Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần thứ 23

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần thứ 23

TUẦN 23:

Thứ năm ngày 24 tháng 1 năm 2013

BUỔI 1:

Toán:

Tiết 114: PHÉP CỘNG PHÂN SỐ ( TIẾT 2)

I.Mục tiêu:

- Biết cộng hai phân số khác mẫu số. (Bài 1 (a, b, c), bài 2 (a, b)) (tr127)

II. Các hoạt động dạy học:.

 

doc 7 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 419Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần thứ 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23:
Thứ năm ngày 24 tháng 1 năm 2013
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 114: PHÉP CỘNG PHÂN SỐ ( TIẾT 2)
I.Mục tiêu:
- Biết cộng hai phân số khác mẫu số. (Bài 1 (a, b, c), bài 2 (a, b)) (tr127)
II. Các hoạt động dạy học:.
A. Kiểm tra:
- Nêu cách cộng 2 p/s cùng mẫu ?
- Nhận xét đánh giá.
B. Dạy bài mới :
1. Hướng dẫn cộng hai phân số khác mẫu số:
- GV nêu ví dụ.
- Để tính số phần băng giấy 2 bạn đã lấy ta làm tính gì?
- Làm thế nào để có thể cộng hai phân số khác mẫu số?
- Yêu cầu h/s nhắc lại các bước tiến hành cộng hai phân số khác mẫu số.
- GV nhắc lại các bước cộng 2 phân số khác mẫu số.
2. Hướng dẫn thực hành :
Bài 1 : Áp dụng cách quy đồng mẫu số 2 phân số khác mẫu số để cộng 2 phân số khác mẫu số.
- HD h/s làm việc cá nhân.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: 
- GV hướng dẫn mẫu:
+ 
- GV hướng dẫn h/s nhận xét 2 mẫu số.
- Gọi h/s nêu miệng cách làm và kết quả.
Bài 3: 
- HD h/s tóm tắt và giải bài toán.
- Bài toán cho biết gì, hỏi gì ?
- Yêu cầu1 h/s lên bảng trình bày, lớp thực hiện cá nhân.
- GV theo dõi nhắc nhở.
- Chấm chữa bài.
C. Củng cố, dặn dò :
- Nêu cách cộng hai phân số khác mẫu số?
- Nhận xét tiết học. Dặn h/s học thuộc quy tắc cộng 2 phân số khác mẫu số.
- HS phát biểu.
- Phép cộng 2 phân số : + 
- Đưa về cách cộng 2 phân số cùng mẫu bằng cách quy đồng mẫu số 2 phân số.
- HS thực hiện quy đồng và cộng 2 phân số khác mẫu số.
+ = + = + =
- 1 số HS nhắc lại các bước cộng 2 phân số khác mẫu số.
- Nêu yêu cầu.
- HS làm việc cá nhân.
a) +=+=
b)  ; c) ; d) 
- HS theo dõi mẫu :
- Nhận xét về mẫu số của 2 phân số : 
21 : 7 = 3 nên chọn 21 là mẫu số chung.
+ ===
- Các phần khác h/s thực hiện tương tự.
a)  ; b)  ; c) ; d) 
- HS đọc yêu cầu bài tập.
Tóm tắt :
Giờ thứ nhất : quãng đường.
Giờ thứ hai : quãng đường.
Sau hai giờ : . . . quãng đường ?
Bài giải :
Sau hai giờ ô tô chạy được số phần quãng đường là : (quãng đường)
 Đáp số : quãng đường
- 2 h/s đọc quy tắc cộng 2 phân số.
______________________________________
Luyện từ và câu:
Tiết 46: MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁI ĐẸP
I. Mục tiêu:
- Biết được một số câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp (BT1); nêu được một trường
 hợp có sử dụng 1 câu tục ngữ đã biết (BT2); dựa theo mẫu để tìm được một vài từ ngữ tả mức độ cao của cái đẹp (BT3); đặt câu được với 1 từ tả mức độ cao của cái đẹp (BT4).
- HS khá, giỏi nêu ít nhất 5 từ theo yêu cầu của BT3 và đặt câu được với mỗi từ.
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung ở bài tập 1, 1 số tờ giấy khổ to để hs làm bài tập 3, 4.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Yêu cầu đọc đoạn văn sử dụng gạch đầu dòng.
- Nhận xét cho điểmm.
B. Dạy bài mới :
1. giới thiệu bài :
2. Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài1 :
- HD học sinh đánh dấu vào cột chỉ nghĩa thích hợp với từng câu tục ngữ ghi trên bảng phụ.
- GV chốt lại lời giải đúng.
Bài 2 :
- Gọi 1 h/s khá làm mẫu: nói trường hợp có thể dùng câu tục ngữ : 
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. 
- HD h/s nêu trường hợp dùng những câu tục ngữ khác.
- GV lưu ý h/s có những câu tục ngữ nghĩa trái ngược nhau, (điều đó chứng tỏ thực tế đời sống rất phong phú) như : Con lợn có béo thì lòng mới ngon và câu Tốt gỗ hơn tốt nước sơn nên nhiều khi không thể lấy một quan điểm có sẵn vận dụng vào một trường hợp cụ thể mà phải vận dụng một cách phù hợp vào trường hợp cụ thể.
Bài 3+4 :
- GV nhắc h/s như Mẫu, h/s cần tìm những từ ngữ có thể đi kèm với đẹp.
- Phát bảng phụ cho h/s trao đổi theo nhóm.
- Hướng dẫn nhận xét.
C. Củng cố dặn dò :
- Nhận xét tiết học, biểu dương h/s, nhóm h/s làm việc tốt.
- Yêu cầu h/s về nhà học thuộc lòng 4 câu tục ngữ, chuẩn bị mang đến lớp ảnh gia đình để làm bài tập 2 tiết sau.
- 2 h/s lên bảng đọc lại đoạn văn ghi lại cuộc nói chuyện giữa em và bố mẹ ( có sử dụng dấu gạch đầu dòng)
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS nêu ý kiến cá nhân.
- HS đánh dấu+ vào cột chỉ nghĩa thích hợp.
- HS nhẩm học thuộc các câu tục ngữ.
- HS đọc yêu cầu bài tập : nêu những trường hợp cụ thể có thể sử dụng câu tục ngữ.
- HS khá nêu mẫu.
- HS nêu những trường hợp có thể sử dụng 1 trong 4 câu tục ngữ.
- Nhận xét.
- Các em viết từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp, đặt câu vời từ ngữ đó.
- Đại diện các nhóm đọc kết quả.
- HS chữa bài vào vở.
Lời giải : các từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp : tuyệt vời, tuyệt diệu, tuyệt trần, mê hồn, kinh hồn, mê li, vô cùng, không tả xiết, khôn tả, như tiên, không tả được..
 _________________________________
Tập làm văn:
Tiết 46: ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI 
I. Mục tiêu :	
- Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng một đoạn văn nói về lợi ích của loài cây em biết (BT1, 2, mục III).
- Có ý thức bảo vệ cây xanh. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh, ảnh cây gạo, cây trám đen( Sưu tầm nếu có)
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Yêu cầu h/s lên bảng.
- GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1. Phân tích nhận xét.
- HD học sinh phân tích bài tập. 
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
2. Ghi nhớ:
- Yêu cầu đọc ghi nhớ.
3. Luyện tập:
Bài 1: 
- GV hướng dẫn h/s nhận xét, chốt lại lời giải đúng :
Bài Cây Trám đen có 4 đoạn, mỗi đoạn mở đầu ở chỗ lùi một chữ đầu dòng.
- Đoạn 1: Tả bao quát thân cây, cành cây, lá cây trám đem.
- Đoạn 2: Hai loại trám đen: Trám đen tẻ và trám đen nếp.
- Đoạn 3: ích lợi của trám đen.
- Đoạn 4: Tình cảm của người tả đối với cây trám đen.
Bài 2: 
- GV nêu yêu cầu và gợi ý.
- HD h/s nhận xét và góp ý.
- Yêu cầu h/s viết bài.
 Chấm một số bài viết.
C. Củng cố dặn dò:
- Gọi h/s đọc ghi nhớ của bài.
- Dặn h/s chuẩn bị bài sau.
- 2 h/s đọc lại bài văn tả một loài hoa hay thứ quả mà em thích.
- HS đọc y/c bài tập 1, 2, 3.
- Lớp đọc thầm bài Cây gạo.
- HS trao đổi nhóm 2, thực hiện yêu cầu bài tập 2, 3.
- HS nêu ý kiến.
- HS rút ra ghi nhớ, đọc.
- 2-4 h/s đọc ghi nhớ sgk.
- 1 h/s đọc nội dung bài tập, lớp đọc thầm bài Cây trám đen.
- HS làm việc cá nhân, xác định các đoạn và nội dung chính của từng đoạn.
- HS nêu ý kiến.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS viết đoạn văn.
- 1 số h/s khá đọc đoạn văn viết trước lớp.
________________________________
Khoa học:
Tiết 46: BÓNG TỐI
I. Mục tiêu:
- Nêu được bóng tối ở phía sau vật cản sáng khi vật này được chiếu sáng.
- Nhận biết được khi vị trí của vật cản sáng thay đổi thì bóng của vật thay đổi.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động:
- HD h/s quan sát H1 sgk.
- Yêu cầu h/s dự đoán xem bóng trên tường khi chiếu đèn pin.
- HS quan sát H1 sgk, dựa vào kinh nghiệm để biết : Mặt trời chiếu từ phía bên phải của hình vẽ.
- HS nêu ý kiến.
2. Hoạt động 1:Tìm hiểu về bóng tối.
* Mục tiêu : Nêu được bóng tối xuất hiện phía sau vật sáng khi được chiếu sáng. *Cách tiến hành :
+ Bước 1 : HS thực hiện thí nghiệm 1 sgk
+ Bước 2 : làm việc theo nhóm, trả lời câu hỏi sgk.
+ Bước 3: Ghi lại kết quả trên bảng lớp:
- Bóng tối xuất hiện ở đâu, khi nào ?
- Điều gì sẽ xảy ra khi đưa vật đến gần vật chiếu sáng ? Bóng của vật sẽ thay đổi như thế nào ?
3. Hoạt động 2 : Trò chơi hoạt hình.
* Mục tiêu : Củng cố vận dụng kiến thức đã học về bóng tối.
* Cách tiến hành :
HD h/s chơi trò chơi ô Xem bóng đoán vật.
- Chiếu bóng lên tường, y/c h/s chỉ lên tường và đoán xem là con vật gì ?
- GV nhận xét .
4. Củng cố dặn dò:
- Bóng tối xuất hiện khi nào ?
- Nhận xét tiết học. Dặn h/s học thuộc mục : Bạn cần biết và chuẩn bị bài sau.
- HS làm thí nghiệm sau :
+ Chiếu đèn pin, kiểm tra bóng trên tường.
- HS làm việc cá nhân sau đó trình bày dự đoán của mình.
- HS dựa vào gợi ý và câu hỏi sgk, làm việc nhóm.
- Bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi vật này được chiếu sáng.
- HS chơi trò chơi : Đoán vật
__________________________________________________________________ 
TUẦN 23:
Thứ sáu ngày 25 tháng 1 năm 2013
Buổi 1:
Toán:
Tiết 115: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu :	
- Rút gọn được phân số.
- Thực hiện được phép cộng hai phân số.( Bài 1, bài 2 (a, b), bài 3 (a, b)) (tr128)
II. Các hoạt động dạy học:
A .Kiểm tra bài cũ :
- Nêu cách cộng hai p/s cùng mẫu, khác mẫu ?
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài :
2. Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1 *: 
- GV ghi bảng : Tính 
 và 
- HD làm bài.
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 2 *: Củng cố về cộng 2 p/s khác mẫu số
- HD h/s làm bài.
- Theo dõi gợi ý h/s yếu. 
- Nhận xét bài.
Bài 3 : Củng cố cách rút gọn phân số.
- HD tương tự bài tập 2.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 4**: Áp dụng cách cộng p/s vào giải toán.
- HD tóm tắt và giải bài tập.
- Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ?
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
C. Củng cố dặn dò :
- Muốn cộng hai phân số cùng mẫu (khác mẫu)ta làm thế nào?
- Nhận xét tiết học. Dặn h/s chuẩn bị bài sau.
- HS đọc quy tắc.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- 2 h/s nêu quy tắc cộng 2 phân số cùng mẫu và khác mẫu số.
- Các phép tính khác, h/s làm việc cá nhân.
- HS nêu yêu cầu bài.
- 3 h/s lên bảng thực hiện, lớp nháp.
a, 
b, 
c, 
- HS nêu đầu bài.
- HS làm bài.
a. ....
- HS đọc đầu bài.
- Nêu cách thực hiện rồi làm bài.
Tóm tắt.
Đội viên tập hát : số đội viên của 
Đội viên đá bóng : Chi đội ?
Bài giải.
 Số đội viên của cả Chi đội :
 ( Đội viên)
 Đáp số : 29/35 đội viên.
____________________________________
Chính tả:
Tiết 23: CHỢ TẾT 
I. Mục tiêu:
- Nhớ-viết đúng bài CT; trình bày đúng đoạn thơ trích.
- Làm đúng BT CT phân biệt âm đầu, vần dễ lẫn (BT2).
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép bài 2.
III. Các hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra:
- Yêu cầu viết các từ: nức nở, lá trúc,..
- Nhận xét chữa lỗi.
 B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn nhớ viết:
- Tổ chức cho h/s ôn lại đoạn viết.
- Người đi chợ tết có điểm gì chung?
- Yêu cầu viết từ khó.
- GV lưu ý h/s cách trình bày thể thơ 8 chữ.
- Tổ chức cho h/s nhớ – viết bài.
- Theo dõi nhắc nhở h/s yếu, cho h/s T chép theo sách.
- GV thu một số bài, chấm, nhận xét.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Mẩu chuyện: Một ngày và một năm.
- Tổ chức cho h/s làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
C. Củng cố dặn dò:
- Kể lại mẩu chuyện vui: Một ngày và một năm.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS viết bảng.
- HS đọc thuộc lòng đoạn thơ.
- HS nêu ý kiến.
- HS viết từ khó vào bảng lớp, bảng con.
- HS lưu ý cách trình bày bài thơ: HS mở SGK quan sát đoạn thơ ghi nhớ.
- HS nhớ – viết bài.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài: sỹ, Đức, sung sướng, sao, bức, bức.
_____________________________________ 
Âm nhạc:
(Cô Trang soạn giảng)
_______________________________________
Sinh hoạt lớp:
SƠ KẾT TUẦN 23
I. Mục tiêu:
 - Học sinh biết nhận ra những ưu điểm, tồn tại về mọi hoạt động trong tuần 23.
 - Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải. 
 - Vui chơi, múa hát tập thể.
II. Các hoạt động:
1. Sinh hoạt lớp: 
 - Các tổ trưởng tự nêu các ưu điểm và nhược điểm tuần học 23 trong tổ. 
 - Lớp trưởng nêu nhận xét, ‏ý kiến về phương hướng phấn đấu tuần học 24.
 - Lớp nêu ý kiến bổ sung.
* GV nhận xét rút kinh nghiệm các ưu và nhược điểm của học sinh trong tuần 23.
* GV bổ sung cho phương hướng tuần 24: 
- Tiếp tục phát huy ưu điểm ở tuần 23 đã đạt được, khắc phục tồn tại cố gắng học tập tốt ở tuần 24.
- Tiếp tục thực hiện tự học và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
- Phát huy các đôi bạn cùng tiến.
2. Hoạt động tập thể:
- Tổ chức cho h/s thi đua đọc các bảng nhân chia và quy tắc toán. 
- GV theo dõi nhắc nhở các em tham gia tích cực.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 23 LOP 4.doc