Tập đọc:
Tiết 21: CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ.
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả.
- Đọc diễn cảm toàn bài văn, phân biệt lời của từng nhân vật: giọng hồn nhiên (bé Thu); giọng hiền từ (người ông).
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: săm soi, cầu viện.
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu.
- Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
TUẦN 11: Thứ hai ngày 29 tháng 10 năm 2012 BUỔI 1: Chào cờ: TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG __________________________________ Tập đọc: Tiết 21: CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ. I. Mục tiêu: - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả. - Đọc diễn cảm toàn bài văn, phân biệt lời của từng nhân vật: giọng hồn nhiên (bé Thu); giọng hiền từ (người ông). - Hiểu các từ ngữ khó trong bài: săm soi, cầu viện... - Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu. - Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh. (trả lời được các câu hỏi trong SGK). II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ trong SGK - Bảng phụ ghi rõ đoạn văn hướng dẫn luyện đọc. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn luyện đọc: - GV chia đoạn. + Đoạn 1: Bé Thu rất khoái.......từng loài cây. + Đoạn 2: Cây quỳnh lá dày...... không phải là vườn. + Đoạn 3: Còn lại. - Yêu cầu HS đọc tiếp nối đoạn. - Yêu cầu HS đọc tiếp nối theo đoạn, lần 2 kết hợp giải nghĩa một số từ. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu kết hợp hướng dẫn HS luyện đọc. 3. Tìm hiểu bài. - Bé Thu thích ra ban công để làm gì? - Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật? - Nêu ý 1 ? + Bạn Thu chưa vui về điều gì? - Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết? - Em hiểu “ Đất lành chim đậu’’ là thế nào? - Nêu ý 2 ? + Em có nhận gì về hai ông cháu bé Thu? + Nội dung bài nói nên điều gì? 4. Luyện đọc diễn cảm. - Yêu cầu 3 HS khá luyện đọc tiếp nối 3 đoạn. - Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm. - GV đọc mẫu và hướng dẫn đọc. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - Nhận xét- cho điểm. C. Củng cố dặn dò: - Bài văn cho thấy tình cảm của hai ông cháu bé thu đối với thiên nhiên như thế nào ? - Nhận xét tiết học. Dặn các em về nhà có ý thức làm cho môi trường sống gia đình mình luôn luôn sạch-đẹp. - Chuẩn bị bài sau:Tiếng vọng. - HS luyện đọc tiếp nối theo đoạn kết hợp giải nghĩa một số từ khó. -1 HS đọc chú giải . - HS luyện đọc theo cặp. - 1 HS đọc toàn bài - HS nghe. - Bé Thu thích ra ban công để đựơc ngắm nhìn cây cối, nghe ông giảng giải về từng loài cây ở ban công. + Cây quỳnh lá dày, giữ được nước. + Cây hoa ti gôn thò những cái râu theo gió, ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu. + Cây hoa giấy bị vòi ti gôn quấn nhiều vòng... + Cây đa ấn Độ bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xoè những cái lá nâu rõ to. + Ý1 : Nét nổi bật của những loài cây trên ban công nhà Thu . - Thu chưa vui vì bạn Hằng nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn. - Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình là vườn. - Có nghĩa là: nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có con người đến sinh sống, làm ăn. - Ý 2 : Nét đẹp thanh bình ở ban công nhà bé Thu . - Hai ông cháu bé Thu rất yêu thiên nhiên, cây cối, chim chóc, hai ông cháu chăm sóc cho từng loài cây rất tỉ mỉ. - Bài văn muốn nói lên tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu bé Thu và muốn mọi người làm đẹp môi trường xung quanh. - 3 HS đọc tiếp nối 3 đoạn, nêu giọng đọc của từng đoạn - HS nghe. - HS luyện đọc theo cặp. - HS thi đọc diễn cảm trước lớp. ___________________________________ Toán: Tiết 51: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Biết: - Tính tổng nhiều số thập phân, tính bằng cách thuận tiện nhất. - So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân. Bài 1, bài 2 (a, b), bài 3 (cột 1), bài 4(tr52) II. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu tính : 5,75+7,8+4,25 +1,2 - Kiểm tra các bảng nhân chia. - Nhận xét nhắc nhở. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2. Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: Tính. - Cần thực hiện thế nào? - Yêu cầu HS làm vào bảng con. - Nhận xét – ghi điểm. Bài 2: - Để tính thuận tiện ta sử dụng những tính chất nào của phép cộng số thập phân ? - Yêu cầu hs làm bài. - Nhận xét- ghi điểm. Bài 3: - Để điền dấu ta cần thực hiện thé nào? - Yêu cầu h/s làm bài. - Nhận xét – ghi điểm. Bài 4: - Yêu cầu HS đọc đề. - Bài toán choi biết gì, hỏi gì? - Làm bài vào vở C. Củng cố dặn dò: - Nêu tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng ? - Nhận xét tiết học, dặn chuẩn bị bài sau. - HS tính. - 1 số em đọc bảng nhân chia. - Nêu yêu cầu bài. - HS làm bài. a, 15,32 b, 27,05 + 41,69 + 9,38 8,44 11,23 65,45 47,66 - Nêu yêu cầu. -Tính chất giao hoán và tính chất kết hợp - 2 HS lên bảng làm, lớp làm nháp. a, 4,68 + 6,03 + 3,97 = 4,68 + ( 6,03 + 3,97 ) = 4,68 + 10 = 14,68 b, 6,9 + 8,4 + 3,1 + 0,2 = ( 6,9 + 3,1 ) + 8,4 + 0,2 = 10 + 8,6 = 18,6 - Nêu yêu cầu bài. - 2 HS lên bảng làm, lớp làm nháp. 3,6 + 5,8 >.. 8,9 ; 5,7 + 8,8 .=.14,5 9,4 14,5 7,56 0,08 +0,4 7,6 0,48 - Nêu yêu cầu. - HS làm bài. Bài giải: Ngày thứ hai dệt được số m vải là: 28,4 + 2,2 = 30,6 (m ) Ngày thứ ba dệt được số m vải là: 30,6 + 1,5 = 32,1 (m) Cả ba ngày dệt được số m vải là. 28,4 + 30,6 + 32,1 = 91,1 (m) Đáp số : 91,1 m ____________________________________ Đạo đức: Tiết 11: THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ I I. Mục tiêu: - Củng cố lại các kiến thức kĩ năng,thái độ của HS thông qua các bài đạo đức từ tuần 1 đến tuần 10. - Giáo dục quyền và bổn phận học sinh thông qua các bài đạo đức đã học. II. Chuẩn bị: - Một số tranh ảnh để đóng vai. - Phiếu bài tập dành cho HS. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra: - Vì sao chúng ta phải coi trọng tình bạn? - Gv nhận xét đánh giá. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Ghi đầu bài. 2. Hoạt động 1: Ôn tập lại các bài đạo đức đã học từ tuần 1 đến tuần 10. - Yêu cầu HS nêu tên các bài đạo đức đã học? - Cho HS nêu nội dung chính của 5 bài đạo đức vừa nêu. - GV cùng HS nhận xét. 3. Hoạt động 2: Tìm hiểu quyền và bổn phận của học sinh thông qua các bài đạo đức đã học. - Học sinh nêu quyền trẻ em được tích hợp thông qua các bài đã học? - GV cùng học sinh nhận xét C. Củng cố dặn dò: - Trẻ em có quyền và bổn phận gì ? - GV nhận xét tiết học dặn HS về ôn bài, chuẩn bị bài sau. - 3 HS lên bảng trình bày. HS nêu: - Em là học sinh lớp 5. - Có trách nhiệm về việc làm của mình. - Có chí thì nên. - Nhớ ơn tổ tiên. - Tình bạn. - HS nêu nội dung chính của các bài đạo đức vừa nêu. - Quyền trẻ em được tự quyết định về những việc có liên quan có ảnh hưởng đến bản thân phù hợp với lứa tuổi. - Quyền được phát triển của trẻ em. - Quyền trẻ em được tự do kết giao bạn bè. ________________________________________________ BUỔI 2: (Cô Hằng soạn giảng) ____________________________________________________________________ Thứ ba ngày 30 tháng 10 năm 2012 BUỔI 1: Toán: Tiết 52: TRỪ HAI SỐ THẬP PHÂN I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết trừ hai số thập phân, vận dụng giải bài toán có nội dung thực tế. - Bước đầu có kĩ năng trừ hai số thập phân và vận dụng kĩ năng đó trong giải toán có nội dung thực tế. Bài 1 (a, b), bài 2 (a, b), bài 3(tr53) II. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - Yêu cầu Tính bằng cách thuận tiện nhất. 3,49 + 5,7 + 1,51 - Nhận xét ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2. Dạy bài mới: VD1: - Gọi HS đọc VD 1(SGK) - Hướng dẫn HS cách thực hiện phép tính trừ 2 số thập phân. 4,29 – 1,84 = ? Đặt tính: 4,29 - 1,84 2,45 + Thực hiện phép trừ như trừ với số tự nhiên. + Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy ở số bị trừ và số trừ. VD2: 45,8 – 19,26 = ? 45,8 - 19,26 26,54 - Nêu cách trừ hai số thập phân? 3. Luyện tập: Bài 1: Tính. - Yêu cầu HS làm vào bảng con. - Nhận xét- sửa sai. Bài 2: Đặt tính rồi tính. - Khi đặt tính cần lưu ý điều gì ? - Yêu cầu h/s tính vào bảng theo dãy. - GV tới các dãy bàn quan sát gợi ý. - Nhận xét- sửa sai. Bài 3: - Y/c HS đọc đề. - Bài táon cho biết gì, hỏi gì? - Yêu cầu h/s làm bài. - Nhận xét chữa bài. C. Củng cố dặn dò: - Muốn trừ hai số thập phân ta làm như thế nào ? - Nhận xét tiết học ,dặn về học bài xem lại các bài tập, chuẩn bị bài sau. - HS lên bảng thực hiện. 3,49 + 5,7 + 1,51 = ( 3,49 + 1,51 ) + 5,7 = 5 + 5,7 = 10,7 - HS quan sát. - 5 HS nhắc lại các bước thực hiện tính trừ hai số thập phân. 1 HS lên bảng làm, lớp làm nháp - HS đọc ghi nhớ. - Nêu yêu cầu. - HS làm. a, 68,4 b, 46, 8 c, 50,81 - - - 25,7 9, 34 19,256 42,7 37,46 31,554 - Nêu yêu cầu. - HS làm. a, 72,1 b, 5,12 c, 69 - - - 30,4 0,68 7,85 41,7 4,44 61,15 - Đọc bài. - Nêu ý kiến. - Làm bài vào vở. Bài giải: Số kg đường lấy ra tất cả là: 10,5 + 8 = 18,5 (kg ) Số kg đường còn lại trong thùng là: 28,75 – 18,5 = 10,25 ( kg ) Đáp số: 10,25 kg _____________________________ Luyện từ và câu: Tiết 21: ĐẠI TỪ XƯNG HÔ I. Mục tiêu: - Nắm được khái niệm đại từ xưng hô (ND Ghi nhớ). - Nhận biết được đại từ xưng hộ trong đoạn văn (BT1 mục III); chọn được đại từ xưng hô thích hợp để điền vào ô trống (BT2). -** HS khá, giỏi nhận xét được thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ xưng hô (BT1). II. Đồ dùng: - Phiếu bài tập dành cho HS. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2. Tìm hiểu ví dụ: Bài 1: - Gọi HS đọc y/c và nội dung bài tập 1. + Đoạn văn có những nhân vật nào? + Các nhân vật làm gì? + Những từ nào được in đậm trong đoạn văn trên? + Những từ đó dùng để làm gì? + Những từ nào chỉ người nghe? + Từ nào được chỉ người hay vật được nhắc tới? - Thế nào là đại từ xưng hô? * Em có nhận xét gì về thái độ tình cảm của mỗi nhân vật trong đoạn văn trên khi dùng mỗi đại từ xưng hô ? Bài 2: - Y/c HS đọc lời của Cơm và chi Hơ Bia. Hỏi: + Theo em cách xưng hô của mỗi nhân vật trong đoạn văn trên thể hiện thái độ của người nói như thế nào? - GV nhận xét kết luận. Bài 3: - Gọi HS đọc y/c bài tập. - Y/c HS trai đổi, thảo luận theo cặp để hoàn thành bài tập. - Gọi HS phát biểu ý kiến đúng. - Nhận xét các cách xưng hô đúng. - Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK 3. Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc y/c bài tập. - Y/c HS trao đổi, thảo luận theo cặp để hoàn thành bài tập. - Gọi HS phát biểu, GV gạch chân dưới các đại từ trong đoạn văn. - Nhận xét- bổ sung. Bài 2: - Gọi HS đọc y/c bài tập. + Đoạn văn có những nhân vật nào? + Nội dung đoạn văn là gì? - Nhận xét- bổ sung. C. Củng cố dặn dò: - Đại từ xưng hô dùng để làm gì ? - Nhận xét tiết học, dặn HS về học bài và biết lựa chọn sử dụng đại từ xưng hô cho phù hợp ,chuẩn bị bài sau. - 1 HS đọc y/c và nội dung bài tập. - Đoạn văn có những nhân vật: Hơ Bia, Cơm và thóc gạo. - Cơm và Hơ Bia đối đáp với nhau, thóc gạo giận Hơ Bia bỏ vào rừng. - Những từ: Chị, chúng tôi, ta, các người, chúng. - Những từ đó dùng để thay thế chi Hơ Bia, thóc gạo, Cơm. - Những từ chỉ người nghe: Chị, các người. - Những từ chỉ người hay nhân vật được nhắc tới: Chúng. - Đại từ xưng hô là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp. - HS nhận xét - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - Cách xưng hô của Cơm rất lịch sự, cách xưng hô của Hơ Bia thô lỗ, coi thường người khác. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận, tìm từ. - HS tiếp nối nhau nhau phát biểu ý kiến. + Với thầy cô xưng hô là em, con. + Với bố mẹ: Xưng là con. + Với anh, chị, em: xưng hô là em, anh, chị. + Với bạn bè: Xưng là tôi, tớ, mình... - 3 HS đọc ghi nhớ. -3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng trước lớp - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, sau đó trình bày. + Các đại từ xưng hô: Ta, chú em, tôi, anh. + Thỏ xưng là ta, gọi rùa là chú em, thái độ của thỏ kiêu căng, coi thường rùa. + Rùa xưng hô là tôi, gọi thỏ là anh, thái độ của rùa: tự trọng , lịch sự với thỏ. - 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng trước lớp và trả lời câu hỏi. - Đoạn văn có các nhân vật : Bồ chao, tu hú, các bạn của Bồ chao, Bồ các - Đoạn văn kể lại chuyện Bồ chao hốt hoảng kể lại với các bạn chuyện nó và Tu hú gặp cái trụ chống trời . Bồ các giải thích đó là trụ điện cao thế mới được xây dựng . Các loại chim cười Bồ chao đã quá sợ. _________________________________ Chính tả: Tiết 11: LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. Mục tiêu: - Viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức văn bản luật. - Làm được BT (2) a/b hoặc BT (3) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn. - Từ nội dung của hoạt động bảo vệ môi trường, học sinh có ý thức góp phần giữ gìn môi trường trong lành, sạch đẹp. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bài tập dành cho HS. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2. Hướng dẫn nghe, viết chính tả: a. Trao đổi về nội dung bài viết - Gọi 1 HS đọc đoạn viết. - Điều 3 khoản 3 trong luật bảo vệ môi trường có nội dung gì? - Trong hoạt động bảo vệ môi trường, là học sinh chúng ta có thể làm gì để góp phần giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp? b. Hướng dẫn viết từ khó: - Yêu cầu HS tìm các tiếng khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm được. c. Viết chính tả: - Hướng dẫn HS viết chính tả vào vở. - GV đọc cho HS viết - GV quan sát- uốn nắn. d. Soát lỗi, chấm bài: - GV đọc cho HS soát lỗi chính tả bài viết của mình. 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Bài 2: - Yêu cầu HS đọc y/c và nội dung bài tập. - Tổ chức cho HS thi theo nhóm. - Nhận xét- bổ sung. - 2 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - Điều 3 khoản 3 trong luật bảo vệ môi trường nói về hoạt động bảo vệ môi trường , giải thích thế nào là hoạt động bảo vệ môi trường. - Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, trường lớp, không xả rác bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi qui định, - HS nêu các tiếng khó: môi trường, phòng ngừa, ứng phó, suy thoái, tiết kiệm, thiên nhiên. - HS viết bài vào vở. - HS soát lỗi chính tả. lắm – nắm lấm – nấm lương – nương lửa – nửa thích lắm- cơm nắm; quá nắm – lắm tay; lắm điều – nắm cơm; lắm lời – nắm tóc. lấm tấm- cái nấm; lấm lem – nầm rơm; lấm bùn – nấm đất; lấm mực- nấm đầu lương thiện – nương rẫy; lương tâm – vạt nương; lương thiện – cô nương; lương thực – nương tay; lương bổng – nương dâu. đốt lửa – một nửa; ngọn lửa- nửa vời ; lửa đạn – nửa đời; ... Bài 3: - Yêu cầu HS đọc y/c và nội dung bài tập. - Tổ chức cho HS thi theo nhóm. - Nhận xét- bổ sung. C. Củng cố dặn dò: - Các em cần làm gì để bảo vệ môi trường ? - Nhận xét tiết học dặn về viết các tiếng có âm đầu n/l ,chuẩn bị bài sau. - HS thi làm bài theo nhóm. - 3 HS tiếp nối nhau đọc. + Một số âm đầu n là: na ná, nai nịt, nài nỉ, nao nao, náo nức, nao nức, não nuộc, nắc nẻ, nắc nỏm, nắn nót, no nê, năng nổ, nao núng, nỉ non, nằng nặc, nôn nao, nết na, nắng nôi, nặng nề, nức nở, nấn ná, nõn nà, nâng niu, nem nép, nể nang, nền nã... ________________________________ Khoa học: Tiết 21: ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ (tiếp) I. Mục tiêu: Ôn tập kiến thức về: - Đặc điểm sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì. - Cách phòng tránh bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A; nhiễm HIV/AIDS. II. Đồ dùng dạy học: - Các sơ đồ trong SGK - Phiếu bài tập dành cho HS. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: -Tai nạn giao thông để lại những hậu quả như thế nào? - Nhận xét đánh giá. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập. * Mục tiêu: HS viết hoặc vẽ dược sơ đồ cách phòng tránh một số bệnh đã học. * Cách tiến hành: - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và vẽ sơ đồ về cách phòng một số bệnh . - 3 HS nêu. - HS thảo luận theo nhóm. a. Cách phòng bệnh sốt rét: Diệt muỗi, diệt bọ gậy Phòng bệnh sốt rét Tổng vệ sinh, khơi thông cống rãnh, dọn sạch nước đọng, vũng lầy, chôn kín rác thải, phun thuốc trừ muỗi. Uống thuốc, phòng bệnh Chống muỗi đốt, mắc màn khi đi ngủ, mặc quần áo dài vào buổi tối b. Cách phòng chống sốt xuất huyết: Giữ vệ sinh môi trường xung quanh: - Quét dọn vệ sạch sẽ. - Khơi thông cống rãnh. - Đậy nắp chum, vại, bể nước Giữ vệ sinh nhà ở: - Quét dọn nhà cửa sạch sẽ. - Mắc quần áo gọn gàng. - Giặt quần áo sạch sẽ. Phòng chống bệnh sốt xuất huyết Diệt muỗi, diệt bọ gậy Chống muỗi đốt: - Mắc màn khi đi ngủ. c. Cách phòng tránh bệnh viêm não(thực hiện tương tự sơ đồ trên) d. Phòng tránh HIV/ AID ( thực hiện tương tự sơ đồ trên) C. Củng cố dặn dò: - Em hãy nêu cách phòng bệnh tốt nhất đối với các bệnh nói trên ? - Nhận xét tiết học ,dặn HS về học bài ,chuẩn bị bài sau. ________________________________________________ BUỔI 2: (Cô Hằng soạn giảng)
Tài liệu đính kèm: