Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần thứ 25

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần thứ 25

Tập đọc:

Tiết 49: PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG

 I. Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ miêu tả.

 - Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Đền Hùng, Nam quốc sơn hà, bức hoành phi, ngã Ba Hạc, ngọc phả, chi, đất tổ

- Hiểu ý chính: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 

doc 10 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 404Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần thứ 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25:
Thứ hai ngày 18 tháng 2 năm 2013
BUỔI 1:
Chào cờ:
TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG
__________________________________
Tập đọc:
Tiết 49: PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
	I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ miêu tả.
 - Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Đền Hùng, Nam quốc sơn hà, bức hoành phi, ngã Ba Hạc, ngọc phả, chi, đất tổ
- Hiểu ý chính: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy học
 - Tranh minh hoạ trang 67-68 SGK
 - Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra:
- Gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn bài Hộp Thư Mật và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét, ghi điểm HS.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
- Yêu cầu HS mở SGK trang 67, quan sát tranh, đọc tên chủ điểm và nói suy nghĩ của em về chủ điểm
2. Hướng dẫn luyện đọc: 
- Gọi HS khá đọc. Chia đoạn.
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài (2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Chú ý cách ngắt nhịp các câu dài.
- 1 HS đọc chỳ giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
3. Tìm hiểu bài:
- Bài văn viết về cảnh vật gì? ở đâu?
- Hãy kể những điều em biết về các 
vua Hùng?
+ Nêu ý 1?
- Em hãy tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng?
- Bài văn đã gợi cho em nhớ đến những truyền thuyết nào về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc?
- GV ghi bảng tên các truyền thuyết.
- Hãy kể ngắn gọn về một truyền thuyết mà em biết.
- Em hiểu câu ca dao sau như thế nào:
 Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
+ Nêu ý 2?
- Dựa vào nội dung tìm hiểu được, em hãy nêu nội dung chính của bài.
4. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp nhau toàn bài, nhắc HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc phù hợp (như đã hướng dẫn).
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 2.
- Đọc mẫu đoạn văn.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Nhận xét ghi điểm từng HS thi đọc diễn cảm.
4.Củng cố - dặn dò
- Em có nhận xét gì về phong cảnh Đền Hùng?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS và nhà học bài và soạn bài “Cửa Sông”.
- HS đọc bài.
- HS đọc bài.
- 3 HS đọc bài theo trình tự:
+HS 1: Đền thượngchính giữa
+ HS 2: Làng của các vua Hùngđồng bằng xanh mát
+HS 3: Trước đền thượngrửa mặt soi gương
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc từng đoạn.
-1 HS đọc thành tiếng cả bài trước lớp.
-Theo dõi GV đọc mẫu.
- Bài văn tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm Thao, Tỉnh Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên của dân tộc ta.
- Các vua Hùng là những người đầu tiên lập ra nhà nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ, cách đây khoảng 4000 năm.
+ Ý 1 : Giới thiệu cảnh Đền Hùng.
- Những từ ngữ: Những khóm hải đường đơm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều mầu sắc bay dập dờn, bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, bên phải là dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là nga Ba Hạc, những cánh hoa Đại, những gốc thông già, giếng Ngọc trong xanh.
-Truyền thuyết : Sơn Tinh- Thuỷ Tinh, Thánh Gióng, An Dương Vương, Sự tích trăm trứng, Bánh chưng – bánh giày.
- Câu ca dao như nhắc nhở mọi người dù đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì cũng không được quên ngày giỗ Tổ, luôn nhớ đến cội nguồn của dân tộc.
+Ý2: Cảnh đẹp của thiên nhiên nơi Đền Hùng.
* Bài văn ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi người đối với tổ tiên.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. HS cả lớp theo dõi, sau đó 1 em nêu cách đọc, các từ ngữ cần nhấn giọng, các HS khác bổ sung và thống nhất cách đọc. 
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc
- 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trên. HS cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất.
	_______________________________
Toán
Tiết 121: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II
 ( ĐỀ NHÀ TRƯỜNG RA)
 Tổ chức cho h/s thi kiểm tra thử
I. Mục tiêu:
- Tỉ số phần trăm và giải liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Thực hành tính với số thập phân.
- Nhận dạng, tính diện tích, thể tích một số hình đã học.
II. Nội dung kiểm tra:
A. Đề bài:
Bài 1: Đặt tính rồi tính: 
 a. 35,76 + 23,52	b. 48,53 – 25,28
 c. 5,26 2,4	 d. 157,25 : 3,7
Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: 
a/ 90 phút = 1,5 giờ
b/ 0,025 tấn = 250 kg
c/ 15 000 000mm2 = 15 m2
d/ 5m27dm2 = 5,7dm2
Bài 3: Trên một mảnh đất, diện tích dành để làm nhà là 60m2. Diện tích đất còn lại là 240m2.
a. Tìm tỉ số phần trăm của diện tích đất làm nhà và diện tích còn lại của mảnh đất.
b. Diện tích đất còn lại bằng bao nhiêu phần trăm diện tích của cả mảnh đất.
Bài 4: Tính thể tích hình hộp chữ nhật có kích thước chiều dài, chiều rộng và chiều cao lần lượt là a=1,5cm; b= 1,1cm; c= 0,5 cm?
Bài 5: Miệng giếng hình tròn có bán kính 0,7m. Người ta xây thành giếng rộng 0,3m bao quanh miệng giếng. Tính diện tích của thành giếng đó?
B. HD chấm:
Bài 1. (2 điểm)- Đặt tính rồi tính: 
 a. 59,28 	b. 23,25
 c. 12,624	 d. 42,5
Bài 2. (2 điểm)- Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: 
a/ 90 phút = 1,5 giờ
Đ
b/ 0,025 tấn = 250 kg
S
c/ 15 000 000mm2 = 15 m2
Đ
d/ 5m27dm2 = 5,7dm2
S
Bài 3. (3 điểm) Bài giải
Diện tích đất mảnh đất:
 60 + 240 = 300 ( m2 )	 (1 điểm)	 
a. Tỉ số phần trăm của diện tích đất làm nhà và diện tích đất còn lại là:
	60 : 240 = 0,25
	0,25=25%	(1 điểm)
b. Tỉ số phần trăm của diện tích đất còn lại và diện tích của cả mảnh đất là:
	240:300 = 0,8
	 	0,8=80%	(1 điểm)
	Đáp số: a) 25% ; b) 80%	
Bài 4: (1 điểm) Tính thể tích hình hộp chữ nhật có kích thước chiều dài, chiều rộng và chiều cao lần lượt là a=1,5cm; b= 1,1cm; c= 0,5 cm?
Bài giải:
Thể tích hình đó là:
1,51,10,5= 0,8( cm3)
Bài 5: (2điểm) 
Bài giải:
Diện tích của hình trtòn nhỏ là:
0,7 0,7 3,14 = 1,5386( m2)
Bán kính của hình tròn lớn là:
0,7 + 0,3 = 1 (m).
Diện tích của hình tròn lớn là .
1 1 3,14= 3,14 ( m2)
Diện tích thành giếng là:
3,14 – 1,5386 = 1,6014 ( m2 )
 	Đáp số: 1,6014.m2
________________________________________ 
Đạo đức:
Tiết 25: THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KÌ 2
	I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố kiến thức các bài từ bài 9 đến bài 11, biết áp dụng trong thực tế những kiến thức đã học. 
	II. Chuẩn bị:
	- Nội dung câu hỏi, bài tập dành cho HS.
	III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Em cần làm gì để quê hương đất nước em ngày càng tươi đẹp hơn?
- Gv nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
Bài 1: Hãy ghi lại một việc em đã làm thể hiện lòng yêu quê hương. 
- Cho HS làm bài ra nháp.
- Mời một số HS trình bày.
- GV cùng lớp nhận xét.
 3. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
Bài 2: Hãy ghi những hoạt động có liên quan tới trẻ em mà xã (phường) em đã tổ chức. Em đã tham gia những hoạt động nào trong các hoạt động đó?
- GV ghi câu hỏi bảng lớp, cho HS thảo luận nhóm 4.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
4. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
Bài 3: Em hãy cho biết các mốc thời gian và địa danh sau liên quan đến sự kiện nào của đất nước ta?
a. Ngày 2 tháng 9 năm 1945.
b. Ngày 7 tháng 5 năm 1954
c. Ngày 30 tháng 4 năm 1975.
d. Sông Bạch Đằng.
đ. Bến Nhà Rồng.
e. Cây đa Tân Trào.
- GV nhận xét bổ sung.
5. Hoạt động tiếp nối: Củng cố dặn dò.
- Mỗi chúng ta cần làm gì để quyê hương mãi đẹp?
- GV nhận xét tiết học, dặn HS về học bài và 
chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời.
- 2 h/s nêu yêu cầu
- HS làm bài ra nháp.
- HS trình bày.
- HS nhận xét.
- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
- Một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS suy nghĩ trả lời:
- Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
- Chiến thắng Điện Biên Phủ.
- Giải phóng Miện Nam Việt Nam thống nhất đất nước.
- Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán và nhà Trần chiến thắng quân xâm lược Mông- Nguyên.
- Nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
- Nơi xuất phát của một đơn vị giải phóng quân tiến về giải phóng Thái Nguyên 16 tháng 8 năm 1945.
________________________________________________
BUỔI 2:
(Cô Liên soạn giảng)
____________________________________________________________________
Thứ ba ngày 19 tháng 2 năm 2013
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 121: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN
	I. Mục tiêu:
	Biết:
- Tên gọi, kí hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng.
- Một năm nào đó thuộc thế kỉ nào.
- Đổi đơn vị đo thời gian. Bài 1, bài 2, bài 3 (a) (tr129)
	II. Đồ dùng
	- Bảng đơn vị đo thời gian. 
	III. Các hoạt động dạy học cụ thể
A. Kiểm tra:
- Nêu các đơn vị thời gian mà em đã học?
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2. Ôn tập các đơn vị đo thời gian.
a. Các đơn vị đo thời gian.
- Yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo.
b. Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian:
- GV hướng dẫn HS đổi các đơn vị đo thời gian.
3. Luyện tập:
Bài 1:
- HD h/s làm bài.
- Yêu cầu HS làm miệng.
- Nhận xét – bổ sung.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- HD làm bài.
6 năm = 72 tháng. (Lấy 612=72)
- Yêu cầu HS làm bảng con.
- Nhận xét – bổ sung.
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- Yêu cầu HS làm vào vở.
- Nhận xét – bổ sung.
C. Củng cố dặn dò:
- Nhắc lại các đơn vị đo thời gian ?
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học, dặn HS về chuẩn bị bài sau.
- HS nêu ý kiến.
- HS nhắc lại các đơn vị đo thời gian đã học.
+ 1 thế kỉ = 100 năm
 1 năm = 12 tháng.
 1 năm = 365 ngày.
 1 năm nhuận = 366 ngày( cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận)
+ 1 tuần lễ = 7 ngày
 1 ngày = 24 giờ
 1 giờ = 60 phút
 1 phút = 60 giây
+ 1 năm rưỡi = 1,5 năm = 12 tháng x 1,5 = 18 tháng.
 giờ = 60 phút x = 40 phút
 0,5 giờ = 60 x 0,5 = 30 phút
 216 phút = 3 giờ 36 phút = 3,6 giờ.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm miệng.
+ Kính viễn vọng phát minh vào thế kỉ 17.
+ Bút chì phát minh vào thế kỉ 18
+ Đầu máy xe lửa phát minh vào thế kỉ 19
+ Xe đạp phát minh vào thế kỉ 19
+ Ô tô phát minh vào thế kỉ 19
+ Máy bay phát minh vào thế kỉ 20
+ Máy tính điện tử phát minh vào thế kỉ 20
+ Vệ tinh nhân tạo phát minh vào thế kỉ 20.
- Nêu yêu cầu.
- HS làm bài
a. 4 năm 2 tháng = 50 tháng.
 3 năm rưỡi = 42 tháng.
 3 ngày =72 giờ.
 0,5 ngày = 12 giờ.
 3 ngày rưỡi = 84 giờ
b. 3 giờ = 180 phút 
 1,5 giờ = 90 phút 
 giờ = 45 phút.
 6 phút = 360 giây
 giờ = 30 phut.
 1 giờ = 3600 giây.
- Nêu đầu bài.
- HS làm bài.
a. 72 phút = 1,2 giờ.
 270 phút = 4,5 giờ
b. 30 giây = 0,5 phút.
 135 giây = 2,25 phút.
	________________________
	 Luyện từ và câu
Tiết 49: LUỆN TẬP VỀ CÂU GHÉP	
I. Mục tiêu: 
Củng cố cho h/s:
- Nắm được khái niệm câu ghép ở mức độ đơn giản.
- Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn, xác định được các vế câu trong câu ghép ; đặt được câu ghép.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ chép sẵn nội dung bài tập
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Dạy ôn:
- Gọi h/s nhắc lại thế nào là câu ghép?
- HS nhăc lại.
Bài 1: Vạch ranh giới giữa các vế câu trong từng câu ghép.
a, Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng đi như thiếp vào trong nắng.
b,Trong im ắng, hương vườn thơm thoang thoảng bắt đầu rón rén bước ra,và tung tăng trong ngọn gió nhẹ,nhảy trên cỏ, trườn theo những thân cành.
- GV nhận xét chốt bài đúng.
- 1 h/s đọc bài.
- HS làm bài vào nháp.
-1 h/s lên bảng chữa bài.
a, Cây chuối cũng ngủ//, tàu lá lặng đi như thiếp vào trong nắng.
b,Trong im ắng, hương vườn thơm thoang thoảng bắt đầu rón rén bước ra,//và tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân cành.
Bài 2: Ghi thêm một vế câu thích hợp vào chỗ trống để tạo thànhcâu ghép.
a, Lúa gạo ta quý vì ..........................
b, Vì rừng ngập mặn được phục hồi............
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào vở.
-1 h/s lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
 a, Lúa gạo ta quý vì ta phải đổ bao nhiêu mồ hôi mới làm ra được.
b, Vì rừng ngập mặn được phục hồi ở nhiều địa phương nên môi trườngđã có những thay đổi rất nhanh chóng.
Bài 3: Viết đoạn văn ngắn có sử dụng câu ghép kể về một đồ chơi mà em thích?
- Yêu cầu h/s làm bài.
- GV theo dõi gợi ý.
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Củng cố dặn dò:
- Gv nhận xét khen ngợi hs có ý thức học tốt.
 - Dặn HS về ôn bài, chuẩn bị bài sau.
- 1 h/s đọc bài.
- HS làm bài vào vở.
- HS nối tiếp đọc bài.
_______________________________
Chính tả: ( Nghe –viết )
Tiết 25 : AI LÀ THUỶ TỔ LOÀI NGƯỜI
	I. Mục tiêu:
	Giúp HS :
- Nghe-viết đúng bài CT.
- Tìm được các tên riêng trong truyện Dân chơi đồ cổ và nắm được qui tắc viết hoa tên riêng (BT2).
II. Đồ dùng day học:
	Giấy khổ to hoặc bảng phụ viết sẵn quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài
	III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra:
- Yêu cầu viết một số tên riêng.
-Nhận xét ghi điểm HS
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn nghe viết chính tả:
- Gọi HS đọc đoạn văn.
- Bài văn nói về điều gì?
- Yêu cầu HS tìm các từ khó khi viết.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ khó.
- Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Dặn HS ghi nhớ cách viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài.
- Đọc cho h/s viết chính tả.
- Theo dopĩ nhắc nhở.
- Đọc cho h/s sửa lỗi.
- Thu vở chấm chữa lỗi.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẩu chuyện Dân chơi đồ cổ.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Giải thích: Cửu Phủ là tên một loại tiền cổ ở Trung Quốc thời xưa.
- Yêu cầu HS tự làm bài cá nhân. Gợi ý HS: dùng bút chì gạch chân dưới các tên riêng và giải thích cách viết hoa tên riêng đó.
- Gọi HS giải thích cách viết hoa từng tên riêng.
- Kết luận : Các tên riêng trong bài là: Khổng Tử, Chu Văn Vương, Ngũ Đế, Chu, Cửu Phủ, Khương Thái Công. Những tên riêng đó đều được viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiếng vì là tên riêng nước ngoài nhưng được đọc theo âm Hán Việt.
- Em có suy nghĩ gì về tính cách của anh chàng mê đồ cổ.
C. Củng cố dặn dò:
- Khi viết tên người tên địa lý nước ngoài cần viết như thế nào ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài, kể lại câu chuyện Dân chơi đồ cổ cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- HS khác viết tên riêng:
Hoàng Liên Sơn, Phan- xi- păng, Sa Pa, Trường Sơn.
- HS theo dõi.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp.
- Bài văn nói về truyền thuyết của một số dân tộc trên thế giới, về thuỷ tổ loài người và cách giải thích khoa học về vấn đề này.
- HS tìm hiểu và nêu các từ khó. Ví dụ như: truyền thuyết, chúa trời, A-đam, Ê-va, Trung Quốc, Nữ Oa, ấn Độ, Bra-hma, Sác-lơ Đác- uyn
- Nối tiếp nhau phát biểu.
-2 - HS theo dõi.
- HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng cho HS cả lớp nghe
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp
- Lắng nghe.
- HS làm bài cá nhân.
- 6 HS nối tiếp nhau phát biểu Ví dụ:
+ Khổng Tử là tên người nước ngoài được viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiếng vì được đọc theo âm Hán Việt
+ Chu Văn Vương là tên người nước ngoài được viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiếng vì được đọc theo âm Hán Việt.
- Lắng nghe
- Anh chàng mê đồ cổ là kẻ gàn dở, mù quáng. Hễ nghe nói một vật là đồ cổ thì anh ta hấp tất mua liền, không cần biết đó là đồ thật hay đồ giả. Bán hết nhà cửa vì đồ cổ, trắng tay phải đi ăn mày, anh ngốc vẫn không bao giờ xin cơm, xin gạo mà chỉ gào xin tiên Cửu Phủ từ thời nhà Chu.
___________________________________
Khoa học
 Tiết 49: ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG 
I. Mục tiêu:
Ôn tập về:
- Các kiến thức phần Vật chất và năng lượng; các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.
- Những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh sưu tầm 
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Hãy nêu một số biện pháp phòng tránh lãng phí và sử dụng điện an toàn?
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2. Hoạt động 1: Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”
* Mục tiêu: củng cố cho HS kiến thức về vật chất của một số vật liệu và sự biến đổi hoá học.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi theo nhóm.
- GV quan sát – uốn nắn.
+ Hãy chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
1. Đồng có tính chất gì?
a. Cứng, có tính đàn hồi.
b. Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ.
c. Màu trắng bạc, có ánh kim; có thể kéo thành sợi và dát mỏng, nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, không bị gỉ, tuy nhiên bị một số a xít ăn mòn.
d. Có màu đỏ nâu, có ánh kim, dễ dát mỏng và kéo thành sợi, dẫn nhiệt và dẫn nhiệt tốt.
2. Thuỷ tinh có tính chất gì?
a. Cứng, có tính đàn hồi?
b. Trong suốt, không gỉ nhưng dễ vỡ.
c. Màu trắng bạc, có ánh kim; có thể kéo thành sợi và dát mỏng, nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, không bị gỉ, tuy nhiên bị một số a xít ăn mòn.
d. Có màu đỏ nâu, có ánh kim, dễ dát mỏng và kéo thành sợi, dẫn nhiệt và dẫn nhiệt tốt.
3. Nhôm có tính chất gì?
a. Cứng, có tính đàn hồi?
b. Trong suốt, không gỉ , cứng nhưng dễ vỡ.
c. Màu trắng bạc, có ánh kim; có thể kéo thành sợi và dát mỏng, nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, không bị gỉ, tuy nhiên bị một số a xít ăn mòn.
d. Có màu đỏ nâu, có ánh kim, dễ dát mỏng và kéo thành sợi, dẫn nhiệt và dẫn nhiệt tốt.
3. Hoạt động 2: Quan sát và trả lời câu hỏi:
* Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về việc sử dụng một số nguồn năng lượng.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát, thảo luận và trả lời một số câu hỏi theo nhóm 2.
- Yêu cầu trả lời.
- Nhận xét đánh giá.
C. Củng cố dặn dò:
- Tài nguyên thiên nhiên có phải là vô tận không? Ta phải khai thác và sử dụng như thế nào?
- Kể tên các năng lượng tự nhiên cần thiết cho cuộc sống con người? cách sử dụng chúng?
- Nhận xét tiết học, dặn HS về ôn bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- 3 HS nêu.
- HS chơi trò chơi theo nhóm.
Câu1: ý d(Có màu đỏ nâu, có ánh kim, dễ dát mỏng và kéo thành sợi, dẫn nhiệt và dẫn nhiệt tốt.)
- Câu 2: ý b(Trong suốt, không gỉ nhưng dễ vỡ.)
- Câu 3: ýc (Màu trắng bạc, có ánh kim; có thể kéo thành sợi và dát mỏng , nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, không bị gỉ, tuy nhiên bị một số a xít ăn mòn.)
- Từng cập HS quan sát, thảo luận.
 - HS trả lời một số câu hỏi:
a. Năng lượng cơ bắp.
b. Năng lượng chất đốt từ xăng.
c. Năng lượng gió.
d. Năng lượng chất đốt từ xăng.
e. Năng lượng nước.
g. Năng lượng chất đốt từ than đá.
h. Năng lượng mặt trời.
________________________________________________
BUỔI 2:
(Cô Hằng soạn giảng)

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 25 LOP 5.doc