Toán: THỰC HÀNH (TT)
I. Mục tiêu:
1.KT,KN : - Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào hình vẽ
2.TĐ : - Rèn luyện tính cẩn thận trong thực hành tính
II. Chuẩn bị:
- Thước thẳng có vach chia xăng-ti-mét
- Vở để vẽ đoạn thẳng “ thu nhỏ “ trên đó
TUẦN 31 Thứ hai ngày tháng 4 năm 2013 Toán: THỰC HÀNH (TT) I. Mục tiêu: 1.KT,KN : - Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào hình vẽ 2.TĐ : - Rèn luyện tính cẩn thận trong thực hành tính II. Chuẩn bị: - Thước thẳng có vach chia xăng-ti-mét - Vở để vẽ đoạn thẳng “ thu nhỏ “ trên đó III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. KT bài cũ: (4-5’) - Nhận xét, ghi điểm B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: (1’) 2. Giới thiệu vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ: (12-14’) Nêu bài toán như sgk - Trước hết chúng ta phải làm gì? 3. Thực hành: (15-16’) Bài 1 : Cho HS nêu yêu cầu của bài - GV giới thiệu chiều dài của lớp học là 3m - Nhận xét * NDMR: YC HS khá giỏi làm bài 2 : - Nhận xét C. Củng cố, dặn dò: (1-2’) - Nhận xét tiết học - Xem lại bài và chuẩn bị bài sau - 2 học sinh trả lời bài 2 tiết trước - 1 em nêu yc bài toán: Vẽ độ dài thu nhỏ của đoạn thảng AB trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 400 - Tính độ dài thu nhỏ của đoạn thảng AB ( theo xăng-ti-mét ) Đổi 20 m = 2 000 cm Độ dài thu nhỏ: 2 000 : 400 = 5 ( cm ) - Vẽ vào vở một đoạn thẳng AB có độ dài 5 cm 5cm A B Tỉ lệ : 1 : 400 -Bài 1 : Đọc đề, tìm hiểu đề - Tự tính độ dài thu nhỏ rồi vẽ Đổi : 3 cm = 300 cm Độ dài thu nhỏ: 300 : 50 = 6 (cm ) Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 6 cm 6cm A B Tỉ lệ 1 : 50 -Bài 2 : Nêu yêu cầu của bài + HS tự tính độ dài thu nhỏ rồi vẽ Đổi 8 m = 800 cm , 6 m = 600 cm Chiều dài hình chữ nhật thu nhỏ: 800 : 200 = 4 ( cm) Chiều rộng hình chữ nhật thu nhỏ: 600 : 200 = 3 ( cm) Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4cm, chiều rộng 3cm 4 cm 3cm Tỉ lệ: 1: 200 Tập đọc: ĂNG - CO VÁT I. Mục tiêu: 1.KT,KN : - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục. - Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Ăng- co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia. Thấy được vẻ đẹp hài hoà trong vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên lúc hoàng hôn. 2.TĐ : Ngưỡng mộ vẻ đẹp và biết ơn các nghệ nhân đã xây dựng công trình kiến trúc và điêu khắc của Ăng- co Vát. II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ : (4-5’) - Đọc TL bài "Dòng sông mặc áo" và TLCH : Em thích hình ảnh nào trong bài ? Vì sao ? - NX, ghi điểm. B. Bài mới : 1. GT bài : (1’) 2. HD đọc và tìm hiểu bài. (18-20’) a) Luyện đọc. - Chia đoạn : 3 đoạn + Đ1 : Từ đầu đến TK XII. + Đ2 : Tiếp theo đến gạch vữa. + Đ3 : Còn lại. - Luyện phát âm từ khó cho HS :Ăng-co-vát, Cam-pu-chia; XII; tuyệt diệu; kín khít; xoà tán. - Đọc mẫu toàn bài. b) Tìm hiểu bài : - Ăng-co-vát được xây dựng từ bao giờ ? ở đâu ? - Khu đền chính đồ sộ như thế nào ? - Khu đền chính được xây dựng kỳ công như thế nào ? - Phong cảnh khu đền lúc hoàng hôn có gì đẹp ? - Bài văn ca ngợi điều gì ? - GB nội dung chính. * Em hãy nêu vẻ đẹp của khu đền lúc hoàng hôn. - NX, nói thêm : Đó là vẻ đẹp hài hoà của môi trường thiên nhiên ; những chùm lá thốt nốt, những hàng muỗm già, những thềm đá rêu phong... vào lúc hoàng hôn. c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm. (10’) - Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3. (Lúc hoàng hôn .... từ các ngách đá ). - Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn, nhần giọng các từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của ngôi đền. - GV đọc diễn cảm đoạn luyện đọc. - Nhận xét. C. Củng cố, dặn dò: (1-2’) - Nêu những cảm nhận của em về đền Ăng-co-vát sau khi học xong bài văn này ? - Nhận xét tiết học. - Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau. - 1 HS đọc và TLCH. - Lớp nx, bổ sung. - Dùng bút chì chia đoạn. - 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn (2 lượt) - Luyện đọc. - Tìm hiểu nghĩa từ khó (SGK). - Luyện đọc cặp. - 1 HS đọc cả bài. - Đọc thầm Đ1. - Đầu thế kỉ XII ở Cam-phu-chia. - Đọc đọc 2. - Gồm 3 tầng với những toà tháp lớn, 398 gian phòng, hành lang dài 1500m. - Những cây tháp lớn được xây bằng đá ong.....như gạch vữa. - Đọc đoạn 3. - Thật huy hoàng, thâm nghiêm dưới ánh chiều vàng...từ các ngách. - Công trình kiến trúc kì vĩ, tuyệt diệu Ăng-co-vát. - 1 em nhắc lại ND. - HS nêu. - Lắng nghe. - 3 HS đọc nối tiếp. - Luyện đọc. - Thi đọc diễn cảm đoạn 3. - Lớp nhận xét và bình chọn bạn đọc hay nhất. - HS trả lời. Đạo đức : Bảo vệ môi trường (tiết 2) Đã soạn tiết 1 ____________________________________________________________________ Thứ ba ngày tháng 4 năm 2013 Toán: ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN I. Mục tiêu: 1.KT,KN : Giúp HS ôn tập về: - Đọc, viết được số tự nhiên trong hệ thập phân. - Nắm được hàng và lớp, giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể. - Dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó. 2.TĐ : Rèn tính cẩn thận khi làm bài II. Chuẩn bị: - Hình vẽ trong SGK ở bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. KT bài cũ: (3-4’) - Nhận xét, ghi điểm B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: (1’) 2. HD HS luyện tập: (30-32’) Bài 1: Cho HS nêu yc bài HD HS làm bài mẫu - Nhận xét bài làm HS Bài 3(a): Cho HS nêu yêu cầu bài - Chúng ta đã học các lớp nào? Trong mỗi lớp có hàng nào? - Nhận xét Bài 4: Cho HS nêu yêu cầu của bài - Nhận xét, chốt kết quả đúng NDMR: HS khá giỏi làm bài 5: + Hai số chẵn (lẻ) liên tiếp hơn nhau bao nhiêu đơn vị? - Nhận xét C. Củng cố, dặn dò : (1-2’) - Nhận xét tiết học. - Về nhà xem lại bài tập. - 1 em lên làm bài 1 -Bài 1: 1 em nêu yc bài + HS theo dõi và làm tiếp các phần còn lại + 1 em làm bảng phụ, lớp nhận xét Đọc số Viết số Số gồm có Hai mươi tư nghìn ba trăm linh tám. 24308 2 chục nghìn, 4 nghìn, 3 trăm, 8 đơn vị. Một trăm sáu mươi nghìn hai trăm bảy mươi tư. 160274 1 trăm nghìn, 6 chục nghìn, 2 trăm, 7 chục, 4 đơn vị Một triệu hai trăm ba mươi bảy nghìn không trăm linh năm. 1237005 1 triệu, 2 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 7 nghìn, 5 đơn vị. Tám triệu không trăm linh bốn nghìn không trăm chín mươi 8004090 8 triệu, 4 nghìn. 9 chục -Bài 3(a): Nêu yêu cầu của bài + HS nêu: Lớp đơn vị gồm: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm Lớp nghìn gồm hàng: nghìn, chục nghìn, trăm nghìn. Lớp triệu gồm hàng: triệu, chục triệu, trăm triệu + Một số em trả lời miệng, lớp nhận xét Chẳng hạn: a) 67358 đọc là: sáu mươi bảy nghìn ba trăm năm mươi tám. Trong số 67 358 chữ số 5 thuộc hàng chục, lớp đơn vị -Bài 4: 1em nêu yêu cầu + HS làm bài theo nhóm đôi. Đại diện 1 số nhóm TL, lớp nhận xét a) Trong dãy số tự nhiên, hai số liên tiếp nhau hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị b) Số tự nhiên bé nhất là 0 c) Không có số tự nhiên nào lớn nhất, vì thêm 1 vào bất cứ số nào cũng được số tự nhiên liền sau đó. -Bài 5: HS nêu yêu cầu của bài + 2 đơn vị + HS tự làm bài vào vở. a) 3 số tự nhiên liên tiếp: 67; 68; 69. 798 ; 799 ; 800. 999,1000,1001. b) 8;10;12. 98;100;102. 998;1000;1002. c) 51;53;55. 199;201;203. 997;999;100.1 Tập đọc: CON CHUỒN CHUỒN NƯỚC I. Mục tiêu: 1.KT,KN : - Biết đọc diễn cảm mọt đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả. - Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp của chú chuồn chuồn nước và cảnh đẹp của quê hương. 2.TĐ : - Giáo dục yêu quý bảo vệ loài vật. II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. KT bài cũ : (4-5’) - Đọc Đ1, 2 và TLCH : Ăng- co Vát được xây dựng ở đâu ? Từ khi nào ? - Đọc Đ1, 2 và TLCH : Phong cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp ? - NX, ghi điểm. B. Bài mới : 1. GT bài : (1’) 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài. (18-20’) a) Luyện đọc: - Chia đoạn: 2 đoạn - HD đọc từ khó: phân vân, lặng sóng, lộc vừng, chuồn chuồn, bay vọt lên, tuyệt đẹp, lặng sóng. - Đọc mẫu: - Nhấn giọng các từ gợi tả, giọng ngạc nhiên, thích thú. b) Hướng dẫn HS tìm hiểu bài. - Chú chuồn chuồn được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào ? - Em thích hình ảnh so sánh nào ? Vì sao ? - Cách miêu tả chú chuồn chuồn bay có gì hay ? - Tình yêu quê hương đất nước của tác giả thể hiện qua những câu văn nào ? - Bài văn miêu tả cảnh gì ? c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm. - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 1. - Đọc mẫu, nhấn giọng các từ ngữ. - Yc đọc diễn cảm trong nhóm. - Cùng với HS bình chọn bạn đọc hay nhất. C. Củng cố, dặn dò: (1-3’) - Gọi 1 em đọc lại nội dung bài - Nhận xét tiết học. - 1 HS đọc và TLCH. - 1 HS đọc và TLCH. - Đọc nối tiếp 2 đoạn (3 lượt). - Quan sát tranh minh họa. - Luyện đọc từ khó. - Tìm hiểu nghĩa từ mới. - Đọc cặp. - 1 HS đọc toàn bài. - Đọc Đ1. - 4 cánh mỏng như giấy bóng, mắt long lanh như thủy tinh..... - Vài HS phát biểu. - Nêu ý đoạn 1. - Đọc đoạn 2. - Tả chân thực về cánh bay vọt lên của chú chuồn, tả theo cánh bay của chú chuồn nhờ thế tác giả kết hợp tả được 1 cách rất tự nhiên phong cảng làng quê. - Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra,... - Đọc toàn bài. - Nêu nội dung chính - 2 HS đọc nối tiếp. - Tìm giọng đọc. - Thi đọc diễn cảm Đ1. - 1 em đọc Tiếng Việt buổi chiều : LUYỆN TẬP - Hướng dẫn HS luyện đọc (cá nhân) + HS khá giỏi: Đọc diễn cảm cả bài. + HS yếu: đọc lưu loát toàn bài. Hướng dẫn HS củng cố nội dung bài học. + Ghi lại những hình ảnh so sánh và nhân hoá con chuồn chuồn + HSG viết 1 đoạn văn nêu cảm nghĩ của mình đối với bài văn _______________________________________________________________ Thứ tư ngày tháng 4 năm 2011 Toán: ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (TT) I. Mục tiêu: 1.KT,KN : Giúp HS ôn tập về: - So sánh được các số có đến sáu chữ số. - Biết sắp xếp 4 số tự nhiên theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn. 2.TĐ : - Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh, chính xác. II. Chuẩn bị: - Hình vẽ trong SGK, bảng nhóm III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ: (3-4’) - Nhận xét, ghi điểm B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: (1’) 2. Hướng dẫn HS luyện tập: (30-32’) Bài 1(dòng 1,2): Cho HS nêu yc bài Khi HS chữa bài yc HS lí giải Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu bài - Nhận xét, chốt kết quả đúng Bài 3: Tiến hành tương tự bài 2 - Nhận xét, chốt kết quả đúng C. Củng cố, dặn dò: (1-2’) - Nhận xét tyiết học - Về nhà xem lại bài tập và chuẩn bị bài sau. - 2 em TL bài 4 - Bài 1(dòng 1,2): Nêu yc bài + HS tự làm bài rồi chữa bài 989 < 1321 34579 < 34601 27105 > 7985 150482 > 150459 8300 : 10 = 830 75600 = 726 x 100 + Lớp nhận xét bài làm của bạn -Bài 2: Nêu yêu cầu của bài. + HS tự làm bài, 2 em làm bảng nhóm 999 ; 7426 ; 7624 ; 7642 18 ... tả rất chính xác. - Làm bài cá nhân (Viết thành 2 cột như bài 2 ). - Đọc bài viết. - Mỗi lần chơi có 2 đội: 3 HS/ 1 đội. - Quan sát ảnh 1 số con vật. - Nối tiếp nhau nói câu miêu tả ngoại hình con vật đó. Luyện từ và câu: THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ NƠI CHỐN CHO CÂU I. Mục tiêu: 1.KT,KN : - Hiểu được tác dụng và đặc điểm của TN chỉ nơi chốn trong câu ( Trả lời câu hỏi: Ở đâu? ). Nhận biết được TN chỉ nơi chốn, bước đầu biết thêm được TN chỉ nơi chốn cho câu chưa có trạng ngữ; biết thêm những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh câu có trạng ngữ cho trước. 2.TĐ : Cẩn thận khi làm bài II. Chuẩn bị: - Bảng phụ, bảng nhóm. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. KT bài cũ: (3-5’) - Nhận xét ghi điểm. B. Bài mới. 1. GT bài. (1’) 2. Phần nhận xét. (12-14’) Bài 1: Cho HS đọc YC bài tập. - Giao việc: - Treo bảng phụ chép sẵn câu a, b. Trạng ngữ bổ sung cho ý nghĩa gì cho câu? - Kết luận: Trạng ngữ: Trước nhà,trên các lề phố ... cửa ô. Bổ sung ý nghĩa chỉ nơi chốn cho câu. - Nhận xét và chốt lời giải đúng: Bài 2: Cho HS đọc YC bài tập. - Giao việc: - Nhận xét và chốt lời giải đúng: a. Mấy cây hoa giấy nở tưng bừng ở đâu? b. Hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vãi ở đâu? 3. Phần ghi nhớ: (2’) 4. Phần luyện tập: (13-15’) Bài 1: Cách tiến hành như BT1- Phần nhận xét. - Nhận xét và chốt lời giải đúng: . Trước rạp,...... . Trên bờ,........ .Dưới các mái nhà ẩm nước,...... Bài 2: Cho HS đọc YC bài tập. - Giao việc: - Cho HS lên bảng làm bài. - Nhận xét và chốt lời giải đúng: a. Ở nhà, em giúp bố mẹ... b. Ở lớp, em rất chú ý... c. Ngoài vườn, hoa đã nở. Bài 3: Cho HS đọc YC bài tập. - Giao việc: - Nhận xét và chốt lời giải đúng: . Ngoài đường, mọi người đi lại tấp nập. . Trong nhà, mọi người đang nói chuyện vui vẻ. . Trên đường đến trường, em gặp bác em. . Ở bên kia sườn núi, hoa nở trắng cả một vùng. C. Củng cố - Dặn dò: (1-2’) - Nhận xét giờ học. - YC HS học thuộc phần ghi nhớ. - 2 hs lần lượt đọc đoạn văn ngắn kể về một lần đi chơi xa, trong đó có ít nhất 1 câu dùng TN. -Bài 1: 2 HS đọc. - 1 HS lên bảng gạch dưới bộ phận TN, Lớp làm vào vở. a. Trước nhà, mấy cây hoa giấy.... b. Trên các hè phố, trước cổng các cơ quan....cửa ô vào, hoa sấu vẫn nở...thủ đô. - Nhận xét bài làm của bạn. +Trạng ngữ bổ sung ... ý nghĩa chỉ nơi chốn cho câu. -Bài 2: 2 HS đọc. - Làm bài cá nhân. - Trình bày-> Nhận xét bài của bạn. - 3 HS đọc ghi nhớ. Bài 1: Đọc yêu cầu. - Thực hiện yêu cầu. - Nhận xét. - Bài 2: 2 HS đọc. - Làm bài cá nhân, 2 HS lên bảng làm. - Trình bày-> Nhận xét bài của bạn. -Bài 3: 2 HS đọc. - Làm bài cá nhân. - Trình bày-> Nhận xét bài của bạn. Kĩ thuật: Lắp ô tô tải (2 tiết ) I. Mục tiêu: - HS biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp ô tô tải. - Lắp được ô tô tải theo mẫu. Ô tô chuyển động được. - Rèn tính cẩn thận, an toàn lao động khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của ô tô tải. II. Chuẩn bị: - Mẫu ô tô tải đã lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật. III. Hoạt động dạy học: Tiết 1 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. ( 3-4’) 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: Lắp ô tô tải và nêu mục tiêu bài học. b. Hướng dẫn cách làm: * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.( 5-7’) - GV giới thiệu mẫu ô tô tải lắp sẵn. - Hướng dẫn HS quan sát từng bộ phận.Hỏi: + Để lắp được ô tô tải, cần bao nhiêu bộ phận? - Nêu tác dụng của ô tô trong thực tế. * Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật. ( 15-20’) a. GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết theo SGK - GV cùng HS gọi tên, số lượng và chọn từng loại chi tiết theo bảng trong SGK và xếp vào hộp. b. Lắp từng bộ phận - Lắp giá đỡ trục bánh xe và sàn cabin H.2 SGK - Để lắp được bộ phận này ta cần phải lắp mấy phần? - Lắp cabin: cho HS quan sát H.3 SGKvà hỏi: + Em hãy nêu các bước lắp cabin? c. Lắp ráp xe ô tô tải - GV cho HS lắp theo qui trình trong SGK. - Kiểm tra sự chuyển động của xe. d. GV hướng dẫn HS thực hiện tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào trong hộp. 3. Nhận xét- dặn dò: ( 3-5’) - Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS. - HS chuẩn bị dụng cụ học tiết sau. - Chuẩn bị đồ dùng học tập. HS đ ba - HS quan sát vật mẫu. - 3 bộ phận : giá đỡ bánh xe, sàn cabin, cabin, thành sau của thùng, trục bánh xe. - HS nêu. - HS gọi tên và chọn. - 2 HS lên lắp. - HS lắp và nhận xét. - Nêu các bước lắp. - Lắp thử. - Tháo các chi tiết và xếp vào hộp. Tiết 2 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập.( 3-4’) 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: Lắp ô tô tải. b. HS thực hành: * Hoạt động 3: HS thực hành lắp ô tô tải. ( 18-20’) a. HS chọn chi tiết - HS chọn đúng và đủ các chi tiết. - GV kiểm tra giúp đỡ HS chọn đúng đủ chi tiết để lắp xe ô tô tải. b Lắp từng bộ phận: - GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ. - GV yêu cầu các em phải quan sát kỹ nội dung của từng bước lắp ráp. - GV nhắc nhở HS cần lưu ý các điểm sau: + Khi lắp sàn cabin, cần chú ý vị trí trên, dưới của tấm chữ L với các thanh thẳng 7 lỗ, thanh chữ U dài. + Khi lắp cabin chú ý lắp tuần tự theo thứ tự H.3a , 3b, 3c, 3d để đảm bảo đúng qui trình. - GV quan sát theo dõi, các nhóm để uốn nắn và chỉnh sửa. c. Lắp ráp xe ô tô tải - GV cho HS lắp ráp. - GV nhắc HS khi lắp các bộ phận phải chú ý: + Chú ý vị trí trong, ngoài của bộ phận với nhau. + Các mối ghép phải vặn chặt để xe không bị xộc xệch. - GV theo dõi và uốn nắn kịp thời những HS, nhóm còn lúng túng. * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập. ( 5-6’) - GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm thực hành - GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS. - Nhắc HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp. 3. Nhận xét- dặn dò: - Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS. -Chuẩn bị dụng cụ học tập. - HS chọn chi tiết. - HS đọc ghi nhớ SGK. - Lắng nghe. - HS làm cá nhân, nhóm. - HS lắp ráp các bước trong SGK . - HS trưng bày sản phẩm. - HS dựa vào tiêu chuẩn trên để đánh giá sản phẩm. - Cả lớp. Toán buổi chiều : LUYỆN TẬP - Hướng dẫn HS ôn kiến thức về số tự nhiên - Hướng dẫn HS làm bài tập. + HS yếu: làm VBT + HS khá giỏi: Làm BT 2, 5 - GV chấm chữa _________________________________________________________________ Thứ sáu ngày tháng 4 năm 2013 Toán: ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN I. Mục tiêu: 1.KT,KN :Giúp HS ôn tập về : - Biết đặt tính và thực hiện cộng, trừ các số tự nhiên - Vận dụng các tính chất của phép cộng để tính thuận tiện. - Giải được bài toán liên quan đến phép cộng và phép trừ. 2.TĐ : Rèn tính cẩn thận khi làm bài II. Chuẩn bị: Bảng nhóm III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ: (3-4’) - Nhận xét, ghi điểm B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: (1’) 2. Hướng dẫn HS luyện tập: (30-32’) Bài 1(dòng 1,2): Cho HS nêu yc bài - Nhận xét, chốt kết quả đúng Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu của bài - Nhận xét, chốt kết quả đúng Bài 4(dòng 1): Cho HS nêu yêu cầu của bài YC HS áp dụng các tính chất của phép cộng đề thực hiện theo cách thuận tiện - Chữa bài, yêu cầu HS nói rõ đã áp dụng TC nào đề tính Bài 5: Gọi HS đọc đề toán - Nhận xét, chốt kết quả đúng C. Củng cố, dặn dò: (1-2’) - Nhận xét tiết học. - 2 em chữa bài 2 Bài 1(dòng 1,2): - Nêu yêu cầu của bài. + HS tự làm bài, 1 số em lên bảng chữa bài. a) 6195 47836 2785 5409 8980 53245 b) 5342 29041 4185 5987 1157 23054 + Lớp nhận xét -Bài 2: Nêu yêu cầu của bài + 2 em nhắc lại cách tìm số hạng và số bị trừ chưa biết. + Lớp tự làm bài, 2 em lên bảng làm x + 126 = 480 x = 480 – 126 x = 354 x – 209 = 435 x = 435 + 209 x = 644 Bài 4(dòng 1): - Nêu yêu cầu của bài + HS làm bài vào vở, 2 em lên bảng làm. Chẳng hạn: a) 1268 + 99 + 5001 = 1268 + (99 + 5001) = 1268 + 600 = 1868 Áp dụng tính chất kết hợp. - -Bài 5: Đọc đề, phân tích đề + HS làm vào vở. 1 em lên bảng giải Giải: Trường Tiểu học Thắng Lợi quyên góp được số vở là: 1475 – 184 = 1291 ( quyển ) Cả hai trường quyên góp được số vở là: 1475 + 1291 = 2766 ( quyển ) Đáp số: 2766 quyển vở - Lớp nhận xét Tập làm văn: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT I. Mục tiêu: 1.KT,KN : - Nhận biết được đoạn văn và ý chính của từng đoạn trong bài văn tả con chuồn chuồn nước (BT1); biết sắp xếp các câu cho trước thành một đoạn văn (BT2); bước đầu viết được một đoạn văn có câu mở đầu cho sẵn (BT3). 2.TĐ : Biết chăm sóc và bảo vệ 1số con vật nuôi trong gia đình II. Chuẩn bị: - Bảng phụ viết các câu văn ở BT 2. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Bài mới. 1. GT bài. (1’) 2. HD – HS làm bài tập. (30-35’) Bài 1: Cho HS đọc YC bài tập. - Giao việc: - Cho HS làm bài. - Nhận xét và chốt lời giải đúng: + Đ1: Từ đầu-> Phân vân.( Tả ngoại hình của chú chồn chuồn nước là đậu một chỗ.) + Đ2: Phần còn lại.(Tả chú chuồn chuồn lúc tung cánh bay, kết hợp tả cảnh đẹp của thiên nhiên.) Bài 2: Cho HS đọc YC bài tập. - Giao việc: - Cho HS làm bài. Treo bảng phụ. - Nhận xét và chốt lời giải đúng: b-a-c. Bài 3: Cho HS đọc YC bài tập. - Giao việc: - Cho HS làm bài. GV dán bảng tranh ảnh con gà trống cho HS quan sát. - Nhận xét và khen ngợi những HS đúng YC và hay. C. Củng cố - Dặn dò: (1-2’) - Nhận xét giờ học. -Bài 1: 2 HS đọc. - Làm bài cá nhân: Đọc bài con chuồn chuồn nước, tìm đoạn văn, tìm ý chính của mỗi đoạn. - Trình bày-> Nhận xét bài của bạn. -Bài 2: 2 HS đọc. - Làm bài cá nhân. 1 HS lên bảng làm. - Một số HS trình bày-> Nhận xét bài của bạn. -Bài 3: 1HS đọc. - Làm bài cá nhân. - Một số HS trình bày-> Nhận xét bài của bạn. Toán buổi chiều: LUYỆN TẬP - Hướng dẫn HS ôn kiến thức các dấu hiệu chia hết cho 2;3;5;9. HSG nắm thêm dấu hiệu chia hết cho 4;6 - Hướng dẫn HS làm bài tập. + HS yếu: làm VBT, ôn bảng cửu chương + HS khá giỏi: Làm BT 4, 5 - GV chấm chữa ___________________________________________ Tiếng Việt buổi chiều: LUYỆN TẬP - Hướng dẫn HS củng cố nội dung bài tập chính tả : Cách phân biết thanh hỏi và thanh ngã + Ví dụ : mỉ - mĩ ( cải – cãi; bảo – bão; ...) + tỉ mỉ - mĩ miều, tuyệt mĩ - Thi tìm các từ láy có thanh hỏi, thanh ngã + VD : lủng củng, tỉ mỉ, rã rời, ngoan ngoãn - HSG đặt câu với 1 số từ tìm được. - GV nhận xét ********************************************************************
Tài liệu đính kèm: