Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần số 34

Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần số 34

Tuần 34:

Thứ hai ngày 6 tháng 5 năm 2013

TẬP ĐỌC

LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG

I. Mục tiêu:

1. -Hiểu nội dung : Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi. TLCH 1,2,3.

2. - Biết đọc diễn cảm bài văn Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi).

3. - Ca ngợi tấm lòng yêu trẻ của cụ Vi-ta-li, lòng khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.

II. Thiết bị - ĐDDH:

-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

-Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.

 

doc 38 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 404Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần số 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34:
Thứ hai ngày 6 tháng 5 năm 2013
TẬP ĐỌC
LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG
I. Mục tiêu:
1. -Hiểu nội dung : Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi. TLCH 1,2,3. 
2. - Biết đọc diễn cảm bài văn Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi).
3. - Ca ngợi tấm lòng yêu trẻ của cụ Vi-ta-li, lòng khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.
II. Thiết bị - ĐDDH:
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
-Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Ổn định tổ chức: 1’ 
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
Giáo viên kiểm tra 2, 3 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ Sang năm con lên bảy, trả lời các câu hỏi về nội dung bài trong SGK.
Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: 
3.1. Giới thệu bài 1’ Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát minh hoạ.
3.2. Dạy bài mới:
TG 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
10’
12’
8’
Hoạt động 1: Luyện đọc.
Ghi bảng các tên riêng nước ngoài.
Yêu cầu 1 học sinh đọc toàn bài.
Yêu cầu học sinh chia bài thành 3 phần.
Giáo viên giúp học sinh giải nghĩa thêm những từ các em chưa hiểu.
Giáo viên mời 1 học sinh đọc lại chú giải 1. 
Giới thiệu 2 tập truyện “Không gia đình” ...
Giáo viên đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Yêu cầu 1 học sinh đọc thành tiếng đoạn 1.
1)Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào?
1 học sinh đọc câu hỏi 2.
2)	Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh?
Giáo viên giảng thêm: 
Giấy viết là mặt đất, bút là những chiếc que dùng để vạch chữ trên đất.
Học trò là Rê-mi và chú chó Ca-pi
	+	Kết quả học tập của Ca-pi và Rê-mi khác nhau thế nào?
- Giáo viên yêu cầu học sinh cả lớp đọc thầm phần còn lại truyện, suy nghĩ, tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học?
4)Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em?
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
Giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách đọc diễn cảm bài văn.
Chú ý đoạn văn sau:
Giáo viên đọc mẫu đoạn văn
Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi.
Cả lớp nhìn bảng đọc, từng cá nhân 1 lượt.
Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng phần.
Phần 1: Từ đầu đến “Không phải ngày một ngày hai mà đọc được”.
Phần 2:	Tiếp theo đến “Con chó có lẽ hiểu nên đắc chí vẫy vẫy cái đuôi”.
Phần 3:	Phần còn lại.
- HS đọc nối tiếp từng phần 1, 2. lần
1 học sinh đọc thành tiếng các từ ngữ được chú giải trong bài.
Xuất xứ mẫu chuyện.
- HS lắng nghe.
Học sinh trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nội dung bài đọc dựa theo những câu hỏi trong SGK.
	+	Rê-mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm ăn.
Cả lớp đọc lướt bài văn.
	+	Lớp học rất đặc biệt.
	+	Có sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ nhặc được trên đường.
	+	Ca-pi không biết đọc, chỉ biết lấy ra những chữ mà thầy giáo đọc lên. Có trí nhớ tốt hơn Re-mi, không quên những cái đã vào đầu. Có lúc được thầy khen sẽ biết đọc trước Rê-mi.
	+	Rê-mi lúc đầu học tấn tới hơn Ca-pi nhưng có lúc quên mặt chữ, đọc sai, bị thầy chê. Từ đó, quyết chí học. kết quả, Rê-mi biết đọc chữ, chuyển sang học nhạc, trong khi Ca-pi chỉ biết “viết” tên mình bằng cách rút những chữ gỗ.
	+	Lúc nào túi cũng đầy những miếng gỗ dẹp nên chẳng bao lâu đã thuộc tất cả các chữ cái.
	+	Bị thầy chê trách, “Ca-pi sẽ biết đọc trước Rê-mi”, từ đó, không dám sao nhãng một phút nào nên ít lâu sau đã đọc được.
	+	Trẻ em cần được dạy dỗ, học hành./Người lớn cần quan tâm, chăm sóc trẻ em, tạo mọi điều kiện cho trẻ em được học tập...
Cụ Vi-ta-li hỏi tôi: //
- Bây giờ / con có muốn học nhạc không? //....
- Con thật là một đứa trẻ có tâm hồn./
Nhiều học sinh luyện đọc từng đoạn, cả bài.
4. Củng cố - dặn dò: 4’
Giáo viên hỏi học sinh về nội dung, ý nghĩa của truyện.
Giáo viên nhận xét.
Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn; đọc trước bài thơ Nếu trái đất thiếu trẻ con.
VI. Phần rút kinh nghiệm tiết dạy : 
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 7 tháng 5 năm 2013
Chính tả (nhớ – viết)
ÔN TẬP VỀ QUY TẮC VIẾT HOA
I. Mục tiêu: 
1. - Tìm đúng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn và viết hoa đúng các tên riêng đó ( BT2); viết được tên một cơ quan, xí nghiệp, công ty... ở địa phương(BT3).
2. - Nhớ viết đúng bài “Sang năm con lên bảy.” trình bày đúng hình thức thể thơ 5 tiếng.
3. - Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Thiết bị - ĐDDH: + Bảng nhóm, bút dạ. 
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Ổn định tổ chức: 1’ 
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
Giáo viên đọc tên các cơ quan, tổ chức.
Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: 
3.1. Giới thệu bài 1’ 
3.2. Dạy bài mới:
Tg 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
15’
15’
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nhớ – viết.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
Giáo viên nhắc học sinh chú ý 1 số điều về cách trình bày các khổ thơ, dãn khoảng cách giữa các khổ, lỗi chính tả dễ sai khi viết.
Giáo viên chấm, nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 2
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
Giáo viên nhắc học sinh thực hiện lần lượt 2 yêu cầu: Đầu tiên, tìm tên cơ quan và tổ chức. Sau đó viết lại các tên ấy cho đúng chính tả.
Giáo viên nhận xét chốt lời giải đúng.
	Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ emViệt Nam.
Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ emViệt Nam.
- Bộ Y tế.
 Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Bài 3
Yêu cầu học sinh đọc đề.
Giáo viên nhận xét, kết luận giải đúng.
-Công ti giày da Phú Xuân có 3 bộ phận tạo thành.
Công ti / giày da / Phú xuân.
Nhận xét.
1 học sinh đọc yêu cầu bài.
1 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ.
Lớp theo dõi bạn đọc.
1 học sinh đọc thuộc lòng các khổ thơ của bài.
Học sinh nhớ lại, viết.
Học sinh đổi vở, soát lỗi.
1 học sinh đọc đề.
Lớp đọc thầm.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.
Học sinh nhận xét
1 học sinh đọc đề.
1 học sinh phân tích các chữ.
Học sinh làm bài.
Đại diện nhóm trình bày.
Học sinh sửa + nhận xét.
Học sinh thi đua 2 dãy.
4. Củng cố - dặn dò: 4’
Thi tiếp sức.
Tìm và viết hoa tên các đơn vị, cơ quan tổ chức.
- Chuẩn bị: Ôn thi.
VI. Phần rút kinh nghiệm tiết dạy : 
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:	
1. - Biết giải toán về chuyển động đều . BT 1, 2.
2. - Rèn cho học sinh kĩ năng giải toán chuyển động một, hai động tử
3. - Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận.
II. Thiết bị - ĐDDH:
+ GV:	- Bảng phụ, bảng hệ thống công thức toán chuyển động.
+ HS: - SGK.
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Ổn định tổ chức: 1’ 
2. Kiểm tra bài cũ: 4’Luyện tập.
- HS chữa bai1, 2 SGK
Giáo viên nhận xét bài cũ.
3. Bài mới: 
3.1. Giới thệu bài 1’ Luyện tập
3.2. Dạy bài mới: 
Tg 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
30’
LUYỆN TẬP
Bài 1
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề.
Nêu công thức tính vận tốc quãng đường, thời gian trong chuyển động đều?
® Giáo viên lưu ý: đổi đơn vị phù hợp.
Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
GV nhận xét và chấm điểm HS.
H: Ở bài này, ta được ôn tập kiến thức gì?
Bài 2
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi cách làm.
Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu.
Học sinh nêu
S = V x t
V = S : t
T = S : V
Học sinh làm bài vào vở 
+ 1 học sinh làm vào bảng nhóm.
 Giải:
2 giờ 30 phút = 2,5 giờ.
 Vận tốc của ô tô là:120:2,5 = 48 (km/giờ.)
b- Nữa giờ = 0,5 giờ.
Quãng đường từ nhà Bình đến bến xe là:
 1,5 x 0,5 = 7,5 ( km)
c- Thời gian người đó đi bộ là:
 6 : 5 = 1,2 (giờ)hay 1giờ 12phút.
Tính vận tốc, quãng đường, thời gian của chuyển động đều.
Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề.
Học sinh thảo luận, nêu hướng giải.
Học sinh giải + sửa bài.
 Giải 
	Vận tốc ôtô: 90 : 1,5 = 60 (km/giờ)
	Vận tốc xe máy: 60 : 2 = 30 (km/giờ)
	Thời gian xe máy đi hết quãng đường AB:
	90 : 30 = 3 (giờ)
	Ôtô đến trước xe máy trong:
	3 – 1,5 = 1,5 (giờ) Hay1giờ 30phút
	 ĐS: 1giờ 30phút	 
4. Củng cố – dặn dò:4’
Nêu lại các kiến thức vừa ôn tập?
Giáo viên nhận xét, tuyên dương
Về nhà làm bài 3 / 172 – SGK
- Chuẩn bị: Luyện tập
VI. Phần rút kinh nghiệm tiết dạy : 
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................	
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: QUYỀN VÀ BỔN PHẬN
I. Mục tiêu: 
- Hiểu nghĩa của tiếng quyền để thực hiện đúng BT1; tìm đợc những từ ngữ chỉ bổn phận trong BT2; hiểu nội dung Năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi Việt Nam và làm đúng BT3. 
- Viết đợc một đoạn văn khoảng 5 câu theo yêu cầu của BT4.
II. Thiết bị - ĐDDH: 
Từ điển HS. Bảng nhóm. 
III. Các hoạt động dạy- học :
1. Ổn định tổ chức: 1’ 
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
- HS đọc đoạn văn nói về một cuộc họp tổ trong đó có dùng dấu ngoặc kép. 
- GV nhận xét, cho điểm. 
3. Bài mới: 
3.1. Giới thệu bài 1’ GV nêu mục tiêu của tiết học. 
3.2. Dạy bài mới: 
Tg 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
30’
Hướn ... ch Mị Nơng là con gái vua Hùng Vơng thứ 18)
Đoạn c: Thiếu nhi tham gia công tác x hội:
- Tham gia tuyên truyền, cổ động
-Tham gia Tết trồng cây, làm vệ sinh
- Chăm sóc gia đình thơng binh, liệt sĩ, giúp đỡ.
*Làm theo cặp.
- 1 Hs đọc yêu cầu và mẩu chuyện
- HS trao đổi, thảo luận.
- HS nối tiếp nhau trình by ý kiến. Mỗi HS chỉ nĩi về tc dụng của một dấu gạch ngang
4. Củng cố – dặn dò:4’
? Dấu gạch ngang có tác dụng gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau. 
VI. Phần rút kinh nghiệm tiết dạy : 
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 10 tháng 5 năm 2013
Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: - Nắm được yêu cầu của bài văn tả người theo đề đã cho: bố cục, trình tự, cách diễn đat.
2. Kĩ năng: - Nhận thức được ưu, khuyết điểm của mình và của bạn khi được thầy (cô) chỉ rõ; biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi thầy (cô) yêu cầu; tự viết lại một đoạn (hoặc cả bài) cho hay hơn.
3. Thái độ: - Giáo dục học sinh yêu quí mọi người xung quanh.
II. Thiết bị - ĐDDH: 
+ GV: - Bảng phụ, phấn màu. 
+ HS: SGK, nháp
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Ổn định tổ chức: 1’ 
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
	Giáo viên kiểm tra vở, chấm điểm bài làm của một số học sinh về nhà đã viết lại một đoạn hoặc cả bài văn tả cảnh sau tiết trả bài; ghi điểm vào sổ lớp.
3. Bài mới: 
3.1. Giới thệu bài 1’ 
 Trong tiết Tập làm văn trước, các em vừa được nhận kết quả bài làm văn tả cảnh. Tiết học này, các em sẽ được biết điểm của bài làm văn tả người. Các em chắc rất tò mò muốn biết: bạn nào đạt điểm cao nhất, bài của mình được mấy điểm. Nhưng điều quan trọng không chỉ là điểm số. Điều quan trọng là khi nhận kết quả làm bài, các em có nhận thức được cái hay, cái dở trong bài viết của mình không; có biết sửa lỗi, rút kinh nghiệm để viết lại một đoạn hoặc cả bài văn tốt hơn không.
3.2. Dạy bài mới:
Tg 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
10’
10’
10’
Hoạt động 1: Giáo viên nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
a) Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn các đề bài của tiết Viết bài văn tả người (tuần 33, tr.188); một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý 
b) Nhận xét về kết quả làm bài:
Những ưu điểm chính:
	+ Xác định đề: Đúng với nội dụng, yêu cầu của đề bài (tả cô giáo, thầy giáo đã từng dạy em; tả một người ở địa phương em; tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em ấn tượng sâu sắc).
	+Bố cục (đầy đủ, hợp lí), ý (đủ phong phú, mới, lạ), diễn đạt (mạch lạc, trong sáng).
	Nêu một vài ví dụ cụ thể kèm tên học sinh.
Những thiếu sót, hạn chế. Nêu một vài ví dụ.
c) Thông báo điểm số cụ thể (số điểm giỏi, khá, trung bình, yếu).
 v Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh chữa bài.
Giáo viên trả bài cho từng học sinh.
a) Hướng dẫn chữa lỗi chung.
Giáo viên chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng phụ.
Giáo viên chữa lại cho đúng bằng phấn màu (nếu sai).
b) Hướng dẫn chữa lỗi trong bài.
Đọc lời nhận xét của thầy (cô) giáo, đọc những chỗ thầy (cô) chỉ lỗi trong bài, sửa lỗi vào lề vở hoặc dưới bài viêt.
Giáo viên theo dõi, kiểm tra học sinh làm việc.
 v Hoạt động 3: Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay.
Giáo viên đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo.
- HS quan sát
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
Một số học sinh lên bảng chữa lần lượt từng lỗi.
Cả lớp tự chữa trên nháp.
Học sinh cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
Học sinh chép bài chữa vào vở.
Trao đổi bài với bạn bên cạnh để kiểm tra kết quả chữa lỗi.
Học sinh trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
Mỗi học sinh chọn một đoạn trong bài của mình, viết lại cho hay hơn.
4. Củng cố – dặn dò:4’
Giáo viên nhận xét tiết học, biểu dương những học sinh viết bài đạt điểm cao, những học sinh tham gia chữa bài tốt.
- Nhận xét tiết học 
VI. Phần rút kinh nghiệm tiết dạy : 
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Địa lí
ÔN TẬP HỌC KÌ II
I. Mục tiêu: 
	- Nắm một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư và kinh tế của châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương.
	- Nhớ được tên một số quốc gia (đã được học trong chương trình) của 5 châu lục kể trên.
	- Chỉ được trên bản đồ thế giới các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam.
	- Yêu thích học tập bộ môn.
II. Thiết bị - ĐDDH: 
+ GV: - Phiếu học tập in câu 2, câu 3 trong SGK.
	 - Bản đồ thế giới.
	+ HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Ổn định tổ chức: 1’ 
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
Trả lời câu hỏi trong SGK.
Đánh giá, nhận xét.
3. Bài mới: 
3.1. Giới thệu bài 1’ Ôn tập cuối năm.
3.2. Dạy bài mới: 
Tg 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
15’
15’
v	Hoạt động 1: Ôn tập phần một.
 Bước 1:
* Phương án 1: Nếu có phiếu học tập phát cho từng học sinh thì học sinh sẽ hoàn thành phiếu học tập.
* Phướng án 2: Nếu chỉ có bản đồ thế giới thì giáo viên gọi một số học sinh lên bảng chỉ các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam trên bản đồ.
Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Đối đáp nhanh” tương tự như ở bài 8 để giúp các em nhớ tên một số quốc gia đã học và biết chúng thuộc châu nào. Ở trò chơi này mỗi nhóm gồm 7 học sinh.
 Bước 2:
Giáo viên điều chỉnh phần làm việc của học sinh cho đúng.
v	Hoạt động 2: Ôn tập phần II.
Giáo viên kẻ sẵn bảng thống kê (như ở câu 4 trong SGK) lên bảng.
 Nhận xét.
Làm việc cá nhân hoặc cả lớp.
- Học sinh thực hiện.
Làm việc theo nhóm.
 Bước 1:
Học sinh các nhóm thảo luận và hoàn thành câu 4 trong SGK.
 Bước 2:
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc nhóm trước lớp.
Học sinh điền đúng các kiến thức vào bảng.
* Lưu ý: Ở câu 4, có thể mỗi nhóm phải điền đặc điểm của cả 5 châu lục, nhưng cũng có thể chỉ điền 1 trong 5 châu lục để đảm bảo thời gian.
4. Củng cố – dặn dò:4’
Ôn những bài đã học.
Chuẩn bị: “Thi HKII”. 
- Nhận xét tiết học.
VI. Phần rút kinh nghiệm tiết dạy : 
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ 
SINH HOẠT LỚP 
I.Mục tiêu: Chủ điểm : Chào mừng ngày 1/5 Quốc tế Lao động
Kiến thức: - Giúp HS nhận ra ưu, khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp.
 - Biết suy nghĩ để nêu ra ý tưởng xây dựng phương hướng cho hoạt động tập thể lớp. 
 - Thông qua phương hướng thực hiện của cả lớp, HS định hướng được các bước tu dưỡng và rèn luyện bản thân. 
Kỹ năng: Rèn tính tự giác, mạnh dạn, tự tin phát biểu trước lớp.
Thái độ: Có ý thức tự sửa sai khuyết điểm mắc phải và biết phát huy những mặt tích cực của bản thân , có tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn.
II. Thiết bị - ĐDDH: 
GV : Công tác tuần 34
HS: Bản báo cáo thành tích thi đua của các tổ.
III. Các hoạt động dạy – học: 
Ổn định: Hát 
Tổng kết hoạt động tuần 34
 - Các tổ trưởng lần lượt báo cáo tình hình hoạt động của tổ về các mặt:
 + Học tập: 
 + Đạo đức: 
 + Chuyên cần: 
 + Lao động, vệsinh:..
 + Phong trào:
 + Cá nhân xuất sắc, tiến bộ..
	+ Kèm học sinh yếu:
 * Lớp trưởng tổng hợp báo cáo hoạt động tuần 34:
 * Cả lớp đóng góp ý kiến bổ sung.
 + GV đánh giá, nhận xét nhắc nhở chung cả lớp.
 + GV tuyên dương các em thực hiện tốt trong tuần.
3. GV – HS bình chọn HS danh dự trong tuần:
- HS xuất sắc...
- HS tiến bộ........
- Gương người tốt, việc tốt
4. Xây dựng phương hướng tuần tới
HS thảo luận nhóm đề xuất các mặt hoạt động và chủ điểm hoạt động trong tuần 
Đại diện nhóm phát biểu.
GV chốt lại:
Chủ điểm tuần 35: Chào mừng ngày 1/5 Quốc tế Lao động
a/ Học tập: Học tốt dành nhiều điểm 10.
Ổn đđịnh nề nếp học tập.
Thi cuối kì II. Thực hiện tốt nội quy thi.
Chuẩn bị tốt bài ở nhà, ch ý tc phong khi đến lớp.
Ổn định nề nếp trật tự trong giờ học.
Đi học mang đủ sách vở và ĐDHT 
Trật tự nghe giảng, thực hiện khẩu hiệu “ Vào lớp thuộc bài, ra lớp hiểu bài”
 c/ Chuyên cần: - Duy trì sĩ số
 	 - Đi học đầy đủ , đúng giờ, vắng phải có giấy phép
d/ Lao động, vệ sinh
- Thực hiện theo lịch phân công lao động của trường. Thứ 3 
- Tham gia lao động đầy đủ, nhiệt tình.
- VS trường lớp và cá nhân sạch sẽ. 
e/ Phong trào:- Tham gia các phong trào của Đội: Múa sân trường – thứ 2,4,6
	 Trò chơi dân gian: thứ 5 
5/ Sinh hoạt văn nghệ: GV hướng dẫn một số trị chơi dân gian.
VI. Phần rút kinh nghiệm tiết dạy : 
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 34.doc