Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần 2 - Trường Tiểu học “B” Long Giang

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần 2 - Trường Tiểu học “B” Long Giang

Môn: ĐẠO ĐỨC

Tiết 2: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP ( Tiết 2)

I. Mơc tiªu:

 - Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.

 - Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.

 - Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh.

 - Có thái độ và hành vi trung thực trong tập.

 *KNS: Kĩ năng tự nhận thức về sự trung thực của bản thân.

 - Kĩ năng bình luận, ph phn những hnh vi khơng trung thực trog học tập.

 - Kĩ năng làm chủ bản thân trong học tập.

 # TTHCM: Khim tốn học hỏi.

 

doc 42 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 641Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần 2 - Trường Tiểu học “B” Long Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
TUẦN 2
NGÀY
MÔN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
Thứ 2
26/8/2013
Đạo đức
Tốn 
Tập đọc
Anh văn
SHĐT
02
06
03
03
02
Trung thực trong học tập (Tiết 2)
Các số cĩ sáu chữ số
Dế mèn bệnh vực kẻ yếu (tiếp theo)
Chào cờ
Thứ 3
27/8/2013
Tốn
Chính tả
Lịch sử
Âm nhạc
Khoa học
07
02
02
02
03
Luyện tập
Nghe – viết: Mười năm cõng bạn đi học
Làm quen với bản đồ
Trao đổi chất ở người
Thứ 4
28/8/2013
Tốn
LT&câu
Anh văn
Tập đọc
Địa lí
08
03
04
04
02
Hàng và lớp
Mở rộng vốn từ: Nhân hậu – Đồn kết
Truyện cổ nước mình
Dãy Hồng Liên Sơn
Thứ 5
29/08/2013
Kể chuyện
Tốn
TLV
LT&câu
Khoa học
02
09
 03
04
04
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
So sánh các số cĩ nhiều chữ số
Kể lại hành động của nhân vật
Dấu hai chấm
Các chất dinh dưỡng cĩ trong thức ăn. Vai trị của chất bột đường.
Thứ 6
30/08/2013
Kĩ thuật
Mĩ thuật
TLV
Tốn 
SHL
04
04
04
10
02
Vật liệu, dụng cụ: cắt, khâu, thêu (Tiết 2)
Vẽ theo mẫu: Vẽ Hoa, lá
Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn KC
Triệu và lớp triệu
Sinh hoạt cuối tuần.
TUẦN 2
Thứ hai, ngày 26 tháng 8 năm 2013
Môn: ĐẠO ĐỨC 
Tiết 2: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP ( Tiết 2)
I. Mơc tiªu:
 - Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
 - Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến. 
 - Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh.
 - Có thái độ và hành vi trung thực trong tập.
 *KNS: Kĩ năng tự nhận thức về sự trung thực của bản thân.
	 - Kĩ năng bình luận, phê phán những hành vi khơng trung thực trog học tập.
	 - Kĩ năng làm chủ bản thân trong học tập.
 # TTHCM: Khiêm tốn học hỏi.
II. Tµi liƯu vµ ph­¬ng tiƯn:
-SGK §¹o ®øc 4
C¸c mÈu chuyƯn tÊm g­¬ng vỊ sù trung thùc trong häc tËp.
III. C¸c ho¹t ®éng d¹y häc chđ yÕu: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
KTBC: Gọi hs trả lời
- Chúng ta cần làm gì để trung thực trong học tập?
- Trung thực trong học tập nghĩa là chúng ta không được làm gì?
Nhận xét
Bài mới:
a)Giới thiệu bài: các em đã biết thế nào là trung thực trong học tập và trung thực trong học tập giúp các em tiến bộ trong học tập. Tiết học này, các em sẽ xử lý tình huống và đóng vai thể hiện tình huống trung thực trong học tập.
b)Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Kể tên những việc làm đúng sai.
- Các em hãy thảo luận nhóm 4, kể 3 hành động trung thực và 3 hành động không trung thực.
- Gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét
Kết luận: Trong học tập, chúng ta cần phải trung thực , thật thà để tiến bộ và mọi người yêu quí.
Hoạt động 2: Xử lý tình huống
*KNS: Kĩ năng làm chủ bản thân trong học tập
- Treo bảng phụ viết sẵn 3 tình huống ở BT 3. Các em hãy thảo luận nhóm đôi tìm cách xử lý cho mỗi tình huống và giải thích vì sao lại giải quyết theo cách đó.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét.
- Hỏi: Cách xử lý của nhóm  thể hiện sự trung thực hay không?
- Nhận xét, khen ngợi các nhóm
* Hoạt động 3: Đóng vai thể hiện tình huống
- Các em hãy thảo luận nhóm 4, xây dựng 1 tiểu phẩm “Trung thực trong học tập” và đóng vai thể hiện tính huống đó.
- Gọi từng nhóm lên thể hiện, 3 hs làm giám khảo theo tiêu chí: cách thể hiện, cách xử lý.
- Em có suy nghĩ gì về tiểu phẩm vừa xem?
Kết luận: Việc học tập sẽ tiến bộ nếu em trung thực.
 # TTHCM: Khiêm tốn học hỏi.
c/ Củng cố, dặn dò:
- Hãy kể một tấm gương trung thực mà em biết? Hoặc của chính em?
- Xung quanh ta có rất nhiều tấm gương về trung thực trong học tập. Chúng ta cần học tập các bạn đó.
- Hãy thực hiện trung thực trong học tập và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
- Bài sau: Vượt khó trong học tập
Nhận xét tiết học 
- Chúng ta cần thành thật trong học tập, dũng cảm nhận lỗi mắc phải.
- Không nói dối, không quay cóp, chép bài của bạn, không nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra 
Lắng nghe
- HS hoạt động nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét
- lắng nghe
- HS thảo luận nhóm đôi
- Đại diện 3 nhóm trình bày.
+ Tình huống 1: Em sẽ chấp nhận bị điểm kém nhưng lần sau em sẽ học bài tốt hơn. Em sẽ không chép bài của bạn
+ Tình huống 2: Em sẽ báo lại cho cô giáo điểm của em để cô ghi lại
+ Tình huống 3: Em sẽ động viên bạn cố gắng làm bài và em sẽ không cho bạn chép bài.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS trả lời
- HS thảo luận nhóm 4
- Các nhóm lần lượt lên thể hiện
- Giám khảo cho điểm, đánh giá, nhận xét.
- HS trả lời
- HS xung phong kể
- Lắng nghe và ghi nhớ.
___________________________________________
Môn: TOÁN 
Tiết 6: CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU:
 - Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
 - Biết viết, đọc các có đến sáu chữ số.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A /KTBC: 
GV ghi bảng và gọi hs đọc: 12 345; 56 789
B./Dạy-học bài mới:
 1/ Giới thiệu bài: Các em đã biết đọc và viết các số có 5 chữ số. Giờ học toán hôm nay, các em làm quen với các số có sáu chữ số.
2/ Ôn tập về các hàng đơn vị, trăm, chục, nghìn, chục nghìn.
- Y/c hs quan sát hình vẽ /8 SGK và nêu mối quan hệ giữa các hàng liền kề: 
+ Mấy đơn vị bằng 1 chục (1 chục bằng bao nhiêu đơn vị?)
+ Mấy chục bằng 1 trăm? (1 trăm bằng mấy chục?)
+ Mấy trăm bằng 1 nghìn? (1 nghìn bằng mấy trăm?)
+ Mấy nghìn bằng 1 chục nghìn? (1 chục nghìn bằng mấy nghìn?)
+ Mấy chục nghìn bằng 1 trăm nghìn? (1 trăm nghìn bằng mấy chục nghìn?)
Hãy viết số 1 trăm nghìn? 
- Số 100 000 có mấy chữ số, đó là những chữ số nào?
3/ Giới thiệu số có sáu chữ số;
* Giới thiệu số 432 516
GV treo bảng các hàng của số có sáu chữ số. (chuẩn bị sẵn)
GV vừa ghi lần lượt theo hàng như bảng SGK/8 và hỏi:
+ Có mấy trăm nghìn?
+ Có mấy chục nghìn ?
+ Có mấy nghìn?
+ Có mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
Gọi hs lên bảng viết số tương ứng
vào bảng số.
Giới thiệu cách viết và đọc số 432156
Bạn nào có thể viết số có 4 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm, 1 chục, 6 đơn vị
Số 432 156 có mấy chữ số?
- Khi viết số này, ta bắt đầu viết từ đâu?
Y/c hs viết vào Bảng.
Gọi 1 hs đọc số 432 156
Gọi nhiều hs khác đọc.
Ghi bảng: 12 457, 412 457, 81 759, 381759 và y/c hs đọc.
4/ Luyện tập, thực hành:
Bài 1: GV viết số vào bảng các hàng của số có 6 chữ số để để biểu diễn số như bài 1. Y/c hs đọc số và viết số vào bảng con. 
Bài 2 : Gọi hs đọc y/c
Y/c hs dùng viết chì làm vào SGK
Gọi 2 hs lên bảng, 1 hs đọc các số có trong bài cho hs kia viết.
- Bài 3: viết các số lên bảng, gọi hs bất kì đọc.
Bài 4 : Tổ chức thi viết chính tả toán
Gv đọc các số, y/c hs viết vào vở 
Chữa bài 
5/ Củng cố, dặn dò:
- Chia lớp thành 4 nhóm lên bảng viết số, đọc số (giáo viên viết nêu bất kì)
- Tuyên dương bạn nào viết nhanh, đúng, đẹp và đọc đúng, đọc nhanh. 
 - Về nhà xem lại bài. Bài sau: Luyện
Tập.
 Nhận xét tiết học.
-Mười hai nghìn ba trăm bốn mươi lăm
-Năm mưới sáu nghìn bảy trăm tám chín
Lắng nghe
Quan sát hình vẽ và TLCH
+ 10 đ.v bằng 1 chục (1chục bằng 10 đơn vị)
+ 10 chục bằng 1 trăm (1 trăm bằng 10 chục)
+ 10 trăm bằng 1 nghìn ( 1nghìn bằng 10 trăm)
+ 10 nghìn bằng 1 chục nghìn (1 chục nghìn bằng 10 nghìn)
+ 10 chục nghìn bằng 1 trăm nghìn (1 trăm nghìn bằng 10 chục nghìn)
1 hs lên bảng viết, cả lớp viết vào giấy nháp: 100 000
Có 6 chữ số, đó là chữ số 1 và 5 chữ số 0 đứng bên phải số 1
HS quan sát bảng 
+ có 4 trăm nghìn
+ Có 3 chục nghìn
+ Có 2 nghìn
+ Có 5 trăm, 1 chục, 6 đơn vị.
HS viết theo y/c
1 hs lên bảng viết 432 156
Có 6 chữ số
Viết từ trái sang phải theo thứ tự từ hàng cao đến hàng thấp.
Cả lớp viết vào Bảng
Bốn trăm ba mươi hai nghìn năm trăm mười sáu.
HS đọc từng cặp số
1 hs đọc, viết số. Các em còn lại viết vào Bảng. a) 313 214; b) 523 453
1 hs đọc
cả lớp làm bài
2 hs lên bảng thực hiện.
HS khác nhận xét.
HS đọc theo y/c, hs khác nhận xét.
HS viết vào vở, 1 bạn lên bảng viết.
Hs đổi vở cho nhau để kiểm tra
4 hs lên bảng thi viết.
- HS khác nhận xét
______________________________________
Môn: TẬP ĐỌC 
Tiết 3 : DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I/ Mục đích, yêu cầu:
Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.
Hiểu ND bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.
Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn. ( trảlời được các CH trong SGK ).
 *KNS: - Thể hiện sự cảm thông.
	 - Xác định giá trị.
	 - Tự nhận thức về bản thân.
II/ Đồ dùng dạy-học:
Tranh minh họa nội dung bài học trong SGK
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KTBC: 
- Gọi hs đọc thuộc lòng bài thơ mẹ ốm , nói nội dung bài
- Nhận xét, cho điểm
- Bạn nào nhắc lại lời hứa bảo vệ Nhà Trò của Dế Mèn trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu tuần trước?
2. Dạy bài mới:
1/. Giới thiệu bài: Trong tiết tập đọc hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu xem Dế Mèn hành động như thế nào để bảo vệ Nhà Trò qua bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tt)
2/ Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. Đoạn 1: Bốn dòng đầu; Đoạn 2: Sáu dòng tiếp; Đoạn 3: Phần còn lại.
+Lượt 1: GV sửa phát âm sai của hs
+ Lượt 2: kết hợp giảng nghĩa từ
- Y/c hs luyện đọc theo cặp: Bạn đọc đầu tiên đọc đoạn 1+2; bạn đọc sau đọc đoạn 3, sau đó các em đổi việc cho nhau
Y/c 2 hs đọc cả bài 
Gv đọc diễn cảm toàn bài
 *KNS ... ïng cụ HT của HS.
3) Bài mới:
a) GTB: VẼ THEO MẪU :VẼ HOA, LÁ.
b)Nội dung bài:
¯Hoạt động 1:
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 với các nội dung:
+Hình dáng, màu sắc của từng loại hoa, lá.
-Sau khi các nhóm trình bày KQ thảo luận và bổ sung ý kiến, GV hỏi thêm :
+Tên của một số hoa, lá ở hình1?
+Trong thực tế hoa hồng (hoa cúc) có những
màu sắc nào? 
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi với nội dung:
+ Cho biết thêm một vài loài hoa, lá có hình dáng, màu sắc đẹp mà em biết. 
-GV kết luận: trong thiên nhiên có rất nhiều hoa, lá có hình dáng và màu sắc khác nhau. Ở đây, cô sẽ hướng dẫn cho các em cách chung nhất về vẽ hoa, lá.
¯Hoạt động 2:
 -Chọn 1 bông , lá mà mình muốn vẽ.
 -Quan sát kĩ hoa, lá đó.
-Yêu cầu HS quan sát H2 và H3 trang 7(gợi ý cách vẽ một bông hoa, một chiếc lá)
+Vẽ khung hình chung(vuông, tròn, chữ nhật, tam giác)
+Vẽ phác các nét chính ( nét thẳng, mờ)
+ Chỉnh sửa hình cho gần với mẫu.
+ Vẽ chi tiết cho rõ đặc điểm của hoa, lá.
+Vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thích (lứu ý là phải phù hợp, đúng với thực tế) 
¯Hoạt động 3:
 -GV lưu ý HS sắp xếp hình vẽ hoa, lá cho cân đối với tờ giấy.
-GV quan sát, gợi ý, hướng dẫn bổ sung.
¯Hoạt động 4 : Nhận xét,đánh giá
-GV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm sau khi hoàn thành.
-GV cho HS bình chọn sản phẩm đẹp.
4) Củng cố - Dặn dò:
-HS về nhà quan sát các con vật quen thuộc.
-Giáo dục tư tưởng cho HS.
5) Nhận xét tiết học
Quan sát, nhận xét
-HS quan sát hình 1/6
-HS tiến hành thảo luận
+ hoa hồng, hoa cúc
+ hồng, vàng, trắng, đỏ
+HS tự trả lời.
Cách vẽ hoa, lá
-HS chú ý phần hướng dẫn của GV.
Thực hành
-HS tiến hành vẽ hoa, lá theo mẫu
-HS nhận xét bài vẽ của bạn :
+Cách sắp xếp hình vẽ trong tờ giấy.
+Hình dáng, đặc điểm, màu sắc của hình vẽ so với mẫu.
_______________________________________________
Môn: TOÁN 
Tiết 10 TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU
I/ Mục tiêu: 
Nhận biết hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu.
Biết viêt các số đến lớp triệu.
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KTBC:
 Ghi bảng: 653 720, gọi hs nêu từng chữ số thuộc hàng nào, lớp nào.
Lớp đơn vị gồm những hàng nào? Lớp nghìn gồm những hàng nào?
2/. Bài mới:
 a/. Giới thiệu bài: Trong tiết học toán hôm nay, các em sẽ làm quen thêm lớp triệu. Lớp triệu gồm những hàng nào? Các em cùng tìm hiểu bài “Triệu và lớp triệu”
 b/. Giới thiệu hàng triệu, chục triệu, trăm triệu, lớp triệu.
- Y/c cả lớp viết số theo lời đọc: 1 trăm, 1 nghìn, 10 nghìn, 1 trăm nghìn, 10 trăm nghìn.
- giới thiệu: 10 trăm nghìn còn gọi là 1 triệu.
 Ghi bảng: 1 triệu viết là 1 000 000
- Số 1 triệu có mấy chữ số, đó là những chữ số nào? 
- Bạn nào có thể viết được số 10 triệu?
- giới thiệu: 10 triệu còn được gọi là 1 chục triệu
 Ghi bảng: 1 chục triệu viết là 10 000 000
- Số 10 triệu có mấy chữ số, đó là những chữ số nào?
- Bạn nào viết được số 10 chục triệu?
- Giới thiệu: 10 chục triệu còn được gọi là 100 000 triệu
 Ghi bảng: 1 trăm triệu viết là 100 000 000
- 1 trăm triệu có mấy chữ số, đó là những số nào?
Giới thiệu: Các hàng triệu, chục triệu, trăm triệu tạo thành lớp triệu (ghi bảng)
- Lớp triệu gồm mấy hàng, đó là những hàng nào?
-Kể tên các hàng, các lớp đã học
3/. Luyện tập, thực hành:
 Bài 1: Gv gọi hs đếm
- Đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu
- Đếm thêm 10 triệu từ 10 triệu đến 100 triệu
- Đếm thêm 100 triệu từ 100 triệu đến 900 triệu.
Bài 2: Y/c hs tự làm bài vào SGK
Bài 3: GV đọc
- Gọi hs đọc số vừa viết và nói mỗi số có bao nhiêu chữ số, mỗi số có bao nhiêu chữ số 0
 4/ Củng cố, dặn dò:
- Nêu các hàng, các lớp đã học
- Về nhà xem lại bài. Bài sau: Triệu và lớp triệu (tt)
 - Nhận xét tiết học.
- HS nêu
- Lớp đơn vị gồm hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm. Lớp nghìn gồm hàng nghìn, chục nghìn, trăm nghìn.
- HS lắng nghe
-1 hs lên bảng viết, các em còn lại viết vào vở nháp. 100; 1 000; 10 000; 100 000; 1 000 000
- HS lắng nghe
- Có 7 chữ số, gồm 1 chữ số 1 và 6 chữ số 0 đứng bên phải số 1
- 1 hs lên bảng viết: 10 000 000 
- HS lắng nghe.
 Có 8 chữ số, 1 chữ số 1 và 7 chữ số 0
100 000 000
- HS lắng nghe
Có 9 chữ số: 1 chữ số 1 và 8 chữ số 0 bên phải số 1
- Có 3 hàng: triệu, chục triệu, trăm triệu.
HS thi nhau kể
- HS đếm
1 triệu, 2 triệu, 
10 triệu, 20 triệu, .
- 100 triệu, 200 triệu, 
-HS dùng viết chì làm bài vào SGK
- HS viết vào bảng con. 
- 15 000 có 5 chữ số, có 3 chữ số 0
 .
_____________________________________________________
Môn : TẬP LÀM VĂN 
Tiết 4 : TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I/ Mục đích, yêu cầu:
- HS hiểu: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật (ND ghi nhớ) .
- Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật (BT1, mục III ) ; kể lại được một đoạn câu chuyện Nàng tiện ốccó kêt hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên (BT2) .	
*KNS: - Tìm kiếm và xử lý thơng tin.
	 - Tư duy sáng tạo.
II/ Đồ dùng dạy-học:
Giấy khổ to viết y/c BT 1 (trống chỗ) để hs điền ngoại hình của nhân vật.
BT 1 viết sẵn trên bảng lớp.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. KTBC: Gọi 2 hs lên bảng TLCH
- Khi kể lại hành động của nhân vật cần chú ý điều gì? 
- Tính cách của nhân vật thường được biểu hiện qua những điểm nào?
Nhận xét, cho điềm
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Hình dáng bên ngoài của nhân vật nói lên tính cách của nhân vật đó. Vì thế trong bài văn kể chuyện cần phải tả ngoại hình của nhân vật. Tả ngoại hình của nhân vật còn có tác dụng như thế nào trong câu chuyện kể? Các em tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2. Bài mới:
- Gọi 3 hs đọc phần nhận xét
- Thế nào là ghi vắn tắt? 
- Chia 8 nhóm, phát phiếu và bút dạ. Y/c hs thảo luận và hoàn thành phiếu.
- Gọi các nhóm lên dán phiếu và trình bày
- Gọi các nhóm khác nhận xét, bồ sung
Kết luận: Trong bài văn kể chuyện, những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu có thể góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật và làm cho câu chuyện thêm sinh động. Và đó cũng là nội dung của bài học hôm nay. 
- Gọi hs đọc ghi nhớ
*KNS: - Tìm kiếm và xử lý thơng tin.
3/ Luyện tập:
- Y/c hs đọc bài 1
- Các em đọc thầm và dùng viết chì gạch chân những chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình của chú bé liên lạc . Những chi tiết đó nói lên điều gì về chú bé?
- Gọi 1 hs lên bảng gạch chân
- Gọi hs khác nhận xét, bổ sung
Kết luận: Tác giả đã chú ý miêu tả những chi tiết về ngoại hình của chú bé liên lạc: người gầy, tóc búi ngắn, hai túi áo cánh nâu trễ xuống tận đùi, quần ngắn tới gần đầu gối, đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch.
- Các chi tiết đó nói lên điều gì? 
* Kết luận: Thân hình, quần áo – nghèo
Túi áo trễ xuống – đựng đồ chơi+lựu đạn
Bắp chân+đôi mắt – nhanh, thông minh.
- Y/c hs đọc bài 2
- Gv treo tranh minh họa ‘Nàng tiên Oác”
- Các em quan sát tranh kể một đoạn có kết hợp tả ngoại hình nhân vật.
- Các em làm bài
- Gọi hs kể chuyện
Nhận xét, tuyên dương những hs kể tốt
*KNS:	 - Tư duy sáng tạo.
4/Củng cố, dặn dò:
- Khi tả ngoại hình nhân vật cần chú ý tả những gì?
- Tại sao khi tả ngoại hình chỉ tả những đặc điểm tiêu biểu? 
- Tìm 1 đoạn văn tả ngoại hình nhân vật có thể nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật đó.
- Về nhà học thuộc ghi nhớ, viết lại BT 2 vào vở. Bài sau: Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật.
- Nhận xét tiết học.
- Chọn những hành động tiêu biểu của nhân vật. Thông thường, nếu hành động xảy ra trước thì kể trước, xảy ra sau thì kể sau.
- Biểu hiện qua hình dáng, hành động, lời nói, ý nghĩ 
- HS lắng nghe
- 3 hs nối tiếp nhau đọc
- Ghi nội dung chính, quan trọng
- Hoạt động trong nhóm
- 2 nhóm cử đại diên lên trình bày.
Nhận xét, bổ sung.
1/ Ghi vắn tắt đặc điểm ngoại hình của chị Nhà Trò:
- Sức vóc: gầy yếu quá
- Thân mình: bé nhỏ, người bự những phấn như mới lột.
- Cánh: mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn.
- “Trang phục” : mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng.
2/. Ngoại hình của Nhà Trò nói lên điều gì về:
+ Tính cách: yếu đuối
+ Thân phận: tội nghiệp, đáng thương, dễ bị bắt nạt
- 3 hs đọc ghi nhớ
- 2 hs nối tiếp nhau đọc.
- HS đọc thầm và dùng viết chì gạch chân
- 1 hs thực hiện theo y/c
- Nhận xét, bổ sung
- HS nối tiếp nhau trả lời:
+ Thân hình gầy gò, bộ áo cánh nâu, quần ngắn tới gần đầu gối cho thấy chú bé là con một gia đình nghèo, quen chịu đựng vất vả.
+ Hai túi áo trễ xuống như đã từng phải đựng nhiều thứ quá nặng, cho thấy chú bé rất hiếu động, đã từng đựng rất nhiều đồ chơi hoặc đựng cả lựu đạn khi đi liên lạc’
+ Bắp chân luôn động đậy, đôi mắt sáng và xếch cho biết chú rất nhanh nhẹn, hiếu động, thông minh, thật thà.
- HS đọc bài 2 SGK/24
- Quan sát tranh
- Lắng nghe
- HS tự làm bài 
-3-5 hs thi kể
- Hình dáng, vóc người, khuôn mặt, đầu tóc, trang phục, cử chỉ
- Góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật và làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn.
- HS tìm (Chị Chấm)
____________________________________
TIẾT 2: SINH HOẠT LỚP 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 4 Tuan2NH 20132014.doc