Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần thứ 10

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần thứ 10

Tập đọc:

 Tiết 19: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 (Tiết 1)

I. Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 trong SGK.

HS khá, giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.

II. Đồ dùng dạy học:

- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9

 

doc 8 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 424Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần thứ 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10:
Thứ hai ngày 22 tháng 10 năm 2012
BUỔI 1:
Chào cờ:
TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG
__________________________________
Tập đọc:
 Tiết 19: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 trong SGK.
HS khá, giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9
- Phiếu kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 trang 95
II. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra tập đọc: 
 - Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
- Yêu cầu chuẩn bị bài, đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài học.
- Cho điểm HS.
2. Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 2:
- Gọi HS đọc y/c của bài tập.
+ Em đã được học những chủ điểm nào?
+ Hãy đọc tên các bài thơ và tác giả của bài thơ ấy?
- Y/c HS tự làm bài.
- Nhận xét, kết luận.
- HS lần lượt gắp thăm bài về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
+ Các chủ điểm: Việt Nam – Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên.
+ Sắc màu em yêu (Phạm Đình Ân)
+ Bài ca về trái đất (Định Hải)
+ Ê-mi-li, con(Tố Hữu)
+ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà (Quang Huy)
+Trước cổng trời (Nguyễn Đình Ánh)
- HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào vở.
- 1 HS báo cáo kết quả làm bài.
Theo dõi và tự chữa bài (nếu sai)
Chủ điểm
Tên bài
Tác giả
Nội dung
Việt Nam Tổ quốc em
Sắc màu em yêu
Phạm Đình Ân
Em yêu tất cả những sắc màu gắn với cảnh vật, con người trên đất nước Việt Nam
Cánh chim hoà bình
Bài ca về trái đất
Định Hải
Trái đất đẹp, chúng ta cần giữ gìn cho trái đất bình yên, không có chiến tranh
Ê-mi-li con
Tố Hữu
Chú Mo-xi-xơn đã tự thiêu trước Bộ quốc phòng Mĩ để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam
Con người với thiên nhiên
Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà.
Quang Huy
Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh cô gái Nga chơi đàn trên công trường thuỷ điện sông Đà vào một đêm trăng đẹp.
Trước cổng trời
Nguyễn Đình Ánh
Vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của “cổng trời” ở vùng núi nước ta.
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Ôn nội dung chính của từng bài tập đọc.
- Nhận xét tiết học chuẩn bị bài sau.
___________________________________
Toán:
Tiết 46 LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
Biết:
- Chuyển phân số thập phân thành số thập phân.
- So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau.
- Giải bài toán liên quan đến "Rút về đơn vị" hoặc "Tìm tỉ số". Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4(tr48) 
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Yêu cầu thực hiện: 2kg421g=kg
 2 tấn60tạ= tấn
- Nhận xét ghi điểm. 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
1. Luyện tập:
Bài 1:
- Chuyển các phân số thập phân sau thành số thập phân rồi đọc các số thập phân đó:
- Gọi 4 HS lên bảng làm, lớp làm nháp.
- Nhận xét- ghi điểm.
Bài 2:
- Trong các số đo độ dài dưới đây, những số nào bằng 11,02 km?
- HD h/s làm bài: Để viết được số bằng 11,02km ta làm thế nào?
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Nhận xét- ghi điểm.
Bài 3:
- Cho HS tự làm bài rồi chữa bài
- Nhận xét- ghi điểm.
Bài 4:
- Bài toán cho biết gì, hỏi gì?
- Bài toán dạng gì?
- Tóm tắt và giải vào vở. 
C. Củng cố dặn dò: 
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học, dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
 - HS thực hiện bnảg con.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài.
a, = 12,7 ; b, = 0,65
c, = 2,005 ; c, = 0,008
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm.
a, 11,20 km = 11,2 km
b, 11,020 km = 11,02 km
c, 11km 20 m = 11,02 km
d, 11 020 m = 11,02 km
+ Vậy các số đo độ dài nêu ở phần b,c,d, đều bằng 11,02 km.
- HS nêu yêu cầu.
- 2 HS làm bảng lớp.
a, 4m 85 cm = 4 m = 4,85 m
b, 72 ha = km2= 0,72 km2
- HS nêu yêu cầu.
- HS nêu ý kiến.
Tóm tắt:
12 hộp : 180 000 đồng
36 hộp : ... đồng?
 Bài giải:
Giá tiền mỗi hộp đồ dùng học toán là:
 180 000 : 12 = 15 000 ( đồng )
Số tiền mua 36 hộp đồ dùng là:
 15 000 36 = 540 000 ( đồng )
 Đáp số: 540 000 đồng.
____________________________________
Đạo đức:
Tiết 10: TÌNH BẠN (TIẾT 2)
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết:
- Biết được bạn bè cần pảhi đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn.
- Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hằng ngày.
Biết được ý nghĩa của tình bạn.
II. Chuẩn bị
- Phiếu bài tập dành cho HS.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Theo em, khi đã là bạn bè chúng ta phải cư xử với nhau như thế nào?
- GV nhận xét đánh giá.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2. Hoạt động 1: Đóng vai
* Mục tiêu: HS biết ứng xử phù hợp trong tình huống bạn mình làm điều sai.
* Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Tình huống bạn vứt rác không đúng nơi quy định.
+ Nhóm 2: Tình huống bạn quay cóp trong giờ kiểm tra.
+ Nhóm 3: Tình huống bạn làm việc riêng trong giờ học.
+ Nhóm 4: Tình huống bạn ăn quà vặt.
- Cho các nhóm thảo luận để đóng vai theo các tình huống trên.
- Mời các nhóm lên đóng vai.
- Vì sao em lại ứng xử như vậy khi thấy bạn làm điều sai? Em có sợ bạn giận khi khuyên ngăn bạn không?
- Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn không cho em làm điều sai trái? Em có giận, có trách bạn không?
- Em có nhận xét gì về cách ứng xử trong khi đóng vai của các nhóm? Cách ứng xử nào là phù hợp (hoặc chưa phù hợp)? Vì sao?
- GV kết luận: Cần khuyên ngăn, góp ý khi thấy bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ. Như thế mới là người bạn tốt.
3. Hoạt động 2: Tự liên hệ
* Muc tiêu: HS biết tự liên hệ về cách đối xử với bạn bè.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS liên hệ và thảo luận theo cặp. 
+ Em sẽ làm gì để có tình bạn đẹp?
- Mời một số HS trình bày trước lớp
- GV khen HS và kết luận: Tình bạn đẹp không phải tự nhiên đã có mà mỗi người chúng ta cần phải cố gắng vun đắp, giữ gìn.
4. Hoạt động 3: HS hát, kể chuyện, đọc thơ, đọc ca dao, tục ngữ về chủ đề Tình bạn đẹp.
*Mục tiêu: Củng cố bài
*Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc thơ, kể chuyện, hát...
+ GV nhận xét, khen HS hát, KC, đọc thơ hay.
- GV giới thiệu thêm cho HS một số câu chuyện, bài hát, bài thơ	
- Dặn HS luôn thực hiện việc đối xử tốt với bạn
- Chuẩn bị giờ sau ôn tập thực hành giữa học kỳ I .
- HS lên bảng trình bày.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
- Các nhóm lần lượt lên đóng vai.
- Thảo luận cả lớp theo các câu hỏi.
- HS tự liên hệ và thảo luận.
- HS lựa chọn câu chuyện theo nhóm.
________________________________________________
BUỔI 2:
(Cô Hằng soạn giảng)
____________________________________________________________________
Thứ ba ngày 23 tháng 10 năm 2012
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 47: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ 1
 (Đề nhà trường)
_____________________________ 
Luyện từ và câu:
Tiết 19: ÔN TẬP GIỮA KÌ 1 (Tiết 4)
I. Mục tiêu:
- Lập được bảng từ ngữ (danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ) về chủ điểm đã học (BT1).
- Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa theo yêu cầu của BT2.
B. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1:
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập, chia nhóm yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
+ Phát bảng phụ yêu cầu HS viết từ thích hợp vào từng ô. HS các nhóm khác làm vào vở.
- Yêu cầu đọc các danh từ, động từ, tính từ, các thành ngữ, tục ngữ tìm được.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu chữa bài vào vở.
Ví dụ:
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Hoạt động trong nhóm theo định hướng của GV.
- 3 HS trong nhóm tiếp nối nhau đọc từ ngữ của từng chủ điểm.
Việt Nam
Tổ quốc em
Cánh chim hoà bình
Con người
với thiên nhiên
Danh từ
Tổ quốc, đất nước, giang sơn, quốc gia, quê hương, quê mẹ, 
Hoà bình, trái đất, mặt đất, cuộc sống, tương lai, niềm vui, sự hợp tác,
Bầu trời, biển cả, sông ngòi, kênh rạch, mương máng, núi rừng, núi đồi,
Động từ, tính từ
Bảo vệ, giữ gìn, xây dựng, kiến thiết, khôi phục, vẻ vang, giàu đẹp, cần cù, anh dũng...
Hợp tác, bình yên, thanh bình, thái bình, tự do, hạnh phúc, hân hoan, vui vầy,
Bao la, vời vợi, mênh mông, bát ngát, xanh biếc, cuồn cuộn, hùng vĩ, tươi đẹp,
Thành ngữ, tục ngữ
Quê qua đất tổ, quê hương bản quán, chôn rau cắt rốn,
Bốn biển một nhà, vui như mở hội, kề vai sát cánh, chung lưng đấu cật, chung tay góp sức,
Lên thác xuống ghềnh, góp gió thành bão, muôn hình muôn vẻ, thẳng cánh cò bay, cày sâu cuốc bẫm,
Bài 2:
GV tổ chức cho HS làm bài tập 2 tương tự như bài 1.
- HS làm bài.
Bảo vệ
Bình yên
đoàn kết
Bạn bè
Mênh mông
Từ đồng nghĩa
Giữ gìn
bình an, yên bình, thanh bình, yên ổn
Kết đoàn, liên kết, liên hiệp,
Bạn hữu, bè bạn, bầu bạn,
Bao la, bát ngát, mênh mông
Từ trái nghĩa
Phá hoại, tàn phá, tàn hại, phá phách,
Bất ổn, náo động, náo loạn
Chia rẽ, phân tán
Thù địch, kẻ thù,
Chật chội, chật hẹp,
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ vừa tìm được, tiếp tục luyện đọc, chuẩn bị bài sau.
_________________________________
Chính tả:
 Tiết10: ÔN TẬP GIỮA KÌ 1 ( tiết 2 )
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Nghe-viết đúng bài CT, tốc độ khoảng 95 chữ trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 9 (đã chuẩn bị ở tiết 1)
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra đọc:
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
- Yêu cầu chuẩn bị bài, đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài học.
- Cho điểm HS.
2. Viết chính tả:
a. Tìm hiểu nội dung bài văn:
- Gọi 1 HS đọc bài văn và phần chú giải
+ Tại sao tác giả lại nói chính người đốt rừng đang đốt cơ man nào là sách?
+ Vì sao những người chân chính lại càng thêm canh cánh nỗi niềm giữ nước, giữ rừng?
+ Bài văn cho em biết điều gì?
b. Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn.
c. Viết chính tả:
- GV đọc từng câu bài chính tả.
- Đọc soát lỗi, chấm bài.
GV chấm 5- 7 bài sau đó nhận xét
4. Củng cố dặn dò:
- Mỗi chúng ta cần làm gì để bảo vệ rừng và nguồn nước?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà tiếp tục đọc và học thuộc lòng để kiểm tra lấy điểm.
- HS bốc thăm chuẩn bị bài và đọc bài.
- 2 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
+ Vì sách làm bằng bột nứa, bột của gỗ rừng.
+ Vì rừng cầm trịch cho mực nước sông Hồng, sông Đà.
+ Bài văn thể hiện nỗi niềm trăn trở, băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn 
nước.
- HS nêu và viết các từ khó: bột nứa, 
ngược, giận, nỗi niềm, cầm trịch, đỏ lừ, canh cánh
- HS viết bài vào vở.
- HS đổi vở soát lỗi.
________________________________
Khoa học:
Tiết 19: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 
I. Mục tiêu:
Sau bài học HS có khả năng:
- Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.
- Có ý thức chấp hành đúng luật giao thông và cần thận trọng khi tham gia giao thông.
II. Đồ dùng: 
- Trang minh hoạ SGK
- Phiếu bài tập dành cho HS.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Chúng ta cần phải làm gì để tránh bị xâm hại ?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động 1: Nguyên nhân gây tai nạn giao thông.
* Mục tiêu: HS kể ra đượcnguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.
* Cách tiến hành:
- Y/c HS thảo luận và trình bày một số nguyên nhân gây tai nạn giao thông.
3. Hoạt động 2:
* Mục tiêu: HS nhận ra được một số hành vi làm vi phạm luật giao thông của những người tham gia giao thông trong hình.
- HS nêu được hậu quả có thể xảy ra của những sai phạm đó.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức HS thảo luận theo nhóm.
+ Hãy chỉ ra những sai phạm của người tham gia giao thông?
- Yêu cầu trình bày.
+ Điều gì có thể xảy ra với những người vi phạm giao thông đó?
+ Hậu quả của vi phạm giao thông đó là gì?
+ Qua những hành vi về giao thông đó, em có nhận xét gì ?
4. Hoạt động 3:
* Mục tiêu: HS nêu được những biện pháp an toàn giao thông.
* Cách tiến hành:
- Y/c HS thảo luận theo nhóm.
+ Hãy trình bày rõ việc thực hiện an toàn giao thông?
- GV nhận xét kết luận.
C. Củng cố dặn dò: 
- Em cần làm gì để phòng tránh được tai nạn giao thông ?
- Nhận xét giờ học, dặn HS về ôn bài, chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng trình bày.
- HS thảo luận theo nhóm.
+ Phóng nhanh, vượt ẩu.
+ Lái xe khi say rượu.
+ Bán hàng không đúng nơi quy định.
+ Không quan sát đường.
+ Đường có nhiều khúc quẹo.
+ Trời mưa, đường trơn.
- HS thảo luận theo nhóm.
- HS trình bày trước lớp.
- Hình1: Các bạn nhỏ đá bóng dưới đường, chơi cầu dưới lòng đường, xe máy để dưới lòng đường...
- Bạn nhỏ đi xe đạp vượt đèn đỏ.
- Các bạn nữ đi xe đạp dàn hàng 3.
- Người đi xe máy chở hàng cồng kềnh quá quy định.
- Dễ bị tai nạn.
- Có thể bị chết hoặc bị thương tật suốt cả đời.
- Tai nạn giao thông xảy ra hầu hết là do sai phạm của những người tham gia giao thông.
- HS thảo lụân trong nhóm.
+ Đi đúng phần đường quy định.
+ Học luật giao thông đường bộ.
+ Khi đi dường phải quan sát kĩ các biển báo giao thông.
+ Đi xe đạp sát lề đường bên phải, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
+ Đi bộ trên vỉa hè hoặc bên phải đường.
+ Không đi hàng 3 hàng tư vừa đi vừa nô nghịch trên đường.
+ Sang đường đúng phần quy định, nếu không có phần để sang đường thì phải quan sát kĩ các phương tiện , người đang tham gia giao thông và xin đường.
________________________________________________
BUỔI 2:
(Cô Hằng soạn giảng)

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 10 LOP 5.doc