọi hs đọc đề bài.
-Cho Hs đọc thầm lại dàn ý đã chuẩn bị.
-Cả lớp đọc thầm phần gợi y SGK các mục 2,3,4
-Gv hướng dẫn hs trình bày kết cấu 3 phần của một bài tập làm văn:
*Mở bài: Chọn 1 trong 2 cách mở bài trực tiếp hay gián tiếp
+ Cho hs đọc lại minh họa M/SGK và trình bày mẫu mở bài theo ý thích.
*Thân bài: 
 -Cho hs đọc lại minh họa M/SGK và trình bày mẫu thân bài theo ý thích gồm: mở đoạn , thân đoạn , kết đoạn .
*Kết bài: Chọn 1 trong 2 cách kết bài mở rộng hay không mở rộng.
 -Cho 1 hs trình bày mẫu kết bài của mình
*Hoạt động 2: hs viết bài
-GV nhắc nhở hs những điều cần chú ý về lỗi chính tả, đặt câu, dùng từ, trình bày,..
Thu bài chấm.
4/ Củng cố, dặn dò 
-HS nêu ND bài
-GV giáo dục HS yêu thích giữ gìn đồ chơi.
-Dặn HS về xem lại các bài tập.Chuẩn bị bài sau.
HS hát 
-HS đọc lại bài làm của mình
-2 HS nhắc lại
Đề bài: Tả một đồ chơi mà em thích.
- Hs đọc thầm lại dàn ý đã chuẩn bị.
-HS đọc thầm
+ HS lắng nghe
-1 hs đọc
-1 hs nêu miệng
- 1 hs đọc
- Cả lớp làm bài
- HS nộp chấm
- HS nêu
- Lắng nghe
TIẾT 3 TOÁN
$80: CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (tiếp theo)
I - MỤC TIÊU:
- Biết thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có ba chữ số( chia hết, chia có dư).
II.CHUẨN BỊ:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1-Ổn định
2- Bài cũ: Luyện tập
- GV yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài tập 1a, 7552 : 236
9060 : 453
GV nhận xét, ghi điểm.
3-Bài mới
a) Giới thiệu: Chia cho số có ba chữ số( TT)
b) HD HS trường hợp chia hết 41535:195 = ?
a. Đặt tính.
b.Tìm chữ số đầu tiên của thương.
c. Tìm chữ số thứ 2 của thương
d. Tìm chữ số thứ 3 của thương
e. Thử lại: lấy thương nhân với số chia phải được số bị chia.
c) Hướng dẫn HS trường hợp chia có dư 80120:245
Tiến hành tương tự như trên (theo đúng 4 bước: Chia, nhân, trừ, hạ)
-YCHS nêu cách thử lại
Lưu ý HS: 
- Số dư phải luôn luôn nhỏ hơn số chia.
- GV cần giúp HS tập ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia. 
d) Thực hành
Bài tập 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
Lưu ý giúp HS tập ước lượng.
-GV thu vở chấm, nhận xét chốt KQ đúng.
4-Củng cố, dặn dò : 
- YCHS nêu lại cách chia cho số có ba chữ số
-Chuẩn bị bài: Luyện tập. 
-Nhận xét tiết học.
HS hát 
- 2 HS lên bảng làm phép tính 
-Cả lớp nhận xét
- Lắng nghe nhắc lại tựa bài.
HS đặt tính
41535 195 
0253 213 
 0585
 000
HS làm nháp theo sự hướng dẫn của GV
 80120 245
 0662 327
 1720
 005
-HS nêu cách thử: lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư phải được số bị chia.
HS nêu YC bài tập.
HS làm bài vào vở
62321 307 81350 187
00921 203 0655 435
 000 0940 
 005
-HS nêu
-Lắng nghe
TIẾT 5 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
$16: SINH HOẠT LỚP TUẦN 16
I. MỤC TIÊU
-Nhằm đánh giá lại tình hình hoạt động nề nếp thực hiện nội quy trường lớp của lớp trong tuần 16.
- Tuyên dương những HS có thành tích, phê bình những học sinh vi phạm nội quy trường lớp.
- Đưa ra kế hoạch hoạt động tuần 17
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Báo cáo kế hoạch đã hoạt động trong tuần 16.
- Kế hoạch hoạt động tuần 17
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1- Ổn định :Cho cả lớp hát
2-Kiểm tra
Việc chuẩn bị báo cáo của các bộ phận lớp
3-Bài mới
a- Giới thiệu
GV nêu mục đích của tiết học
b- Bài giảng
HOẠT ĐỘNG 1 :Báo cáo kết quả hoạt động trong tuần 16 của lớp
Giáo viên cho từng bộ phận báo cáo .
+ Lớp phó HT
+ Lớp phó VT
+ Lớp phó lao động
Lớp trưởng báo cáo tổng hợp
- Cho các bộ phận cùng nêu và cả lớp cùng xét những học sinh có thành tích để tuyên dương.
- Nêu những học sinh chưa thực hiện tốt hoặc vi phạm nội quy để phê bình .
* Gv nhận xét chung .
Hoạt động 2 : Phổ biến kế hoạch tuần 17
Tiếp tục thực hiện tốt nội quy trường lớp.
Vệ sinh lớp sạch sẽ trước khi vào lớp .
Nhắc nhở gia đình nộp các khoản tiền.
GV giao nhiệm vụ cho các bộ phận và lớp thực hiện .
- GV nhắc nhở các bộ phận và cả lớp cố gắng thực hiện thực hiện tốt kế hoạch đề ra.
hát
- HS đại diện các bộ phận báo cáo
Học sinh đề xuất
Cả lớp cùng nhận xét tuyên dương hoặc phê bình
Học sinh tham gia xây dựng kế hoạch trong tuần .

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4(5).doc