Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần thứ 30

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần thứ 30

TUẦN 30:

Thứ năm ngày 28 tháng 3 năm 2013

BUỔI 1:

Toán:

Tiết 149: ỨNG DỤNG CỦA TỈ LỆ BẢN ĐỒ ( TIẾP)

I. Mục tiêu:

Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ.( Bài 1, bài 2) (tr157)

II. Các hoạt động dạy học:

 

doc 9 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 424Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 4 - Tuần thứ 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30:
Thứ năm ngày 28 tháng 3 năm 2013
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 149: ỨNG DỤNG CỦA TỈ LỆ BẢN ĐỒ ( TIẾP)
I. Mục tiêu:
Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ.( Bài 1, bài 2) (tr157)
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Gọi h/s nêu miệng bài 1 tiết 148?
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài toán 1:
- Độ dài thật ( khoảng cách giữa hai điểm A và B trên sân trường, là bao nhiêu mét?
- Trên bản đồ có tỉ lệ nào?
- Phải tính độ dài nào? Theo đơn vị nào?
- Như vật độ dài thu nhỏ phải tìm và độ dài thật đã cùng 1 đơn vị đo chưa? Vì sao cần phải đổi đơn vị đo của độ dài thật ra cm:
- Em nào có thể nêu cách giải.
- Tỉ lệ bản đồ 1: 500 cho biết cứ độ dài thật là 500 cm thì ứng vối độ dài trên bản dồ là 1cm . Vậy 2000 cm thì ứng với 2000 : 500 = 4(cm) trên bản đồ.
2. Giới thiệu bài toán 2:
- Quãng đường thật ( từ Hà Nội - Sơn Tây) là bao nhiêu km?
- Trên bản đồ có tỉ lệ nào?
- Phải tính độ dài nào? theo đơn vị nào?
- GV mời h/s nêu cách làm và kết quả
3. Thực hành:
Bài 1: 
- GV chuẩn bị bài 1 trên bảng phụ.
- GV yêu cầu HS nêu cách làm và kết quả ở từng cột .
Bài 2: 
- GV gợi ý phân tích đề bài.
 Bài toán cho biết gì, hỏi gì?
- Yêu cầu h/s làm bài.
- GV yêu cầu h/s nêu cách giải.
Bài 3**: 
- GV gợi ý phân tích đề bài.
- HD làm bài.
- Yêu cầu h/s làm bài vào vở.
- GV nhận xét chữa bài.
C. Củng cố dặn dò:
- GV mời h/s nhắc lại nội dung bài. 
- GV nhận xét tiết học, dặn h/s về nhà làm lại bài 3 vào vở.
 - 1 h/s trình bày miệng.
 1:500
- Tính độ dài thu nhỏ tương ứng trên bản đồ xăng - ti -mét.
- Chưa cùng 1 đ/v đo. Độ dài thu nhỏ theo đơn vị cm thì độ dài thật tương ứng phải là đơn vị cm.
- HS nêu cách giải.
Bài giải:
 20m = 2000cm
Khoảng cách giữa hai điểm A và B trên bản đồ là:
 2000 m : 500 = 4 (cm)
 Đáp số: 4 cm
- 41 km
- 1: 1000 000
- Tính độ dài thu nhỏ tương ứng trên bản đồ theo đơn vị mm
- 1 h/s lên bảng làm bài, Dưới lớp làm vào nháp. 
Bài giải:
 41 km = 41 000 000 mm
Quãng đường Hà Nội- Sơn Tây trên bản đồ dài là:
 41 000 000 : 1 000 000 = 41 (mm)
 Đáp số: 41 mm
- 1 h/s nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm vào vở, nêu miệng kết quả 
ở cột 2 viết: 50 cm
ở cột 3 viết: 5 mm
ở cột 4 viết: 1 dm
- Cả lớp nhận xét
- 1 h/s đọc đề bài. 
- HS nêu ý kiến.
- HS làm vào vở, 1 h/s lên bảng làm bài.
Bài giải:
12 km = 1 200 000 cm
Quãng đường từ bản A đến bản B trên bản đồ dài là:
 1 200 000 : 100 000 = 12 (cm)
 Đáp số: 12 cm
- 1 h/s đọc đề bài.
- HS làm vào vở nháp, 1 h/s lên bảng làm bài.
Bài giải:
10 m = 1000 cm ; 15 m = 1500 cm
Chiều dài hình chữ nhật trên bản đồ là:
 1500 : 500 = 3 (cm)
Chiều rộng hình chữ nhật trên bản đồ là: 
 1000 : 500 = 2 (cm)
 Đáp số: Chiều dài: 3 cm
 Chiều rộng: 2 cm
 _________________________________
Luyện từ và câu:
Tiết 60: CÂU CẢM
I. Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu cảm (ND Ghi nhớ).
- Biết chuyển câu kể đã cho tàhnh câu cảm (BT1, mục III), bước đầu đặt được câu cảm theo tình huống cho trước (BT2), nêu được cảm xúc được bộc lộ qua câu cảm (BT3).
-** HS khá, giỏi đặt được hai câu cảm theo yêu cầu BT3 với các dạng khác nhau. 
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp viết sẵn các câu cảm ở BT1 ( Phần nhận xét)
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Nêu các từ chỉ hoạt động du lịch hay thám hiểm?
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Phần nhận xét:
Bài 1: 
- GV yêu cầu h/s đọc và suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Chà, con mèo có bộ lông mới đẹp làm sao!
- A! con mèo này khôn thật!
Bài 2: Cuối các câu trên có dấu gì?
Bài 3: 
- Câu cảm dùng làm gì?
- Câu cảm thường có các từ nào?
3. Phần ghi nhớ:
- GV yêu cầu h/s học thuộc nội dung ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
Bài 1:
- HD h/s làm bài.
- GV mời h/s phát biểu ý kiến.
- GV chốt lại lời giải đúng.
Bài 2:
- GV phát bảng phụ cho nhóm.
- GV mời 3 nhóm lên dán bài lên bảng lớp đọc kết quả.
- GV chốt lại lời giải.
Bài 3**:
- GV nhắc h/s:
+ Cần nói cảm xúc bộc lộ trong mỗi câu cảm.
+ Có thể nêu thêm tình huống nói những câu. 
- GV nhận xét.
C. Củng cố dặn dò:
- Câu cảm dùng thể hiện điều gì?
- Về nhà học thuộc nội dung cần ghi nhớ, tự đặt 3 câu cảm viết vào vở. 
- 2 h/s trình bày.
- Ba h/s tiếp nối nhau đọc các BT 1,2,3 
- HS suy nghĩ, phat biểu ý kiến, trả lời 
lần lượt từng câu hỏi.
- Dùng để thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng trước vẻ đẹp của bộ lông con mèo. 
- Dùng để thể hiện cảm xúc thán phục sự khôn ngoan của con mèo.
- Cuối các câu trên có dấu chấm than.
- Câu cảm dùng để bộc lộ cảm súc của người nói.
- Trong câu cảm thường có các từ ngữ:
ôi, chao, trời, quá, lắm, thật.
- HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong sgk.
- 1 h/s đọc nội dung BT1.
- HS làm vào vở.
- HS phát biểu ý kiến.
a, Chà (ôi), con mèo này bắt chuột giỏi quá!
b, Ôi (ôi chao), trời rét quá!
c, Bạn Ngân chăm chỉ quá!
d, Chà, bạn Giang học giỏi ghê!
- 1 h/s đọc nội dung BT2.
- HS làm vào vở.
- 3 nhóm làm trên bảng phụ.
- HS phát biểu ý kiến. Lớp nhận xét.
a. Trời, cậu giỏi thậ
b. Trời ơi, lâu quá rồi mới gặp cậu!
- Một h/s đọc yêu cầu của BT3
- HS suy nghĩ (3phút), phát biểu ý kiến.
 _________________________________
Tập làm văn:
Tiết 60: ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. Mục tiêu:
- Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn: Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng (BT1); hiểu được tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng (BT2).
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng ( VBT).
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Yêu cầu đọc đoạn văn tả hoạt động của con mèo (hoặc con chó) đã viết ở bài tập 4.
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1:
- GV dùng mẫu giải thích từ ngữ viết tắt: CMND ( chứng minh nhân dân)
- Hướng dẫn điền đúng nội dung vào ô trống ở mỗi mục)
* Chú ý: Bài tập này nêu tình huống giả định ( em và mẹ đến chơi nhà một bà con ở tỉnh khác), vì vậy:
+ Ở mục địa chỉ, em phải ghi địa chỉ của người họ hàng.
+ Ở mục Họ và tên chủ hộ, em phải ghi tên chủ nhà nơi mẹ con em đến chơi.
ở mục 1 Họ và tên, em phải ghi họ, tên của mẹ em.
+ Ở mục 6: Ở đâu đến hoặc đi đâu, em khai nơi mẹ con em ở đâu đến.
* Mục Cán bộ đăng kí là mục dành cho cán bộ ( công an) quản lí khu vực tự kí và viết họ, tên. Cạnh đó là mục dành cho chủ hộ kí và viết tên.
- GV yêu cầu h/s làm vào VBT.
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc tờ khai.
Bài 2:
- Gọi h/s trả lời.
- GV nhận xét kết luận.
Kết luận: Phải khai báo tạm trú tạm vắng để chính quyền địa phương quán lí người đang có mặt hoặc vắng mặt tại nơi ở những người nơi khác mới đến. 
Khi có việc xảy ra, các cơ quan nhà nước có căn cứ để điều tra, xem xét.
C. Củng cố dặn dò:
- Vì sao cần khai phiếu tạm trú tạm vắng? 
- Nhận xét tiết học, dặn h/s chuẩn bị bài sau.
- 1 HS trình bày.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập và nội dung phiếu.
- Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS làm việc cá nhân, điền nội dung vào phiếu ở VBT.
- HS tiếp nối nhau đọc.
- Cả lớp nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS suy nghĩ trả lời.
- 2- 3 h/s trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
________________________________
Khoa học:
Tiết 60: NHU CẦU KHÔNG KHÍ CỦA THỰC VẬT
I. Mục tiêu:	
- Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về không khí khác nhau.
 -** HS nêu được một vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 120, 121 sgk
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Kể ra vai trò của các chất khoáng đối với đời sống thực vật? 
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới: 
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình quang hợp và hô hấp.
* Mục tiêu: - Kể ra vai trò của không khí đối với đời sống thực vật.
- Phân biệt được quang hợp và hô hấp.
- 1 h/s trình bày.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Ôn lại các kiến thức cũ.
- Không khí có những thành phần nào?
- Kể tên những khí quan trọng đối với đời sống của thực vật?
Bước 2: Làm việc theo cặp.
- GV yêu cầu quan sát hình 1, 2 trang 120 và 121 sgk để tự đặt câu hỏi và trả lời lẫn nhau.
- GV nêu nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm (6 nhóm)
+ Trong quang hợp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì?
- Trong hô hấp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì?
- Quá trình quang hợp xảy ra khi nào?
- Quá trình hô hấp diễn ra khi nào?
- Điều gì xẩy ra với thực vật nếu một trong hai quá trình trên ngừng.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Yêu cầu trình bày ý kiến.
- GV nhận xét.
* Kết luận: Thực vật cần không khí để quang hợp và hô hấp. Cây dù được cung cấp đủ nước, chất khoáng và ánh sáng nhưng thiếu không khí cây sẽ không sống được. 
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật.
* Mục tiêu: HS nêu được một vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật.
- Ô -xi và ni- tơ còn chứa 1 số thành phần khác như khói bụi.
- Khí Ô- xi, khí các-bô-níc. 
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Hút khí các bô níc và thải ra khí ô xi.
- Hút khí Ô xy và thải ra khí các bô níc
- Khi có ánh sáng của mặt trời chiếu.
- Diễn ra vào ban đêm (khi mặt trời lặn) 
- Cây cũng không sống được.
- 1 số h/s trình bày kết quả làm việc theo cặp. 
* Cách tiến hành:
- Thực vật “ ăn” gì để sống? Nhờ đâu thực vật thực hiện được điều kì diệu đó?
( có thể giúp h/s trả lời)
- Nhờ chất diệp lục có trong lá cây mà thực vật có thể sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để chế tạo chất bột đường từ khí các bô níc và nước.
+ Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu khí các bô níc của thực vật?
+ Nêu ứng dụng về nhu cầu khí ô xi của thực vật?
GV giảng: Thực vật không có cơ quan hô hấp riêng, các bộ phận của cây đều tham gia hô hấp, đặc biệt quan trọng là lá và rễ. Để cây có đủ ô xi giúp quá trình hô hấp tốt đất trồng phải tơi, xốp, thoáng. 
Kết luận: Biết được nhu cầu về không khí của thực vật sẽ giúp đưa ra những biện pháp để tăng năng suất cây trồng như: bón phân xanh hoặc phân chuồng đã ủ kĩ vừa cung cấp chất khoáng, vừa cung cấp khí các bô níc cho cây. Đất trồng cần tơi, xốp, thoáng khí.
C. Củng cố dặn dò:
- Không khí có vai trò gì trong đời sống thực vật? 
- GV nhận xét tiết học.
- Thực vật không có cơ quan tiêu hoá như người và động vật nhưng chúng vẫn “ ăn” và “uống”. Khí các bô níc có trong không khí được lá cây hấp thụ và nước có trong đất được rễ hút lên.
- HS phát biểu.
__________________________________________________________________ 
TUẦN 30:
Thứ sáu ngày 29 tháng 3 năm 2013
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 150: THỰC HÀNH
I. Mục tiêu:
Tập đo độ dài đoạn thẳng trong thực tế, tập ước lượng.( Bài 1 - HS có thể đo độ dài đoạn thẳng bằng thước dây, bước chân.) (tr158)
II. Đồ dùng dạy học:
- Thước dây cuộn(hoặc thước ngắn để đo và cộng), một số cọc mốc(Phấn).
- Cọc tiêu ( để gióng thẳng hàng trên mặt đất)
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Kiểm tra dụng cụ học tập.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn thưc hành tại lớp:
a. Hướng dẫn HS cách đo đọ dài đoạn thẳng.
+ Cố định một đầu thước dây tại điểm A sao cho vạch 0 của thước dây trùng với điểm A.
+ Kéo thẳng thước dây cho đến điểm B
+ Đọc số đo ở vạch trùng với điểm B. Số đó là độ dài đoạn thẳng AB.
b. Cách xác định ba điểm thẳng hàng trên mặt đất.
- GV hướng dẫn: Dùng các cọc tiêu gióng thẳng hàng để xác định ba điểm thẳng hàng trên mặt đất.
3. Thực hành ngoài lớp:
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4-8 h/s 1 nhóm)
- GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm (Mỗi nhóm thực hành một hành động khác nhau)
GV nhận xét kết luận.
Bài 1: Củng cố cách đo độ dài. 
* Yêu cầu: HS dựa vào cách đo (như đã hướng dẫn và hình vẽ trong sgk) để đo độ dài giữa hai điểm cho trước.
* Giao việc:
+ Nhóm 1 đo chiều dài lớp học, nhóm 2 đo chiều rộng lớp học, nhóm 3 đo khoảng cách hai cây ở sân trường.
* GV hướng dẫn, kiểm tra ghi nhận kết quả thực hành của mỗi nhóm.
Bài 2: Củng cố về tập ước lượng độ dài
- GV yêu cầu thực hiện theo cặp.
(Mỗi em ước lượng 10 bước đi xem được khoảng mấy mét, rồi dùng thước đo kiểm tra lại).
C. Củng cố dặn dò:
- GV mời 1, 2 HS nhắc lại nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- HS chú ý theo dõi.
- Vài HS lên bảng thực hành.
- Chú ý.
- Thực hành theo nhóm 4(hoặc 8).
- Các nhóm nêu cách thực hiện. 
- Các nhóm thực hiện.
- Ghi kết quả đo được theo nội dung như bài 1 trang 159.
- 1HS đọc nội dung của bài tập 2.
- HS thực hiện. 
- HS tiếp nối nhau trình bày kết quả
____________________________________
Chính tả:
Tiết 30: ĐƯỜNG ĐI SA PA 
Mục tiêu:
- Nhớ-viết đúng bài CT; biết trình bày đúng đoạn văn trích.
- Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a/b hoặc (3) a/b, BT do GV soạn.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
 - Yêu cầu viết bảng.
 - Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn h/s nhớ viết:
- GV nêu yêu cầu của bài.
- Đoạn văn tả gì?
- Yêu cầu đọc thầm bài.
- GV cho h/s viết 1 số chữ dễ viết sai chính tả.
+ GV đọc: thoắt, khoảnh khắc, hây hẩy, nồng nàn, hiếm quý.
- Yêu cầu nhớ viết.
GV tới các bàn nhắc nhở(cho h/s T chép).
- GV đọc cho h/s soát lỗi,
- GV thu bài: chấm và chữa.
- GV nhận xét chung.
3. Hướng dẫn h/s làm bài tập: 
Bài 3:
- GV mời 3 h/s lên bảng làm bài.
- GV cùng lớp nhận xét chữa bài.
C. Củng cố dặn dò:
- GV chốt lại nội dung bài các em ghi nhớ những thông tin thú vị qua bài chính tả BT(3).
- GV nhận xét tiết học.
- Cả lớp viết trên giấy nháp 5-6 tiếng có nghĩa bắt đầu bằng tr/ch hoặc vần êt/êch
- 1 h/s đọc thuộc lòng đoạn văn cần viết trong bài đường đi Sa Pa. 
Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Phát biểu ý kiến.
- HS đọc thầm lại đoạn văn để ghi nhớ.
- HS viết bảng con, bảng lớp.
- HS nhớ viết.
- HS soát lỗi.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài thi giữa các nhóm.
Lời giải:
a. thế giới-rộng-biên giới dài.
b.Thư viện Quốc gia-lưu giữ- bằng vàng-đại dương-thế giới.
_____________________________________ 
Âm nhạc:
(Cô Trang soạn giảng)
_______________________________________
Sinh hoạt lớp:
SƠ KẾT TUẦN 30
I. Mục tiêu: 
 - Học sinh biết nhận ra những ưu điểm, tồn tại về mọi hoạt động trong tuần 30.
 - Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải. 
 - Vui chơi, múa hát tập thể.
II. Hoạt động dạy học:
1. Sinh hoạt lớp: 
- Các tổ trưởng tự nêu các ưu điểm và nhược điểm tuần học 30. Nêu ý kiến về 
phương hướng phấn đấu tuần học 31.
- Lớp trưởng nêu ý kiến chung.
- Lớp nêu ý kiến bổ sung.
* GV nhận xét rút kinh nghiệm các nhược điểm của học sinh trong tuần 30.
* GV bổ sung cho phương hướng tuần 31: 
* Phát động phong trào thi đua học tập chào mừng ngày Giải phóng miền nam 30/4 và quốc tế lao động 1/5.
- Thi đua học tập tốt.
- Tìm hiểu về ý nghĩa ngày 30-4.
2. Hoạt động tập thể:
- Tổ chức cho h/s vui chơi các trò chơi đã học. 
- GV theo dõi nhắc nhở các em tham gia nhiệt tình vui vẻ an toàn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 30 LOP 4.doc