Giáo án tổng hợp lớp 4 - Tuần 34 (chi tiết)

Giáo án tổng hợp lớp 4 - Tuần 34 (chi tiết)

 I/Mục đích, yêu cầu:

-Bước đầu biết đọc một văn bản phổ biến khoa học với giọng rành rẽ, dứt khoát.

 -Hiểu nội dung:Tiếng cười mang đế niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. (trả lời các câu hỏi SGK)

 II/Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ trong SGK

 III/Các hoạt động chủ yếu:

 

doc 15 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1791Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp lớp 4 - Tuần 34 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Lịch báo giảng Tuần 34
THỨ NGÀY
MÔN
TIẾT CHƯƠNG TRÌNH
TÊN BÀI DẠY
NĂM
6/ 5 /
2010
SÁNG
CC- TA
Đ. ĐỨC
34
An toàn thực phẩm
TOÁN
166
Ôn tập về đại lượng (TT)
T ĐỌC
67
Tiếng cười là liều thuốc bổ
Lịch sử
32
Ôn tập Lịch sử
CHIỀU
TViệt*
Toán*
SÁU
7/ 5 /
2010
SÁNG
TOÁN
167
Ôn tập về hình học
C. TẢ
34
Nghe-viết: Nói ngược
K. HỌC
67
Ôn tập: Thực vật và động vật
LT - CÂU
67
Mở rộng vốn từ: Lạc quan, yêu đời
Hai
10/ 5 /
2010
SÁNG
TOÁN
168
Ôn tập về hình học(TT)
K.Chuyện
34
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Địa lí
33
Ôn tập Địa lí
T. ĐỌC
68
Ăn “mầm đá”
CHIỀU
Kĩ thuật
34
TOÁN*
TLV*
BA
11/ 5 /
2010
SÁNG
TOÁN
169
Ôn tập về tìm số trung bình cộng 
TLV
67
Trả bài văn miêu tả con vật
LT - C
68
Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu
K. HỌC
68
Ôn tập: Thực vật và động vật
TƯ
12/ 5 /
2010
SÁNG
TLV
68
Điền vào giấy tờ in sẵn
TOÁN
170
Ôn tập về tìm 2 số khi biết tổng-hiệu... 
SHL
34
SH ý nghĩa 15/5, Đ5, ôn tập, VS..., HP...
LT-C
Toán*
 Ngày soạn: 3 /5/10 Thứ năm, ngày 6 tháng 5 năm 2010
 Môn: Tập đọc	 	
 Bài: Tiếng cười là liều thuốc bổ(TT)	Tiết 67
	I/Mục đích, yêu cầu:
-Bước đầu biết đọc một văn bản phổ biến khoa học với giọng rành rẽ, dứt khoát.
	-Hiểu nội dung:Tiếng cười mang đế niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. (trả lời các câu hỏi SGK)
	II/Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ trong SGK
	III/Các hoạt động chủ yếu: 
A/Ổn định: hát
	B/Kiểm tra bài cũ: Cho HS đọc thuộc lòng hai bài thơ: Con chim chiền chiện. Nhận xét, điểm.
	C/Dạy bài mới: Các em đã nghe nói về tác dụng tích cực của nụ cười. Bài hôm nay, các em được học đó là Tiếng cười là liều thuốc bổ.
 	a/Luyện đọc: Đ1: “ ..., cười 400 lần.” Đ2: “Tiếng cười...mạch máu.”. Đ3:còn lại.	
	-Gv khen HS đọc hay; luyện đọc: thoải mái, nổi giận...
	-Gv đọc diễn cảm bài văn với giọng rõ ràng, rành mạch, phù hợp với một văn bản phổ biến khoa học. nhấn giọng: duy nhất, thư giãn, nổi giận, hài hước,...
	b/Tìm hiểu bài: HS đọc lướt, trả lời các câu hỏi cuối bài: 1 em đọc câu hỏi, trả lời, lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung.
	-GV chốt như bên. 1 HS yếu lặp lại.
	+Câu 2:Vì khi cười, tốc độ thở của con người tăng lên đến 100 km giờ, các cơ mặt thư giãn, não tiết ra một chất làm con người có cảm giác sảng khoái, thoả mãn.
	c/Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm:
	*Gọi 3em đọc nối tiếp 3 đoạn.
	*GV hướng dẫn đọc đoạn: “Tiếng cười là liều ... làm hẹp mạch máu.”	
	*Gọi vài nhóm, vài em thi đọc. Nhận xét HS-GV, khen những em đọc hay.	
	D/Củng cố, dặn dò: Theo em, câu chuyện này muốn nói với các em điều gì? 
	-GD HS: Trong cuộc sống phải tạo nhiều niềm vui, nụ cười sẽ giúp ta trẻ và sống lâu.
	-Nhận xét lớp, tuyên dương những em tập trung, xây dựng bài.
-2em đọc bài, trả lời câu hỏi 1; 2.
-HS nghe và quan sát hình trong SGK/ 148.
- Gọi 1 em đọc cả bài.	
-3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn lần 1.
-3 em đọc lần 2; giải nghĩa các từ ở trong SGK: thống kê, thư giãn, sảng khoái,...
-Luyện đọc theo cặp.
-Cho 1 em đọc cả bài.
-HS suy nghĩ, nêu ý kiến, lớp trao đổi:
	+Câu 1: Đ 1: Tiếng cười là đặc điểm quan trọng, phân biệt con người với các loài động vật khác. Đ2: Tiếng cười là liều thuôhc bổ. Đ3: Người có tính hài hước sẽ sống lâu.
	+Câu 3: Để rút ngắn thời gian điều trị bệnh nhân, tiết kiệm tiền cho Nhà nước.
	+Câu 4b: Cần biết sống 1 cách vui vẻ.
*Ba HS đọc nối tiếp bài. Tìm hiểu cách đọc diễn cảm.
*HS nghe.
*Đọc trong cặp, trao đổi, n/xét lẫn nhau.
*2 nhóm thi đọc, lớp chọn nhóm đọc tốt. 
-Tiếng cười làm cho con người khác với động vật. Tiếng cười làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. Từ đó, làm cho HS có ý thức tạo ra xung quanh cuộc sống của mình niềm vui, sự hài hước, tiếng cười.
	 ----------------------------------------------------
	 Môn: Toán	 Bài: Ôn tập về đại lượng (tt)	Tiết 166
	I/Mục tiêu: Làm bài 1;2;4.
	-Chuyển đổi được các đơn vị đo diện tích 
	-Thực hiện được phép tính với số đo diện tích..
	II/Hoạt động chủ yếu
Ổn định: hát.
Dạy bài mới: Bài hôm nay, các em ôn tập về đại lượng(tt).
Thực hành:
*Bài 1: GV nêu yêu cầu bài.
	-GV chốt:100dm2; 10000cm2; 1000000 m2; 100cm2.
	-Hãy đọc các bảng đơn vị đo diện tích? Nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị liền kề.
*Bài 2: -Gv nêu yêu cầu. 
	-GV KL: a/ 150000cm2; 10300dm2; 211000cm2 ; 10dm2; 10cm2; 1000cm2.
	b/5dm2; 13m2; 6m2; 1/100dm2; 1/100m2; 1/10000m2.
	c/509dm2; 80050cm2; 7m2; 5m2.
Bài 4: 	
	-Gv nhận xét, kết luận: 800 kg= 8 tạ.
Củng cố, dặn dò: -2 em thi tính: 3m2 8dm2 = ...dm2; 102dm243cm2=...cm2.	-GV nhận xét tinh thần học tập của lớp, khen, tuyên dương.
-HS hát.
-HS nghe.
-HS làm bài vào vở, một em lên bảng làm. Lớp nhận xét, sửa.
- Vài em HS đọc và nêu.
-HS làm bài SGK, một vài em đọc kết quả, lớp nhận xét, đối chiếu, thống nhất.
-Một em đọc đề. HS làm bài, 1 em làm trên bảng, lớp nhận xét, đối chiếu.
-Hai em lên bảng, lớp chọn bạn thắng.
	---------------------------------------------------------------------
	Môn: Đạo đức	 	
 Bài: An toàn thực phẩm	Tiết 34
I/Mục tiêu: HS biết thế nào nào thực phẩm an toàn. Có thói quen sử dụng các thực phẩm sạch.
II/Chuẩn bị: tranh ảnh về trồng rau sạch, thực phẩm chế biến hợp vệ sinh, một số rau thật.
III/Hoạt động chủ yếu:
Ổn định : 
Kiểm tra: Vì sao phải sử dụng cầu tiêu hợp vệ sinh?
Giới thiệu: Hôm nay, các em tìm hiểu về an toàn thực phẩm.
	GV giới thiệu một vài thông tin về an toàn thực phẩm, ngộ đọc thực phẩm( Rau Hà Nội, ngộ độc thức ăn của HS ĐTháp)
*Hoạt động 1: 
	-Các em hãy cho biết những loại thức ăn nào em cho là chưa đảm bảo vệ sinh; loại nào đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm?
	-Theo em thế nào là thực phẩm an toàn?
	-GV cho Hs bàn bạc kĩ về định nghĩa thực phẩm an toàn. Gv chốt như bên -->
Hát.
-Vì để đảm bảo vẻ đẹp văn minh, mĩ quan, đảm bảo an toàn thực phẩm - thực phẩm sạch(cá), vệ sinh nguồn nước.
-HS nghe.
-Thảo luận nhóm bốn- 5phút. Đại diện trình bày, lớp nhận xét, bổ sung: 
	+Ví dụ: bánh bày bán bên lề đường mà không đậy kĩ; pa tê, chả lụa bị nhiễm nấm độc, rau trồng ở những nơi bẩn: nhiễm độc tố,...là những thực phẩm không an toàn...
-Vì sao ta phải sử dụng các loại thực phẩm mà ta biết chắc là an toàn?
*Hoạt động 2: Sắm vai tình huống.
	a/Gần nhà em, em thấy chú tư mới phun thuốc sâu cho mấy luống rau rồi hai hôm sau, chú đem rau ra bán ngoài chợ. Em sẽ làm gì?
	b/Mẹ bạn Dung làm lò tàu hủ. Em chơi với bạn và biết được mẹ bạn làm tàu hủ bó chả có để hàn the. Em sẽ động viên như thế nào để Dung về trao đổi với mẹ là không dùng hàn the ướp chả nữa?-GV chốt, tuyên dương những nhóm hoàn thành tốt. GD về ý thức sử dụng thực phẩm có nguồn gốc sạch, an toàn.
*Hoạt động nối tiếp: VN nhớ nhắc gia đình và bản thân phải có ý thức sử dụng các loại thực phẩm sạch, an toàn cho bản thân, không sử dụng các loại hoá chất trong chế biến các món ăn, bảo quản thực phẩm. Trồng rau sạch, nuôi cá sạch-không sử dụng chất kháng sinh, thuốc kích thích tăng trưởng,...
+Thực phẩm an toàn là những thực phẩm không bị nhiễm vi khuẩn, mầm bệnh(giun sán, lao,...), không có dư lượng thuốc trừ sâu trong rau, các hoá chất độc hại có trong thức ăn, thực phẩm( các loại phẩm màu, hàn the,...)+Đảm bảo tính mạng, sức khoẻ, tiền của.
-Các nhóm thảo luận nội dung và phân công các vai.
-Vài nhóm lên bảng đóng vai.
-Lớp nhận xét, chọn những nhóm có nội dung tốt, đóng vai đạt.
 -----------------------------------------------------------------------------
	Môn: Lịch sử	
	Bài: Ôn tập	Tiết: 33
	I/Mục tiêu: 
	Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ thời Hậu Lê- thời Nguyễn.
	II/Chuẩn bị: Tranh ảnh về thành thị VNB TK 16-17; lược đồ Quang Trung đánh quân Thanh. SGV, SGK.
	III/Các hoạt động dạy - học:
Hướng dẫn ôn tập 
	-GV nêu tên bài học, lớp trưởng dựa vào bài và nêu câu hỏi cuối bài, lớp trao đổi và có thắc mắc về nội dung bài học.
	-GV nghe và chốt từng yêu cầu. HS lặp lại.
	-VN ôn lại kiến thức các bài đã ôn và xem tiếp các bài Nước ta cuối thời Trần, Chiến thắng ải Chi lăng, Nhà Hậu Lê quản lí đất nước.
-Sự hình thành kinh thành Huế- Huế là di sản văn hoá thế giới.
-Sự kiện nhà Nguyễn lên ngôi. 
-Diễn biến Quang Trung ra Bắc đánh quân Thanh.
-Thành thị VN thế kỉ 16-17.
-Lí do Trịnh - Nguyễn phân tranh, hậu quả.
-Văn học thời hậu Lê, Trường học và những chính sách khuyến khích người tài của nhà Lê.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
	Ngày soạn: 3 /5/10 Thứ sáu, ngày 7 tháng 5 năm 2010	
	 Môn: Luyện từ và câu	
	 Bài: Mở rộng vốn từ: Lạc quan -yêu đời Tiết 67
	I/Mục đích , yêu cầu : 
	-Biết thêm một số từ phức chứa tiếng vui và phân loại chúng theo 4 nhóm nghĩa(BT1); biết đặt câu với từ ngữ nói về chủ điểm lạc quan, yêu đời.(BT2;3).
	*HSK,G: tìm được ít nhất 5 từ tả tiếng cười và đạt câu với mỗi từ(BT3)
 	II/Đồ dùng dạy học: Giấy kẻ bảng phân loại các từ phức mở đầu bằng tiếng vui(BT1).
Kiểm tra: Gọi 2 em đặt câu có trạng ngữ chỉ mục đích?
Giới thiệu: Hôm nay, các em được MRVT về lạc quan -yêu đời.
Hướng dẫn HS làm bài tập: 
	*Bài tập 1: 
	-GV hướng dẫn làm phép thử để biết một từ phức đã cho chỉ hoạt động, cảm giác hay tính tình:
	a/Từ chỉ hoạt động trả lời câu hỏi: Làm gì?( Bọn trẻ đang làm gì?-vui chơi).
	b/Từ chỉ cảm giác trả lời câu hỏi: Cảm thấy thế nào?(Em cảm thấy thế nào?-rất vui thích.)
	c/Từ chỉ tính tình trả lời: Là người thế nào? (Chú ấy là người thế nào?- vui tính.)
	d/Từ vừa chỉ cảm giác vừa chỉ tính tình trả lời đồng thời hai câu hỏi: Cảm thấy thế nào? Và Là người thế nào?
	-GV nhận xét và kết luận: a/vui chơi; góp vui, mua vui. b/vui thích; vui mừng; vui sướng, vui lòng, vui thú, vui vui. c/vui tính, vui nhộn, vui tươi. d/vui vẻ. 	
	*Bài tập 2: Gv nêu yêu cầu bài.
	-GV kết luận: Ví dụ: +Cảm ơn các bạn đã đến góp vui với bọn mình.
	+Mình hát để mua vui với các bạn mà thôi.
	+Ngày nào, nội cũng lấy việc chăm sóc cây làm thú vui.
-HS đặt câu. Ví dụ: Để học giỏi, Trang đã cố gắng và chăm học.
-HS nghe.
-1em đọc yêu cầu bài.
-HS nghe và quan sát các ví dụ.
-Lớp thảo luận nhóm. Làm trên giấy. Vài nhóm dán trên bảng, lớp nhận xét, bổ sung.
-Hs làm và gọi vài em nối tiếp nhau đọc câu văn của mình, lớp nhận xét, chỉnh sửa.
 *Bài tập 3: 
	-GV chốt và giới thiệu: cười ha hả, cười hi hí, hì hì, hơ hơ khanh khách, khành khạch, khung khục, khúc khích, sằng sặc, sặc sụa, rúc rích, ..., và câu có sử dụng từ tìm  ... bài văn miêu tả con vật Tiết 68
	I/Mục đích, yêu cầu: 
	-Biết rút kinh nghiệm về bài TLC tả con vật(đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
	-HSK,G: biết nhận xét và sửa lỗi để có câu văn hay.
	II/Đồ dùng dạy- học: Giấy để HS thống kê và sửa lỗi, phấn màu.
	III/Các hoạt động dạy-học:
1/Ổn định: hát.
2/Giới thiệu: Hôm nay, trong tiết trả bài viết, các em sẽ được rút kinh nghiệm qua bài viết của mình và học tập cái hay của bài của bạn.
	a/GV nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp
	-GV viết 2 đề bài lên bảng.
	-Nhận xét về bài làm:
	*Ưu: Lần này, các em đều xác định đúng được đề bài và làm đúng đề bài mình đã chọn. Viết được hoàn chỉnh bài văn có đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. các em đã có bước chuẩn bị tốt khi tìm hiểu khá kĩ về con vật mình đã tả. Biết diễn đạt khá hay khi miêu tả con vật về hình dáng và một vài nét hoạt động tiêu biểu của con vật như bài của bạn Nam, Phương.
	*Tồn: Tuy nhiên, vẫn còn một số bài, các em có ý diễn đạt nhưng viết sai nhiều lỗi chính tả chẳng hạn như: khoản 5cm, long xù ,...; viết câu không đầy đủ chủ-vị, không có dấu câu, diễn đạt còn gò bó như: quá ham kể-tả chi tiết các bộ phận mà không biết chọn những chi tiết nổi bật của con vật.
	*Trả bài, lần này không có bài bị điểm kém, số lược điểm giỏi, khá đạt rất nhiều hơn 2/ 3 lớp.
	b/Hướng dẫn HS chữa bài
	-GV theo dõi và chỉnh sửa khi HS thắc mắc về sửa lỗi chính tả, dùng từ,...
	-GV ghi một số từ ở trên lên bảng và gọi vài em lên sửa, lớp nhận xét, GV gạch dưới lỗi đã sửa lại đúng bằng phấn màu.
c/Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay, bài hay
	-Gọi Phương; Nam; Minh đọc lại bài văn của mình cho lớp nghe.
3/Củng cố, dặn dò: Khen những em có bài viết hay, VN các em làm lại bài nếu thấy mình cần rèn luyện thêm. Nộp thầy sẽ chấm bổ sung.
-HS đọc lại lời phê của thầy, xem các lỗi mình đã sai, ý diễn đạt chưa hay ghi ra giấy, sau đó, tự sửa lại và trao đổi với bạn cùng bàn.
-HS sửa vào vở nếu mình chưa sửa. 
-HS trao đổi với bạn về các bài đã được nghe, nêu điểm hay và điểm cần học tập	.
 --------------------------------------------------------------------------
 Môn: Luyện từ và câu	 	
 Bài: 	Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu	Tiết 66
	I/Mục tiêu: 
	-Hiểu tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu(trả lời câu hỏi: bằng gì? Với cái gì?).-nội dung ghi nhớ.
	-Nhận diện được trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu(BT1, mục III); bước đầu viết được đoạn văn ngắn tả con vật yêu thích, trong đó có ít nhất 1 caaudungf trạng ngữ chỉ phương tiện(BT2).
	II/Chuẩn bị: Bảng viết sẵn nội dung BT1(phần nhận xét). Giấy để HS làm BT 2.
	III/Hoạt động chủ yếu:
Ổn định: hát
Kiểm tra: Gọi 2 em nêu đặt câu có TN. Nhận xét, điểm. Nhận xét chung lớp.
Giới thiệu: Bài hôm nay, các em tiếp tục tìm hiểu về trạng ngữ - trạng ngữ chỉ phương tiện. Các em sẽ biết được tác dụng và đặc điểm của nó.
Phần nhận xét: Hãy đọc yêu cầu bài 1; 2.
	-GV nhận xét, chốt:	
	+Trạng ngữ Bằng món“mầm đá, độc đáo” trả lời câu hỏi Bằng cái gì?, Với cái gì?
	-Trạng ngữ này bổ sung cho câu ý nghĩa gì?	
Ghi nhớ: Cho HS đọc.
Phần luyện tập:
	*Bài 1: -GV chốt các TN chỉ phương tiện: 
	a/Bằng một giọng thân tình,...
	b/Với óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo,...
	*Bài 2: 
	-GV cho lớp nhận xét, GVKL: Vídụ: Bằng đôi cánh to rộng, gà mẹ đã thành công trong việc che chở đàn con. Với con mắt có thể nhìn rõ trong đêm, cú mèo là khắc tinh của họ nhà chuột.,...
Củng cố, dặn dò: TN chỉ phương tiện nêu tác dụng gì cho câu? Em hãy đặt một câu có sử dụng TN chỉ phương tiện? 
	Nhận xét, tuyên dương, VN làm tiếp và làm lại bài 2; 3. 
-Lớp hát.
-Ví dụ: Sắp đến hè, hoa phượng nở đỏ rực.
-HS nghe.
-2em đọc nội dung các yêu cầu 1; 2.
-HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi, lớp nhận xét, bổ sung.
-Nó bổ sung ý nghĩa chỉ phương tiện cho câu.
-Vài em đọc ghi nhớ.
-1 em đọc. Lớp làm bài vào vở, 1em làm trên bảng câu a, 1em làm câu b. Lớp đối chiếu, nhận xét. (Dành cho HS yếu làm và gọi nhận xét.)
1 em đọc, lớp làm bài.
-Vài em đọc, lớp nhận xét, bổ sung. 
-Nó bổ sung ý nghĩa về phương tiện tiến hành sự việc nêu trong câu.
-Ví dụ: Với tấm lòng hiếu thảo, Lan chăm sóc bà rất tận tình.
 --------------------------------------------------------------
 Môn: Khoa học	
 	Bài: Ôn tập: Thực vật và động vật	Tiết 68
	I/Mục tiêu: Biết phân tích vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
	II/Chuẩn bị: Hình trang 134; 135, 136, 137 SGK. Giấy A3 để HS vẽ sơ đồ.
	III/Hoạt động chủ yếu:
Kiểm tra: -Em hãy nêu mối quan hệ thức ăn trong tự nhiên mà em biết?
	-Nhận xét. điểm.
Giới thiệu bài: Bài hôm nay, các em sẽ ôn tập về chương thực vật-động vật(tt).
*HĐ: Xác định vai trò của con người trong chuỗi thức ăn tự nhiên
-Các em quan sát hình trang 136; 137, cho biết: 
	+Tên những gì được vẽ trong sơ đồ hình 7; 8; 9?
	+Em hãy kể chuỗi thức ăn mà trong đó có con người?
 -GV kết luận: Trong thực tế thức ăn của con người vô cùng phong phú từ thực vật cho đến động vật, con người đã lấy thức ăn từ động vật và thực vật có trong tự nhiên và nuôi trồng, với dân số ngày một đông, nguồn thuỷ sản, thực vật bị khai thác cạn kiệt, con người đang đứng trước nguy cơ thiếu thức ăn.(Lồng ghép)
	-Hiện tượng săn bắt thú rừng, phá rừng sẽ dẫn đến tình trạng gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu có một mắt xích thức ăn bị đứt?
	-Theo em hiểu chuối thức ăn là gì? Vai trò của thực vật đối với sự sống trên trái đất? 
-HS trả lời: động vật ăn cỏ là thức ăn cho động vật ăn thịt. Loài này có thể là thức ăn của nhiều loài khác và loài khác đó là thức ăn của nhiều loài khác nữa.
-HS nghe.
-H7: Người đang ăm cơm và thức ăn; H8: Bò ăn cỏ; H9: Các loài tảo--> cá-->Cá hộp(thức ăn cho người).
-HS nêu, ví dụ: tảo --> cá cơm --> cá lớn (ngát,...) -->người(ăn cá ngát,...)
-Cạn kiệt nguồn thức ăn, nếu một mắt xích bị đứt thì chuỗi thức ăn sẽ không tồn tại.
-Mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên. Thực vật là yếu tố đầu tiên trong nhiều chuỗi thức ăn, có thực vật các loài khác mới tồn tại.
GV kết luận: Con người cũng là một thành phần của tự nhiên. Vì vậy chúng ta phải có nghĩa vụ bảo vệ sự cân bằng trong tự nhiên.
Củng cố, dặn dò: Em hãy nêu mối quan hệ thức ăn khác trong tự nhiên có con người mà em biết?( cỏ -->thỏ-->con người ăn thỏ. Nhận xét lớp. Vn ôn bài chuẩn bị thi HKII.
 --------------------------------------------------------------------------------------------------------
	Ngày soạn: 3 /5/2010 Thứ tư, ngày 12 tháng 5 năm 2010	 Môn: Tập làm văn	 	 Bài: Điền vào giấy tờ in sẵn	Tiết 66
	I/Mục đích, yêu cầu:
	Hiểu được yêu cầu trong điện chuyển tiền đi, Giấy đặt mua báo chí trong nước; biết điền những nội dung cần thiết vào bức điện chuyển tiền và giấy đặt mua báo chí.
	II/Chuẩn bị: VBT. TV tập II. 
	III/Hoạt động chủ yếu:
Dạy bài mới:
	1/Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay giúp các em cách điền vào giấy Điện chuyển tiền đi, Giấy đặt mua báo chí.
	2/Hướng dẫn HS điền nội dung vào giấy tờ in sẵn
	*Bài tập 1
	-GV giải thích:
	 +N3VNPT: là những kí hiệu riêng của ngành bưu điện. 	+Nhật ấn: dấu ấn trong ngày bưu điện.
	+ĐCT: là điện chuyển tiền. 
	-GV hướng dẫn cách viết- điền vào mẫu chuyển tiền đi-GV dựa vào tờ mẫu chuyển tiền đi để hướng dẫn- Xem thêm SGV/284.
	-GV nhận xét, kết luận, khen những em điền đúng. Chấm một số bài.	
	*Bài tập 2:
	-Gọi một em đọc phần chú thích.
	-GV: các em chú ý là đặt báo: phải ghi đúng tên báo, đặt cho ai(mình hay anh, chị,...), thời gian đặt là 3 hay 6; 12 tháng
-HS nghe	
-1 em đọc yêu cầu bài và mẫu Điện chuyển tiền đi. 
-1 em (giỏi) làm bài và đọc cho cả lớp nghe.
-HS làm bài và vài em nêu trước lớp, lớp nhận xét, bổ sung. 
-1 em đọc yêu cầu bài tập 2: Giấy đặt mua báo chí trong nước..
-HS suy nghĩ làm bài và phát biểu. Lớp nhận xét.
Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học, tuyên dương những em chú ý bài. VN ôn bài đẻ thi đạt kết quả cao. Thứ hai thi. 
 ----------------------------------------------
	Môn: Toán	 	
 Bài: 	Ôn tập về tìm hai số khi biết tổng-hiệu của hai số	Tiết 170
	I/Mục tiêu: Làm bài 1;2;3.
 Giải được bài toán về tìm 2 số khi biết tổng -hiệu của hai số đó.
	II/Hoạt động chủ yếu:
Ổn định: hát.
Dạy bài mới: Bài hôm nay, các em ôn tập về tìm hai số khi biết tổng-hiệu của hai số.
Thực hành:
*Bài 1: GV nêu yêu cầu bài.
	-GV chốt: 	SL:180; SB: 138.
	SL:1016; 929.
	SL: 1882; SB: 1389.	
*Bài 2: -Gv nêu yêu cầu. 
	-GV KL: Đội I: 830 cây; đội II: 545cây
*Bài 3: GV nêu yêu cầu, lớp làm bài.
	-GV kết luận:	17004m2.	
Củng cố, dặn dò: Em hãy nêu qui trình giải toán dạng tìm hai số khi biết tổng -hiệu của chúng? 
	-GV nhận xét tinh thần học tập của lớp, khen, tuyên dương.
-HS hát.
-HS nghe.
-HS làm tính trong nháp và điền vào SGK bằng bút chì, một em nêu trước lớp. Lớp nhận xét, thống nhất.
-HS làm bài, một vài em làm trên bảng, lớp nhận xét, đối chiếu, thống nhất.
-HS làm bài vào vở, 2 em làm trên bảng, lớp nhận xét. 
-Một em đọc đề. HS làm bài, 1 em làm trên bảng, lớp nhận xét, đối chiếu.
-HS nêu.
	 ---------------------------------------------------------	
	Sinh hoạt lớp	Tuần 34
	I/Yêu cầu: SH ý nghĩa ngày 15/5, thực hiện tiếp các điều của 5 điều BH dạy. Củng cố nề nếp VS, trật tự, đi về đường, đảm bảo an toàn giao thông. Chăm sóc cây kiểng ở bồn hoa trước lớp, hưởng ứng ngày môi trường thế giới ăn uống, sinh hoạt. Hoàn thành nghĩa vụ đóng học phí, tin học.. Ôn tập tốt để thi HKII. 
 	II/Tiến hành SH
	1/Ổn định: hát.
	2/Các tổ trưởng thông qua báo cáo tổng kết tuần, tuyên dương phê bình, Lớp thảo luận.	3/Lớp trưởng thông qua báo cáo tổng kết, tuyên dương, phê bình.
	4/GV nhận xét: Trong tuần này, các em học tuần 34, nhìn chung, trong tuần, các em đã có nhiều cố gắng trong học tập, nhớ được các kiến thức về cộng trừ các số tự nhiên, đổi đơn vị đo, và phân số; làm bài văn viết một số em làm chưa đạt yêu cầu khi miêu tả con vật. Tuy nhiên, còn 1 vài em làm còn sai sót. Còn nói bậy và nhất là phát biểu linh tinh.
	5/Nhiệm vụ tuần tới: Tiếp tục học tập tuần 35, DTSS chuyên cần. Thực hành 5 điều của BH dạy. Củng cố nề nếp VS, trật tự, đi về đường. Tập thể dục đúng động tác. Ôn tập tốt để thi HKII đạt kết quả cao. Hiểu ý nghĩa 15/5, kỉ niệm 116 năm ngày sinh của BH.
*Thảo luận : VN xem bài kĩ để chuẩn bị thi HKII.
6/Phê bình : 	

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 34 20092010.doc