Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Trường Tiểu học Điện An - Tuần 13

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Trường Tiểu học Điện An - Tuần 13

Tập đọc

 NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO

I. Mục tiêu:

-Đọc đúng các tên riêng nước ngoài ( Xi-ôn-cốp-xki), biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.

-Hiểu nội dung bài: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại người Nga, Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì , bền bỉ suốt 40 mươi năm đã thực hiện thành công ước mơ tìm đường lên các vì sao. Trả lời các câu hỏi SGK.

*GDKNS: Kỹ năng xác định giá trị, biết tự nhận thức bản thân, biết đặt mục tiêu và biết cách quản lí thời gian

II. Đồ dùng dạy học

Chân dung nhà bác học Xi-ôn-cốp-xki; Tranh ảnh vẽ kinh khí cầu, tên lửa, tàu vũ trụ

 

doc 42 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 781Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Trường Tiểu học Điện An - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 12 tháng 11 năm 2012
Tập đọc 
 NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. Mục tiêu:
-Đọc đúng các tên riêng nước ngoài ( Xi-ôn-cốp-xki), biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.
-Hiểu nội dung bài: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại người Nga, Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì , bền bỉ suốt 40 mươi năm đã thực hiện thành công ước mơ tìm đường lên các vì sao. Trả lời các câu hỏi SGK.
*GDKNS: Kỹ năng xác định giá trị, biết tự nhận thức bản thân, biết đặt mục tiêu và biết cách quản lí thời gian
II. Đồ dùng dạy học
Chân dung nhà bác học Xi-ôn-cốp-xki; Tranh ảnh vẽ kinh khí cầu, tên lửa, tàu vũ trụ
III.Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt đông của HS
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
-2 HS nối tiếp nhau đọc bài Vẽ trứng và TLCH về nội dung bài.
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài
-Cho hs xem chân dung Xi-ôn-cốp-xki (1857-1935) người Nga để giới thiệu bài
-Ghi đề bài lên bảng
 b. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
-Gọi 1 hs đọc mẫu
- HD HS phân đoạn
- Cho hs luyện đọc đoạn 
+Lần1- HD phát âm tiếng, từ khó: Xi-ôn-cốp-xki, ngã gãy chân, trăm lần
+Lần2-Giải thích từ: thiết kế, sa hoàng, tâm niệm, tôn thờ
- Luyện đọc câu hỏi:
Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được? Cậu lam thế nào mà mua được hiều sách và dụng cụ thế ?
-Luyện đọc theo nhóm
-Giáo viên đọc mẫu
 * Tìm hiểu bài
-Đoạn 1: Y/c hs đọc thầm TLCH:
+ Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì?
+Theo em hình ảnh nào đã gợi ước muốn tìm cách bay trong không trung của Xi-ôn-cốp-xki
-Đoạn 2,3: Y/c hs đọc thầm TLCH:
+Ông kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào?
+Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì?
-Đoạn 4: Y/c hs đọc thầm TLCH:
+Em hãy đặt tên khác cho truyện
-Rút từ chốt: Khổ công, thành công
-Y/c hs Giải thích từ chốt.
-Nội dung của bài là gì?
 c. Luỵên đọc lại:
- Cho hs đọc nối tiếp đoạn.
- Chúng ta sẽ luyện đọc diễn cảm đoạn: Từ nhỏhàng trăm lần.
- HD cách đọc:
-Đọc với gịong trang trọng, khâm phục. Nhấn giọng ở những từ ngữ: nhảy qua, gãy chân, vì sao, không biết bao nhiêu, hì hục, hàng trăm
-Đọc mẫu
-Y/c hs đọc theo nhóm
-Thi đọc trước lớp
GV nhận xét
4.Củng cố: 
-Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
-Em học được gì qua cách làm việc của nhà bác học Xi-ôn-cốp-xki ?
5. Dặn dò
-Nhận xét giờ học
-Dặn hs học bài, CBB: Văn hay chư tốt
- 2hs trình bày.
-Đọc lại đề.
-1hs giỏi đọc.
-Dùng bút chì đánh dấu đoạn văn.
+Đoạn 1:Từ nhỏ..vẫn bay được
+Đoạn 2: Để đi tìm tiết kiệm thôi 
+Đoạn 3: Đúng là .các vì sao
+Đoạn 4: Đoạn còn lại
- 4HS đọc nối tiếp - Luỵên đọc từ khó, 
hs đọc chú giải trong 
-Vài hs đọc câu văn 
-HS đọc trong nhóm.
-Lắng nghe gv đọc mẫu.
-Mơ ước được bay lên bầu trời
-H/ảnh quả bóng không có cánh vẫn bay được đã gợi cho ông tìm cách bay vào không trung
-Để thực hiện ước mơ của mình ông sống rất kham khổ. Ông chỉ ăn bánh mì suôngđể giành tiền mua sách vởvà dụng cụ thí nghiệm. Sa hoàng không ủng hộ phát minh bằng khí cầu bay bằng kim loại của ông nhưng ông không nản chí . Ông kiên trì nghiên cứu và thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành phương tiện bay tới các vì sao từ chiếc pháo thăng thiên
- Xi-ôn-cốp-xki thành công vì: Ông có ước mơ đẹp: Chinh phục các vì sao và ông có quyết tâm thực hiện ước mơ đó
+Ước mơ của Xi-ôn-cốp-xki.
+Người chinh phục cá vì sao.
+Ông tổ của ngành du hành vũ trụ.
+Quyết tâm chinh phục bầu trời.
-Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu, kiên trì bền bỉ suốt 40 năm đã thành công mơ ước lên các vì sao.
-4hs đọc nối tiếp
-Theo dõi GV đọc mẫu
-Cho nhóm, cá nhân lên đọc thi
-Lớp nhận xét
-Nhờ kiên trì , nhẫn nhại Xi-ôn-cốp-xki đã thành công trong việc nghiên cứu thực hiện mơ ước của mình.
-Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nhại
-Làm việc gì cũng phải toàn tâm, toàn ý
Toán 
 GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11
I Mục tiêu:
- Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
- HS làm bài tập 1,3.
II. Các hoạt động dạy và học
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò 
1. Ổn định:
2. Bài cũ :
Cho hs tính giá trị của các biểu thức
47 x 32 + 125 35 x 18 + 35 x 21
- Nhận xét
3. Bài mới :
 a. Giới thiệu bài mới .
 Phép nhân 27 x11 ( trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10)
 b. HD tìm hiểu bài:
- Gv viết lên bảng phép tính 27 x 11
- Yêu cầu hs đặt tính và tính 
- Em có nhận xét gì về hai tích riêng của phép nhân trên?
- Nêu rõ bước thực hiện cộng hai tích riêng?
- Gv nêu : Như vậy khi cộng hai tích riêng, ta chỉ cộng hai chữ số của 27 ( 2 + 7= 9), rồi viết 9 vào giữa hai chữ số của số 27.
- Ta có cách nhân nhẩm 27 với 11 như sau :
+ 2 cộng 7 bằng 9.
+ Viết 9 vào giữa hai chữ số của 27 được 297
+Vậy 27 x 11= 297
- Yêu cầu hs nhân nhẩm 35 với 11 
* Trường hợptổng hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10
- Cho hs nhân nhẩm 48 x 11 theo cách trên 
- Yêu cầu hs đặt tính và tính để kiểm tra
- Nêu bước thực hiện tính tổng hai tích riêng
- Gv : 
+ 8 là hàng đơn vị của 48
+2 là hàng đ vị của tổng hai chsố 4 và 8 ( 4 + 8=12)
+5 là 4 +1 ( 1 là hàng chục của 12 nhớ sang)
- Vậy ta có cách nhẩm :
+ 4 cộng 8 bằng 12 , viết 2 vào giữa hai chữ số của 48 ta được 482
+ Thêm 1 vào 4 của 482 ta được 582
+ Vậy 48x 52 = 528
- Yêu cầu hs nhắc lại cách nhân nhẩm 48 với 11
- Yêu cầu hs nhân nhẩm 75 với 11
 c. Luyện tập:
Bài 1 : 
 -Yêu cầu hs tự nhẩm và khi kết quả vào bảng con, sau đó chỉ định hs nêu cách nhẩm
Bài 3 :
 - Gọi hs đọc đề 
- yêu cầu hs tự tóm tắt đề và giải .
- Yêu cầu hs có cách giải khác trình bày trước lớp 
- Nhận xét
4. Củng cố:
? Nêu cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
5. Dặn dò:
Nhận xét giờ học
Dặn HS làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
- Hai hs làm bảng , cả lớp làm vở 
- Một hs làm bảng , cả lớp làm nháp 
x
 27
 11
 27
 27
 297
- Hai tích riêng đều bằng 27
- Hs : Hạ 7; 2 cộng 7 bằng 9 viết 9;hạ 2 
- Hs nghe
- Hs trả lời kết quả.
- Hs đặt tính và tính :
 48 
 x 11
 48
 48
 528
-HS: *Hạ 8
* 8 cộng 4 bằng 12 ,viết 2 nhớ 1.
*4 thêm 1 bằng 5 , viết 5
- Hs nghe giảng
- Hs nêu lại
- Hs thực hiện nhân nhẩm.
- Hs tự nhẩm
- Hai em làm bảng, lớp làm vở 
- 1 Hs đọc đề
- một hs làm bảng , lớp làm vở
- Hs đọc đề.
-Hs làm bài
Giải :
Số học sinh của khối Bốn :
 11 x 17 = 187( học sinh)
 Số học sinh của khối Năm :
 11 x 15 = 165 ( học sinh )
 Số học sinh của hai khối :
 187 + 165 = 352 ( học sinh)
 Đáp số : 352 học sinh
- Hs trình bày cách giải khác.
- Hs trao đổi nhóm
KHOA HỌC
NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
I-/ MỤC TIÊU:
Nêu đặc điểm của nước sạch và nước bị ô nhiễm:
+ Nước sạch: trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chức các vi sinh vật hoặc các chất hòa tan có hại cho sức khỏe con người.
+ Nước bị ô nhiễm: có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, chứa vi sinh vật quá mức cho phép, chứa các chất hòa tan có hại cho sức khỏe.
* GDBVMT:GDHS biết cách bảo vệ môi trường để nước không bị ô nhiễm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 -Hình trang 52 ,53 SGK .
 +Một chai nước hồ ,ao ,một chai nước giếng hoặc nước máy.
 +Hai chai không 
 +Hai phễu lọc nước ; bông để lọc nước 
 III-/ HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ :
?Em hãy nêu vai trò của nước đối với đời sốngcủa người , động vật ,thực vật ?
+ Nước có vai trò gì trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp ? Cho ví dụ :
GV nhận xét và cho điểm
3. Bài mới :
 a. Giới thiệu bài:
 Làm thế nào để biết được đâu là nước sạch đâu là nước bị ô nhiễm .Chúng ta cùng Tìm hiểu bài học Nước bị ô nhiếm 
Hoạt động 1:Tìm hiểu về một số đặc điểm của nước trong tự nhiên .
Bước 1:Tổ chức và hướng dẫn
- chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáovề việc chuẩn bị đồ dùng để quan sátvà làm thí nghiệm .
- GV yêu cấu HS đọc mục quan sát và thực hành trang 52 SGK để biết cách làm
Bước 2: Làm việc theo nhóm 
a-/HS quan sát 2 chai nước 
Cả nhóm thảo luận để đưa ra cách giải thích .
-2 đại diện của nhóm sẽ dùng 2 phễu để lọc nước vào 2 chai không
Cả nhóm cùng quan sát 2 miếng bông vừa lọc 
+Cả nhóm rút ra kết luận 
GV chốt ý
Bước 3: Đánh giá 
- GV yêu cầu HS tìm nguyên nhân ,xem tiến trình làm việc .
Yêu cầu đại diện các nhóm trả lời câu hỏi:
+Tại sao nước sông,ao,hồ hoặc nước đã dùng rồi thì đục hơn nước giếng,nước mưa ?
* GD:Chúng ta cần làm gì để nước không bị ô nhiễm?
Chuyển ý :
Hoạt động 2:Xác định tiêu chuẩn đánh giá nước bị ô nhiễmvà nước sạch 
Bước 1: GV yêu cầu các nhóm các nhóm thảo luận và đưa ra các tiêu chuẩn về nước
sạch và nước bị ô nhiễm 
- Bước 2 :Làm việc theo nhóm
HS ghi theo mẫu sau 
Tiêu chuẩn
đánh giá
Nước bị ô nhiễm
Nước sạch
1.Màu
- Bước 3:Trình bày và đánh giá 
Đại diện các nhóm treo kết quả của nhóm mình lên bảng -GV yêu cầu HS mở sách trang 53 ra đối chiếu .Các nhóm tự đánh giá 
GV nhận xét và khen nhóm có kết quả đúng 
Kết luận :Như mục bạn cần biết trang 53 SGK 
4.Củng cố : 
 ? Nêu đặc điểm của nước sạch?
 ? Làm thế nào để nguồn nước luôn sạch?
5.Dặn dò : 
Chuẩn bị bài sau :Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
2 HS ttrả lời câu hỏi
Lớp nhận xét 
2 HS đọc 
-Nhóm trưởng kiểm tra báo cáo
chuẩn bị dụng cụ 
-HS quan sát hình 52 SGK
-HS quan sát 
Giải thích :Nước giếng trong hơn vì chứa ít chất không tan ,nước sông đục hơn vì chứa nhiều chất không tan 
Nước sông ,ao, hồ hoặc nước đã dùng rồi thường bị lẫn nhiều đất ,cát, đặc biệt nước sông có nhiều phù sa nên chúng thường bị vẩn đục .
Không vứt rác bừa bãi xuống ao hồ, sông, suối,giữ vệ sinh môi trường xung quanh
Lắng nghe
HS đọc đề
HS điền vào mẫu
Các nhóm trình bày 
Lớp nhận xét
 .
ĐẠO ĐỨC
HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ ,CHA MẸ.(Tiết 2)
I- Mục tiêu:
- Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
- Biết thể hện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
 *GDKNS:Kỹ năng xác định giá trị tình cảm của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu,biết lắng nghe lời dạy bảo của ông bà cha, mẹ,thể hiện được tình cảm yêu thương của mình với ông bà, cha mẹ.
II- Hoạt động dạy và học:
 Giáo viên 
 Học sinh
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ
Kể những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
3. Bài mới
 a,Giới thiệu bài
 b, Tìm hiểu bài	
* Hoạt động 1: Đánh giá việc làm đúng hay sai.
Câu 2: Y/c hs làm việc theo nhóm đôi.
+Y/c hs quan sát tranh vẽ trong sgk ,thảo luận để đặt tên cho tranh và nhận xét việc làm đó.
 ...  lược nước ta lần thứ I năm 981,nhà Tống luôn ấp ủ âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa.Năm 1072,vua Lý Thánh Tông từ Trần ,vua Lý Nhân Tông lên ngôi khi mói 7 tuổi .Nhà Tống coi đó là một cơ hội tốt ,liền xúc tiến việc chuẩn bị xâm lược nước ta .Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn ấy ,ai là người lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến.Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai diễn ra như thế nào?Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời được câu hỏi này ?
*Hoạt động 1:Lý Thường Kiệt chủ động tấn công quân xâm lược Tống .
GV yêu cầu HS đọc SGK , đoạn "Cuối năm 1072.............rồi rútvề "
GV đặt vấn đề Cho HS thảo luận :"Việc Lý Thường Kiệt cho quân sang đất Tống có 2 ý kiến khác nhau .
+Để xâm lược nước Tống .
+Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống .
GV kết luận :Lý Thường Kiệt chủ động tấn công nơi tập trung lương thảo của quân Tống để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống .Vì trước đó ,khi nghe tin vua Lý Thông mất ,vua Lý Nhân Tông còn nhỏ ,nhà Tống đã lợi dụng tình hình khó khăn của nước ta để chuẩn bị kéo quân sang xâm lược nước ta .
*Hoạt động 2:Trận chiến trên sông Như Nguyệt 
-GV treo lược đồ sau đó trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến .
-GV hỏi :
+Lý Thường kiệt đã làm gì để chuẩn bị chiến đấu với giặc ?
+Quân Tống kéo quân sang xâm lược nước ta vào thời gian nào ?
+Lực lượng của quân Tống khi sang xâm lược nước ta như thế nào ?Do ai chỉ huy ?
+Trận quyết chiến giữa ta và giặc diễn ra ở đâu ?
Nêu vị trí quân giặc và quân ta trong trận này?
+Kể lại trận quyết chiến trên phòng tuyền sông 
Như nguyệt ?
-GV yêu cầu 2HS ngồi cạnh nhau cùng trao đổi 
và trình bày lại diễn biếncủa cuộc kháng chiến 
cho nhau nghe
-Gọi đại diện các nhóm lên trình bày 
*Hoạt động 3:Kếtquả của việc và nguyên nhân 
quả của cuộc lháng chiến
GV yêu cầu HS đọc SGK từ: "Sau hơn 3 tháng......
.Nền độc lập của nước ta được giữ vững "
GV hỏi: Em hãy trình bày kết quả của cuộc 
kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 
hai.
+Theo em, vì sao nhân dân ta có thể giành được chiến thắng vẻ vang ấy?
Kết luận :Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai đã kết thúc thắng lợi vẻ vang,nền độc lập của nước ta được giữ vững .Có được thắng lợi ấy là vì nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước ,tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm đánh giặc ,bên cạnh đó lại có sự lãnh đạo tài giỏi của Lý Thường Kiệt 
4. Củng cố,dặn dò:
GV giới thiệu bài thơ Nam quốc sơn hà ,sau đó cho HS đọc diễn cảm 
-GV hỏi :Em có suy nghĩ gì về bài thơ này ?
-GV tổng kết giờ học 
Chuẩn bị bài sau:Nhà Trần thành lập .
Gọi 2 HS lên trả lời
HS lắng nghe
Hoạt động cá nhân .
1 HS đọc 
-Ý kiến thứ hai đúng
+Để phá tan âm mưu xâm lược nước ta .
Bởi vì:Trước đó lợi dụng việc vua Lý lên ngôi còn quá nhỏ quân Tống đã chuẩn bị xâm lược 
-HS lắng nghe 
-HS theo dõi 
+Lý Thường Kiệt xây dựng phòng tuyến Cầu(ngày nay là sông Cầu)
+Vào cuối năm 1076.
+Chúng kéo 10 vạn bộ binh, 1vạn ngựa ,20 vạn dân phu , dưới sự chỉ huy của Quách Quỳ 
+Trận quyết chiến diễn ra trên phòng tuyến sông Như Nguyệt 
+Khi đã đến bờ Bắc sông Như Nguyệt .Quách Qùy nóng lòng chờ quân thuỷ tiến vào phối hợp vượt sông nhưng quân thuỷ của chúng đã bị quân ta chặn đứng ngoài bờ biển Quách Quỳ liều mạng cho quân đóng bè tổ chức tiến công ta .Hai bên giao chiến ác liệt ,phòng tuyến sông Như Nguyệt tưởng như sắp vỡ.Lý Thường Kiệt tự mình thúc quân xông tới tiêu diệt kẻ thù .Trận Như Nguyệt quân ta đại thắng.
-HS làm việc theo cặp 
-1HS trình bày ,HS khác theo dõi bổ sung ý kiến 
-1HS đọc ,cả lớp theo dõi trong SGK .
HS phát biểu ý kiến ,các HS khác bổ sung cho đủ ý:Quân Tống chết quá nửa và phải rút về nước ,nền độc lập của nước Đại Việt được giữ vững.
+HS trao đổi với nhau và trả lời
HS lắng nghe
-HS cả lớp đọc 3 câu đầu,cả lớp đồng thanh đọc câu cuối cùng .
Một vài HS nêu ý kiến .
CHÍNH TẢ
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. MỤC TIÊU
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn. 
- Làm đúng bài tập 2a /b hoặc 3a/b. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
- Giấy khổ to và bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 03 phút
- Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết vào vở nháp.
+ vườn tược, thịnh vượng, vay mượn, mương nước, con lươn, lương tháng.
- Nhận xét về chữ viết trên bảng và vở.
3. Dạy-học bài mới: 32 phút
 a. Giới thiệu bài.
 b. Hướng dẫn viết chính tả.
 * Trao đổi về nội dung đoạn văn.
- Gọi HS đoạn văn.
+Đoạn văn viết về ai?
+ Em biết gì về nhà bác học Xi-ôn-cốp-xki?
* Hướng dẫn viết từ khó.
* Nghe-viết chính tả.
* Soát lỗi-chấm bài.
 c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2.
a)
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Gọi các nhóm khác bổ sung từ mà nhóm bạn chưa có.
Bài 3.
a) Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp và tìm từ.
- Gọi HS phát biểu.
- Gọi HS nhận xét và kết luận từ đúng.
b) Tiến hành tương tự như a
4. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại các tính từ vừa tìm được và chuẩn bị bài: Chiếc áo búp bê.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
+ Đoạn văn viét về nhà bác học Xi-ôn-cốp-xki.
+ Xi-ôn-cốp-xki là nhà bác học vĩ đại đã páht minh ra khí cầu bay bằng kim loại. Ông là người rất kiên trì và khổ công nghiên cứu tìm tòi trong khi làm khoa học.
- Các từ: Xi-ôn-cốp-xki, nhảy, dại dột, cửa sổ, rủi ro, non nớt, thí nghiệm.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Trao đổi, thảo luận và tìm từ, ghi vào vở.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và tìm từ.
- Từng cặp HS phát biểu. 1 HS đọc nghĩa của từ- 1 HS đọc từ tìm được.
- Lời giải: nản chí, lí tưởng, lạc lối
SINH HOẠT TẬP THỂ
I. MỤC TIÊU:
 - Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới.
 - HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
 - Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. CHUẨN BỊ: 
 Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên; lớp tưởng tổng kết điểm thi đua các tổ.
III. TIẾN HÀNH SINH HOẠT LỚP:
 1 .Nhận xét tình hình lớp trong tuần 13:
 - Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt.
 - Các tổ tự thảo luận đánh giá tình hình học tập, sinh hoạt các thành viên.
 - Tổ trưởng báo cáo, xếp loại tổ viên. 
 - Lớp trưởng nhận xét chung. 
 - GV nghe giải đáp, tháo gỡ. 
 - GV tổng kết chung: 
 a) Nề nếp: Đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ, duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
 b)Đạo đức: Đa số các em ngoan, lễ phép, biết giúp đỡ bạn yếu, tính tự giác được nâng cao hơn. Bên cạnh đó còn hiện tượng nói chuyện riêng trong lớp :Hậu, Xuân,..
 c) Học tập: Các em có ý thức học tập tốt, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng hái phát biểu xây dựng bài: Kim Ngân, Văn Cường, Ngọc Diễm,.. . Tham gia tích cực các phong trào thi đua. Bên cạnh đó còn một số học sinh tiếp thu bài chậm, hay quên sách vở, lười học bài ở nhà : Cẩm Vấn, Bích Vân,...
 d) Các hoạt động khác: Tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ.
 2. Kế hoạch tuần 14:: 
 - Học chương trình tuần 14.
 - Tiếp tục ổn định nề nếp lớp.
 - Hướng dẫn các tổ trưởng hoạt động chấm thi đua trong tổ. Quán triệt an toàn giao thông.
 -Đảm bảo nội quy trường lớp, các tổ tiếp tục thi đua.
 -Rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.
 - Thực hiện tốt 15 phút đầu giờ.
 - Trực nhật, vệ sinh trường lớp sạch đẹp
 - Đi học chuyên cần, đúng giờ, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp, các tổ trưởng , lớp trưởng cần cố gắng và phát huy tính tự quản.
SINH HOẠT NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
 I/ SƠ KẾT TUẦN :
 +Nhận xét tuần qua :hs đi học chuyên cần.Trong giờ học tham gia phát biểu xây dựng bài tốt 
 + Tham gia công tác Đội tốt.
 +Thực hiện hồi trống vệ sinh tốt.
 +Truy bài đầu giờ tương đối tốt
 ƯU ĐIỂM:
 +Thực hiện tốt việc truy bài đầu giờ.
 +Ghi chép bài đầy đủ.
 +Tham gia mọi hoạt động tốt.
 TỒN TẠI:
 + Giờ tự quản chưa tốt.
 +Còn nói chuyện trong lớp
 II. PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN ĐẾN :
 -Tổ 1 trực lớp.
 - Kiểm tra sách vở 
 -Kiểm tra vệ sinh cá nhân ,móng tay, áo quần cả lớp. 
 III.BÀI HÁT: Hát các bài hát Đội .
 Sinh hoạt ngoài giờ lên lớp
*Nói về ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
- Em biết những bài thơ, bài hát nào nói về công ơn thầy cô?
Em hãy thể hiện bài thơ, bài hát hoặc câu chuyện nói về tình nghĩa thầy trò mà em thích? 
*Chọn bạn thể hiện hay nhất
VI.Nhận xét tiết sinh hoạt
Luyện tập Toán:/T13
I - Mục tiêu : 
 - Luyện tập về: Nhân nhẩm với 11Nhân với số có 3 chữ số ; Vận dụng tính chất giao hoán, kết hợp trong phép cộng để tính nhanh kết quả; Đổi các đôn vị đo dt; tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
II- Chuẩn bị : SBTTH, bảng phụ , phấn màu .
III- Lên lớp :
 1- Ổn định : Hát 
 2- Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra SBT một số em. Nhận xét. 
 3-Bài mới :
 a- Giới thiệu bài , ghi đề :
 b-Hướng dẫn luyện tập:
Hoạt động của giáo viên :
*Bài tập 1 trang 89
-Tính nhẩm:
- Nhận xét quá trình hoạt động .
*Bài tập 2 trang 89:
-Nêu yêu cầu hoạt động.
-Theo dõi hoạt động , nhận xét , chốt kết quả đúng .
*Bài tập 1 trang 90
- Yêu cầu HS đọc đề bài tập.
* Đặt tính rồi tính.
- GV hướng dẫn HS làm theo 2 cách
- Nhận xét, sửa sai.
*Bài tập 2 trang 90
-Nêu yêu cầu hoạt động .
Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Nhận xét, sửa sai. 
 *Bài tập 3 trang 91
- YC 1 HS đọc yêu cầu .
- Nhận xét, sửa sai
Hoạt động của học sinh:
- Bài 1: Tính nhẩm
- Một số em nối tiếp nhau làm miệng.Giải thích cách giải.
46 x 11 = 506 41 x 11 = 451
87 x 11 = 957 38 x 11 = 418
- Cả lớp nhận xét, sửa sai. 
- Bài 2:Tìm x.
- Cả lớp thi đua làm bài trên phiếu học tập.
- 2 em hoàn thành sớm trưng bày phiếu.
- Cả lớp nhận xét bài trên phiếu.
- HS đọc đề bài
- 4 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
423 x 374 = ?
 423
 x
 374
 1692
 2961
 1269
 158202
- Một số em nối tiếp nhau trả lời cách giải của mình
a) 5 x 57 x 2 = 5 x 2 x 57 = 10 x 57 = 570
b) 236 x 7 + 236 x 3 = 236 x ( 7 + 3 )
 = 236 x 10 = 2360
- Một em nêu yêu cầu.
- Giải thích cách giải.
- 1em nhắc lại bảng đợn vị đo độ dài
- Một em làm bài trên bảng- lớp làm vào vở thực hành.
- Cả lớp nhận xét bài ở bảng , sửa sai .
 Bài giải:
 2m 35cm = 235 cm
 1m 27cm = 127 cm
 Diện tích của bảng lớp em là:
 235 x 127 = 29845 ( cm2)
 Đáp số: 29845 cm2
 4-Củng cố , dặn dò :
 -Nhận xét giờ học, dặn về nhà hoàn chỉnh bài tập; chuẩn bị bài mới .

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 13.doc