Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần dạy học 33

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần dạy học 33

(T65) Tập đọc

VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI (T2 )

I Mục đích – Yêu cầu

- Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng bất ngờ , hào hứng . Biết đọc phân biệt lời các nhân vật trong truyện ( người dẫn chuyện , nhà vua , cậu bé ).

- Hiểu nội dung phần tiếp của truyện và ý nghĩa của toàn truyện :Tiếng cười như một phép màu làm cho cuộc sống u buồn thay đổi , thoát khỏi nguy cơ tàn lụi . Câu chuyện nói lên sự cần thiết của tiếng cười đối với cuộc sống của chúng ta.

- Giáo dục HS sống vui vẻ , lạc quan.

II Đồ dùng dạy - học

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK .

- Bảng phụ viết sẵn các từ , câu trong bài cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.

III Các hoạt động dạy – học

 

doc 21 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 699Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần dạy học 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHIẾU BÁO GIẢNG
	TUẦN: 33
Từ ngày 27/04/2009 đến ngày 01/05/2009
Thứ
ngày
Tiết
TT
Tiết
PPCT
Môn
Tên bài dạy
Hai
27/04
01
02
03
04
05
33
65
65
161
33
SHTT
Tập đọc
Khoa học
Toán 
Đạo đức
Vương quốc vắng nụ cười (T2)
Quan hệ thức ăn trong tự nhiên
Ôn tập vềcác phép tính với phân số (tt)
Dành cho địa phương
Ba
28
01
02
03
04
05
33
65
33
162
33
Lịch sử
LT&C
Chính tả
Toán
Địa lý
Tổng kết
Mở rộng vốn từ : Lạc quan, yêu đời 
( Nhớ-viết) Ngắm trăng-Không đề
Ôn tập vềcác phép tính với phân số (tt)
Ôn tập
Tư
29
01
02
03
04
05
66
33
163
33
65
Tập đọc
Kể chuyện
Toán
Âm nhạc 
Thể dục 
Con chim chiền chiện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Ôn tập vềcác phép tính với phân số (tt)
Ôn tập 3 bài hát 
Môn thể thao tự chọn
Năm
230
01
02
03
04
05
65
164
33
33
66
TLV
Toán
Mỹ thuật
Kỹ thuật Thể dục 
Miêu tả con vật ( KT viết )
Ôn tập về đại lượng
Vẽ tranh :Đề tài Vui chơi trong mùa hè 
Lắp ghép mô hình tự chọn
Môn thể thao tự chọn
Sáu
01/05
01
02
03
04
05
66
165
66
66
33
Khoa học
Toán
TLV
LT&C
SHL
Chuỗi thức ăn trong tự nhiên 
Ôn tập về đại lượng (tt)
Điền vào giấy tờ in sẳn 
Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu
Thứ hai ngày 27 tháng 04 năm 2009
(T65) Tập đọc
VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI (T2 )
I Mục đích – Yêu cầu
- Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng bất ngờ , hào hứng . Biết đọc phân biệt lời các nhân vật trong truyện ( người dẫn chuyện , nhà vua , cậu bé ).
- Hiểu nội dung phần tiếp của truyện và ý nghĩa của toàn truyện :Tiếng cười như một phép màu làm cho cuộc sống u buồn thay đổi , thoát khỏi nguy cơ tàn lụi . Câu chuyện nói lên sự cần thiết của tiếng cười đối với cuộc sống của chúng ta.
- Giáo dục HS sống vui vẻ , lạc quan.
II Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK .
- Bảng phụ viết sẵn các từ , câu trong bài cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III Các hoạt động dạy – học 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định
2. KT bài cũ : Vương quốc vắng nụ cười
- 3 HS đọc và trả lời câu hỏi của bài thơ. 
- Phần đầu của câu truyện kết thúc ở chỗ nào ?
- Nhận xét 
3. Bài mới 
a .Giới thiệu bài
- Các em sẽ học phần tiếp theo của truyện Vương quốc vắng nụ cười để biết : Người nắm được bí mật của tiếng cười là ai ? Bằng cách nào, vương quốc u buồn đã thoát khỏi nguy cơ tàn lụi ?
b. Hướng dẫn HS luyện đọc
-1 HS đọc cả bài
- GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. 
- Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó. 
- GV đọc diễn cảm cả bài. 
c. Tìm hiểu bài 
- Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười ở đâu ? 
- Vì sao những chuyện ấy buồn cười ? 
- Vậy bí mật của tiếng cười là gì ? 
- Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn như thế nào ? 
=> Nêu NDC của bài ?
d. Đọc diễn cảm 
- GV đọc diễn cảm đoạn Tiếng cười thật nguy cơ tàn lụi. Giọng đọc vui , bất ngờ , hào hứng , đọc đúng ngữ điệu , nhấn giọng , ngắt giọng đúng . 
4.Củng cố-Dặn dò :
- Nêu ND chính của bài ? Qua bài học, em hiểu điều gì về tiếng cười ?
-GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
-Về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm bài văn
Chuẩn bị : Con chim chiền chiện .
- HS hát
- 3 HS đọc bài
- HS chú ý nghe
- HS khá giỏi đọc toàn bài- Lớp đọc thầm
- HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn. 
- 1,2 HS đọc cả bài . 
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới. 
- HS đọc thầm trả lời câu hỏi . 
+ Ở nhà vua – quên lau miệng , bên mép vẫn dính một hạt cơm. 
+ Ở quan coi vườn ngự quyển-trong túi áo căng phồng một quả táo đang cắn dở . 
+ Ở chính mình-bị quan thị vệ đuổi, cuống quá nên đứt giải rút .
- Vì những chuyện ấy ngờ và trái ngược với hoàn cảnh xung quanh : trong buổi thiết triều nghiêm trang , nhà vua ngồi trên ngai vàng nhưng bên mép lại dính một hạt cơm , quan coi vườn ngự uyển đang giấu một quả táo đang cắn dở trong túi áo , chính cậu bé thì đứng lom khom vì bị đứt giải rút . 
- Nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện những chuyện mâu thuẫn, bất ngờ, trái ngược với cặp mắt vui vẻ .
- Tiếng cười làm mọi gương mặt đều rạng rỡ, tươi tỉnh, hoa nở, chim hót, những tia nắng mặt trời nhảy múa, sỏi đá reo vang dưới những bánh xe . 
- HS luyện đọc diễn cảm , đọc phân vai .
- Nhóm thi đọc diễn cảm bài văn.
(T 65) KHOA HỌC
QUAN HỆ THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN 
I- MỤC TIÊU: Sau bài này học sinh biết:
-Kể ra mối quan hệ giữa vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên.
-Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia. 
- Biết vận dụng trong cuộc sống 
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình 130,131 SGK.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1. KT bài cũ :
-Quá trình trao đổi chất ở động vật lấy vào những gì và thải ra những gì ?
-Những yếu tố nào đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của động vật ?
2. Bài mới :
-Giới thiệu : “Quan hệ thức ăn trong tự nhiên”
HĐ 1:Trình bày mối quan hệ của thực vật đối với các yếu tố vô sinh trong tự nhiên 
-Yêu cầu hs quan sát hình 1 trang 130 SGK:
+Kể tên những gì được vẽ trong hình.
+Ý nghĩa của chiều mũi tên trong sơ đồ.
-Thức ăn của cây ngô là gì? Từ đó cây ngô tao ra những chất gì nuôi cây?
*Kết luận: Chỉ có thực vật mới trực tiếp hấp thụ ánh sáng mặt trời và lấy các chất vô sinh như nước, khí các-bô-níc để tạo thành chất dinh dưỡng nuôi chính thực vật và sinh vật khác.
HĐ 2: Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật 
-Thức ăn của châu chấu là gì?
-Giữa cây ngô và châu chấu có quan hệ gì?
-Thức ăn của ếch là gì?
-Giữa ếch và châu chấu có quan hệ gì ?
-Chia nhóm, phát giấy bút vẽ cho các nhóm.
*Kết luận: Sơ đồ(bằng chữ) sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
3.Củng cố- Dặn dò:
-Trình bày các sơ đồ của các nhóm và giải thích.
-Chuẩn bị bài sau: Chuỗi thức ăn trong tự nhiên
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS thực hiện yêu cầu 
-Để thể hiện mối quan hệ về thức ăn, người ta sử dụng các mũi tên:
+Mũi tên xuất phát từ khí các-bô-níc và chỉ vào lá cây ngô tức là khí các-bô-níc được cây ngô hấp thu qua lá.
.Mũi tên xuất phát từ nứơc,các chất khoáng và chỉ vào rễ của cây ngô cho biết các chất khoáng được cây ngô hấp thụ qua rễ.
-Lá ngô.
-Cây ngô là thức ăn của châu chấu.
-Châu chấu.
-Châu chấu là thức ăn của ếch.
-Tiến hành vẽ sơ đồ thức ăn, sinh vật này là thức ăn cho sinh vật kia bằng chữ.
-Đại diện các nhóm trình bày.
(T161) Toán
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ (tt)
I - MỤC TIÊU :
-Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức về thực hiện phép nhân và phép chia phân số .
-Rèn kỹ năng thực hiện phép nhân và phép chia phân số .
- Giao dục tính cẩn thận, chính xác 
II -Các hoạt động dạy - học 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.KT bài cũ: 
- Tìm x:
a. ; b. ; c. 
GV nhận xét
2. Bài mới: 
- Giới thiệu :Ôn tập về các phép tính với phân số (tt)
Bài tập 1: Tính 
-Yêu cầu HS tự thực hiện
- Nhận xét 
Bài tập 2:Tìm x 
Yêu cầu HS sử dụng mối quan hệ giữa thành phần & kết quả phép tính để tìm x
- Nhận xét 
Bài tập 3:Tính 
- Yêu cầu HS tự tính rồi rút gọn.
- Nhận xét
Bài tập 4:HS xác định yêu cầu 
Yêu cầu HS tự giải bài toán với số đo là phân số.
3.Củng cố - Dặn dò: 
- Muốn nhận, chia hai phân số ta có thể làm như thế nào ?
-Chuẩn bị bài: Ôn tập bốn phép tính về phân số (tt)
- Nhận xét tiết học 
-3 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào nháp 
- HS làm bài vào bảng lớp, bảng con 
a.;;
b. ; ; 
c. 
-HS làm bài vào vở, bảng lớp 
a. 	b. c.
-HS làm bài vào vở, bảng lớp 
a. ; b. 
c. ; c 
- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng trình bày 
a. Chu vi tờ giấy đó : (m)
- Diện tích tờ giấy là : (m2)
b. Mỗi ô vuông có diện tích là 
 (m2)
Số ô vuông bạn An cắt được là 
 (ô vuông)
c. Chiều rộng của tờ giấy hình chữ nhật đó là :
 (m2 )
(T33)Đạo đức
NỘI DUNG TỰ CHỌN Ở ĐỊA PHƯƠNG
ĐỀ TÀI: GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu:
- HS biết được tác dụng của việc giữ gìn vệ sinh môi trường đối với sức khỏe.
- HS có thái độ , hành vi về việc giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Biết giữ vệ sinh, môi trường 
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ một cô lao công đang quét rác.
- Dụng cụ làm vệ sinh: chổi, khẩu trang, bình tưới
III. Hoạt động dạy- học:
1. KT bài củ:
-Khi gập người lớn tuổi các em cần làm gì ? Vì sao ta cần lễ phép với người lớn?
2. Bài mới :
- Giới thiệu :Đề tài: Giữ gìn vệ sinh môi trường 
HĐ 1: Quan sát tranh trả lời câu hỏi.
 - Cho HS quan sát tranh.
H: Tranh vẽ nội dung gì?
H: Vì sao cô lại quét rác ngoài đường phố?
H: Để đường phố sạch đẹp chúng ta cần phải làm gì?
* GV chốt lại: Chúng ta cần giữ gìn vệ sinh đường phố như: không xả rác, vứt rác ra đường, không để trâu bò lợn chó phóng uế ra đường.
HĐ 2: Thảo luận tình huống.
- Cho HS thảo luận nhóm với các tình huống sau: (Nêu được việc làm như vậy có tác dụng, tác hại gì? Nếu là em em sẽ làm như thế nào trong tình huống đó).
- Tình huống 1: 1 bạn đang cầm 1 con chuọt chết vứt ra sông.
- Tình huống 2: 1 bác nông dân đang phát quang bụi rậm.
- Tình huống 3: các bạn đang làm vệ sinh trường lớp.
* GV chốt lại: 
+ Ở tì ... 
-Vẽ và trình bày mối quan hệ gữa bò và cỏ.
-Nêu một số ví dụ khác về chuỗi thức ăn trong tự nhiên. Nêu định nghĩa về chuỗi thức ăn.
- Biết vận dụng vào trong cuộc sống . 
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình 132,133 SGK.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1. Oån định lớp :
2.KT bài cũ:
- Vẽ sơ đồ và trình bày mối quan hệ giưa ngô, châu chấu và ếch.
- Nhận xét 
2.Bài mới: 
 -Giới thiệu: “Chuỗi thức ăn trong tự nhiên” 
HĐ1:Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật với nhau và giữa sinh vật với yếu tố vô sinh 
-Thức ăn của bò là gì?
-Giữa bò và cỏ có quan hệ thế nào?
-Phân bò phân huỷ thành chất gì cung cấp cho cỏ?
-Giữa phân bò và cỏ có quan hệ thế nào?
-Phát giấy bút vẽ cho các nhóm, yêu cầu các nhóm vẽ sơ đồ thức ăn bò cỏ.
*Kết luận: Sơ đồ bằng chữ.
HĐ 2:Hình thành khái niệm chuỗi thức ăn 
-Hs làm việc theo cặp quan sát hình 2 trang 133 SGK:
+Trước hết kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ.
+Chỉ và nói mối quan hệ về thức ăn trong sơ đồ đó.
-Giảng : trong sơ đồ trên, cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác chết cáo là thức ăn của nhóm vi khuẩn hoại sinh. Nhờ có nhóm vi khuẩn hoại sinh mà xác chết cáo trở thành những chất khoáng, vô cơ. Những chât khoáng này là thức ăn của cỏ và các loại cây khác.
*Kết luận:
-Những mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên được gọi là chuỗi thức ăn.
-Trong tự nhiên có rất nhiều chuỗi thức ăn. Các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật. Thông qua chuỗi thức ăn, các yếu tố vô sinh và hữu sinh liên hệ mật thiết với nhau thành một chuỗi khép kín.
4.Củng cố- Dặn dò:
-Chuỗi thức ăn là gì? Các em vận dụng điều đó để làm gì trong cuộc sống ?
-Chuẩn bị bài sau : Ôn tập
- Nhận xét tiết học
- HS hát 
- 2 HS thực hiện yêu cầu 
-Cỏ.
-Cỏ là thức ăn của bò.
-Chất khoáng.
-Phân bò là thức ăn của cỏ.
-Vẽ sơ đồ thức ăn giữa bò và cỏ:
Phân bò Cỏ Bò
-Quan sát SGK và trả lời câu hỏi theo gợi ý.
-Gọi một số hs trả lời câu hỏi.
(T165	
) Toán
	 ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (tt)
I.MỤC TIÊU: Giúp HS :
- Ôn tập về quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian.
- Rèn kĩ năng đổi các đơn vị đo thời gian.Giải các bài toán về đơn vị đo thời gian.
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác .
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.KT bài cũ : Điền dấu ( >, < , = )
2 kg 7hg2700 kg ; 60 kg 7 g 6007 kg
5 kg 3 g < 5035 g 12500 g =12 kg 500 g
-GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới :
-Giới thiệu :Ôn tập về đo đại lượng ( tt)
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm 
-GV yêu cầu HS tự làm bài.
-GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc kết qủa đổi đơn vị của mình trước lớp.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm .
-GV yêu cầu HS dưới lớp nêu cách đổi của mình trong các trường hợp trên.
-GV nhận xét các ý kiến của HS và thống nhất cách làm.
- Nhận xét 
Bài 3: Điền dấu ( >;<;=)
-GV nhắc HS chuyển đổi về cùng 1 đơn vị rồi so sánh.
-GV chữa bài trên bảng lớp.
Bài 4: GV yêu cầu HS đọc bảng thống kê một số hoạt động của bạn Hà.
-GV nêu lần lượt từng câu hỏi cho HS trả lời trước lớp.
+ Hà ăn sáng trong bao nhiêu phút?
+ Buổi sáng Hà ở trường trong bao lâu?
-GV nhận xét 
Bài 5: HS xác định yêu cầu 
-GV yêu cầu HS đổi các đơn vị đo thời gian trong bài thành phút và so sánh.
-GV nhận xét 
3.Củng cố – Dặn dò :
- Nêu tên các đơn vị đo thời gian ?
-HS về làm các bài tập của tiết học và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học .
-4 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS làm bài vào vở bài tập, .
-7 HS nối tiếp nhau đọc, mỗi HS đọc 1 phép đổi. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
1 giờ = 60 phút 1 năm = 12 tháng 
1 phút = 60 giây 1 thế kỷ = 100 năm 
1 giờ = 360 giây 1 năm không nhuận = 365 ngày
 1 năm nhuận = 366 ngày 
- HS làm bài vào vở, lên bảng ghi kết quả 
a. 5 giờ = 300 phút 3 giờ 15 phút = 195 phút 
 420 giây = 7 phút giờ = 5 phút 
b. 4 phút = 240 giây 3 phút 25 giây =205 giây
 2 giờ = 720 giây phút = 6 giây
c. 5 thế kỷ = 500 năm thế kỷ = 5 năm
12 thế kỷ = 1200 năm 2000 năm = 20 thế kỷ 
-1 số HS nêu cách làm của mình trước lớp, HS làm vào vở, lên bảng điền .
5 giờ 20 phút > 300 phút giờ =20 phút 
459 giây = 495 giây phút < phút
-HS làm bài.
-1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
+ Thời gian Hà ăn sáng là:
 7 giờ – 6 giờ 30 phút = 30 phút.
+ Thời gian Hà ở trường buổi sáng là:
11 giờ 30 phút – 7 giờ 30 phút = 4 giờ.
-HS làm bài:
a. 600 giây = 10 phút ; b. 20 phút c. giờ = 15 phút
d. giờ = 18 phút Ta có: 10 < 15 < 18 < 20
Vậy 20 phút là khoảng thời gian dài nhất trong các khoảng thời gian đã cho.
(T66)Tập làm văn
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN .
I. MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU : 
-Hiểu các yêu cầu trong Thư chuyển tiền .
-Biết điền nội dung cần thiết vào một mẫu Thư chuyển tiền
- Biết vận dụng vào cuộc sống .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài mới: 
-Giới thiệu :Điền vào giấy tờ in sẳn 
HĐ1: HD HS điền nội dung vào mẫu Thư chuyển tiền 
Bài tập 1:HS xác định yêu cầu 
-GV lưu ý các em tình huống của bài tập: giúp mẹ điền những điều cần thiết vào mẫu Thư chuyển tiền về quê biếu bà. 
Giải nghĩa một số từ viết tắt, những từ khó hiểu. 
- HS nối tiếp nhau đọc nội dung của mẫu thư chuyển tiền .
-GV hướng dẫn HS điền vào mẫu thư
Bài tập 2: 1 HS đọc yêu cầu 
-GV hướng dẫn để HS biết: Người nhận cần biết gì, viết vào chỗ nào trong mặt sau thư chuyển tiền. 
Người nhận tiền phải ghi: Số CMND, họ tên, địa chỉ, kiểm tra lại số tiền, kí nhận.
-Cả lớp nhận xét. 
3. Củng cố – dặn dò: 
-Để điền đúng bức thư chuyển tiền cần lưu ý điều gì ?
-Cần ghi nhớ cách điền nôi dung vào Thư chuyển tiền 
- Nhận xét tiết học
-1 HS đọc yêu cầu bài tập - lớp đọc thầm.
-SVD, TBT, ĐBT là những kí hiệu riêng của ngành bưu điện HS không cần biết 
+ Nhật ấn:Dấu ấn trong ngày của bưu điện
+ Căn cước : Giấy chứng minh thư 
+Người làm chứng : người chứng nhận việc đã nhận đủ tiền 
-HS thực hiện làm vào mẫu thư.
Một số HS đọc trước lớp thư chuyển tiền. 
-1 HS đọc yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm
-HS viết vào mẫu thư chuyển tiền. 
-Từng em đọc nội dung của mình. 
(T 66):Luyện từ & câu
THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ MỤC ĐÍCH CHO CÂU
I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
-Hiểu được đặc điểm và tác dụng của trạng ngữ chỉ mục đích (trả lời cho câu hỏi: Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Vì cái gì? ).
- Nhận biết được trạng ngữ chỉ mục đích trong câu; thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu .
-Biết vận dụng vào nói, viết trong thực tế .
II.CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS
1. KT bài cũ: MRVT: Lạc quan.
- 2 HS mỗi em tìm 2 từ có từ “lạc”, 2 từ có từ “quan”.
- GV nhận xét.
2.Bài mới:
-Giới thiệu bài: Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu
HĐ1: Phần nhận xét
- 1 HS đọc nội dung BT1,2 
- GV chốt ý: Trạng ngữ được in nghiêng “Để dẹp nỗi bực mình” Trả lời cho câu hỏiĐể làm gì? Nhằm mục đích gì? Nó bổ sung ý nghĩa mục đích cho câu.
*Phần ghi nhớ
- Trạng ngữ chỉ mục đích bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
- Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho các câu hỏi như thế nào?
HĐ2: Luyện tập
Bài tập 1:HS đọc nội dung bài tập
-Làm việc cá nhân, gạch dưới trong SGK bằng bút chì trạng ngữ chỉ mục đích trong câu.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 2: HS đọc nội dung bài tập
- HS trao đổi theo cặp, làm bằng bút chì vào SGK.
- GV nhận xét.
Bài tập 3:HS nối tiếp nhau đọc nội dung BT 3(2 đoạn a, b)
-Làm việc cá nhân, làm bằng bút chì vào SGK.
- GV nhận xét, rút ra lời giải đúng 
+Để mài răng mòn đi, chuột găm các đồ vật cứng 
+Để kiếm thức ăn, chúng dùng cái mũi và mồm đặt biệt đó dũi đất
3- Củng cố - dặn dò:
-Vài HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ SGK 
- Làm các bài tập vào vở Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ Lạc quan -Yêu đời.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS thực hiện 
-Lớp đọc thầm yêu cầu của bài.
-Cả lớp đọc thầm truyện Con cáo và chùm nho, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- 2, 3 HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1 HS làm bảng phụ.
+ Để tiêm phòng dịch cho trẻ em,
+ Vì tổ quốc, 
+ Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS,
-HS đọc yêu cầu bài tập,cả lớp đọc thầm.
- Nhiều HS đọc kết quả.
+ Để lấy nước tưới cho ruộng đồng ,
+Vì danh dự của lớp,
+Để thân thể khoẻ mạnh ,
- 2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu đề bài.
- Nhiều Hs đọc kết quả bài làm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
SINH HOẠT CUỐI TUẦN
I/ ĐÁNH GIÁ TINH HÌNH:	
- Duy trì được sĩ số, nề nếp .	
Thực hiện tốt an toàn giao thông .
Thực hiện đúng giờ giấc
Đảm bảo tốt vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân.
Môït số em ý thức học tập chưa cao
 II/ PHƯƠNG HƯỚNG 	
Tiếp tục duy trì sĩ số, nề nếp lớp học . 
Tiếp tục duy trì vệ sinh cá nhân, lớp học.
Tiếp tục phụ đạo hs đọc ,viết yếu.
Giáo dục an toan giao thông.
Gặp gỡ gia đình HS cá biệt 
 Tăng cường KT đọc, viết, bảng nhân, chia .
 III/ BIỆN PHÁP THỰC HIÊN:
Tận dụng thời gian đầu giờ, giờ chơi, cuối buổi để phụ đạo hs yếu. 

Tài liệu đính kèm:

  • docL4 T33.doc