TUẦN 8:
Thứ năm ngày 11 tháng 10 năm 2012
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 39: GÓC NHỌN - GÓC TÙ - GÓC BẸT
I. Mục tiêu:
Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt (bằng trực giác hoặc sử dụng ê ke).( Bài 1, bài 2 (chọn 1 trong 3 ý)-(Tr-49)
II. Đồ dùng dạy học:
- Thước thẳng , ê-ke.
TUẦN 8: Thứ năm ngày 11 tháng 10 năm 2012 BUỔI 1: Toán: Tiết 39: GÓC NHỌN - GÓC TÙ - GÓC BẸT I. Mục tiêu: Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt (bằng trực giác hoặc sử dụng ê ke).( Bài 1, bài 2 (chọn 1 trong 3 ý)-(Tr-49) II. Đồ dùng dạy học: - Thước thẳng , ê-ke. III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - Nêu cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu? - Nhận xét cho điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt: a. Góc nhọn: - Cho h/s quan sát góc nhọn. - Đọc tên đỉnh và tên cạnh của góc này. A O B - Góc AOB - Đỉnh O - Cạnh OA và OB - Cho h/s dùng ê-ke kiểm tra độ lớn của góc nhọn AOB so với góc vuông. b. Góc tù: - Góc nhọn AOB < góc vuông - Đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc. - Góc MON N - Đỉnh O - Cạnh OM và ON O M - Cho h/s dùng ê-ke để kiểm tra độ lớn - Góc tù lớn hơn góc vuông. của góc tù so với góc vuông. c. Góc bẹt: + Cho h/s quan sát góc bẹt. - Đọc tên góc, đỉnh, cạnh. - Góc COD - Đỉnh O C O D - Cạnh OC và OD - Các điểm C, O, D của góc bẹt COD như thế nào với nhau? - Ba điểm C, O, D của góc bẹt COD thẳng hàng với nhau. - Cho h/s kiểm tra độ lớn của góc bẹt so với góc vuông. 3. Thực hành: Bài 1: - 1 góc bẹt bằng 2 góc vuông. HS nêu yêu cầu,làm bài miệng. - Cho HS đọc yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS quan sát các góc và nêu miệng. - GV nhận xét. Bài 2 : - Các góc nhọn là: MAN; UDV - Các góc vuông là: ICK - Các góc tù là: PBQ; GOH - Các góc bẹt: XEY - Bài tập yêu cầu gì? - GV hướng dẫn h/s dùng ê-ke để kiểm tra các góc. - Dùng ê-ke để kiểm tra góc. - HS theo dõi. - Yêu cầu h/s làm bài. - Hình tam giác ABC có 3 góc nhọn. - Hình tam giác DEG có 1 góc vuông C. Củng cố dặn dò: - Em hãy so sánh góc nhọn, góc tù, góc bẹt? - Hình tam giác MNP có 1 góc tù. - Nhận xét giờ học, dặn h/s ôn bài chuẩn bị bài sau. _________________________________ Luyện từ và câu: Tiết 16: DẤU NGOẶC KÉP I. Mục tiêu: - Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép (ND Ghi nhớ). - Biết vận dụng những hiểu biết đã học để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết (mục III). II. Đồ dùng dạy học: - Viết sẵn nội dung bài 1; bài 3 (phần luyện tập) - Viết bài 1 (phần nhận xét). III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - Nêu cách viết tên người và tên địa lí nước ngoài? - Nhận xét cho điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Phần nhận xét: Bài 1: - HS phát biểu. - Yêu cầu đọc đoạn văn. - Những từ ngữ và câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép? - Những từ ngữ và câu nói đó là lời của ai? - HS đọc yêu cầu của bài tập. - Từ ngữ "Người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận", "đầy tớ trung thành của nhân dân". - Câu: "Tôi chỉ có một sự ham muốn .... ai cũng được học hành." - Lời của Bác Hồ. - Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép. - Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật, có thể là một từ hay cụm từ; 1 câu trọn vẹn hay 1 đoạn văn. Bài 2: - Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập? - Khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp? - Độc lập: khi dẫn lời trực tiếp chỉ là một từ hay cụm từ. - Phối hợp: Khi lời dẫn trực tiếp là 1 câu trọn vẹn hay là 1 đoạn văn. Bài 3: - Từ "Lầu" chỉ cái gì? - Tắc kè hoa có xây được "lầu" theo nghĩa trên không? - Chỉ ngôi nhà tầng cao, to, sang trọng, đẹp. - Tắc kè xây tổ trên cây - tổ tắc kè nhỏ bé, không phải là lầu theo nghĩa của con người. - Từ "Lầu" trong khổ thơ được dùng với nghĩa gì? Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì? - Từ "Lầu" gọi cái tổ nhỏ của tắc kè. Như vậy để đề cao giá trị của cái tổ đó. - Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu từ "lầu" với ý nghĩa đặc biệt. 3. Ghi nhớ: 4. Luyện tập: Bài 1: - 4 h/s nhắc lại ghi nhớ. - Bài tập yêu cầu gì? - Tổ chức cho h/s làm bài tập. - Tìm và gạch dưới lời nói trực tiếp trong đoạn văn. - HS làm bài. + "Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?" + "Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. - HS trình bày miệng. - GV nhận xét - đánh giá. + Em quét nhà và rửa bát đĩa. + Đôi khi em giặt khăn mùi soa." Bài 2: - Đề bài của cô giáo và các câu văn của bạn h/s có phải là những lời đối thoại trực tiếp giữa 2 người không? - Nhận xét đánh giá. - HS phát biểu. - Không phải là những lời đối thoại trực tiếp, do đó không thể viết xuống dòng đặt sau dấu gạch đầu dòng. Bài 3: - Những từ ngữ đặc biệt trong các đoạn a, b đặt những từ đó trong dấu ngoặc kép. C. Củng cố dặn dò: - Dấu ngoặc kép có tác dụng gì? - Nhận xét giờ học. a) Con nào con ấy hết sức tiết kiệm "vôi vữa". b) .... gọi là đào "trường thọ", gọi là "trường thọ", ... đổi tên quả ấy là "đoản thọ" _________________________________ Tập làm văn: Tiết 16: ÔN TẬP: LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN I. Mục tiêu: - Ôn tập củng cố luyện tập phát triển câu chuyện. - Hoàn thành câu mở đầu cho các đoạn truyện Vào nghề. III. Hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1(VBT49): - Gọi h/s đọc yêu cầu. - HD mẫu. - Yêu cầu h/s hoàn thành các câu mở đầu từng đoạn của truyện. - GV theoi dõi gợi ý các h/s còn lúng túng. - Gọi h/s đọc lại các đoạn truyện đã hoàn chỉnh. - GV cùng lớp nhận xét đánh giá. C. Củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn h/s về nhà chuẩn bị bài sau. - Đọc yêu cầu. - HS theo dõi. - HS làm bài. VD: Cô bé Va-li-a được bố mẹ dẫn đi xem xiếc.... Đ1: Mở đầu: Tết Nô-en năm ấy, cô bé Va-li-a 11 tuổi... Đ2: Mở đầu: Rồi một hôm, rạp xiếc thông báo cần tuyển nhân viên... Đ3: MĐ: Thế là từ hôm đó, ngày ngày Va-li-a .... Đ4: Thế rồi cũng đến một ngày Va-li-a trở thành một diễn viên... ________________________________ Khoa học: Tiết 16: ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH I. Mục tiêu: - Nhận biết người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ. - Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh. - Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: pha được dung dịch o-rê-dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 34, 35 SGK. - 1 gói ô-rê-dôn; 1 cốc có vạch chia; 1 bình nước hoặc nắm gạo, 1 ít muốn và 1 bát cơm. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - Khi nhận thấy cơ thể không bình thường, em phải làm gì? Tại sao? - Nhận xét cho điểm. B. Bài mới: 1. Hoạt động 1: Quan sát hình trong SGK và kể chuyện. + Mục tiêu: Nói về chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường. + Cách tiến hành: - Kể tên các thức ăn cần cho người mắc bệnh thông thường? - Cháo, sữa, đường, hoa quả,... - Đối với người bệnh nặng nên cho món ăn đặc hay loãng? Tại sao? - Ăn loãng, vì cơ thể mệt mỏi không muốn ăn. - Đối với người bị bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn thế nào? - Nên cho ăn thành nhiều bữa. + Kết luận: GV chốt ý. 2. Hoạt động 2: Thực hành pha dung dịch ô-rê-dôn và chuẩn bị nấu cháo muối. + Mục tiêu: - Nêu được chế độ ăn uống của người bị bệnh tiêu chảy. HS biết cách pha chế dung dịch ô-rê-dôn. - HS nêu mục bạn cần biết. + Cách tiến hành: - Cho h/s quan sát hình 4 và hình 5 xem người bị bệnh tiêu chảy được bác sỹ khuyên thế nào? - Cho 2 h/s đọc. - 1 h/s đọc lời người mẹ, 1 h/s đọc lời bác sĩ. - GV cho h/s thí nghiệm. Nhóm nấu cháo muối. Nhóm pha dung dịch ô-rê-dôn - HS làm theo nhóm. - Cho h/s nêu các đồ dùng chuẩn bị pha dung dịch. - HS nêu. - Cho h/s đọc cách sử dụng pha sau gói thuốc. - 1 HS đọc to cho lớp nghe. - GV cho h/s quan sát cốc có chia vạch ml - HS quan sát. - Tương tự GV gọi nhóm nấu cháo muối giới thiệu đồ dùng. - 1 ít gạo, 1 ít muối, xoong, nước, bếp, bát thìa. - Cho h/s nêu cách nấu cháo muối theo hình 7 SGK. - 1 nắm gạo ; 4 bát nước ; 1 ít muối. - GV tổ chức cho h/s 3 nhóm lên thi pha dung dịch. - GV yêu cầu lớp nhận xét ai làm đúng? Vì sao làm giống bạn? - HS thực hiện. - Lớp quan sát - nhận xét. - Tương tự cho 3 nhóm thi nấu cháo. - GV nhận xét đánh giá kết luận chung. 3. Hoạt đông 3: Đóng vai. + Mục tiêu: Vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống. + Cách tiến hành: - HS thực hành. Lớp nhận xét từng nhóm. - GV cho h/s thảo luận nhóm. - GV nhận xét đánh giá. - Các nhóm tự đưa ra tình huống và đóng vai vận dụng kiến thức đã học, lớp nhận xét. C. Củng cố dặn dò: - Khi bi tiêu chảy cần phòng tránh bệnh lây lan thế nào? - Nhận xét giờ học, dặn chuẩn bị bài sau. ___________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 12 tháng 10 năm 2012 Toán: Tiết 40: HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC I. Mục tiêu: - Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc. - Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê ke.( Bài 1, bài 2, bài 3 (a)) II. Đồ dùng dạy học: - Ê-ke, thước kẻ. III. Hoạt động dạy và học: A. Kiểm tra: - HS nêu miệng bài 2(tiết 39). B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc: - GV vẽ hình chữ nhật lên bảng. - Cho h/s quan sát. + Cho h/s đọc tên hình và cho biết hình đó là hình gì? - HS quan sát đọc tên. - Hình ABCD là hình chữ nhật. A B D C M N - Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật là góc gì? - Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật là góc vuông. - GV nêu và thực hiện: Nếu kéo dài cạnh DC thành đường thẳng DM; kéo dài BC thành đường thẳng BN lúc đó ta được hai đường thẳng thế nào với nhau? - Hai đường thẳng BN và DM vuông góc với nhau tại C. - Cho biết góc DCN; BCD; MCN; BCM là góc gì? - Là góc vuông. - Các góc này có chung đỉnh nào? - Chung đỉnh C. - Cho h/s kể tên các đồ vật xung quanh có 2 đường thẳng vuông góc. VD: Quyển vở, quyển sách, cửa sổ ra vào, 2 cạnh của bảng đen. - GV hướng dẫn cách vẽ 2 đường thẳng vuông góc với nhau. + Vẽ đường thẳng AB. + Đặt 1 cạnh ê-ke trùng với đường thẳng AB. Vẽ đường thẳng CD dọc theo cạnh kia của ê-ke. Ta được 2 đường thẳng AB và CD. - HS quan sát GV làm mẫu. C A D B - Cho HS thực hành vẽ đường thẳng MN vuông góc với đường thẳng PQ tại O. - GV theo dõi gợi ý. - 1 h/s lên bảng vẽ. Lớp vẽ vào nháp. 3. Luyện tập: Bài 1: - Bài tập yêu cầu gì? - GV hướng dẫn h/s cách kiểm tra. - Dùng ê-ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau không? - Cho h/s nêu miệng. Bài 2: - Hai đường thẳng HI và KI vuông góc với nhau, hai đường thẳng PM và MQ không vuông góc với nhau. - Viết tên các cặp cạnh vuông góc với nhau có trong hình chữ nhật ABCD. AB và AD; AD và DC; DC và CB; CB và BD; Bài 3: HS nêu yêu cầu. - Ghi cặp cạnh vuông góc với nhau ở từng hình. - Yêu cầu h/s làm bài. - Hình ABCDE có: AEED; EDDC - Hình MNPQR có: MNNP; NPPQ Bài 4: - Cho HS tự làm bài vào vở. HS nêu yêu cầu. - HS làm bài vào vở. - GV theo dõi nhắc nhở - GV nhận xét. C. Củng cố dặn dò: - Nêu ví dụ về hai đường thẳng vuông góc với nhau? - Nhận xét giờ học, dặn h/s chuẩn bị bài sau. a) ABAD; ADDC b) AB khôngBC; BC khôngCD ____________________________________ Chính tả: Tiết 8: TRUNG THU ĐỘC LẬP I. Mục tiêu: - Nghe-viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ. Tốc độ viết 75 chữ/15 phút. - Làm đúng BT (2) a/b hoặc (3) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn. II. Đồ dùng dạy học: GV : Viết sẵn nội dung bài tập 2a. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - GV đọc cho h/s viết : trí tuệ ; phẩm chất ; chế ngự ; ... - Nhận xét đánh giá. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS nghe viết: 2 h/s viết bảng lớp, cả lớp viết nháp. - GV đọc mẫu đoạn viết trong bài "Trung thu độc lập" - Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao? 1 ® 2 học sinh đọc lại. Lớp đọc thầm. - Dòng thác nước .... chạy máy phát điện; giữa biển rộng ... những con tàu lớn, ống khói nhà máy sẽ chi chít ... - Từ, tiếng nào khó, dễ lẫn? - 2 h/s lên bảng, lớp viết bảng con: nữa; - Yêu cầu viết bảng. sẽ; soi sáng; chi chít; nông trường; quyền... - GV nhắc nhở h/s cách trình bày bài viết. - GV đọc cho h/s viết bài. - Đọc chậm cho h/s chữa lỗi . - Chấm 10 bài. - HS viết chính tả. - HS soát lỗi. 3. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 2(a): - Gọi h/s đọc yêu cầu của bài. - 1 h/s đọc, lớp đọc thầm. - Bài tập yêu cầu gì? - Chọn những tiếng bắt đầu bằng r/d hay gi vào ô trống. - Muốn điền đúng em cần làm gì? - Đọc kỹ từng câu, xem nội dung của câu đó nói gì rồi mới chọn từ có những tiếng bắt đầu r/d hay gi vào chỗ trống. - GV cho h/s làm bài. - HS làm bài. - HD h/s chữa bài, GV đánh giá nhận xét, chốt lại lời giải đúng. a) Bài: Đánh dấu mạn thuyền. giắt, rơi, dấu, rơi,gì, dấu, rơi, dấu. Bài 3: - Gọi h/s đọc yêu cầu bài tập. - 1 h/s đọc yêu cầu, lớp đọc thầm. - GV HD chơi trò chơi: Thi tìm từ nhanh. - HS chia đội- mỗi đội 2 em. a) có tiếng mở đầu bằng r/d/gi. + Có giá thấp hơn mức bình thường. - (giá) rẻ. + Người nổi tiếng. - danh nhân. + Đồ dùng để nằm ngủ thường làm bằng gỗ, tre, có khung, trên mặt trải chiếu hoặc đệm . - giường. - Lớp nhận xét từng nhóm trả lời . - GVđánh giá chung . C. Củng cố dặn dò: - Nhận xét bài viết, nhận xét giờ học, nhắc h/s ghi nhớ các từ, tiếng viết có : r,d,gi. Chuẩn bi cho bài sau. _____________________________________ Âm nhạc: (Cô Trang soạn giảng) _______________________________________ Sinh hoạt lớp: SƠ KẾT TUẦN 8 I. Mục tiêu: - HS biết nhận ra những ưu điểm, tồn tại về mọi hoạt động trong tuần 8. - Biết phát huy những ưu điểm đã đạt được và khắc phục những tồn tại còn mắc phải trong tuần 8. - Hoạt động tập thể: tham gia múa hát hoặc chơi trò chơi. II. Các hoạt động chính: 1. Sinh hoạt lớp: - Các tổ trưởng nêu ý kiến nhận xét chung các mặt học tập và các hoạt động trong tổ ở tuần 8. - Lớp trưởng nhận xét chung tình hình học tập và các hoạt động của lớp. Nêu phương hướng phấn đấu của tuần học mới. - HS trong lớp nêu bổ sung ý kiến, hứa hen phấn đấu. - GV nhận xét chung, bổ sung cho phương hướng của lớp tuần 9. Tuyên dương các tấm gương tiến bộ ở lớp trong tuần; nhắc nhở các em học còn yếu cố gắng trong học tập. - Kiểm tra việc học các bảng nhân chia. 2. Hoạt động tập thể: - HS tham múa hát các bài hát đã học và vui chơi các trò chơi dân gian. - GV theo dõi nhắc nhở tổ chức cho h/s tham gia nhiệt tình.
Tài liệu đính kèm: