Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 1-5 - Năm học 2009-2010 - Lê Thị Lựu

Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 1-5 - Năm học 2009-2010 - Lê Thị Lựu

I. Mục tiêu

- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu.

- Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài .(trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. Chuẩn bị

- Tranh minh họa trong SGK.

- Viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.

* Phương pháp: Phương pháp trực quan, đàm thoại, thảo luận, luyện tập

III. Các hoạt động dạy học

A. Kiểm tra bài cũ

- Kiểm tra sách vở.

- GV nhận xét.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài

2. Luyện đọc

- HS luyện đọc.

+ Lượt 1: Gọi 4 em đọc nối tiếp 4 đoạn.

+ Lượt 2: Luyện đọc từng đoạn ( kết hợp luyện đọc từ khó: bênh vực, chùn chùn, xòe.)

+ Lượt 3: LĐ đoạn + tìm hiểu các từ khó ở SHS: thiu thỉu, ngắn chùn chùn.

- Luyện đọc theo cặp ( nhóm 2)

- Gọi 2 em đọc cả bài.

- GV đọc mẫu.

3. Tìm hiểu bài

- Đọc thầm đoạn 1 tìm hiểu Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào? (Nghe tiếng khóc tỉ tê, thấy chị Nhà Trò gục đầu khóc bên tảng đá cuội)

- Đọc đoạn 2: Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt? (bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn như người lột, cánh chị mỏng, ngắn, quá yếu.)

- Đọc đoạn 3: Trả lời câu hỏi: Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào? (Bọn Nhện đã đánh Nhà Trò mấy bận. Lần này chúng chăng tơ chặn đường, đe bắt chị ăn thịt.)

- Đọc đoạn 4: Trả lời câu hỏi: Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn ?( Em đừng sợ, hãy trở về với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu - Xòe cả hai càng ra để bảo vệ che chở Nhà Trò).

- HS đọc thầm cả bài, nêu một hình ảnh nhân hóa mà em thích, cho biết vì sao em thích hình ảnh đó?

 

doc 102 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 924Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 1-5 - Năm học 2009-2010 - Lê Thị Lựu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 17 tháng 8 năm 2009
Tập đọc
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
I. Mục tiêu
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu.
- Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài .(trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Chuẩn bị
- Tranh minh họa trong SGK.
- Viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
* Phương pháp: Phương pháp trực quan, đàm thoại, thảo luận, luyện tập
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sách vở.
- GV nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc 
- HS luyện đọc.
+ Lượt 1: Gọi 4 em đọc nối tiếp 4 đoạn.
+ Lượt 2: Luyện đọc từng đoạn ( kết hợp luyện đọc từ khó: bênh vực, chùn chùn, xòe....)
+ Lượt 3: LĐ đoạn + tìm hiểu các từ khó ở SHS: thiu thỉu, ngắn chùn chùn.
- Luyện đọc theo cặp ( nhóm 2)
- Gọi 2 em đọc cả bài.
- GV đọc mẫu.
3. Tìm hiểu bài
- Đọc thầm đoạn 1 tìm hiểu Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào? (Nghe tiếng khóc tỉ tê, thấy chị Nhà Trò gục đầu khóc bên tảng đá cuội)
- Đọc đoạn 2: Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt? (bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn như người lột, cánh chị mỏng, ngắn, quá yếu..)
- Đọc đoạn 3: Trả lời câu hỏi: Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào? (Bọn Nhện đã đánh Nhà Trò mấy bận. Lần này chúng chăng tơ chặn đường, đe bắt chị ăn thịt....)
- Đọc đoạn 4: Trả lời câu hỏi: Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn ?( Em đừng sợ, hãy trở về với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu - Xòe cả hai càng ra để bảo vệ che chở Nhà Trò).
- HS đọc thầm cả bài, nêu một hình ảnh nhân hóa mà em thích, cho biết vì sao em thích hình ảnh đó?
4. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn cách đọc lời kể của Nhà Trò, Dế Mèn.
- GV đọc mẫu đoạn "Năm nay..... ăn hiếp kẻ yếu"
- HS luyện đọc, GV gọi HS đọc trước lớp.
- Thảo luận theo cặp để nêu ý nghĩa của câu chuyện ( SGV)
5. Củng cố, dặn dò
- Liên hệ: em học được gì ở nhân vật Dế Mèn.
- Dặn đọc lại bài.
- Chuẩn bị bài tiếp theo. 
Toán
Ôn tập các số đến 100.000
I. Mục tiêu
- Đọc, viết được các số đến 100 000.
- Biết phân tích cấu tạo số. 
II. Chuẩn bị
- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở, luyện tập, thực hành
II. Các hoạt động dạy học
1. Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng
a) GV viết số 83.215, yêu cầu HS đọc số này, nêu rõ chữ số hàng đơn vị, chục, trăm,....
b) Tương tự như trên với số 83.001, 80.201.
c) GV cho HS nêu quan hệ giữa 2 hàng liền kề
VD: 1chục = 10 đơn vị; 1 trăm = 10 chục
d) Vài HS nêu:
- Các số tròn chục.
- Các số tròn trăm.
- Các số tròn nghìn.
- Các số tròn chục nghìn.
2. Thực hành
Bài 1:
a) Đọc yêu cầu đề bài
- GV vẽ tia số lên bảng.
- GV cho HS nhận xét, tìm ra quy luật, viết các số trong dãy số này. HS viết tiếp theo sau số 10.000 là số nào ? ( 20.000)
- HS tự làm tiếp phần còn lại.
b) GV hướng dẫn tương tự câu a.
Bài 2: Nêu yêu cầu đề bài.
- GV kẻ bảng như SGK
- GV làm mẫu.
- HS tự làm.
- GV chữa bài, nhận xét.
Bài 3:
a) Đọc yêu cầu đề bài
- HD tự phân tích cách làm ( mẫu)
- HS làm viết vào vở 2 số - GV chấm chữa.
b) Làm dòng 1.
3. Củng cố, dặn dò
- Gọi HS đọc số, phân tích số: 50 307; 60 805
- T nhận xét tiết học.
Chính tả 
Nghe - Viết: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
I. Mục tiêu
- Nghe-viết và trình bày đúng bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng BT chính tả phương ngữ: BT 2b.
II. Chuẩn bị
- 3 Tờ phiếu khổ to viết sẵn BT 2b
- Vở BT Tiếng Việt 4 , tập 1
* Phương pháp dạy học: Đàm thoại; trực quan; so sánh, đối chiếu; giải thích
III. Các hoạt động dạy học
A. Mở đầu: GV Nhắc 1 số điểm lưu ý về yêu cầu giờ học chính tả
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu - ghi đề bài.
2. Hướng dẫn HS nghe - viết
- GV đọc đoạn văn cần viết 1 lượt.
- HS theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm đoạn văn cần viết.
- GV nhắc HS: Ghi tên bài vào giữa dòng. Sau khi chấm xuống dòng, chữ đầu nhớ viết hoa, viết lùi vào 1 ô ly.
- HS gấp SGk.
- HS đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS viết.
- GV đọc toàn bài 1 lượt. HS soát bài.
- GV chấm chữa 7 - 10 bài.
- HS đổi vở soát bài cho nhau.
- GV nhận xét chung.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2b:	
- HS đọc yêu cầu của BT - làm vào vở.
- 3 HS làm bài vào phiếu khổ to.
- Lớp chữa bài.
Bài tập 3b
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS thi giải câu đố nhanh và viết đúng- viết vào bảng con.
- Gv nhận xét nhanh.
- Lớp viết vào vở lời giải đúng.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Chữa bài tập vào vở
Mĩ thuật
Vẽ trang trí: màu sắc và cách pha màu
I. Mục tiêu
- Biết thêm cách pha các màu: Da cam, xanh lá cây và tím.
- Nhận biết được các cặp màu bổ túc.
- Pha được các màu theo hướng dẫn.
II. Chuẩn bị
* Giáo viên: SGK,SGV. Hộp màu, bút vẽ, bảng pha màu.
- Hình giới thiệu ba màu cơ bản và hình hướng dẫn cách pha các màu: da cam, xanh lục, tím.
- Bảng màu giới thiệu các màu nóng, lạnh và màu bổ túc
* Học sinh: SGK, vở tập vẽ, hộp màu, bút vẽ
* Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại,
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra: đồ dùng học tập của bộ môn
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét 
*GV giới thiệu cách pha màu
- HS nhắc lại tên ba màu cơ bản( đỏ,vàng, xanh lam)
- GV giới thiệu hình 2 trang 3 SGK và giải thích cách pha màu từ ba màu cơ bản để có được các màu da cam, xanh lục, tím.
- HS quan sát hình minh hoạ về màu sắc ở ĐDDH sau đó quan sát hình 2 trang 3 SGK để thấy được rõ hơn.
*GV giới thiệu các cặp màu bổ túc
- GV nêu tóm tắt: Từ ba màu cơ bản: dỏ,vàng, xanh lam bàng cách pha hai màu với nhau để tạo ra màu mới sẽ được thêm ba màu khác là da cam, xanh lục, tím. Các màu pha được từ hai màu cơ bản đặt cạnh màu cơ bản còn lại thành những cặp màu bổ túc. Hai màu trong cặp màu bổ túc khi dứng cạnh nhau tạo ra sắc độ tương phản, tôn nhau lên rực rỡ hơn.
- HS xem hình 3 trang 4 SGK để nhận ra các cặp màu bổ túc
* GV giới thiệu màu nóng, màu lạnh 
- GV cho HS xem tiếp các màu nóng, màu lạnh ở hình 4,5 SGK trang 4 Để HS nhận biét.
+ Màu nóng là những màu gây cảm giác ấm nóng.
+ Màu lạnh là những màu gây cảm giác mát, lạnh.
- HS kể một số đồ vật nhận biết màu sắc và gam màu của chúng là màu nóng hay màu lạnh.
- GV nhấn mạnh các nội dung chính ở phần quan sát, nhận xét. 
Hoạt động 2: Cách pha màu
- GV làm mẫu cách pha màu bột, màu nước, sáp màu
- GV giới thiệu màu ở hộp sáp, chì màu, bút dạ, để các em nhận ra các màu da cam, xanh lục, tím đã được pha chế sẵn như cách pha màu vừa giới thiệu.
Hoạt động 3:Thực hành
- GV yêu cầu HS tập pha các màu: da cam. Xanh lục, tím trên giấy nháp.
- GV quan sát và hướng dẫn trực tiếp để HS biết sử dụng chất liệu và cách pha màu.
- GV hướng dẫn HS pha màu để vẽ vào vở thực hành.
- GV theo dõi, nhắc nhở và hướng dẫn bổ sung. 
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS chon một số bài và gợi ý để HS nhận xét, xếp loại: đạt yêu cầu, chưa đạt yêu cầu, cần bổ sung.
- Khen ngợi những HS vẽ màu đúng và đẹp.
3. Củng cố, dặn dò
- HS về quan sát màu sắc trong thiên nhiên và gọi tên màu cho đúng.
- Quan sát hoa, lá và chuẩn bị một số bông hoa, chiếc lá thật để làm mẫu vẽ cho bài học sau.
Khoa học
Con người cần gì để sống ?
I. Mục tiêu
- Nêu được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ, ánh sáng để 
sống.
II. Chuẩn bị
- Các hình minh họa trong trang 4,5 SGK.
- Các phiếu học tập theo nhóm.
* Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm, 
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu chương trình học.
- HS mở mục lục đọc tên các chủ đề.
2. Dạy bài mới
Hoạt động 1: Con người cần gì để sống?
- GV chia nhóm - giao nhiệm vụ.
- HS thảo luận nhóm 6 để trả lời câu hỏi: Con người cần những gì để duy tì sự sống?
- HS đại diện các nhóm trả lời.
- Lớp nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm.
- GV yêu cầu Hs tự bịt mũi, ai cảm thấy không chịu được nữa thì thôi và giơ tay lên. GV thông báo thời gian nhịn nín thở ít nhất và nhiều nhất.
? Em có cảm giác thế nào? Có thể nhịn nín thở lâu hơn được nữa không?
? Nếu nhịn ăn hoặc nhịn uống em cảm thấy thế nào?
? Vậy để sống và phát triển con người cần gì?
Hoạt động 2: Những yếu tố cần cho sự sống mà chỉ có con người cần
- GV phát phiếu học tập.
- HS làm việc với phiếu học tập theo nhóm. 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả. 
- Các nhóm khác nhận xét.
- GV hỏi:
? Như mọi sinh vật khác con người cần gì để duy trì sự sống?
? Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống của con người cần những gì?
Hoạt động 3: Trò chơi cuộc hành trình đến hành tinh khác.
- GV giới thiệu trò chơi sau đó phổ biến cách chơi.
+ Phát phiếu có hình túi cho HS và yêu cầu: Khi đi du lịch đến hành tinh khác các em hãy suy nghĩ xem mình nên mang theo những gì, hãy viết những gì cần mang vào túi.
+ Chia lớp thành 6 nhóm.
- Các nhóm tiến hành trong 5 phút.
- GV nhận xét tuyên dương các nhóm có ý tưởng hay.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài.
Thứ ba ngày 19 tháng 8 năm 2008 
Thể dục
GIớI THIệU CHUƠNG TRìNH, Tổ CHứC LớP - TRò CHƠI 
“CHUYểN BóNG TIếP SứC”
I. Mục tiêu 
- Biết được những nội dung cơ bản của chương trình thể dục lớp 4 và một số nội quy trong các giờ học thể dục.
II. Chuẩn bị
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Còi, 4 quả bóng nhỡ bằng nhựa.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
1. Phần mở đầu: 6 -10’
- Tập hợp lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Đứng tại chỗ hát và vỗ tay.
* Trò chơI “Tìm người chỉ huy”.
2. Phần cơ bản : 18 - 22’
a) Giới thiệu chương trình Thể dục lớp 4.
HS đứng theo đội hình 4 hàng ngang, GV giới thiệu tóm tắt chương trình môn TD lớp 4.
- Thời lượng học 2 tiết/ tuần (35 tuần x 2 = 70 tiết).
- Nội dung bao gồm: ĐHĐN, bài TD PTC, bài tập RLKNVĐCB, trò chơi vận động và các môn học tự chọn như: Đá cầu, Ném bóng,
b) Phổ biến nội dung, yêu cầu tập luyện: 2 - 3 phút
 Trong giờ học, quần áo phải gọn gàng, chú ý theo dõi, giữ trật tự, 
c) Biên chế tổ tập luyện: 2 - 3’
 Chia tổ tập luyện theo biên chế lớp.
d) Trò chơi “chuyển bóng tiếp sức”: 6 - 8 phút
- GV làm mẫu cách chuyển bóng và phổ biến luật chơi. Có hai cách chuyển bóng.
- Cả lớp chơ ...  và câu
Danh từ
I. Mục tiêu
SGV trang 127
II. Đồ dùng dạy học
Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 1, 3, phần nhận xét.
Phiếu viết nội dung bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
Gọi 2 em học sinh làm bài tập 1+2.
HS1:Tìm từ cùng nghĩa với trung thực, đặt một câu với từ đó.
HS2: Tìm từ trái nghĩa với trung thực, đặt câu với từ đó.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Ghi đề bài.
GV nêu yêu cầu, mục đích của tiết học.
2. Nhận xét
Bài tập 1: Một em đọc yêu cầu bài 1, lớp đọc thầm.
- Chia nhóm 4. GV phát phiếu và gạch dưới những từ chỉ sự vật trong câu.
- Gọi đại diện các nhóm trả lời, GV nhận xét.
Bài tập 2: Thực hiện tương tự bài 1.
GV:- Danh từ chỉ khái niệm: Biểu thị những cái chỉ có trong nhận thức của con người, không 
có hình thù, không chạm hay ngửi, nếm, nhìn được
- Danh từ chỉ đơn vị: Biểu thị những đơn vị được dùng để tính đến sự vật.
3. Ghi nhớ
Vậy danh từ là gì? 2 đến 3 em đọc ghi nhớ SGK.
4. Luyện tập
Bài 1: HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận nhóm 4 ( 5 phút ) để tìm danh từ chỉ khái niệm.
- Đại diện các nhóm trả lời. GV chốt lời giải đúng ( điểm, đạo đức, lòng, kinh nghiệm, cách mạng ).
Bài 2: HS nêu yêu cầu:
- HS làm bài vào vở: Đặt câu với mỗi danh từ vừa tìm được ở bài 1.
Ví dụ: Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
- GV chấm bài, nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tìm thêm các danh từ chỉ đơn vị, hiện tượng tự nhiên, các khái nhiệm gần gũi.
Địa lý
Trung du Bắc Bộ
I. Mục tiêu 
SGV trang 64
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Tranh ảnh vùng trung du Bắc Bộ.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
+ Nêu các hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn ( 2 em ).
B. Dạy bài mới
1. Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải.
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
- GV yêu cầu HS đọc mục 1 SGK quan sát tranh ảnh vùng trung du Bắc Bộ trả lời các câu hỏi.
+ Vùng trung du là vùng núi, vùng đồi hay vùng đồng bằng?
+ Các đồi ở đây như thế nào, được sắp xếp như thế nào?
+ Mô tả sơ lược vùng trung du?
+ Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du Bắc Bộ?
- GV gọi học sinh trả lời.
- GV nhận xét hoàn thiện câu trả lời.
- GV hoặc HS chỉ trên bản đồ hành chính Việt Nam.
2. Chè và cây ăn quả ở trung du.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
Bước 1: Đọc mục 2 SGK thảo luận câu hỏi.
+ Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì?
+ Hình 1 và 2 cho biết những loại cây nào có ở Thái Nguyên và Bắc Giang?
+ Em biết gì về chè Thái Nguyên? Chè ở đây trồng để làm gì?
+ Trong những năm gần đây ở Trung du Bắc Bộ đã xuất hiện trang trại chuyên trồng những loại cây gì?
Bước 2: Gọi đại diện các nhóm trả lời . Giáo viên nhận xét.'
3. Hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp.
Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp.
- Cho HS quan sát tranh ảnh trả lời các câu hỏi sau.
+ Vì sao ở Trung du Bắc Bộ lại có những nơi đất trống đồi trọc?
+ Để khắc phục tình trạng này, người dân nơi đây đã trồng những loại cây gì?
+ Dựa vào bảng số liệu, nhận xét về diện tích rừng trồng mới ở Phú Thọ trong những năm gần đây?
* GV cho HS liên hệ thực tế giáo dục các em ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây.
C. Củng cố, dặn dò
- GV cho HS nhắc lại bài học 
- Học bài ở nhà, xem bài sau.
Kỹ thuật
Khâu thường ( Tiếp )
I. Mục tiêu 
SGV trang 21
II. Đồ dùng dạy học
Giống tiết 1.
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động3: HS thực hành khâu thường.
- Gọi HS nhắc lại về kỹ thuật khâu thường.
- Gọi 1 - 2 học sinh lên khâu một vài mũi khâu.
- GVnhắc lại các bước khâu.
+ Vạch dấu đường khâu.
+ Khâu các mũi khâu thường theo đường dấu.
- GV nhắc lại và hướng dẫn thêm cách kết thúc đường khâu.
- GV nêu thời gian và yêu cầu thực hành.
- HS thực hành khâu trên vải. GV quan sát uốn nắn những thao tác chưa đúng.
2. Hoạt động 4 : Đánh giá kết quả.
- GV: Tổ chức cho HS trình bày sản phẩm.
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá.
- HS tự đánh giá sản phẩm.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
III. Nhận xét, dặn dò
- GV nhận xét giờ học. HS chuẩn bị bài tiết sau.
Thứ sáu ngày 19 tháng 9 năm 2008
Toán
Biểu đồ (Tiết 2)
I. Mục tiêu 
SGV trang 69.
II. Đồ dùng dạy học
Biểu đồ hình cột 4 thôn đã diệt được.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
Gọi 2 em làm bài tập 2 trang 29, GV nhận xét ghi điểm.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Ghi đề bài.
2. Giới thiệu biểu đồ số chuột của 4 thôn đã diệt.
- GV treo biểu đồ và giới thiệu, HS quan sát biểu đồ.
+ Biểu đồ có mấy cột ? ( 4 cột ).
+ Dưới chân các cột ghi gì? ( tên 4 thôn ).
+ Trục bên trái của biểu đồ ghi gì? 
+ Số được ghi trên đầu mỗi cột là gì?
- GV hướng dẫn HS đọc biểu đồ, GV nhận xét.
3. Luyện tập thực hành
Bài 1: HS quan sát biểu đồ ở vở bài tập và hỏi:
+ Đây là biểu đồ hình gì? Biểu đồ biểu diễn cái gì? Có những lớp nào tham gia trồng cây? 
+ Hãy nêu số cây của từng lớp? Gọi HS đọc, GV nhận xét.
Bài 2: HS nêu yêu cầu, 2 em lên bảng làm hai câu a và b , GV chấm bài nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò
- Gọi 2 em đọc lại nội dung biểu đồ 1, 2.
- Làm các bài tập còn lại. Xem trước bài sau.
Tập làm văn
Đoạn văn trong bài văn kể chuyện
I. Mục tiêu 
SGV trang 129
II. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
+ Cốt truyện là gì?
+ Cốt truyện thường gồm những phần nào?
Nhận xét câu trả lời của học sinh.
B. Bài mới
1. Tìm hiểu ví dụ
Một học sinh đọc yêu cầu bài tập 1,2.
Gọi HS đọc lại truyện " Những hạt thóc giống".
+ HS thảo luận nhóm 4 để hoàn thành yêu cầu.
+ Gọi đại diện các nhóm trả lời, giáo viên nhận xét.
- Có 4 sự việc chính, mỗi sự việc được kể trong 4 đoạn.
- Cho HS đọc lại các sự việc chính.
+ Dấu hiệu nào giúp các em nhận ra chổ mở đầu và chổ kết thúc đoạn văn?
+ Em có nhận xét gì về dấu hiệu này ở đoạn 2? ( Khi kết thúc lời thoại cũng viết xuống dòng nhưng không phải là một đoạn văn ).
Bài 3: HS đọc yêu cầu. HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi.
- Đại diện các nhóm trả lời, giáo viên nhận xét và chốt ý bài 3.
2. Ghi nhớ
+ 2 đến 3 em đọc ghi nhớ SGK.
3. Luyện tập
- 2 em nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập.
Yêu cầu: Đoạn 1 và 3 đã viết hoàn chỉnh, đoạn 2 chỉ có phần mở đầu, kết thúc chưa có phần thân đoạn. Các em phải viết bổ sung.
- HS làm việc cá nhân vào vở.
- Gọi HS đọc bài của mình.
C. Củng cố dặn dò
- HS đọc lại phần ghi nhớ 
- GV nhận xét tiết học.
Lịch sử
Nước ta dưới ách đô hộ của các
triều đại phong kiến Phương Bắc
I. Mục tiêu
SGV trang 20
II. Đồ dùng dạy học
Phiếu học tập của học sinh. 
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
GV: đưa bảng ( Để trống chưa điền nội dung ) 
HS : So sánh tình hình nước ta trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.
GV: giải thích các khái niệm chủ quyền, văn hoá.
HS: có nhiệm vụ điền nội dung vào các ô trống như bảng trên.
Báo cáo kết quả làm việc của mình trước lớp.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
GV: Đưa bảng thống kê ( Có ghi thời gian diễn ra các cuộc khởi nghĩa ). 
 	Năm 40 	Khởi nghĩa Hai Bà Trưng 
	Năm 248 	 	Khởi nghĩa Bà Triệu 
	Năm 542 	Khởi nghĩa Lý Bí 
	Năm 550 	Khởi nghĩa Triệu Quang Phục
	Năm 772 	Khởi nghĩa Mai Thúc Loan 
	Năm 766 	Khởi nghĩa Phùng Hưng 
	Năm 905 	Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ 
	Năm 931	Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ 
	Năm 938 	Chiến thắng Bạch Đằng .
HS: Điền tên các cuộc khởi nghĩa vào cột các cuộc khởi nghĩa .
HS: Báo cáo kết quả làm việc .
IV. Củng cố, dặn dò	
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau : Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Mĩ thuật
Thường thức mĩ thuật: Xen tranh phong cảnh
I. Mục tiêu
SGV trang 21
II. Đồ dùng dạy học
- Sưu tầm tranh, ảnh phong cảnh và một vài bức tranh về đề ta khác.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu một vài bức tranh, phong cảnh đã chuẩn bị để giới thiệu.
2. Hoạt động 1: Xem tranh.
a. Phong cảnh Sài Sơn. Tranh khắc gỗ màu của hoạ sĩ Nguyễn Tiến Trung (1913 – 1976).
- GV cho HS hoạt động theo nhóm để thảo luận và trình bày ý kiến của nhóm mình.
- GV cho HS xem tranh ở trang 13 SGK và đặt câu hỏi gợi ý:
+ Trong bức tranh có những hình ảnh nào?
+ Tranh vẽ về đề tài gì?
+ Màu sắc trong bức tranh như thế nào?
+ Hình ảnh chính trong bức tranh là gì?
+ Trong bức tranh còn có những hình ảnh nào nữa?
- GV tóm tắt (SGV).
b. Phố cổ. Tranh sơn dầu của hoạ sĩ Bùi Xuân PháI (1920 – 1988).
- GV cung cấp một số tư liệu về hoạ sĩ Bùi Xuân Phái để các em hiểu biết hơn (tư liệu ở SGV).
- GV yêu cầu HS quan sát bức tranh và đặt các câu hỏi gợi ý:
+ Bức tranh vẽ những hình ảnh gì?
+ Dáng vẻ của các ngôi nhà?
+ Màu sắc của bức tranh?
- GV bổ sung thêm (SGV).
c. Cầu Thê Húc. Tranh màu bột của Tạ Kim Chi (HS tiểu học).
- GV gợi ý HS tìm hiểu bức tranh:
+ Các hình ảnh trong bức tranh.
+ Màu sắc. 
+ Chất liệu.
+ Cách thể hiện.
- GV kết kuận (SGV).
3. Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét chung tiết học.
Dặn dò: Quan sát các loại quả dạng hình cầu.
Toán (ôn)
Luyện tập
I. Mục tiêu
Tiếp tục củng cố kiến thức cho HS về cách tìm số trung bình cộng.
Ôn luyện về biểu đồ.
II. Các hoạt động dạy học
GV tổ chức cho HS làm vở bài tập các bài sau:
Bài 1, 2, 3 trang 25.
Bài 1, 2 trang 26.
Bài 1, 2 trang 27, 28.
HS làm bài cá nhân sau đó GV gọi một số em nêu miệng một số bài.
Gọi một số HS chữa bài trên bảng lớp.
HS và GV nhận xét.
III. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét giờ học.
Về nhà xem lại các bài tập.
Tiếng Việt (ôn)
chính tả
I. Mục tiêu
HS luyện viết khổ 1 và 2 bài Tre Việt Nam bằng trí nhớ.
II. Các hoạt động dạy học
1. HD chính tả
GV đọc lại các khổ thơ cần viết.
3 HS đọc thuộc lòng.
Cả lớp đọc thầm, ghi nhớ chính tả, tự viết ra nháp những chữ dễ lẫn.
HS viết vào vở.
2. Chấm bài
GV thu vở chấm, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét giờ học.
Về nhà rèn chữ thêm.
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu
Đánh giá hoạt động tuần qua
Lập kế hoạch hoạt động tuần tới
II. Các hoạt động dạy học
1. Đánh giá hoạt động tuần qua
Lớp trưởng đánh giá cụ thể từng ngày
GV đánh giá chung:
* Ưu điểm:
- Học tập sôi nổi, đạt nhiều điểm tốt: Nhị, Hùng, Dũng, Hoá, Thảo, Nguyệt, Đệ
- Vệ sinh sạch sẽ, chăm sóc cây chu đáo.
* Tồn tại: 
- Còn nói chuyện riêng trong giờ học: Hưng, Quang, Hoàng, Minh.
- Nộp tiền còn chậm.
2. Kế hoạch tuần tới
- Tập trung học tập, giành nhiều hoa điểm 10.
- Lao động vệ sinh, chăm sóc cây.
- Tiếp tục thu nộp.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1 - 5.doc