TUẦN 17:
Thứ năm ngày 13 tháng 12 năm 2012
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 84: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 5
I. Mục tiêu:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 5.
- Biết kết hợp dấu hiệu chia hết cho 2 với dấu hiệu chia hết cho 5. Bài 1, bài 4-(tr95)
TUẦN 17: Thứ năm ngày 13 tháng 12 năm 2012 BUỔI 1: Toán: Tiết 84: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 5 I. Mục tiêu: - Biết dấu hiệu chia hết cho 5. - Biết kết hợp dấu hiệu chia hết cho 2 với dấu hiệu chia hết cho 5. Bài 1, bài 4-(tr95) II. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - Nêu các dấu hiệu chia hết cho 2? - Nhận xét đánh giá. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - HS nêu ý kiến.gbhfvgh 2. Dấu hiệu chia hết cho 5: - Yêu cầu h/s tìm các ví dụ về số chia hết cho 5? - Các số nào không chia hết cho 5? - Em nhận xét gì về các số chia hết cho 5? - Số nào không chia hết cho 5? - HS nêu ví dụ: + 50; 55; 25; 20;.. + 43 ;44; 78; 79; ... - Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5. - Các số không có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì không chia hết cho 5. 3. Bài tập: Bài 1: - Yêu cầu h/s làm bài. - HS làm bài nháp. - Gọi h/s nêu kết quả. - Trình bày miệng. a. 35; 660; 3000; 945. b.8; 57; 4674; 5553. Bài 2: - Bài yêu cầu gì? - Cần tìm số có dấu hiều thế nào? - Số đó có thể chia hết cho 5, lớn hơn 150, bế hơn 160. - Yêu cầu h/s làm bài. - HS làm bài. - GV nhận xét chữa bài. a. 150< 155<160 b. 3575 < 3580 < 3585 c. 335; 340 ;345; 355; 360 Bài 3: - Yêu cầu h/s làm bài. - HS làm bài. - GV nhận xét. 750 ; 705. Bài 4: - Nêu dấu hiêu chia hết cho 2, 5? - HS nêu ý kiến. - Cho h/s làm bài. - HS làm bài. - GV nhận xét chữa bài. a. 660; 3000. C. Củng cố dặn dò: - Nêu dấu hiệu chia hết cho 5? - Dặn h/s học thuộc dấu hiệu chia hết cho 2 và chia hết cho5. b. 35 ; 945. ____________________________________ Luyện từ và câu: Tiết 34: VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ? I. Mục tiêu: - Nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? (ND Ghi nhớ). - Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai làm gì? Theo yêu cầu cho trước, qua thực hành luyện tập (mục III). -** HS khá, giỏi nói được ít nhất 5 câu kể Ai làm gì? tả hoạt động của các nhân vật trong tranh (BT3, mục III). II. Đồ dùng dạy học: - 3 câu kể Ai làm gì tìm được BT1. - Bảng phụ viết đoạn văn BT - III.1. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - Thế nào là câu kể? - 2,3 h/s đọc, trình bày. - GV nhận xét chung. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Phần nhận xét: - Đọc đoạn văn và 4 yêu cầu? - HS đọc. - Tổ chức h/s trao đổi các yêu cầu. - HS thực hiện. - Gọi h/s trình bày: - GV đưa 3 câu đã chuẩn bị lên bảng. - Lần lượt từng yêu cầu, trao đổi. 1. Câu kể Ai làm gì? câu 1,2,3. - HS hoàn thành yêu cầu 2, 3? - GV cùng h/s nhận xét, chốt ý đúng: - Các nhóm nêu miệng và gạch chân bộ phận vị ngữ của câu: Câu Vị ngữ ý nghĩa của vị ngữ Câu1 Câu 2 Câu 3 đang tiến về bãi kéo về nườm nượp khua chiêng rộn ràng. Nêu hoạt động của người, của vật trong câu. - Yêu cầu 4. - Ý b là ý đúng. 3. Ghi nhớ: - 2 h/s đọc. 4. Phần luyện tập: Bài 1: GV đưa bài đã chuẩn bị lên bảng. - HS đọc yêu cầu suy nghĩ trả lời miệng. - Câu kể Ai làm gì trong đoạn văn: - Câu 3, 4, 5, 6, 7. - Gạch 2 gạch dưới vị ngữ. - Lần lượt h/s lên bảng gạch. - GV cùng h/s nhận xét, chốt bài đúng. Bài 2: GV dán bảng nội dung bài. - HS đọc yêu cầu, lớp làm bài vào nháp. - Yêu cầu h/s làm bài. - Gọi h/s lên bảng chữa bài. - Đàn cò trắng bay lượn trên cánh đồng. - Bà em kể chuyện cổ tích. - Bộ đội giúp dân gặt lúa. - GV cùng h/s nhận xét, chốt lời giải đúng. - HS đọc lại bài. Bài 3: - HS đọc yêu cầu bài. - Yêu cầu h/s làm bài. - HS quan sát tranh, tự đặt 3-5 câu kể ai làm gì. Viết bài vào vở. - Gọi h/s đọc câu. - 1 số h/s đọc, lớp trao đổi , nhận xét bài. - GV chấm bài ở vở. - GV nhận xét chung. C. Củng cố dặn dò: - Vị ngữ trong câu kể nêu điều gì? - Nhận xét giờ học, dặn h/s chuẩn bị bài sau _________________________________ Tập làm văn: Tiết 34: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I. Mục tiêu: Nhận biết được đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn (BT1); viết được đoạn văn tả hình dáng bên ngoài, đoạn văn tả đặc điểm bên trong của chiếc cặp sách (BT2, BT3). II. Đồ dùng dạy học: - Một số kiểu mẫu cặp sách của h/s. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - Nêu cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật? - 1, 2 h/s đọc. - GV nhận xét chung. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Bài tập: Bài 1: - Đọc nội dung bài. - Đọc thầm đoạn văn. - Cả lớp đọc, trao đổi nhóm 3 câu hỏi. Gọi h/s trình bày. - Lần lượt từng câu, trao đổi trước lớp. - GV cùng lớp nhận xét chốt lời giải đúng. a. Cả 3 đoạn văn thuộc phần thân bài. b. Nội dung miêu tả từng đoạn: + Đoạn 1 tả gì? - Tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp. + Đoạn 2 tả gì? - Tả quai cặp và dây đeo. + Đoạn 3 tả gì? - Tả cấu tạo bên trong của chiếc cặp. c. Từ ngữ báo hiệu? - Đ1: Màu đỏ tươi. - Đ2: Quai cặp. - Đ3: Mở cặp ra. Bài 2: Đọc yêu cầu và các gợi ý. - GV nêu rõ yêu cầu bài. - GV theo dõi gợi ý. - HS viết vào nháp 1 đoạn văn miêu tả hình dáng bên ngoài chiếc cặp. - Gọi h/s trình bày. - Lần lượt h/s đọc, lớp trao đổi. - GV nhận xét chung. Bài 3: - GV nêu rõ yêu cầu. - Yêu cầu viết đoạn văn. - GV nhận xét. C. Củng cố dặn dò: - Muốn tả trong ngoài đồ vật cần làm thế nào? - Nhận xét tiết học, dặn h/s chuẩn bị bài sau. - 1, 2 h/s đọc yêu cầu và gợi ý. - Cả lớp viết 1 đoạn văn miêu tả bên trong chiếc cặp: Chiếc cặp mấy ngăn, vách ngăn được làm bằng gì, trông như thế nào, em đựng gì ở mỗi ngăn? - HS đọc đoạn vặn. ________________________________ Khoa học: Tiết 34: KIỂM TRA HỌC KÌ I ( Đề nhà trường ra) __________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 14 tháng 12 năm 2012 Toán: Tiết 85: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Giúp h/s: - Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5. - Nhận biết được số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 trong một số tình huống đơn giản. Bài 1, bài 2, bài 3(tr96) II. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - Nêu dấu hiệu chia hết cho 2; dấu hiệu chia hết cho 5? - HS nêu ý kiến. - GV nhận xét. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện tập: Bài 1: - Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 5? - Yêu cầu h/s làm bài. - Gọi h/s đọc bài làm. - GV cùng h/s nhận xét, trao đổi cách làm. - HS đọc yêu cầu, tự làm bài vào nháp, 2 h/s lên bảng chữa bài. a. Số chia hết cho2: 4568; 66814; 2050; 3576; 900; b. Số chia hết cho 5: 2050; 900; 2355. Bài 2: - Yêu cầu h/s làm bài vào vở nêu miệng kết quả. - GV nhận xét. - Cả lớp làm và nêu. a) 346; 478; 900; 806 b) 345; 580; 905 Bài 3: Yêu cầu h/s tự làm bài vào vở, chữa bài. - Cả lớp làm bài, 3 h/s lên bảng chữa bài. - GV cùng h/s chữa bài cùng trao đổi cách làm. a. 480; 2000; 9010; b. 296; 324 c. 345; 3995. Bài 4**: - Yêu cầu quan sát các số ở bài 3 rồi nêu nhận xét. - HS phát biểu. Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng là chữ số 0. C.Củng cố dặn dò: - Nêu dấu hiệu chia hết cho 2 và 5? - Nhận xét giờ học. _____________________________________ Chính tả: Tiết 17: MÙA ĐÔNG TRÊN RẺO CAO I. Mục tiêu: - Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng BT (2) a/b hoặc BT 3. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2a. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - Yêu cầu 1 h/s lên đọc những tiếng có âm đầu r/d/gi cho h/s khác viết. - 2 h/s lên bảng viết, lớp viết nháp. - GV nhận xét chung. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài : 2. Hướng dẫn nghe viết: - Đọc bài viết. - 1 h/s đọc, lớp theo dõi. - Cảnh đẹp mùa đông trên vùng cao có gì đẹp? - Đọc thầm và tìm từ còn hay viết sai, dễ lẫn? - HS nêu ý kiến. - Cả lớp thực hiện. - Yêu cầu viết các từ khó. - GV nhắc nhở h/s cách trình bày. - Lớp viết vào nháp, 1số h/s lên bảng viết. - GV đọc bài cho h/s viết. - HS viết bài vào vở. - Đọc bài phân tích từ khó. - HS soát lỗi trong bài. - GV chấm bài. 3. Bài tập: Bài 2(a): - HS đọc yêu cầu và đọc thầm nội dung. - HD h/s làm bài. - Cả lớp làm bài vào vở, 2 h/s làm bài bảng phụ. - GVcùng h/s nhận xét trao đổi, chốt bài đúng. - Loại nhạc cụ; lễ hội, nổi tiếng. Bài 3: - GV đưa bảng phụ đã chuẩn bị. - HS đọc yêu cầu, lớp làm bài vào nháp theo nhóm cùng bàn. - Gọi h/s làm bài. - GV cùng h/s nhận xét chung, chốt bài đúng. C. Củng cố dặn dò: - Người ở vùng cao cần làm gì để bảo vệ môi trường? - Nhận xét chung tiết học. - Giấc mộng; làm người; xuất hiện; nửa mặt; lấc láo; cất tiếng; lên tiếng; nhấc chàng; đất; lảo đảo; thật dài; nắm tay. _____________________________________ Âm nhạc: (Cô Trang soạn giảng) _______________________________________ Sinh hoạt lớp: SƠ KẾT TUẦN 17 I. Mục tiêu: - HS biết nhận ra những ưu điểm, tồn tại về mọi hoạt động trong tuần 17. - Biết phát huy những ưu điểm đã đạt được và khắc phục những tồn tại còn mắc phải trong tuần 17. - Hoạt động tập thể: Vui chơi múa hát tập thể. II. Các hoạt động chính: 1. Sinh hoạt lớp: - GV tổ chức cho các tổ trưởng nêu ý kiến nhận xét tổng kết chung các mặt học tập. - Lớp trưởng nêu ý kiến nhận xét chung. Nêu phương hướng phấn đấu của lớp trong tuần học mới. - HS trong lớp nêu bổ sung ý kiến bổ sung. - GV nhận xét chung, bổ sung cho phương hướng của lớp tuần 18. Tuyên dương học sinh chăm học. Rút kinh nghiệm cho h/s còn chậm tiến bộ. - Phát động phong trào thi đua noi gương chú bộ đội cụ Hồ chào mừng ngày 22-12. 2. Hoạt động tập thể: - Tổ chức cho h/s thực hiện tập các yêu cầu của đội viên chuẩn bị cho thi nghi thức đội viên. - GV theo dõi nhắc nhở h/s tham gia tập.
Tài liệu đính kèm: