Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần số 16 năm 2010

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần số 16 năm 2010

TUẦN 16

Ngày soạn: 9.12.2010

Ngày dạy: Thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 2010

Tập đọc

KÉO CO

I. Mục tiêu

1. đọc trôi chảy, trơn tru toàn bài.Biết đọc bài văn kể về trò chơi kéo cocuar dân tộc với giọng sối nổi, hào hứng.

2. Hiểu các từ ngữ trong bài.

Hiểu tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đát nước ta rất khác nhau. Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.

II. Đồ dùng dạy học- Tranh minh hoạ nội dung truyện.

 

doc 18 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 551Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần số 16 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Ngày soạn: 9.12.2010
Ngày dạy: Thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 2010
Tập đọc
Kéo co
I. Mục tiêu	
1. đọc trôi chảy, trơn tru toàn bài.Biết đọc bài văn kể về trò chơi kéo cocuar dân tộc với giọng sối nổi, hào hứng.
2. Hiểu các từ ngữ trong bài.
Hiểu tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đát nước ta rất khác nhau. Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học- Tranh minh hoạ nội dung truyện.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ(3)
- Đọc thuộc lòng bài thơ Tuổi ngựa.- Nêu ND.
2.Bài mới(30)
A. Giới thiệu bài:
B. Hướng dẫn kuyện đọc và tìm hiểu bài:
a, Luyện đọc:
- Chia đoạn: 3 đoạn.
+ Đoạn 1 : từ đầu..ấy thắng.
+ Đoạn 2 : tiếp.xem hội
+ Đoạn 3 : còn lại.
- Tổ chức cho HS đọc đoạn.
- GV giúp HS hiểu nghĩa một số từ khó, sửa phát âm, ngắt giọng cho HS.
- GV đọc mẫu.
b, Tìm hiểu bài:
- Qua phần đầu bài em hiểu cách chơi kéo co như thế nào?
- Tổ chức cho HS thi giới thiệu về cách chơi kéo co ở làng Hưu Trấp.
- Nhận xét.
- Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?
- Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui?
- Ngoài trò chơi kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian nào khác?
c, Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm:
- GV giúp HS tìm được giọng đọc phù hợp.
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm.
- Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò(5)
- Kể lại cách chơi kéo co rất đặc biệt cho mọi người nghe.- Chuẩn bị bài sau.
- HS đọc bài.
- HS chia đoạn.
- HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp 2-3 lượt.
- HS đọc trong nhóm3.
- 1-2 HS đọc toàn bài.
- HS chú ý nghe GV đọc mẫu.
- Kéo co có hai đội, số người ở hai đội bằng nhau, thành viên mỗi đội ôm chặt vào lưng nhau, hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau, thành viên hai đội cũng có thể nắm chung một sợi dây dài. Kéo co phải đủ 3 keo...
- HS thi giới thiệu về cách chơi kéo co ở làng Hưu Trấp.
- Đó là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng, số lượng mỗi bên không hạn chế,...
- Vì có đông người tham gia, không khí ganh đua rất sôi nổi,...
- Thi đấu vật , thi nấu cơm, ...
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS tham gia thi đọc diễn cảm.
------------------------------------------ 
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: - Thực hiện phép chia cho số có hai chữ số.- Giải bài toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ(3)
- Chữa bài tập luyện thêm (nếu có).
2. Bài mới(30)
A. Giới thiệu bài. Ghi đầu bài.
B. Hướng dẫn HS luyyện tập.
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2: 
- Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3:
- Hướng dẫn xác định yêu cầu của bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 4: Sai ở đâu?
MT: Rèn kĩ năng thực hiện chia cho số có hai chữ số.
- Chữa bài, nhận xét
3. Củng cố, dặn dò(5)
- Hướng dẫn luyện tập thêm.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng kàm bài.
- HS nêu lại cách thực hiện chia.
4725 15 4674 82 4935 44
022 574 053
 075 315 00 57 095 112
 00 07
- HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài.
- HS tóm tắt và giải bài toán.
Bài giải: 
Dùng hết 1050 viên gạch hoa thì lát được: 
 1050 : 25 = 42 ( m2)
 Đáp số: 42 m2.
- HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài.
- HS tóm tắt và giải bài toán:
Bài giải:
 Cả 3 tháng đội đó làm được:
 855 + 920 + 1350 = 3125 ( sản phẩm)
Cả 3 tháng trung bình mỗi người làm được:
 3125 : 25 = 129 (sản phẩm)
 Đáp số: 129 sản phẩm.
- HS làm bài.
--------------------------------------------- 
Chính tả
Kéo co
 I. Mục tiêu:
- Nghe-viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Kéo co.
- Tìm và viết đúng những tiếng có âm, vần dễ lẫn (r/d/gi, ât/âc) đúng với nghĩa đã cho.
II. Đồ dùng dạy học:- Giấy A4 đề làm bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ(3)
- Tìm đọc 5-6 từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng tr/ch?- Nhận xét.
2. Bài mới(30)
A. Giới thiệu bài:
B. Hướng dẫn học sinh nghe – viết:
- GV đọc đoạn viết.
- GV lưu ý HS cách trình bày bài, cách viết tên riêng, những từ dễ viết sai.
- GV đọc cho HS viết bài.
- Thu một số bài, chấm, nhận xét, chữa lỗi.
C. Hướng dẫn luyện tập.
Bài 2a: Tìm và viết các từ ngữ chứa tiếng có các âm đầu là r/d/gi có nghĩa (như đã cho)
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Chữa bài, chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò(5)
- Luyện viết thêm ở nhà.- Chuẩn bị bài sau.
- HS tìm và nêu.
- HS nghe đoạn viết.
- HS đọc lại đoạn viết.
- HS luyện viết các tên riêng, các từ dễ viết sai, lẫn: Hữu Trập, Quế Võ, Bắc Ninh, Tĩnh Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phú, ganh đua, khuyến khích.
- HS nghe đọc – viết bài.
- HS chữa lỗi trong bài của mình.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài:
+ Các từ ngữ: nhảy dây, mưa rơi, giao bóng (bóng bàn, bóng chuyền)
---------------------------------------------- 
Chiều
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sin rèn kĩ năng:
- Thực hiện phép chia cho số có hai chữ số - Giải bài toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ(3)
- Chữa bài tập luyện thêm 
2. Bài mới(30)
A. Giới thiệu bài. Ghi đầu bài.
B. Hướng dẫn HS luyyện tập.
Bài 1: 
MT: Rèn kĩ năng giải toán có lời văn có chia cho số có hai chữ số.
- Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của bài.
- Chữa bài, nhận xét
Bài 2:
- Hướng dẫn xác định yêu cầu của bài.
- Chữa bài, nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò(5)
- Hướng dẫn luyện tập thêm.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài.
- HS tóm tắt và giải bài toán.
Bài giải: 
Dùng hết 1050 viên gạch hoa thì lát được: 
 1050 : 25 = 42 ( m2)
 Đáp số: 42 m2.
- HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài.
- HS tóm tắt và giải bài toán:
Bài giải:
 Cả 3 tháng đội đó làm được:
 855 + 920 + 1350 = 3125 ( sản phẩm)
Cả 3 tháng trung bình mỗi người làm được:
 3125 : 25 = 129 (sản phẩm)
 Đáp số: 129 sản phẩm.
--------------------------------------------- 
Tập đọc
Luyện đọc: Kéo co
I. Mục tiêu:	
1. Đọc trôi chảy, trơn tru toàn bài.Biết đọc bài văn kể về trò chơi kéo cocuar dân tộc với giọng sối nổi, hào hứng.
2. Hiểu các từ ngữ trong bài.
 Hiểu tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đát nước ta rất khác nhau. Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học:- Tranh minh hoạ nội dung truyện.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ(3)
- Đọc thuộc lòng bài thơ Tuổi ngựa.
- Nêu nội dung bài.
2.Bài mới(30)
A. Giới thiệu bài:
B. Hướng dẫn kuyện đọc và tìm hiểu bài:
a, Luyện đọc:
- Chia đoạn: 3 đoạn.
+ Đoạn 1 : từ đầu..ấy thắng.
+ Đoạn 2 : tiếp.xem hội
+ Đoạn 3 : còn lại.
- Tổ chức cho HS đọc đoạn.
- GV giúp HS hiểu nghĩa một số từ khó, sửa phát âm, ngắt giọng cho HS.
- GV đọc mẫu.
b, Tìm hiểu bài:
- Qua phần đầu bài em hiểu cách chơi kéo co như thế nào?
- Tổ chức cho HS thi giới thiệu về cách chơi kéo co ở làng Hưu Trấp.
- Nhận xét.
- Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?
- Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui?
- Ngoài trò chơi kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian nào khác?
c, Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm:
- GV giúp HS tìm được giọng đọc phù hợp.
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm.
- Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò(5)
- Kể lại cách chơi kéo co rất đặc biệt cho mọi người nghe.- Chuẩn bị bài sau.
- HS đọc bài.
- HS chia đoạn.
- HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp 2-3 lượt.
- HS đọc trong nhóm3.
- 1-2 HS đọc toàn bài.
- HS chú ý nghe GV đọc mẫu.
- Kéo co có hai đội, số người ở hai đội bằng nhau, thành viên mỗi đội ôm chặt vào lưng nhau, hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau, thành viên hai đội cũng có thể nắm chung một sợi dây dài. Kéo co phải đủ 3 keo...
- HS thi giới thiệu về cách chơi kéo co ở làng Hưu Trấp.
- Đó là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng, số lượng mỗi bên không hạn chế,...
- Vì có đông người tham gia, không khí ganh đua rất sôi nổi,...
- Thi đấu vật , thi nấu cơm, ...
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS tham gia thi đọc diễn cảm.
------------------------------------------ 
Lịch sử
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược mông - nguyên
I. Mục tiêu:
- Dưới thời Trần, 3 lần quân Mông Nguyên sang xâm lược nước ta.
- Quân dân nhà Trần: nam-nữ, già-trẻ đều đồng lòng đánh giặc bảo về Tổ quốc.
- Trân trọng truyền thống yêu nước và giữ nước của ông cha nói chung và quân dân nhà Trần nói riêng.
II. Đồ dùng dạy học:- Hình sgk- Phiếu học tập của học sinh.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ(3)
- Nhà Trần đã làm gì để phát triển nông nghiệp?
- Đê điều dưới thời nhà Trần được chú trọng như thế nào?
- Nhận xét.
2. Bài mới(30)
A. Giới thiệu bài:Ghi đầu bài.
B. Dạy bài mới.
*Hoạt động 1 : Quyết tâm đánh giặc Mông-Nguyên của quân dân nhà Trần.
- Tổ chức cho HS làm việc với phiếu học tập.
- Dựa vào phiếu, em hãy trình bày tinh thần quyết tâm đánh giặc Mông-Nguyên của quân dân nhà Trần?
* Hoạt động 2: Quyết định của nhà Trần:
- Yêu cầu đọc nội dung sgk.
- Viậc quân dân nhà Trần ba lần rút quân khỏi Thăng Long là đúng hay sai? Vì sao?
* Hoạt động 3: Noi gương anh hùng dân tộc:
- Kể tấm gương quyết tâm đánh giặc của Trần Quốc Toản.
3. Củng cố, dặn dò(5)
- Tóm tắt nội dung bài.- Chuẩn bị bài sau.
- Hát
- HS nêu.
- HS làm việc với phiếu học tập:
- HS trình bày về tinh thần quyết tâm đánh giặc của quân dân nhà Trần.
- HS đọc sgk.
- Dúng vì thế giặc mạnh hơn ta, ta rút quân là để kéo dài thời gian, giặc sẽ yếu dần đi vì xa hậu phương.
- HS thi kể về nhân vật lịch sửTrần Quốc Toản.
-------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 10.12.2010
Ngày dạy: Thứ ba ngày 14 tháng 12 năm 2010
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: đồ chơi - trò chơi.
I. Mục tiêu:
- Biết một số trò chơi rèn luyện sức mạnh, sự khéo léo, trí tuệ của con người.
- Hiểu nghĩa một số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến chủ điểm. Biết sử dụng những thành ngữ, tục ngữ đó trong những tình huống cụ thể.
II. Đồ dùng dạy học:- Một số tờ phiếu bài 1,2.- Tranh ảnh về trò chơi ô ăn quan, nhảy lò cò.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ (2)
2. Kiểm tra bài cũ(3)
- Khi đặt câu hỏi cần chú ý điều gì?- Nhận xét.
3.Bài mới(30)
A. Giới thiệu bài:
B. Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài 1:
- GV giới thiệu cách chơi một số trò chơi HS chưa biết.
- Tổ chức cho HS làm việc theo cặp.
- Nhận xét.
Bài 2:
- Tổ chức cho HS thi theo nhóm.
- Nhận xét.
- HS nêu.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS chú ý nghe để biết cách chơi một số trò chơi lạ.
- HS trao đổi theo ... oa học
Không khí có những tính chất gì ?
I. Mục tiêu:
- Phát hiện ra một số tính chất của không khí bằng cách:
+ Quan sát để phát hiện màu, mùi, vị của không khí.
+ Làm thí nghiệm chứng minh không khí có hình dạng không nhất định, không khí có thể bị nén lại và giãn ra.
- Nêu một số ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí đối với đời sống.
II. Đồ dùng dạy học:- Hình sgk trang 64,65.
- Mỗi nhóm 8-10 quả bóng bay với hình dạng khác nhau. Dây chỉ hoặc chun để buộc bóng. Bơm tiêm, bơm xe đạp.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ(3)
- Lấy ví dụ chứng tỏ không khí có ở quanh ta và không khí có ở trong chỗ rỗng của các vật.
- Nhận xét.
2. Bài mới(30)
A. Giới thiệu bài. Ghi đầu bài.
B. Dạy bài mới.
a. Hoạt động 1 : Phát hiện màu, mùi, vị của không khí.
- Em có nhìn thấy không khí không?Tại sao?
- Dùng mũi ngửi, lưỡi nếm, em nhận thấy không khí có mùi gì, có vị như thế nào?
- Đôi khi ta ngửi thấy hương thơm hay mùi khó chịu, đó có phải là mùi của không khí không? Cho ví dụ?
- Kết luận; Không khí trong suốt không màu, không mùi, không vị.
b. Hoạt động 2: Chơi thổi bóng phát hiện hình dạng của không khí..
- Tổ chức cho HS thổi bóng theo4 nhóm- Yêu cầu: cùng thổi một số lượng bóng như nhau, nhóm nào thổi xong trước, bóng đủ căng không bị vỡ – nhóm thắng cuộc.
- GV nhận xét khen ngợi HS.
- Yêu cầu mô tả hình dạng của các quả bóng vừa thổi được.
- Cái gì ở trong quả bóng và làm cho chúng có hình dạng như vậy?
- Không khí có hình dạng nhất định không?
- Kết luận: Không khí không có hình dạng nhất định mà có hình dạng của toàn bộ khoảng trống bên trong vật chứa nó.
c. Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất bị nén và giãn ra của không khí.
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm:
- Yêu cầu đọc mục:Quan sát sgk.- Nhận xét.
- Yêu cầu nối tiếp trả lời câu hỏi sgk.
+ Tác động lên chiếc bơm như thế nào để chứng minh không khí có thể bị nén lại và giãn ra?
+ Ví dụ ứng dụng 1 số tính chất của không khí trong đời sống.
3. Củng cố, dặn dò(5) - Chuẩn bị bài sau.
- HS lấy ví dụ.
- Không nhìn thấy không khí.Vì không khí trong suốt không màu.
- Không khí không có mùi, không có vị.
- Mùi thơm hay mùi khó chịu là mùi của các chất khác có trong không khí.
- VD: mùi nước hoa, mùi của rác thải,..
- HS chơi trò chơi thổi bóng theo nhóm.
- Các nhóm trưng bày số bóng thpooir được của nhóm mình.
- HS mô tả hình dạng của các quả bóng.
- Không khí ở bên trong những quả bóng.
- Không khí không có hình dạng nhất định.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS quan sát hình vẽ mô tả hiện tượng xảy ra ở hình 2b,c.
- Các nhóm bào cáo:
+ 2b: Dùng tay ấn thân bơm sâu vào trong vỏ bơm tiêm.
+ 2c: Thả tay ra, thân bơm sẽ về vị trí ban đầu. 
Không khí có thể bị nén lạ (2b) hoặc giãn ra (2c).
- HS làm thử trên bơm tiêm hoặc bơm xe đạp.
- HS lấy ví dụ:làm bơm tiêm, bơm xe đạp,...
-------------------------------------------------- 
đạo đức
Yêu lao động
I. Mục tiêu:- Bước đầu biết được giá trị của lao động.
- Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.- Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động.
II. Tài liệu, phương pháp:- Sgk, một số đồ dùng phục vụ trò chơi đóng vai.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ(3)
- Kể một vài việc thể hiện biết ơn thầy cô giáo.
2. Bài mới(25)
A. Giới thiệu bài:
B. Dạy bài mới.
a. Hoạt động 1 : Đọc truyện Một ngày của Pê-chi-a.- GV đọc truyện.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 3 theo các câu hỏi sgk.
- GV và HS trao đổi.
 Kết luận: Cơm ăn, áo mặc, sách vở,... đều là sản phẩm của lao động. Lao động đem lại cho con người niềm vui và giúp cho con người sống tốt hơn.
b. Hoạt động 2: Bài 1: thảo luận nhóm
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
- GV nhận xét.
c. Hoạt động 3: Bài 2: Đóng vai.
- Tổ chức cho HS thảo luận theo 4 nhóm.
- Nội dung: N1,3 thảo luận theo tranh a.
 N2,4 thảo luận theo tranh b.
- Các nhóm thảo luận để đóng vai:
+ Cách ứng xử có phù hợp không?Vì sao?
+ Ai có cách ứng xử khác?
- GV và cả lớp nhận xét.
3. Củng cố- Dặn dò(5)
- Chuẩn bị nội dung thức hành cho tiết sau.
- HS kể.
- HS chú ý nghe.
- HS đọc hoặc kể lại câu chuyện.
- HS thảo luận nhóm 3 trả lời các câu hỏi sgk.
- Các nhóm trình bày.
- HS thảo luận nhóm .
- Các nhóm trình bày: những biểu hiện của yêu lao động, lười lao động.
- HS thảo luận nhóm về các nội dung theo yêu cầu để chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm đóng vai.
- HS cùng trao đổi về cách ứng xử trong mỗi tình huống.
-------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 13.12.2010
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 17 tháng 12 năm 2010
Toán
Chia cho số có ba chữ số
I. Mục tiêu
 Giúp học sinh biết thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có ba chữ số.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ(3)
- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS.
3. Bài mới(30)
A. Giới thiệu bài : Ghi đầu bài.
B. Dạy bài mới.
a. Trường hợp chia hết:
- Phép tính: 41535 : 195 = ?
- Hướng dẫn HS đặt tính vài tính.
b.Trường hợp chia có dư:
- Phép tính: 80120 : 245 = ?
- Hướng dẫn học sinh đặt tính và tính.
c. Thực hành:
MT: Rèn kĩ năng thực hiện chia cho số có ba chữ số.
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2: Tìm x:
- Yêu cầu xác định thành phần chưa biết.
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3:
- Hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu của bài.
- Chữa bài, nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò(5)
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS thực hiện đặt tính và tính theo hướng dẫn.
 41535 195
 0253 213
 0585
 000
+ Vậy : 41535 : 195 = 213
- HS thực hiện đặt tính và tính theo hướng dẫn.
+ Vậy : 80120 : 245 = 327
- HS nêu yêu cầu.
- HS đặt tính và tính vào vở, 2 HS lên bảng.
62321 307 
00921 203 81350 187
 0655 435
 0940
 015
- HS làm bài.
a. X x 405 = 86265
 X = 86256 : 405
 X = 213
b. 89658 : X = 293
 X = 89658 : 293
 X= 306
- HS làm bài.
 Tóm Tắt.
305 ngày : 49410 sản phẩm.
 1 ngày : .sản phẩm ?
 Bài giải : 
Trung bình mỗi ngày nhà máy sản xuất được số sản phẩm là :
 49410 : 305 = 162 ( sản phẩm)
 Đáp số : 162 sản phẩm
----------------------------------------------------- 
Tập làm văn
Luyện tập miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu:
- Dựa vào dàn ý đã lập ở tiết trước, HS viết được một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
II. Đồ dùng dạy học:- Dàn ý bài văn miêu tả đồ chơi .
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ (3)
2. Kiểm tra bài cũ(3)
- Giới thiệu trò chơi, lễ hội ở quê em. N.xét.
3. Bài mới(30)
A. Giới thiệu bài:
B. Hướng dẫn HS chuẩn bị viết bài:
a, Hướng dẫn nắm vững yêu cầu của bài:
- Đề bài: Tả một đồ chơi mà em thích
- Gợi ý sgk.
b, Hướng dẫn xây dựng kết cấu ba phần của bài:
+ Mở bài
+ Thân bài
+ Kết bài
C. Viết bài.
- GV quan sát nhắc nhở HS tập trung viết bài
- GV quy định rõ thời gian viết bài.
4. Củng cố, dặn dò(5)
- Thu bài viết của học sinh.- Chuẩn bị tiết sau.
- HS giới thiệu.
- HS đọc đề bài.
- HS đọc các gợi ý sgk, xác định được yêu cầu của đề.
- HS đọc mẫu sgk, 1 HS đọc mở bài của mình.
-HS đọc mẫu sgk, dựa vào dàn ý nói phần thân bài của mình.
- HS trình bày kết bài của mình theo cách mở rộng hoặc không mở rộng.
- HS viết bài vào vở.
- HS nộp bài.
------------------------------------------------- 
Chiều	 Tập làm văn
Luyện tập: miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu:
- Dựa vào dàn ý đã lập ở tiết trước, HS viết được một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
II. Đồ dùng dạy học:- Dàn ý bài văn miêu tả đồ chơi .
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ (3)
2. Kiểm tra bài cũ(3)
- Giới thiệu trò chơi hoặc lễ hội ở quê em.
3. Bài mới(30)
A. Giới thiệu bài:
B. Hướng dẫn HS chuẩn bị viết bài:
a, Hướng dẫn nắm vững yêu cầu của bài:
- Đề bài: Tả một đồ chơi mà em thích
- Gợi ý sgk.
b, Hướng dẫn xây dựng kết cấu ba phần của bài:
+ Mở bài+ Thân bài+ Kết bài
C. Viết bài.
- GV quan sát nhắc nhở HS tập trung viết bài
- GV quy định rõ thời gian viết bài.
4. Củng cố, dặn dò(5)
- Thu bài viết của học sinh.- Chuẩn bị tiết sau.
- HS giới thiệu.
- HS đọc đề bài.
- HS đọc các gợi ý sgk, xác định được yêu cầu của đề.
- HS đọc mẫu sgk, 1 HS đọc mở bài của mình.
-HS đọc mẫu sgk, dựa vào dàn ý nói phần thân bài của mình.
- HS trình bày kết bài của mình theo cách mở rộng hoặc không mở rộng.
- HS viết bài vào vở.
- HS nộp bài.
------------------------------------------------ 
Khoa học
Không khí gồm những thành phần nào?
I. Mục tiêu:
- Làm thí nghiệm xác định 2 thành phần chính của không khí là khí ô xi duy trì sự cháy và khí ni tơ không duy trì sự cháy.
- Làm thí nghiệm chứng minh trong không khí còn có những thành phần khác.
II. Đồ dùng dạy học:- Hình sgk trang 66,67.
- Đồ dùng làm thí nghiệm: lọ thuỷ tinh,nến, chậu thuỷ tinh, vật liệu để kê.- Nước vôi trong.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ(3)
- Nêu tính chất của không khí?- Nhận xét.
2. Bài mới(30)
A. Giới thiệu bài : Ghi đầu bài.
B. Dạy bài mới.
a. Hoạt động 1 : Xác định thành phần chính của không khí:
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm.- Kết luận sgk.
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số thành phần khác của không khí:
- Cho HS quan sát nước vôi trong.
- Yêu cầu: bơm không khí vào lọ nước vôi trong và quan sát hiện tượng xảy ra.
- Kết luận: Không khí gồm có hai thành phần chính là khí ô xi và khí ni tơ, ngoài ra trong không khí còn chứa khí các bô níc, bụi vi khuẩn,...
3. Củng cố, dặn dò(5)
- Nêu mục Bạn cần biết.- Chuẩn bị bài sau.
- HS nêu.
- HS thảo luận theo nhóm.
- HS các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+ Không khí gồm hai thành phần chính: Ô xi duy trì sự cháy, Ni tơ không duy trì sự cháy.
- HS quan sát cốc nước vôi trong đã chuẩn bị
- HS thực hiện yêu cầu: bơm không khí vào trong cốc nước vôi trong.
- HS quan sat hiện tượng xảy ra và nêu nhận xét.
---------------------------------------------------- 
Sinh hoạt
Sơ kết tuần
I. Chuyên cần.
Nhìn chung các em đi học đều, trong tuần không có bạn nào bỏ học hay nghỉ học không lý do. 
II. Học tập.- Giờ truy bài còn mất trật tự. Một số bạn còn thiếu đồ dùng học tập.
III. Đạo đức.- Ngoan ngoãn lễ phép.
IV. Các hoạt động khác.- Thể dục đều đặn, có kết quả tốt.Vệ sinh lớp học, sân trờng sạch sẽ.
V. Phương hướng tuần tới. Thi đua học tốt giữa các tổ.- Rèn chữ đẹp vào các buổi học.

Tài liệu đính kèm:

  • docT16.doc