Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần số 28

Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần số 28

TUẦN 28

Thứ hai ngày 25 tháng 3 năm 2013.

TẬP ĐỌC:

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II.

I. Mục tiêu:

- Kiểm tra lấy điểm TĐ, HTL, kết hợp kĩ năng đọc (ktra), hiểu; HS trả lời một, hai câu hỏi về nd bài học

- Yêu cầu kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài TĐ đã học từ học kì II. Thiết bị - ĐDDH: (lớp 5); biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nd văn bản nghệ thuật

- Củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu (câu đơn, câu ghép), tìm đúng các ví dụ minh họa về các kiểu cấu tạo câu trong bảng tổng kết.

II. Thiết bị - ĐDDH:

- Phiếu viết tên từng bài TĐ, HTL để HS bốc thăm

- Bảng phụ kẻ bảng tổng kết ở BT 2

- 2 tờ phiếu to viết nd BT2 theo mẫu trong SGK

 

docx 35 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 617Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần số 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
Thứ hai ngày 25 tháng 3 năm 2013.
TẬP ĐỌC:
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II.
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra lấy điểm TĐ, HTL, kết hợp kĩ năng đọc (ktra), hiểu; HS trả lời một, hai câu hỏi về nd bài học
- Yêu cầu kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài TĐ đã học từ học kì II. Thiết bị - ĐDDH: (lớp 5); biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nd văn bản nghệ thuật
- Củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu (câu đơn, câu ghép), tìm đúng các ví dụ minh họa về các kiểu cấu tạo câu trong bảng tổng kết.
II. Thiết bị - ĐDDH:
- Phiếu viết tên từng bài TĐ, HTL để HS bốc thăm
- Bảng phụ kẻ bảng tổng kết ở BT 2
- 2 tờ phiếu to viết nd BT2 theo mẫu trong SGK
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Ổn định tổ chức: 1’ 
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
3.Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: 1’
3.2. Dạy bài mới:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
15’
15’
a. Kiểm tra tập đọc, HTL (1/5 sĩ số lớp) : 
- Cho từng HS lên bốc thăm chọn câu
- Cho HS chuẩn bị bài
- Cho HS trả bài
- GV nhận xét, ghi điểm
b. Làm Bài tập : 10’
a. Bài tập 2
- Cho HS đọc yêu cầu BT
- GV dán bảng tổng kết lên bảng phụ
- Cho HS làm bài cá nhân, 2 em làm phiếu
- Cho HS trình bày KQ
- GV nhận xét, chốt lại KQ đúng
. Câu đơn: Trên cành cây, chim hót líu lo
. Câu ghép không có từ nối: Mây bay, gió thổi
. Câu ghép dùng quan hệ từ: Vì trời mưa nên đường rất trơn.
- HS lần lượt lên bốc thăm (10 em)
- Các em chuẩn bị xem lại bài 1’ đến 2’
- HS lên đọc bài, trả lời câu hỏi đã ghi ở thăm
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe
- HS quan sát bảng tổng kết
- HS làm vào vở BT
- 2 em làm phiếu, dán, trình bày
- Lắng nghe
- Ghi chép
4. Củng cố - dặn dò : 4’
- Nhận xét tiết học
- Dặn những em khác về nhà ôn bài để tiết sau KT
V. Phần rút kinh nghiệm tiết dạy : 
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN:
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Rèn luyện kĩ năng hành tính vận tốc, quãng đường , thời gian
-Củng cố đổi đơn vị đo độ dài, đổi đơn vị đo thời gian, đổi đơn vị đo diện tích
II. Thiết bị - ĐDDH:
Bảng phụ ghi bài tập 1
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: 1’ 
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
-Nêu cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian của chuyển động
-Viết công thức tính v, s, t
Nhận xét, ghi điểm
3.Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: 1’
3.2. Dạy bài mới:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
30’
Luyện tập
Bài 1:
GV hướng dẫn: Thực chất bài toán yêu cầu so sánh vận tốc của ô tô và xe máy
GV nhận xét: cùng quãng đường đi, nếu thời gian đi của xe máy gấp 1,5 lần thời gian đi của ô tô thì vận tốc của ô tô gấp 1,5 lần vận tốc của xe máy
Nhận xét
Bài 2:
GV hướng dẫn HS tính vận tốc của xe máy với đơn vị là m/ phút
Nhận xét, sửa bài
Bài 3:
GV hướng dẫn HS đổi
Nhận xét
Nhắc lại công thức tính v
Bài 4:
Đổi 72 km/ giờ = 72000 m/ giờ
Nhận xét
1 HS đọc đề
1 HS nêu yêu cầu bài toán
1 HS lên bảng
Lớp làm vở
Giải: Đổi 4 giờ 30 phút = 4,5 giờ
Vận tốc của ô tô là:
135 : 3 = 45 (km / giờ)
Mỗi giờ ô tô đi nhanh hơn xe máy số km là:
45 – 30 = 15 (km )
Nhận xét
1 HS đọc đề
1 HS làm bảng, lớp làm vở
Nhận xét
1 HS đọc đề
Tính vận tốc xe ngựa bằng m/ phút
1 HS lên bảng, lớp làm vở
Kq: 150 km/ giờ
Nhận xét
1 HS đọc yêu cầu
1 HS lên bảng, lớp làm vở
Nhận xét
4. Củng cố - dặn dò : 4’
- Nhắc lại công thức tính v, s, t
-Nhận xét tiết học
V. Phần rút kinh nghiệm tiết dạy : 
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HỌC:
SỰ SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT
I.Mục tiêu: Sau bài học, hs biết:
 -Trình bày khái quát sự sinh sản của động vật: vai trò của cơ quan sinh sản, sự thụ tinh, sự phát triển của hợp tử.
 -Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con.
II. Thiết bị - ĐDDH:
 -Trang 112, 113 SGK.
 -Sưu tầm tranh ảnh những động vật đẻ trứng và đẻ con.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: 1’ 
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
-Cây con có thể mọc lên từ đâu?
-Hãy nói cách trồng mía?
3.Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: 1’ Biết sự sinh sản của động vật.
3.2. Dạy bài mới:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
10’
10’
10’
HĐ1: Thảo luận: Sự sinh sản của động vật; vai trò của cơ quan sinh sản; sự thụ tinh; sự phát triển của hợp tử.
-Đa số động vật được chia thành mấy giống, đó là những giống nào?
-Tinh trùng hoặc trứng của động vật được sinh ra từ cơ quan nào? Cơ quan đó thuộc giống nào?
-Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì?
-Kết quả của sự thụ tinh? hợp tử phát triển thành gì?
Kết luận: Mục bạn cần biết trang 112 SGK.
HĐ2: Quan sát để biết được cách sinh sản khác nhau của động vật
Nói tên những con vật trong hình, con nào nở ra từ trứng, con nào vừa được đẻ ra đã thành con?
HĐ3: Trò chơi “Thi nói tên những con vật đẻ trứng, những con vật đẻ con”
Chia thành 4 nhóm, trong cùng một thời gian nhóm nào viết được nhiều tên con vật đẻ trứng và các con vật đẻ con là nhóm đó thắng cuộc.
Làm việc cá nhân
-Trả lời câu hỏi của Gv
-Góp ý bổ sung
-Đọc mục bạn cần biết
Làm việc theo cặp
Trình bày trước lớp:
-Nở ra từ trứng: Sâu, thạch sùng, nòng nọc, gà...
-Đẻ ra thành con: voi, chó...
HĐ nhóm
-Tham gia trò chơi (mỗi lần 2 nhóm)
-Tuyên dương nhóm thắng cuộc
Đọc mục cần biết. 
4. Củng cố - dặn dò : 4’
-Tổng kết và rút ra kết luận
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị bài sau: Sự sinh sản của côn trùng-
V. Phần rút kinh nghiệm tiết dạy : 
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐẠO ĐỨC:
EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC ( Tiết 1 )
I. Mục tiêu :
-Kiến thức : HS có hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này 
-Thái độ : Tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở VN.
II. Thiết bị - ĐDDH:
-GV :Tranh , ảnh , bài báo về hoạt động của Liên Hợp Quốc và các cơ quan Liên Hợp Quốc ở VN ; Mi-crô không dây để chơi trò chơi phóng viên 
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Ổn định tổ chức: 1’ 
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
3.Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: 1’
3.2. Dạy bài mới:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 15’
15’
HĐ1: Tìm hiểu thông tin (trang 40-41, SGK)
*Mục tiêu : HS có những hiểu biết ban đầu về Liên Hợp Quốc và quan hệ của VN với tổ chức này .
*Cách tiến hành :-GV yêu cầu HS đọc các thông tin trang 40-41 và hỏi : Ngoài những thông tin tong SGK , em còn biêt thêm gì về tổ chức Liên Hợp Quốc ? 
-GV giới thiệu thêm một số tranh , ảnh về các hoạt động của Liên Hợp Quốc ở các nuớc , ở VN . Sau đó cho HS thảo luận 2 câu hỏi trang 41, SGK .
-GV kết luận :
+LHQ là tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay .
+Từ khi thành lập , LHQ đã có nhiêù hoạt động vì hoà bình ,công bằng và tiến bộ xã hội .
+VN là một thành viên của LHQ .
HĐ 2:Bày tỏ thái độ (Bài tập 1,SGK )
*Muc tiêu :HS có nhận thức đúng về tổ chức LHQ .
*Cách tiến hành :-GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các ý kiến trong bài tập 1.
-Cho đại diện các nhóm trình bày ( Mỗi nhóm trình bày về 1 ý kiến )
-Cho các nhóm khác nhận xét ,bổ sung .
-GV kết luận :Các ý kiến c ,d là đúng .
Các ý kiến a, b,đ là sai .
-GV yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ SGK .
-HS đọc thông tin và nêu những đều biết về Liên Hợp Quốc .
-HS theo dõi .
-HS lắng nghe .
-HS thảo luận theo nhóm .
- Đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung .
-HS lắng nghe.
- HS đọc phần Ghi nhớ SGK .
- HS lắng nghe.
4. Củng cố - dặn dò : 4’
- Về nhà tìm hiểu tên một vài cơ quan của LHQ ở VN ;về một vài hoạt động của các cơ quan LHQ ở VN .
- Sưu tầm các tranh ,ảnh ,bài báo nói về các hoạt động của tổ chức LHQ ở VN hoặc trên thế giới .
V. Phần rút kinh nghiệm tiết dạy : 
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Giúp HS 
	- Rèn luyện kĩ năng tính vận tốc, quãng đường, thời gian
	- Làm quen với bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian 
II. Thiết bị - ĐDDH:
	- Bảng phụ vẽ sơ đồ bài 1.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: 1’ 
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
3.Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: 1’
3.2. Dạy bài mới:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
30’
Luyện tập
Bài 1:
a. Treo bảng phụ :
GV hướng dẫn : có mấy chuyển đông đồng thời trong bài? 
Chuyển động cùng chiều hay ngược chiều ?
Lưu ý: bài này có thể giải bằng cách trình bày toán gộp 
Nhận xét 
b.
GV nhận xét 
Ghi bảng:276: ( 42+50) = 3 giờ
Gọi s ( v + v ) = t 
Lưu ý : 2 chuyển động ... tranh, giữ đồng lúa chín.” Được liên kết với nhau bằng cách nào?
A. Lặp lại từ ngữ. B. Thay thế từ ngữ. C. Dùng từ ngữ nối. D. Lặp lại vị ngữ.
4. Củng cố - dặn dò : 4’
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
V. Phần rút kinh nghiệm tiết dạy : 
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................	
LỊCH SỬ:
TIẾN VÀO DINH ĐỘC LẬP
I. Mục tiêu Sau bài học HS nêu được:
. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là chiến dịch cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta, là đỉnh cao của cuộc Tổng tiến công giải phóng miền Nam bắt đầu từ ngày 26-4-1975 và kết thúc bằng sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc lập
. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng chấm dứt 21 năm chiến đấu hi sinh của dân tộc ta, mở ra thời kì mới: miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất
II. Thiết bị - ĐDDH:
. Lược đồ để chỉ các địa danh ở miền nam được giải phóng năm 1975
-Ảnh tư liệu về đại thắng mùa xuân năm 1975
. Các hình minh họa trong SGK
. Phiếu học tập của HS
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: 1’ 
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
- GV gọi 4 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS
. Hãy nêu những điểm cơ bản của Hiệp định Pa-ri
. Nêu ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri về Việt Nam
3.Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: 1’
3.2. Dạy bài mới:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
10’
10’
10’
Hoạt động 1: Khái quát về cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 
- GV hỏi HS : Hãy so sánh lực lượng của ta và của chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Pa-ri?
- GV nêu khái quát về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.
Hoạt động 2: Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và cuộc Tổng tiến công vào Dinh Độc lập 
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm để cùng giải quyết các vấn đề:
. Quân ta tiến vào Sài Gòn theo mấy mũi tiến công? Lữ đoàn xe tăng 203 có nhiệm vụ gì?
. Thuật lại cảnh xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc lập
. Tả lại cảnh cuối cùng khi nội các Dương Văn Minh đầu hàng.
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS
- GV tổ chức cho HS cả lớp trao đổi để trả lời các câu hỏi:
. Sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc Lập chứng tỏ điều gì?
. Tại sao Dương Văn Minh phải đầu hàng vô điều kiện?
. Giờ phút thiêng liêng khi quân ta chiến thắng, thời khắc đánh dấu miền nam đã được giải phóng, đất nước ta đã được thống nhất là lúc nào?
- GV kết luận về diễn biến của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Hoạt động 3: Ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh.
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm để tìm hiểu về ý nghĩa của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. 
. Chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử có thể so sánh với những chiến thắng nào trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước của nhân dân ta?
. Chiến thắng này tác động thế nào đến chính quyền Mĩ, quân đội Sài Gòn, có ý nghĩa thế nào với mục tiêu CM của ta?
- GV gọi HS trình bày ý nghĩa của chiến thắng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
- 1 HS phát biểu ý kiến, cá HS khác bổ sung, lớp thống nhất ý kiến.
- Mỗi nhóm có 4 đến 6 HS cùng đọc SGK, thảo luận để giải quyết vấn đề. 
- 3 nhóm báo cáo kết quả của nhóm. Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- Mỗi HS trả lời 1 câu hỏi, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến
- 4 đến 6 HS tạo thành 1 nhóm cùng thảo luận, trả lời các câu hỏi, rút ra ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh.
- Một số HS trình bày trước lớp, lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- HS phát biểu suy nghĩ.
4. Củng cố - dặn dò : 4’
- GV yêu cầu HS phát biểu suy nghĩ về sự kiện lịch sử ngày 30-4-1975
- GV tổ chức cho HS chia sẻ các thong tin, câu chuyện về các tấm gương anh dũng trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mà các em sưu tầm được
- GV tổng kết nội dung bài
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
V. Phần rút kinh nghiệm tiết dạy : 
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐỊA LÍ
CHÂU MĨ (tiếp theo)
I)Mục tiêu Hs biết:
-Phần lớn người dân châu Mĩ là dân nhập cư
-Một số đặc điểm chính của kinh tế châu Mĩ và một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kỳ
-Xác định được trên bản đồ vị trí của Hoa kỳ
II. Thiết bị-ĐDDH:
-Bản đồ thế giới, bản đồ kinh tế của Hoa Kỳ
III. Các hoạt động - dạy học: 
1. Ổn định tổ chức: 1’ 
2. Kiểm tra bài cũ: 4’ Châu Mĩ
-Châu Mĩ có những đới khí hậu nào?Tại sao?
-Nhận xét, ghi điểm
3.Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: 1’
3.2. Dạy bài mới:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
10’
10’
10’
Hoạt động 1 (cá nhân)
*Dân số châu Mĩ?
*Dân châu Mĩ từ châu lục nào đến?
*Sống tập trung đông ở vùng nào?
GV kết luận
Châu Mĩ đứng thứ ba về số dân trong các châu lục và phần lớn là dân nhập cư
2)Hoạt động kinh tế
Hoạt động 2 (nhóm 2)
-Sự khác nhau về kinh tếgiữa Bắc,Trung, Nam Mĩ?
-Kể tên một số nông sản?
Kể tên một số ngành công nghiệp chính?
3)Hoa Kỳ
Hoạt động 3(nhóm 2)
-Một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kỳ?
GV kết luận
Hoa Kỳ nằm ở Bắc Mĩ là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Hoa Kỳ nổi tiếng về sản xuất điện, máy móc thiết bị với công nghệ cao và nông phẩm như lúa mì,
thịt, rau
-HS dựa vào bảng số liệu ở bài17 và nội dung ở mục 3 trả lời các câu hỏi
-Trình bày
-Bổ sung
-Quan sát h4 và đọc SGK rồi thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
-Trình bày-Bổ sung
-Chỉ vị trí của Hoa Kỳ và thủ đô Oa-sinh-tơn
-Một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kỳ
-Trình bày -Bổ sung
4. Củng cố - dặn dò : 4’
-Nêu một số đặc điểm chính của kinh tế châu Mĩ?
-Một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kỳ?
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị bài Châu đại dương và châu Nam cực
V. Phần rút kinh nghiệm tiết dạy : 
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN:
ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ
I. Mục tiêu: Giúp HS 
- Củng cố về đọc, viết , rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số
II. Thiết bị - ĐDDH:
- Bảng phụ vẽ nội dung bài 1 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: 1’ 
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
H: Nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2,5,3,9? 
Nhận xét 
3.Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: 1’
3.2. Dạy bài mới:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
10’
10’
10’
a. Thực hành đọc, viết phân số :
Bài 1: 
Treo bảng phụ 
H: Nêu cách đọc hỗn số?
b. Ôn tập tính chất bằng nhau của phân số:
Bài 2: 
H: Nêu cách rút gọn phân số?
Nhận xét
Bài 3: 
H: Nêu cách quy đồng mẫu số 2 phân số?
Nhận xét 
c. Ôn tập các quy tắc so sánh phân số:
Bài 4:
 Nêu cách so sánh phân số ?
Nhận xét 
Bài 5: 
HS có thể nêu các cách khác nhau để tìm phân số thích hợp 
Nhận xét .
1 HS đọc yêu cầu 
HS quan sát 
5 HS, HS làm vở
1 HS lên bảng 
1 HS đọc yêu cầu 
2 HS
3 HS lên bảng 
Lớp làm vở , nhận xét 
1 HS đọc đề 
thảo luận cách làm 
HS tự làm 
2 HS nêu 
3 HS lên bảng 
Lớp làm vở 
1 HS đọc đề 
3 HS nêu 
Lớp làm vở, nhận xét 
1 HS đọc đề 
3 HS nêu 
Lớp làm vở, nhận xét 
4. Củng cố - dặn dò : 4’
Về nhà ôn lại cách rút gọn , quy đồng, so sánh phân số 
Nhận xét tiết học
V. Phần rút kinh nghiệm tiết dạy : 
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 29 tháng 3 năm 2013.
TẬP LÀM VĂN
KỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
I. Mục tiêu :Kiểm tra về:
-Giúp học sinh kiểm tra các kiến thức đã học trong học kì I
-Củng cố kiến thức và cách trình bày bài làm cho học sinh
II. Thiết bị-ĐDDH:
-Đề kiểm tra dự kiến
-Giấy kiểm tra.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: 1’ 
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
3.Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: 1’ GV nêu yêu cầu và mục tiêu tiết kiểm tra
3.2. Dạy bài mới:
a. Phát đề kiểm tra - Lưu ý HS nghiêm túc làm bài.
b. Thu bài.
ĐỀ KIỂM TRA DỰ KIẾN
Tập làm văn (5điểm) 
 Đề bài: Hãy tả con đường quen thuộc từ nhà em đến trường.
4. Củng cố - dặn dò : 4’
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
V. Phần rút kinh nghiệm tiết dạy : 
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxTUAN 28.docx