TUẦN 28:
Thứ năm ngày 14 tháng 3 năm 2013
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 139: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Củng cố dạng toán tìm hai số biết tỏng và tỉ.
- Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.( Bài 1, bài 2) (tr148)
II. Các hoạt động dạy học:
TUẦN 28: Thứ năm ngày 14 tháng 3 năm 2013 BUỔI 1: Toán: Tiết 139: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Củng cố dạng toán tìm hai số biết tỏng và tỉ. - Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.( Bài 1, bài 2) (tr148) II. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - Nêu các bước giải bài toán dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số. - Nhận xét. B. Bài mới : 1. Giới thiệu : 2. Hướng dãn luyện tập: Bài 1: - Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của bài. + Bài toán cho biết gì, hỏi gì? + Cần thực hiện thế nào? - Yêu cầu h/s làm bài. - Chữa bài, nhận xét. Bài 2: - Hướng dẫn h/s xác định yêu cầu của bài. - Chữa bài, nhận xét. Bài 3: - Hướng dẫn h/s xác định yêu cầu của bài. - Yêu cầu h/s làm bài. - Chữa bài, nhận xét. - Nêu lại các bước giải bài toán. Bài 4: - Hướng dẫn h/s xác định yêu cầu của bài. - GV gợi ý cho h/s nhận biết tổng là nửa chu vi của hình chữ nhật. - Chữa bài, nhận xét. C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Hướng dẫn chuẩn bị bài sau. - HS nêu. - HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài. - HS nêu ý kiến. - HS làm bài. Bài giải : Tổng số phần bằng nhau: 3 + 8 = 11 (phần) Số bé là: 198 : 11 3 = 54 Số lớn là: 198 – 54 = 144. - HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài. - HS giải bài toán. KQ: Cam: 80 quả Quýt: 200 quả - HS đọc đề bài. - HS tóm tắt và giải bài toán: Bài giải: Tổng số h/s của hai lớp: 34 + 32 = 66 ( hs) Số cây mỗi hs trồng là: 330 : 66 = 5 (cây) Lớp 4 A trồng số cây là: 5 34 = 170 (cây) Lớp 4B trồng số cây là: 5 32 = 160 (cây) - HS tóm tắt và giải bài: Nửa chu vi hình chữ nhật là: 350 : 2 = 175 (m) Chiều rộng là: 75 m. Chiều dài là: 100m. _________________________________ Luyện từ và câu: Tiết 56: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 6) I. Mục tiêu: - Nắm được định nghĩa và nêu được ví dụ để phân biệt 3 kiểu câu kể đã học: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? (BT1). - Nhận biết được 3 kiểu câu kể trong đoạn văn và nêu được tác dụng của chúng (BT2); bước đầu viết được đoạn văn ngắn về một nhân vật trong bài tập đọc đã học, trong đó có sử dụng ít nhất 2 trong số 3 kiểu câu kể đã học (BT3). -** HS khá, giỏi viết được đoạn văn ít nhất 5 câu, có sử dụng 3 kiểu câu kể đã học (BT3). II. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dãn ôn tập: Bài 1: - Tổ chức cho h/s làm bài . - Nhắc HS xem lại các tiết LTVC: câu kể Ai làm gì ? (tuần 17 tr. 166 và 171; tuần 19 tr6 tập hai; Câu kể ai thế nào? (tuần 21; 22 trang 23, 29, 26 ) ; Câu kể Ai là gì ? ( tuần 24, 25 tr 57 , 61 , 68 ) để lập bảng phân biệt đúng - Chữa bài, nhận xét. Bài 2: - Hướng dẫn h/s làm bài: + Đọc từng câu, xem mỗi câu thuộc kiểu câu gì. Nhận xét đánh giá. Bài 3: - Tổ chức cho h/s viết đoạn văn. - Trong đoạn văn ngắn viết về bác sĩ Ly các em cần sử dụng + Câu kể: Ai là gì ? để giới thiệu và nhận định về bác sĩ Ly ( ví dụ : Bác sĩ Ly là người hết sức nhân từ ) + Câu kể: Ai làm gì ? để kể về hành động của bác sĩ Ly ( ví dụ : Cuối cùng bác sĩ Ly đã khuất phục được tên cướp biển hung hãn ) + Câu kể : Ai thế nào ? để nói về đặc điểm tính cách của bác sĩ Ly ( ví dụ : Bác sĩ Ly là người rất hiền từ và nhân hậu nhưng cũng hết sức cứng rắn và cương quyết.) - GV và h/s cả lớp nhận xét, chấm một vài đoạn văn, khen ngợi những h/s có bài viết tốt. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét chung giờ học. - Chuẩn bị bài sau. - HS nêu yêu cầu của bài. - HS các nhóm làm bài, mỗi thành viên viết một câu kể. - Các nhóm trình bày bài. Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? Định nghĩa - Chủ ngữ trả lời câu hỏi : Ai ( con gì )? - Vị ngữ là ĐT hay cụm ĐT - Chủ ngữ trả lời câu hỏi : Ai (cái gì , con gì)? - Vị ngữ trả lời câu hỏi : Thế nào ? - Vị ngữ là ĐT hay TT cụm ĐT và cụm TT - Chủ ngữ trả lời câu hỏi : Ai ( cái gì , con gì)? - Vị ngữ thường là DT Ví dụ Các cụ già nhặt cỏ đốt lá Bên đường, cây cối xanh um Hồng Vân là học sinh lớp 4 A - HS nêu yêu cầu. - HS suy nghĩ làm bài. Câu Kiểu câu Tác dụng Câu1 Bấy giờ tôi còn là một chú bé lên mườ . Ai là gì? Giới thiệu nhân vật " tôi " Câu2 Mỗi lần đi cắt cỏ , bao giờ tôi cũng tìm bứt một nắm cây mía đất , khoan khoái nằm xuỗng cạnh sọt cỏ đã đầy và nhấm nháp từng cây một Ai làm gì ? Kể các hoạt động của nhân vật " tôi" Câu3 Buổi chiều ở làng ven sông yên tĩnh một cách lạ lùng. Ai thế nào ? Kể về đặc điểm , trạng thái của buổi chiều ở làng ven sông - HS nêu yêu cầu của bài. - HS viết đoạn văn. - HS nối tiếp đọc đoạn văn đã viết. _________________________________ Tập làm văn: Tiết 28: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ II ( ĐỀ NHÀ TRƯỜNG RA) ________________________________ Khoa học: Tiết 56: ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (TIẾT 2) I. Mục tiêu: Ôn tập về: - Các kiến thức về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt. - Các kĩ năng quan sát, thí nghiệm, bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ. - HS biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kĩ thuật. II. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - Nước có mấy thể ? Nước quan trọng thế nào ? - Nhận xét đánh giá. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài : 2. Hoạt động 1: Trò chơi đố bạn chứng minh được.... * Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về phần vật chất và năng lượng và các kĩ năng quan sát thí nghiệm. * Cách tiến hành: - Tổ chức hs hoạt động theo nhóm: - Chia lớp thành 4 nhóm hoạt động. - Mỗi nhóm đưa ra một câu hỏi để hỏi nhóm bạn và yêu cầu nhóm bạn làm thí nghiệm để chứng minh? - VD: Chứng minh rằng: + Nước không có hình dạng xác định. + Ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật tới mắt. + Không khí có thể bị nén lại, giãn ra. - Tổ chức trình bày: - Lần lượt các nhóm trình bày thí nghiệm. - Lớp trao đổi theo yêu cầu và trả lời của nhóm bạn. - Các nhóm thực hiện. - Gv cùng hs nx, chốt ý đúng và bình chọn nhóm thắng cuộc. 3. Hoạt động 2: ứng dụng thực tế.. * Mục tiêu: Hs biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kĩ thuật. * Cách tiến hành: ? Quan sát bóng cây trong ngày nắng giải thích tại sao bóng cây thay đổi? - Nhiều hs giải thích, lớp nx, trao đổi, bổ sung. - Gv nx, chốt ý đúng: - Buổi sáng bóng cây ngả về tây. - Trưa bóng cây ngắn lại ở gốc cây. - Chiều bóng ngả về đông. - Nêu những ứng dụng về nước, nhiệt ... trong cuộc sống hàng ngày? 3. Củng cố dặn dò: - Em và mọi người cần làm gì để giữ gìn và bảo vệ môi trường và các nguồn năng lượng trên trái đất? - Nhận xét giờ học, dặn h/s chuẩn bị bài sau. - VD: đun nước không đổ nước đầy quá; Không nên ra trời nắng lâu quá; giàn giữ nước ấm lâu; nuôi trồng cây thích hợp. __________________________________________________________________ TUẦN 28: Thứ sáu ngày 15 tháng 3 năm 2013 BUỔI 1: Toán: Tiết 140: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Củng cố dạng toán tìm hai số. - Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.( Bài 1, bài 3) (tr149) II. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - Nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ ? - Nhận xét đánh giá. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: - Bài toán cho biết gì, hỏi gì? - Bài toán dạng gì? - Nêu lại các bước giải bài toán? - Yêu cầu h/s làm bài. - GV theo dõi gợi ý h/s yếu. - Chữa bài, nhận xét. Bài 2: - Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của bài. - Yêu cầu xác định: + Tổng của hai số là bao nhiêu? + Tỉ số của hai số? - Chữa bài, nhận xét. Bài 3: - Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của bài. - GV gợi ý: Số lớn giảm 5 lần thì được số bé. Số lớn gấp mấy lần số bé? - Chữa bài, nhận xét. Bài 4: - Hướng dẫn xác định dạng toán. - Gợi ý để h/s đặt đề toán. - Nhận xét. C. Củng cố dặn dò: - Nêu các bước giải bài toán tìm hai số biết tổng và tỉ? - Nhận xét chung giờ học. Chuẩn bị bài sau. - HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài. - HS giải bài toán: Bài giải: Tổng số phần bằng nhau là: 3 + 1 = 4 (phần) Đoạn thứ nhất dài là: 28 ; 4 = 7 (m) Đoạn thứ hai dài là: 28 - 7 = 21 (m) Đáp số: 7 m; 21 m. - HS đọc bài. - HS xác định yêu cầu của bài. - HS làm bài. - Số bạn trai là 4 - Số bạn gái là 8. - HS đọc đề bài. - HS xác định được tỉ số của hai số đó. - HS giải bài toán. - Số lớn: 60 - Số bé: 12. - HS nêu yêu cầu. - HS tự đặt đề toán theo sơ đồ. - HS giải bài toán. KQ: 36 l; 144 l ____________________________________ Chính tả: Tiết 28: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (VIẾT) ( Đề nhà trường ra) _____________________________________ Âm nhạc: (Cô Trang soạn giảng) _______________________________________ Sinh hoạt lớp: SƠ KẾT TUẦN 28 I. Mục tiêu: - Học sinh biết nhận ra những ưu điểm, tồn tại về mọi hoạt động trong tuần 28. - Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải. - Vui chơi, múa hát tập thể. II. Các hoạt động: 1. Sinh hoạt lớp: - Các tổ trưởng tự nêu các ưu điểm và nhược điểm tuần học 28. - Lớp trưởng nhận xét. - Lớp nêu ý kiến về phương hướng phấn đấu tuần học 29. * GV nhận xét rút kinh nghiệm các ưu và nhược điểm của học sinh trong tuần 28. Nêu điểm sơ kết kiểm ta hai môn Toán và Tiếng việt * GV bổ sung cho phương hướng tuần 29: - Phát huy ưu điểm ở tuần 28 đã đạt được, khắc phục tồn tại cố gắng học tập tốt ở tuần 28. - Rèn ý thức tự học, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. 2. Hoạt động tập thể: - Tổ chức cho h/s thi đua đọc các bảng nhân chia, quy tắc toán. - GV theo dõi nhắc nhở các em tham gia nhiệt tình.
Tài liệu đính kèm: